Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Ông chủ VNG hốt bạc nhờ ''''cơn sóng thần'''' games như thế nào pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.18 KB, 27 trang )

Ông chủ VNG hốt bạc nhờ 'cơn sóng
thần' games như thế nào?



Tổng doanh thu của VNG trong năm 2011 là 1.700 tỷ
đồng, một con số khá cao trong tình hình kinh tế khó
khăn nhưng các ông chủ VNG muốn cưỡi 'cơn sóng
thần" vượt xa con số đó

Nếu coi game, mạng xã hội và thương mại điện tử là 3 đợt
sóng lớn của đại dương Internet, thì VNG đã đón đầu
những con sóng ấy, nhằm thực hiện sứ mệnh: "Phát triển
Internet để thay đổi cuộc sống người Việt Nam".
Theo bạn, người tạo ra "Counter Strike" (tạm dịch: Phản
công) - một trong những trò chơi điện tử (game) nổi tiếng
nhất thế giới, mang quốc tịch gì? Nhật, Hàn Quốc hay
Trung Quốc? Xin thưa, đó là một Việt kiều Canada. Game
này ra đời năm 1998 và lập tức được hàng chục triệu
người trên thế giới chơi một cách say mê. Bảy năm sau,
một chàng trai "chơi game và làm game" là người Việt,
sống ở Việt Nam, bắt đầu cuộc hành trình phát triển game
của riêng người Việt. Đó là Lê Hồng Minh – người sáng
lập Vinagame (từ 2010 đổi tên thành VNG) với một giấc
mơ: "Có một ngày, sẽ rất nhiều người trên thế giới biết
đến những sản phẩm game được làm ra và vận hành bởi
những người Việt trẻ đam mê game".

Tiên phong với game Việt

Ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc VNG,


từng bị dư luận "soi" vì "dám" thúc đẩy sự phát triển của
game Việt Nam. Game vốn bị coi là nguyên nhân khiến
một bộ phận giới trẻ Việt Nam mê chơi, quên học cũng
như gây ra một số hệ lụy xã hội khác. Nhưng, nói đi cũng
phải nói lại, giống với các loại hình giải trí khác như
karaoke, game ra đời với mục đích lớn nhất là mang lại sự
thư giãn về tinh thần cho con người. Việc nó được sử
dụng đúng mục đích hay không nằm ngoài tầm kiểm soát
của những người tạo ra chúng. Ông Minh đã trích dẫn lời
phát biểu năm 1999 của Bộ trưởng Y tế Mỹ khi đó, ông
David Satcher: "Chúng ta thường gắn kết truyền thông
bạo lực với hành vi bạo lực, nhưng nghiên cứu cho thấy
ảnh hưởng này rất nhỏ so với các yếu tố khác. Hai yếu tố
ảnh hưởng lớn nhất đến các vụ bạo lực trong trường học
là sức khỏe tâm lý của học sinh và sự quan tâm của gia
đình".

Năm 2006, ông Lê Hồng Minh đã phải lên tiếng bằng một
bài viết nổi tiếng lan truyền trong cộng đồng mạng - "Tôi
chơi và làm game", như một tự sự của một game thủ say
mê bước vào con đường "làm game". Giữa làn sóng chỉ
trích của dư luận lúc ấy, bài viết này phần nào giúp xã hội
có cái nhìn cởi mở, bớt khắt khe hơn đối với ngành game
Việt. Bốn năm sau, tháng 6/2010, một lần nữa ngành
game Việt non trẻ lại "bầm dập" khi bị nhiều tờ báo đồng
loạt lên án như một thứ "tệ nạn" ghê gớm, thậm chí… hủy
hoại tương lai của đất nước. Ông Minh lại phải lên tiếng
qua bài viết "Chúng tôi chơi và làm game", kêu gọi xã hội
nhìn nhận khách quan công bằng hơn khi đánh giá về các
lợi ích của game, đồng thời giúp củng cố niềm tin của

những người đang hoạt động trong ngành này.


