Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Luận văn đề tài:" Đặc điểm và sự tiến hóa của hệ thần kinh qua các ngành, các lớp trong động vật không xương sống" ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 33 trang )

MỤC LỤC
Phần I: MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài 3
2 Mục đích của việc nghiên cứu đề tài 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 4
5. Đóng góp của đề tài 4
Phần II: NỘI DUNG
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1Giới thiệu một số nét về giới động vật 5
1.2Đặt vấn đề về đề tài nghiên cứu 5
Chương 2: NỘI DUNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
A Động vật nguyên sinh (Protozoa) 7
B Động vật cận đa bào (Parzoa) 7
C Động vật đa bào (Metazoa) 7
1. Động vật chưa có đối xứng 7
2. Động vật đối xứng tỏa tròn (Radiata) 9
2.1 Ngành Ruột khoang (Coelenterata) 9
2.2 Ngành Sứa lược (Ctenophora) 12
3. Động vật đối xứng hai bên (Bilateria) 13
3.1 Ngành Giun dẹp (Ptathelminthes hoặc Platodes) 13
3.2 Ngành Giun vòi (Nemertini) 17
3.3 Ngành Giun tròn (Nematoda) 18
3.4 Ngành Trùng bánh xe (Rotatoria) 20
3.5 Ngành Giun đốt (Annelida) 21
3.6 Ngành Chân khớp (Athropoda) 23
3.7 Ngành Thân mềm (Mollusca) 25
3.8 Ngành Da gai (Echinodermata) 28
Phần III: KẾT LUẬN VÀ
1
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Kết luận 30
2. Tài liệu tham khảo 31
ĐỀ TÀI
2
“Đặc điểm và sự tiến hóa của hệ Thần kinh qua các ngành, các lớp trong Động vật
không xương sống ”
Phần I: MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu về Động vật giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về giới, phân biệt với
các giới sinh vật khác, trên cơ sở các đặc điểm đặc trưng của từng nhóm động vật, giúp
chúng ta xác định mối quan hệ họ hàng giữa chúng, đồng thời thấy được quá trình phát
triển và tiến hóa của chúng từ thấp đến cao.
Để tồn tại và phát triển, mọi cơ thể sống dù là đơn bào hay đa bào thì đều phải có sự
trao đổi thông tin và định hướng ý thức về các hoạt động cũng như sự trao đổi chất trong
cơ thể. Để đảm bảo được các yêu cầu đó cần có sự đóng góp không nhỏ của hệ thần
kinh. Từ những sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn giản nhất cho đến những sinh vật có cấu
tạo cơ thể phức tạp và hoàn thiện dần.
Do vai trò quan trọng và sự biến hóa phức tạp của hệ thần kinh nên cần thiết phải
nhìn nhận và đánh giá được bản chất và cơ chế của sự phát triển, tiến hóa của hệ trên cơ
sở phù hợp với cấu trúc cơ thể, thích nghi với điều kiện sống, môi trường sống.
2 Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
Giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về giới, phân biệt với các giới sinh vật khác, trên
cơ sở các đặc điểm đặc trưng của từng nhóm động vật.
Làm rõ cấu tạo, vai trò của hệ thần kinh đối với sự sống, đối với mỗi cơ thể sống.
Thấy được chặng đường phát triển, tiến hóa của hệ thần kinh trong sự phát triển tiến
hóa của sinh giới.
Thấy được mối liên hệ giữa sự phát triển của hệ thần kinh với sự thay đổi của cấu
tạo cơ thể, với sự thay đổi của môi trường sống (mức độ thích nghi của hệ thần kinh với
môi trường sống)
Thấy được mối liên hệ giữa sự phát triển, tiến hóa của hệ thần kinh với sự phát triển

