Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

10 bí quyết tạo niềm vui cho nhân viên doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.46 KB, 4 trang )

10 bí quyết tạo niềm vui cho nhân viên
Paul Spiegelman, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc điều hành của Bery
- một công ty dịch vụ chăm sóc khách hàng qua điện thoại (call-center)
đã xây dựng được một văn hóa coi trọng nhân viên rất độc đáo.
Văn hóa này đã được Spiegelman viết trong một cuốn sách có tựa đề Why is
Everyone Smiling? (tạm dịch: Tại sao nhân viên cười?). Cuốn sách kế tiếp
của anh được viết cùng với các nhân viên của mình có tựa đề Smile Guide:
Employee Perspectives on Culture, Loyalty and Profit (tạm dịch: Bí quyết
tạo niềm vui cho nhân viên: Văn hóa, sự trung thành và lợi nhuận nhìn từ
góc độ của nhân viên).
Dưới đây là những chia sẻ của Spiegelman về bí quyết tạo ra niềm vui cho
nhân viên.
1. Để nhân viên được có tiếng nói
“Hãy lắng nghe những điều các nhân viên nói.
Không nên chỉ dừng lại ở việc lắng nghe, mà hãy
thực hiện các ý tưởng của nhân viên, khen
thưởng họ vì có được những ý tưởng đó.
Là doanh nhân, chúng ta thường biết được mình
hoàn toàn có khả năng đi tìm câu trả lời cho một số câu hỏi nào đó, nhưng
tốt hơn là hãy để cho các nhân viên nói với ta câu trả lời sau đó công nhận
và đánh giá cao họ” - Spiegelman khuyên.
2. Đền bù công bằng
“Doanh nghiệp cần phải có các chính sách cơ bản
về đền bù và đảm bảo phúc lợi công bằng và thỏa
đáng. Nếu không, mọi nỗ lực xây dựng một nền
văn hóa tuyệt vời sẽ được xem là những điều mị
dân” - Spiegelman chỉ rõ.
3. Công nhận và khen thưởng
Sếp có thường tuyên dương và chúc mừng nhân
viên khi họ đạt thành tích tốt hay không? Đây là
cách đơn giản nhất để tạo ra nụ cười cho nhân


viên.
“Đem đến niềm vui cho nhân viên không nhất
thiết phải tốn kém nhiều tiền bạc. Cái chính là nhân viên muốn cảm thấy họ
được đánh giá cao” - Spiegelman chia sẻ.
4. Vạch ra lộ trình công danh
Các nhân viên sẽ vui hơn nếu họ cảm nhận được
sự tiến bộ của mình qua công việc. “Gần như
nhân viên nào cũng muốn cảm nhận được họ
đang có cơ hội để phát triển nghề nghiệp, cho dù
là doanh nghiệp có hai hay hai ngàn nhân viên” -
Spiegelman so sánh.
5. Tạo ra những chức danh dí dỏm
“Chức danh là những thứ chẳng mất tiền mua. Cô
tiếp tân ở công ty chúng tôi được gọi là giám đốc
tạo ấn tượng ban đầu.
Chúng tôi cũng có một nhân viên khác rất nhiệt
tình và tâm huyết với việc xây dựng văn hóa của
công ty và chúng tôi đặt chức danh cho cô ấy là nữ hoàng của niềm vui và
nụ cười” - Spiegelman nêu bí quyết.
6. Tạo sân chơi nhân viên
Spiegelman là một người rất ủng hộ các hoạt
động xây dựng đội nhóm. Anh từng dàn cảnh
một vụ mưu sát bí ẩn ở tầng trệt của trung tâm
chăm sóc khách hàng và cho các nhóm tám tuần
để điều tra.
“Hãy làm những việc nhỏ để giúp nhân viên
thoát khỏi những công việc nhàm chán hằng ngày và có thêm niềm vui” -
Spiegelman khuyên.
7. Nói đi đôi với làm
“Là một nhà lãnh đạo, anh phải tuân thủ luật chơi

như tất cả các nhân viên khác, ngay cả khi điều
đó tạo ra cho anh đôi chút bất tiện.
Nhà lãnh đạo cần phải đặt mình vào vị trí của
nhân viên, theo luật mà tất cả đều có cùng một
cấp bậc, không có sự khác biệt” - piegelman nói.
8. Gửi những lời nhắn viết tay
“Các nhân viên của Beryl nhận được một lời
nhắn viết tay của tôi gửi đến tận nhà của họ vào
những ngày kỷ niệm bắt đầu làm việc ở công ty.
Tôi có một bảng số liệu từ phòng nhân sự cho
biết số năm từng nhân viên gắn bó với công ty và
một số thông tin cá nhân của họ. Trong đó có những thông tin tương tự như
con trai của một nhân viên nào đó vừa đoạt giải học sinh giỏi cấp trường.
Trong trường hợp này, mẩu tin nhắn chúc mừng sẽ được viết: “Chúc mừng
anh đã có năm năm gắn bó cùng Beryl. Tôi có nghe nói về cháu Joey, con
trai anh.
Thật tuyệt vời là Joey đã đoạt giải học sinh giỏi Toán của trường năm nay.
Nhân đây cũng xin chúc mừng cháu và anh”. “Đừng quên sự quan tâm mang
tính cá nhân dành cho từng nhân viên” - Spiegelman nhắc nhở.
9. Xây dựng các hoạt động truyền thống
“Doanh nghiệp nên tạo ra các truyền thống.
Chẳng hạn ở Beryl luôn diễn ra cuộc thi tài năng
hằng năm. Thực tế cho thấy các nhân viên rất
thích và mong đợi những hoạt động truyền thống
như vậy” - Spiegelman khuyên.
10. Quản lý bằng cái tâm
Cuối cùng, văn hóa của doanh nghiệp là sự phản
ánh của những giá trị cá nhân.
Vì vậy, Spiegelman khuyên: “Hãy làm cho các
nhân viên hiểu được sự quan tâm và cảm thông

của sếp đối với cuộc sống hằng ngày của họ!”.


×