Sự phát triển vũ bão

Lập luận của ông chủ VNG không phải không có lý. Chỉ
trong vòng 4 năm (2006 - 2010) - khoảng thời gian game
Việt hứng chịu nhiều cơn bão chỉ trích nặng nề của dư
luận - số lượng người chơi game tại nước ta đã tăng từ 1
triệu người lên 8 triệu người. Nhiều thể loại game khác
nhau đã ra đời như âm nhạc (Audition), bóng đá (Fifa
Online), bắn súng (Đột kích) và cả làm nông dân online
(game "Nông Trại" trên mạng xã hội). Cũng trong khoảng
thời gian này, Internet tăng trưởng tới hơn 300% (từ 8
triệu người lên 25 triệu người sử dụng), đưa Việt Nam lọt
vào Top 20 nước có dân số sử dụng Internet cao nhất thế
giới. Theo số liệu thống kê từ VNG, tại tất cả các thành
phố lớn của Việt Nam có 80% giới trẻ (15 – 25 tuổi) sử
dụng Internet như một phần không thể thiếu trong cuộc
sống của họ. Sự phát triển như vũ bão của Internet và
ngành game Việt Nam cũng kéo theo sự tăng trưởng
mạnh mẽ của VNG. Tính từ năm 2006 - 2010, VNG đã
phát triển từ 300 lên 1.200 nhân viên, trong đó có gần 200
người tập trung phát triển sản phẩm game nội địa và 200
người phát triển các sản phẩm Web. Ngoài VNG, một
công ty khác là VTC Game (ra đời năm 2006), cũng phát
triển rất nhanh và bắt đầu "mang chuông đi đánh xứ
người" khi thành lập chi nhánh tại Mỹ, Nhật, Hàn Quốc.
Ngành game Việt đang có một thế hệ trẻ tuổi đời trung
bình chỉ từ 25 – 26 tuổi mang trong mình khát khao xây

dựng một ngành công nghiệp mới có khả năng cạnh tranh
quốc tế. "Động lực thúc đẩy chúng tôi không phải là
những khoản doanh thu mà là lòng nhiệt thành và niềm tin
vào sự phát triển mạnh mẽ của Internet và game trong
tương lai. Game sẽ tiếp tục đi vào "từng ngóc ngách" của
cuộc sống với hai làn sóng công nghệ mới chỉ xuất hiện
trong 4 năm qua: mobile và mạng xã hội", ông Lê Hồng
Minh tâm sự.

Trong ngành game có 2 khái niệm cần phân biệt rõ. Thứ
nhất là phát hành game, bao gồm các game được mua từ
các nhà sản xuất khác (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung
Quốc…), sau đó được "Việt hóa" và phát hành tại Việt
Nam: "Võ Lâm Truyền Kỳ", "Võ Lâm Chi Mộng", "Ngọa
Long"… Số liệu từ VNG cho biết, mức tăng trưởng cho
các sản phẩm game được phát hành tại VNG năm 2011 là
35% so với năm 2010. VNG cũng giữ vững vị trí dẫn đầu
về doanh thu game trên thị trường Việt Nam. Trong 2 quý
đầu năm 2012, sản phẩm game được phát hành tại VNG
vẫn giữ mức tăng trưởng khoảng trên 30%. Khái niệm thứ
hai là phát triển game, tức là các game được nghiên cứu,
sản xuất, phát triển tại chính đội ngũ của VNG, chẳng hạn
"Khu vườn trên mây" (Sky Garden), "Ủn ỉn"…

Trong năm 2011, VNG nghiên cứu và sản xuất 5 game
với mức doanh thu tăng gấp 9 lần so với năm 2010, đạt
gần 100 tỷ đồng, đứng hàng "top" trong những công ty
kinh doanh game và nội dung số ở Việt Nam. Trong quý
2/2012, mức tăng trưởng của các game do VNG phát triển
đạt 78%. VNG cũng lần đầu tiên phát hành thành công

game ra thị trường quốc tế (Nhật Bản và Trung Quốc),
trong đó game "Sky Garden" do VNG phát hành ở Trung
Quốc chỉ trong 4 tuần đã thu hút tới 2 triệu người chơi và
trở thành một trong 10 game hải ngoại được chơi nhiều
nhất.



Ðầu tư mạnh cho nghiên cứu và phát triển

Yếu tố then chốt góp phần mang lại vị trí số 1 của VNG
trong lĩnh vực "game online" hiện nay là chiến lược đầu tư
mạnh vào mảng nghiên cứu và phát triển game, do ông
Lê Hồng Minh khởi xướng từ năm 2006 – 2007. Thời điểm
2007, khi mới bắt tay nghiên cứu phát triển game online
Việt, cũng là thời kì hưng thịnh của game MMO (một loại
trò chơi điện tử nhập vai trực tuyến). Vì thế "Thuận Thiên
Kiếm" trở thành dự án phát triển game MMO đầu tiên
được VNG đầu tư. Đầu năm 2010, khi "Thuận Thiên
Kiếm" ra mắt, dù không thu được thành công như mong
đợi của Ban lãnh đạo VNG, nhưng nó là bước khởi đầu
để VNG hiểu rõ thực sự việc phát triển một sản phẩm
game online do chính người Việt tạo ra như thế nào. Năm
2010, sau khi mạng xã hội của VNG - Zing Me - đạt được
những thành công nhất định về số lượng người sử dụng
và tính năng đã trở thành một "platform" (hiểu nôm na là
nhà cung cấp dịch vụ sử dụng blog) rất tốt để phát triển
các sản phẩm game xã hội (social game). Cũng tại thời
điểm này, game xã hội đang phát triển mạnh, trong khi đó
tại thị trường Việt Nam chưa có sản phẩm nào thực sự

chất lượng thu hút người chơi. Việc chuyển hướng sang
loại game này của VNG khá sáng suốt, bởi phát triển loại
hình game gắn liền với mạng xã hội vừa thuận lợi (do
VNG đã có sẵn Zing Me), lại dễ làm hơn và có thể phát
triển trong thời gian ngắn.