của các hệ cơ quan khác trong cơ thể.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thần kinh ở Động vật không xương sống.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3
Đề tài tập trung nghiên cứu nguồn gốc, sự tiến hóa trong các ngành, các lớp trong
Động vật không xương sống.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Nghiên cứu tài liệu
- Nguồn : Sách, báo, internet
4.2 Phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu
- Mẫu vật: Giun đũa lợn, giun đất, gián nhà, ốc sên
- Ngân mẫu trong dung dịch formalin 4% đóng kín hộp
4.3. Phương pháp mổ và bảo quản mẫu vật
- Với động vật không xương sống ta mổ mặt lưng
- Với gián nhà cắt lấy và quan sát tấm lưng
Mổ nhẹ, nâng cao mũi kéo để tránh làm đứt các mạch máu khó quan sát.
Quan sát mẫu vật, xác định cấu truc hệ tuần hoàn dựa trên mẫu vật thực tế và hình ảnh
có sẵn.
5. Đóng góp của đề tài
5.1 Giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về hệ thần kinh của Động vật không xương
sống.
5.2 Hiểu được nguồn gốc tiến hóa, sự tiến hóa từ thấp đến cao của các ngành động vật
trong Động vật không xương sống.
5.3 Qua những hiểu biết về chiều hướng tiến hóa của hệ thần kinh liên quan mật thiết
tới đời sống sinh vật và biến đổi môi trường đề ra những biện pháp bảo vệ động vật một
cách hiệu quả.
Phần II: NỘI DUNG
4

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU
1.1 Giới thiệu một số nét về giới động vật
Giới động vật (Animalia) theo quan điểm 4 giới của Takhajant, gồm những sinh vật
nhân thật đơn bào hoặc đa bào, có khả năng di chuyển và đáp ứng với môi trường; dinh
dưỡng theo kiểu dị dưỡng lấy thức ăn hoặc kí sinh.
Giới Động vật vô cùng phong phú và đa dạng về cả số loài, kích thước cơ thể, lối
sống và môi trường sống. Hiện chúng ta biết khoảng 2 triệu loài (chỉ là con số gần đúng -
thực tế nhiều nhà khoa học dự đoán số loài hiện hữu khoảng 5 - 10 loài, và số loài đã
tuyệt chủng thì lớn gấp hàng trăm lần ), chúng phân bố ở tất cả các môi trường khác nhau
(đất, nước, không khí, sinh vật), có loài có kích thước vô cùng to lớn như cá voi xanh
(nặng 150 tấn, dài 33 mét), sứa tua dài (dài gần 30 mét), voi châu Phi, nhưng cũng có
loài rất nhỏ bé, đến nỗi có kích thước hiển vi như các động vật nguyên sinh - cơ thể chỉ
gồm 1 tế bào.
Dựa vào sự có mặt của dây sống hay không người ta chia Giới động vật thành 2
nhóm lớn là: động vật không xương sống và động vật có xương sống.
1 2 Đặt vấn đề về đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu về Động vật giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về giới, phân biệt với
các giới sinh vật khác, trên cơ sở các đặc điểm đặc trưng của từng nhóm động vật, giúp
chúng ta xác định mối quan hệ họ hàng giữa chúng, đồng thời thấy được quá trình phát
triển tiến hóa của chúng từ thấp đến cao.Nó cung cấp hệ thống kiến thức cơ bản về các
ngành động vật không xương sống, là một bộ phận cơ bản của giới Động vật
Sự sống tồn tại và phát triển, biến đổi qua các thời kì khác nhau. Mỗi sự biến đổi,
mỗi sự sai khác đều là kết quả của một quá trình tác động lâu dài của tự nhiên lên sinh
giới. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là sự giữ lại những đặc điểm thích nghi, đào thải
những đặc điểm kém thích nghi. Chính vì lẽ đó mà sự sống luôn luôn phát triển đi lên,
hoàn chỉnh hơn, thích nghi hơn. Thế nên mỗi cấu trúc cơ thể luôn tự hoàn thiện mình để
thích ứng với môi trường.
5
Hệ thần kinh là đặc trưng cho cơ thể sống. Cùng với sự phát triển, tiến hóa của cơ

thể thì hệ thần kinh cũng luôn phát triển, tiến hóa từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức
tạp để giúp cơ thể thích nghi tồn tại và phát triển.
Như vậy, hệ thần kinh có những bước phát triển và tiến hóa như thế nào trong giới
động vật nói chung và qua các ngành, các lớp trong Động vật không xương sống nói
riêng? Để hiểu rõ vấn đề này, Nhóm chúng em đã thực hiện đề tài “Đặc điểm và sự tiến
hóa của hệ Thần kinh qua các ngành, các lớp trong Động vật không xương sống ”.

Chương 2: NỘI DUNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
A. Động vật nguyên sinh.
6
Khi giới động vật hình thành, chưa hình thành hệ thần kinh. Ở động vật nguyên
sinh chưa tồn tại hệ thần kinh mà đó chỉ là một điểm sáng đảm bảo sự hoạt động hướng
động của sinh vật, lại gần các kích thích có lợi cho cơ thể, tránh xa các tác nhân có hại
cho cơ thể.
Các động vật đơn bào như Amip, Trùng tiêm mao không có hệ thần kinh bởi vì cơ
thể của chúng có cấu tạo toàn bộ chỉ từ một tế bào. Amip có đặc điểm là không có các cơ
quan phụ để di chuyển, còn Trùng tiêm mao có hàng nghìn tiêm mao nhỏ phủ quanh
mình, cần phải có cơ chế nào đó để phối hợp hoạt động của các tiêm mao này. Khả năng
đó được thực hiện nhờ một mạng lưới các sợi mảnh nằm gần thể gốc và bao thích ty.
Có thể coi những sợi này là yếu tố thần kinh nguyên thủy. Các sợi thần kinh này
có thể cắt được và sau khi cắt hoạt động của các tiêm mao trở nên mất phối hợp và diễn
ra một cách vô trật tự.
B. Động vật cận đa bào (Parzoa)
Hải miên: Là động vật đa bào có tổ chức cơ thể thấp nhất, ở chúng chưa có hệ thần
kinh. Các tế bào có khả năng tiếp nhận và truyền kích thích. Các tế bào tuyến, tế bào cổ
áo tự hoạt động không có sự chỉ huy của hệ thần kinh. Do vậy, Hải miên có phương thức
dinh dưỡng nguyên thủy.
C. Động vật đa bào (Eumetazoa)
1 Động vật chưa có đối xứng
+ Động vật hình tấm (Placozoa):

Động vật hình tấm là những sinh vật đa bào ở biển, có roi bơi và biến hình. Đại
diện là Trichoplax adherens.
Cơ thể của chúng dẹp, có hai lớp tế bào mô bì phía lưng và phía bụng. Cấu tạo cơ
thể Placozoa gần với ấu trùng Parenchimula của Thân lỗ và ấu trùng Planula của Ruột
khoang.
Có thể coi Placozoa là nhóm hình thành từ tổ tiên chung sống tự do của động vật
đa bào và chúng chưa có hệ thần kinh.
7
+ Ngành thân lỗ (Porifera)
Thân lỗ là ngành mà cơ thể còn có nhiều đặc điểm của một nhóm động vật đa bào
thấp, cơ thể chưa có mô chuyên hóa, chưa có hệ cơ quan liên kết hoạt động của các tế
bào.
Chúng là những sinh vật sống bám, có tế bào cổ áo đặc trưng. Chúng phát triển
qua giai đoạn ấu trùng với thay đổi vị trí của hai lá phôi.
Tuy nhiên, cơ thể chưa có kiểu đối xứng ổn định, chưa có lỗ miệng, chưa có các
mô phân hóa và chưa có tế bào thần kinh.
8
Sơ đồ cầu tạo cơ thể Thân lỗ (kiểu
ascon) và các loại tế bào của chúng
1. Lỗ thoát nước; 2. Lỗ hút nước; 3. Tầng
keo; 4. Khoang trung tâm; 5. Tế bào mô
bì dẹt; 6. Sáu tế bào sinh gai tạo gai 3
trục; 7. Hai tế bào sinh gai tạo gai 1 trục;
8. Cổ bào; 9. Tế bào mô bì quanh ống
hút; 10. Tế bào cổ áo. Mũi tên chỉ hướng
di chuyển của dòng nước.
2 Động vật có đối xứng
tỏa tròn (Radiata)
2.1 Ngành Ruột khoang
(Coelenterata)

Ruột khoang là
ngành đầu tiên của động vật đa bào hoàn thiện. Có lá phôi ngoài và lá phôi trong có vị trí
và xu hướng phân hóa ổn định. Các tế bào thần kinh chuyên hóa xuất hiên đầu tiên ở thủy
tức và ruột khoang khác.
Tế bào thần kinh có nhiều cực nối với nhau hình thành nên mạng lưới thần kinh,
gắn với các tế bào cảm giác và rễ cơ của tế bào biểu mô cơ nằm rải rác cả trong hai lớp tế
bào của cơ thể. Hệ thống này đã hình thành các cung phản xạ đơn giản nhất giúp con vật
thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường.
Hệ thần kinh ở ruột khoang mang tính chất nguyên thủy, thần kinh ở dạng phân
tán mạng lưới chưa phân hóa thành thần kinh trung ương và ngoại biên. Đó chỉ là các tế
bào riêng biệt chia nhánh liên kết với nhau. Nên xung động thần kinh ở phần nào đó của
cơ thể đều có thể phổ biến theo mọi hướng đến tất cả các phần khác.
1/ Lớp thủy tức (Hydrozoa)
Thủy tức thường thích ứng với lối sống cố định, có cơ thể dngj hình ống dài, đầu
bám vào giá thể, đối diện có tua cảm giác xếp quanh lỗ miệng.
Dạng Thủy tức có xoang vị thông với các tua và thông với chồi mới sinh.

9
Tế bào thần kinh của Thủy tức không phân nhánh thành nơron cảm giác, nơron
vận chuyển mà rất đơn giản, chỉ một số nhánh này của lưới thần kinh hướng đến các tế
bào thụ quan.
Tế bào thần kinh hình sao, có thể có rễ liên kết với nhau trong tầng keo tạo thành
hệ thần kinh mạng lưới này liên kết với rễ của tế bào cảm giác và với gốc của tế bào mô
bì cơ và tế bào gái tạo thành cung phản xạ, tuy còn đơn giản nhưng xuất hiên lần đầu ở
động vật đa bào.
2/ Lớp sứa (Scyphozoa)
Cơ thể sứa có cấu tạo điển hình của dạng thủy mẫu. Giai đoạn thủy mẫu chiếm ưu
thế trong vòng đời, giai đoạn thủy tức chỉ ở giai đoạn đầu phát sinh cá thể.
Phần lớn sứa sống trôi nổi ở biển, chỉ một số ít sống bám.
10

Cơ quan thần kinh của sưa phát triển và tập trung ở mức độ cao. Sứa có mạng thần
kinh nằm rải rác và các vòng thần kinh. Có 8 điểm tập trung thần kinh – cảm giác gọi là
Rubali. Mỗi Rubali có điểm mắt, hốc mắt, bình nang ứng với các tế bào thần kinh có hai
hay ba cực có thể coi là hạch thần kinh sơ khai. Sứa có khả năng phân biệt được ánh sáng
và tối. Và nhiều ý kiến cho rằng sứa có thể cảm giác được sự thay đổi không khí. Nước
nên có thể tránh xa được các cơn bão đến gần. So với thủy tức thì mức độ phát triển của
sứa cao hơn.
2.2 Ngành Sứa lược (Ctenophora).
Hệ thần kinh của sứa lược kiểu mạng lưới như ruột khoang, tuy vậy các tế bào
thần kinh tập trung hơn nằm dưới các tấm lược. Về phía đối miệng, hệ thần kinh tạo
thành 4 khối hạch nhỏ nằm ngay dưới các cơ quan đỉnh. Cơ quan này nằm dưới một chóp
hình bán cầu. Ở giữa là viên đá vôi (bình thạch), tựa lên 4 chổi thăng bằng tỏa đều ra
xung quanh 4 rãnh lông, mỗi rãnh phân nhánh tới từng cặp tấm lược. Khi cơ thể sứa lược
11
nghiêng, sức ép của bình thạch lên một trong các chổi thăng bằng lớn hơn các chổi khác,
kích thích hoạt động mạnh hơn của 2 dãy tấm lược tương ứng để lấy lại thăng bằng. Nếu
cắt bỏ cơ quan đỉnh, sứa lược vẫn tiếp tục bơi nhưng mất khả năng điều hòa các dãy tấm
lược. Mạng lưới thần kinh hình như cũng giữ chức năng này. Bình thường tấm lược quạt
về phía trước miệng để lỗ miệng hướng về phía trước khi di chuyển, nhưng nếu vùng
miệng bị kích thích, tất cả tấm lược sẽ quạt theo hướng ngược lại. Phản ứng này cũng xảy
ra ngay cả khi cơ quan đối miệng bị cắt bỏ.
Hệ thần kinh của Sứa lược
3 Động vật có đối xứng hai bên (Bilateria)
Động vật chưa có thể xoang (Acoelomata)
3.1Ngành Giun dẹp (Plathelminthes hoặc Platodes)
Là ngành đầu tiên tìm thấy hệ thần kinh tập trung ở phần đầu (hạch thần kinh sơ
khai). Gồm 2 hạch não, đôi dây thần kinh chạy dọc chiều dài cơ thể, các dây thần kinh
cũng chạy ngang qua hai phía cơ thể.
Giun dẹp có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch bậc thang, các tế bào thần kinh tập hợp
thành 2 chuỗi hạch chạy dọc cơ thể, giữa hai hạch nằm ngang nhau cũng được liên kết,

tạo thành hệ thần kinh giống cái thang
12
Hệ thần kinh của giun dẹp tập trung thành não ở phía trước với nhiều đôi dây thần
kinh chạy dọc cơ thể, thường có hai dây bên phát triển hơn.
Hệ thần kinh đã có đôi hạch sơ khai nằm ở phía trước (hạch não), có các dây thần
kinh chạy về phía sau. Cơ quan cảm giác còn đơn giản, một số có điểm mắt và một số thụ
quan khác.
Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch tiến hóa hơn so với hệ thần kinh dạng lưới do: nhờ
có hạch thần kinh nên số lượng tế bào thần kinh ở động vât đã tăng, do tế bào thần kinh
trong hạch năm gân nhau hình thành mối lien hệ với nhau nên khả năng phối hợp tăng
cường, do mỗi hạch điều kiển một vùng xác định trên cơ thể nên động vật phản ưng
chính xác hơn, tiết kiêm năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới.
1/ Lớp sán lông (Turrbellaria)
Ở sán lông mức độ tập trung của tế bào thần kinh khác nhau ở các nhóm sán lông,
nhưng nhìn chung đã xuất hiện hạch não va dây thần kinh, tuy hình ảnh của kiểu thần
kinh dạng mạng lưới và đối xứng tỏa tròn còn rõ ở nhiều nhóm. Hệ thần kinh chuyển dần
sang đối xứng hai bên trên nền đối xứng tỏa tròn. Sán lông sống tự do co giác quan phat
triển. Phần trước hệ than kinh có 2 thùy cảm giác (lobisensoriel), các dây thần kinh xuất
phát tự thùy cảm giác chủ yếu đến hai mấu cảm giác của đầu và mắt. Mắt có 1 hay nhiều
đôi, cấu tạo theo kiểu mắt ngược vì que cảm quang nàm trong cốc sắc tố, ánh sang xuyên
13
qua than tế bào cảm quang rồi đến phần cảm quang của tế bào. Ngoài ra, sán lông còn có
bình nang và các cơ quan cảm giác hóa học.
Các đại diện của một số bộ: convolute đại diện của bộ Không ruột (Acoela),
microstomum đạị diên của bộ Miệng lớn (Macrostomida), Gnathostomula đại diện của bộ
Miệng hàm (gnathostomulida), Planaria đại diện của bộ Ruột nhiều nhánh (polycladida)

Hệ thần kinh của sán lông
2/ Lớp sán song chủ (Digenea) hoặc Sán lá (Trematoda)
Đặc điểm chung là sán dẹp hình lá, có 2 giác bám là giác miệng và giác bụng. Có

cơ quan bám bổ sung là gai cuticun.
Sán di chuyển ít nhất qua 2 vật chủ, sán trưởng thành sống trong nội quan động
vật có xương sống.
14
Với đời sống ký sinh nên hệ thần kinh đơn giản hóa chỉ có giác bám là phát triển
nhiều. Gồm đôi hạch não nằm trên hầu và các đôi dây thần kinh, thường là 3 đôi. Đôi dây
thần kinh bên hoặc bụng phát triển hơn cả.
3/ Lớp sán dây (Cestoda)
Sán dây phát triển có thay đổi vật chủ nhưng nhìn chung không có xen kẽ thế hệ.
Có thể qua 3 vật chủ (Pseudophyllidea) hay 2 vật chủ (Cyclophyllidea).
15
Hệ thần kinh của sán dây gần giống với sán song chủ, hệ thần kinh trung ương có đôi
hạch não ở đầu, có cầu nối với nhau và từ đó có các dây thần kinh đến các cơ quan bám
và các đôi dây thần kinh chạy dọc cơ thể đến đốt tận cùng. Phát triển nhất có đôi dây thần
kinh bên. Giữa các dây thần kinh có cầu nối ngang, từ các dây thần kinh có nhiều nhánh
hình thành mạng thần kinh dưới da.
3.2 Ngành giun vòi (Nemertini)
Hệ thần kinh Giun vòi rất phát triển, có cả hai đôi hạch não, một đôi nằm trên bao
vòi và một đôi nằm dưới bao vòi, giữa hai đôi hạch não còn có thêm đầu nối ngang. Từ
16
hạch não có một đôi dây thần kinh lớn chạy dọc cơ thể. Có thụ quan cảm giác cơ học và
hóa học trong phần lõm của mô bì hoặc là các lông cảm giác.
Ở giun vòi bậc thấp, dây thần kinh còn nằm trong lớp biểu mô và có một não.
Hạch não phát triển liên hệ với sự phát triển của khứu giác. Đặc biệt hạch não của giun
vòi xuất hiện các đám tế bào liên hợp giống như các trung tâm liên hợp của chân khớp.
Nhiều loài còn có thụ quan cảm giác ánh sáng ( số lượng thay đổi từ 0-80 tùy loài) và số
ít loài có bình nang.
Động vật có thể xoang giả (Pseudocoelomata)
3.3 Ngành Giun tròn (Nematoda)
17

Hệ thần kinh của Giun tròn có cấu tạo đối xứng tỏa tròn bậc tám hoặc biến dạng
của nó. Hệ thần kinh là dạng dây thần kinh, gồm một vòng thần kinh hầu có nhiều hạch.
- Hệ thần kinh: có vòng thần kinh bao quanh phần trước thực quản (các hạch thần
kinh,có dây lưng và dây bụng).
+ Có vòng não ( thực chất là vòng nối các hạch thần kinh)
bao quanh phần trước thực quản từ đấy có dây thần kinh hướng về phía trước và phía
sau.
+ Thường có 6 dây ngắn hướng về phía trước và 6 dây dài hướng về phía sau, trong
đó có 2 dây lớn hơn nằm trong gờ lưng và gờ bụng của lớp mô bì.
+ Phần cuối dây thần kinh bụng phình ra hạch nằm trước hậu môn và phát nhánh tới
cơ quan giao phối của con đực.
+ Giữa dây lưng và dây bụng có các cầu nối bán nguyệt.
+ Điều đáng chú ý dây thần kinh không phát nhánh tới tế bào cớ mà trái lại ,phần
chất nguyên sinh của tế bào cơ vuốt nhỏ và cài vào dây thần kinh lưng và dây thần
kinh bụng đặc điểm bất thường này đặc trưng cho tất cả giun tròn và cũng gặp ở một
vài giun dẹp và da gai.
Cơ thể đối xứng hai bên nhưng vẫn còn dấu vết đối xứng tỏa tròn của tổ tiên,
thể hiện trên cấu trúc của hệ thần kinh, một vài biểu hiện khác của đối xứng tỏa tròn
18
như cơ thể có thiết diện ngang tròn,bao cơ dọc xếp thành 4 giải, sự sắp xếp của các hệ
cơ quan
- Giác quan:
Giác quan của giun tròn rất đa dạng , nhất là nhóm giun tròn sống tự do. Cơ quan
giác quan hóa học là các amphid ở phần đầu và phasmid ở phần đuôi. Chúng là các hốc
có cấu trúc rất đa dạng lát bằng tế bào có lông cảm giác.
Cơ quan cảm giác cơ học là các nhú và các lông, thường tập trung ở phần đầu và
quanh lỗ sinh dục đực. Một số ít giun tròn ở nước có đám sắc tố đen nằm ở hai bên phần
trước thực quản có thể là cơ quan cảm quang. Các giác quan này giúp giun tròn nhận
biết đồng loại và vật chủ, nhất là ở giun tròn ký sinh thực vật
+ Bọn kí sinh trong:Thường tiêu giảm

+ Bọn tự do: có cơ quan xúc giác phía ngoài
 Có TB Thần kinh cảm giác ánh sáng giúp chúng phân biệt sáng tối.
19
3.4 Ngành trùng bánh xe (Rotatoria)
Hệ thần kinh của sán dây gần giống với sán song chủ, hệ thần kinh trung ương có
đôi hạch não ở đầu, có cầu nối với nhau và từ đó có các dây thần kinh đến các cơ quan
bám và các đôi dây thần kinh chạy dọc cơ thể đến đốt tận cùng. Phát triển nhất có đôi dây
thần kinh bên. Giữa các dây thần kinh có cầu nối ngang, từ các dây thần kinh có nhiều
nhánh hình thành mạng thần kinh dưới da.
Hệ thần kinh đơn giản hơn, có một hạch trên đầu hầu lớn gọi là não, còn hạch dưới
hầu nhỏ. Từ hạch trên hầu có các dây thần kinh bụng lớn chạy dọc cơ thể đến tận chân.
20
Động vật có miệng nguyên sinh (Protostomia)
3.5 Ngành Giun đốt (Annelida)
Giun đốt là một ngành đánh dấu sự phát triển về tổ chức cơ thể. Có xoang cơ thể
thứ sinh tham gia vào nhiều chức phận của cơ thể. Tiến bộ chủ yếu trong tiến hóa của
Giun đốt so với các dạng thấp hơn là ở sự phát triển phân đốt, vì mỗi đốt là một đơn vị
phụ của cơ thể được chuyên môn hóa để thực hiệ một chức năng nhất định.
Hệ thần kinh của Giun đốt tập trung cao hơn, hạch não ở đầu và phát triển hơn. Có
cấu tạo điển hình bao gồm não, vòng hầu và đôi dây thần kinh bụng. Não là đôi hạch
trong đầu, có thể phân biệt thành 3 phần ứng với các trung tâm cảm giác: Phần trước điều
khiển xúc biện, phần giữa điều khiển anten và mắt, phần sau điều khiển hố khứu giác. Có
các dây thần kinh đến giác quan ở phần đầu.
Dây thần kinh bụng có 1 đôi và mối đốt có một đôi hạch nối với nhau bằng cầu nối
ngang, có dây thần kinh đi đến các cơ quan của mỗi đốt. Kiểu thần kinh có cấu trúc như
vậy được gọi là thần kinh bặc thang (Orthogonal). Như vậy, hệ thần kinh của Giun đốt có
cấu tạo theo kiểu bậc thang và chuyển dần sang dạng chuỗi hạch.
Tổ chức thần kinh ở Giun đất
21
Hướng tiến hóa của hệ thần kinh ở Giun nhiều tơ như sau:

+ Tập trung thần kinh theo chiều ngang (thu ngắn khoảng cách giữa các hạch) tạo
thành chuỗi hạch thần kinh. Trong một số trường hợp có sự tập trung các đốt nên hạch
thần kinh dần chuyển tập trung theo chiều dọc.
+ Hướng thứ 2 là chuyển từ biểu mô vào trong thể xoang.
Giun nhiều tơ có các tế bào thần kinh lớn, sắp xếp thành giải liên tục. Đặc biệt phát triển
ở nhóm Giun nhiều tơ sống định cư giúp cho con vật thu nhanh cơ thể vào vỏ. Tuy nhiên
“thể cuống” là trung khu thần kinh điều khiển phần trước não lại kém phát triển hơn
nhóm Giun nhiều tơ di động.
Ở đỉa (Hirudinea), hệ thần kinh tập trung của các hạch dưới hầu (7 hạch) tương
ứng với sự tập trung của các đốt.
22

Hệ thần kinh của Giun nhiều tơ
3.6 Ngành Chân khớp (Athropoda)
Chân khớp là ngành có vị trí quan trọng trong giới động vật. Không nghi ngờ gì
nữa, các động vật tạo nên từ ngành này là ngững động vật thành công nhất về mặt sinh
học trong tất cả các động vật, chúng đông đảo hơn mọi ngành khác, chúng sống trong
những môi trường đa dạng hơn và ăn nhiều loại thức ăn hơn các thành viên của bất kỳ
các ngành nào khác.
23
Hệ thần kinh vẫn giữ sơ đồ cấu tạo của Giun đốt, song đã có thay đổi đáng kể,
nhất là nhóm động vật chân khớp cao như côn trùng. Hệ thần kinh của Chân khớp gồm
có não và hai dây thần kinh chạy dọc bụng. Não có cấu tạo phức tạp gồm não trước, não
giữa và não sau.
Não trước (protocerebrum) gồm một thể trung tâm, một cầu não trước, một hay
hai thể nấm. Thể nấm là trung khu thần kinh điều khiển các hoạt động bản năng phức tạp.
Não trước còn có liên hệ với trung khu thị giác, điều khiển các hoạt động của mắt
kép.
Não giữa (meso – hay deuterocerebrum) gồm các hạc râu, từ đó có các dây thần
kinh điều khiển đôi râu thứ nhất, là trung khu khứu giác và có cầu nối trên hầu. Hai dây

thần kinh chạy dọc tạo thành chuỗi hạch thần kinh bụng. Mỗi đôi hạch ứng với một đốt.
Chuỗi thần kinh bụng có nguồn gốc độc lập với não. Từ một đôi hạch có 3 đôi dây thần
kinh: Đôi thứ nhất và đôi thứ 3 ở mặt lưng là đôi dây thần kinh vận động, còn đôi thứ 2 ở
mặt bụng là dây cảm giác (đặc điểm phân bố này cũng thấy ở Giun đốt và Có móc).
Não sau (trito – hay metacerebrum) gồm 2 hạch não có cầu nối duoicws hầu, là
trung khu điều khiển đôi râu thứ 2 của Giáp xác và đôi kìm của Có kìm.
Não sau còn có hệ thần kinh giao cảm miệng – dạ dày, điều khiển phần trước ống
tiêu hóa. Trung khu giao cảm là hạch hầu hay một số hạch phụ (Giáp xác), hạch trán
(Côn trùng). Nhìn chung hệ thần kinh giao cảm tiêu giảm nhiều ở Nhiều chân và hầu như
không có ở Có kìm.
Chuỗi thần kinh bụng có cấu tạo chuỗi hạch, mỗi đôi hạch ứng với một đốt. Cũng
giống như Giun đốt, ở Giáp xác và sâu bọ cứ mỗi hạch phát đi 3 đôi dây thần kinh. Đôi
thứ nhất và đôi thứ 3 ở phía lưng là dây vận động, còn đôi thứ hai ở mặt bụng là dây cảm
giác. Như vậy, từ Giun đốt, hệ thần kinh được phân hóa thành hệ trung ương và hệ ngoại
biên có đủ các nơron cảm giác, nơron liên hợp và nơron vận động liên kết lại với nhau
nhờ các xinap, cho nên xung động thần kinh chỉ có thể truyền theo một hướng mà thôi.
Điều này cho phép hệ thần kinh trung ương đóng vai trò của một cơ chế phối hợp, nó
chọn một số xung động đi đến và truyền chúng đến các giác quan bằng cách ức chế hay
kìm hãm các xung động khác.
24
Sơ đồ não của một số Chân khớp
3.7 Ngành Thân mềm (Mollusca)
Ngành Động vật thân mềm là một ngành trong phân loại sinh học có các đặc điểm
như cơ thể mềm, có thể có vỏ đá vôi che chở và nâng đỡ, tùy lối sống mà vỏ và cấu tạo
cơ thể có thể thay đổi.
Thân mềm là ngành lớn thứ hai trong tất cả các ngành động vật. Ngoài những loài
có kích thước bình thường, còn gặp cả những loài có kích thước lớn nhất trong tất cả các
loài động vật không xương sống. Sơ đồ cơ thể trưởng thành của các loài động vật này
hoàn toàn khác hẳn bất kỳ nhóm động vật không xương sống nào khác.
25

×