Năm 2011, VNG tiếp tục tập trung nguồn lực vào việc phát
triển tiếp các sản phẩm game xã hội dành cho các đối
tượng khác nhau và với nhiều sự phát triển về mặt tính
năng, cách chơi. Nổi bật là 2 sản phẩm game "Ủn ỉn" và
"Hàng rong". Nếu "Ủn ỉn" là một game xã hội dành cho nữ
giới đã rất thành công tại Việt Nam, thì "Hàng rong" là một
sản phẩm hoàn toàn khác biệt khi tích hợp nhiều tính
năng thể hiện rõ tính tương tác, đối kháng đặc thù của
game MMO. Các đặc điểm này đã khiến đối tượng chơi
game là dân văn phòng thích thú. Hiện nay, VNG có gần
300 nhân sự trong bộ phận phát triển sản phẩm và trong
giai đoạn 2010 - 2012, công ty này đã phát triển hơn 10
sản phẩm game và đã đưa sản phẩm của mình sang các
thị trường lớn là Nhật Bản và Trung Quốc. VNG đang hợp
tác chiến lược với DeNA – công ty chuyên về game
mobile (chơi game trên thiết bị di động) và mạng xã hội
mobile lớn nhất của Nhật Bản – để phát triển sản phẩm
game trên mobile riêng cho thị trường này.

Ðón đầu mô hình tích hợp dịch vụ Internet

Đây là một chiến lược đón đầu quan trọng của VNG, khi
các loại mạng xã hội, blog bùng nổ nhanh chóng ở Việt
Nam và tạo ra nhiều thay đổi lớn trong hành vi giao tiếp

của giới trẻ. Mô hình tích hợp dịch vụ Internet được VNG
triển khai, tận dụng các nền tảng hạ tầng mạnh có sẵn
của mạng xã hội Zing Me, kết hợp với cổng thông tin giải
trí trực tuyến Zing.vn. Theo khảo sát của Google Ad
Planner, tháng 5/2012, cổng thông tin Zing.vn có 14 triệu
lượt người truy cập thường xuyên (unique visitor) một
tháng và khoảng 1.700 triệu pageviews/tháng. Tốc độ
tăng trưởng về pageviews (số lần 1 người dùng xem 1
trang web) của Zing cũng tăng rất nhanh, từ 65 triệu
pageviews/tháng năm 2010 tăng lên 100 triệu
pageviews/tháng năm 2011. Theo phân tích của nhiều
chuyên gia marketing, Zing thành công là nhờ chiến lược
kiên trì đầu tư vào nguồn lực kỹ thuật, tập trung vào chất
lượng sản phẩm và liên tục nâng cấp sản phẩm phù hợp
với yêu cầu của người dùng. Nhưng phía VNG cho rằng,
điều này nói thì dễ, làm rất khó, đặc biệt là trong một thời
gian dài (5 năm). Lý do là ngành Internet nói chung không
có bất kỳ trường lớp đào tạo nào cả mà những người làm
sản phẩm hay kỹ thuật phải liên tục tự học, tự nghiên cứu
những sản phẩm tốt nhất của thế giới, hiểu được từ thiết
kế đến tính năng của sản phẩm và khi xây dựng những
sản phẩm tương tự cho thị trường Việt Nam thì phải có
những điều chỉnh phù hợp. "Bí quyết thành công của Zing
không có gì cao siêu nhưng là cả một quá trình tập trung
và kiên trì", ông Lê Hồng Minh đúc kết.

Tầm nhìn của VNG được định hình với sự tập trung vào 3
mảng lớn trong lĩnh vực Internet, là Nội dung – Cộng đồng
và Thương mại (Content – Community and Commerce)
với những ưu tiên và trọng tâm khác nhau ở từng giai

đoạn phát triển của thị trường. Đây cũng là xu hướng của
nhiều công ty Internet lớn trên thế giới, ví dụ như Amazon
khởi đầu từ thương mại, song hiện tại lại là một trong
những nhà cung cấp nội dung số lớn nhất thế giới (nhạc,
sách điện tử, phim và TV, game và sắp tới là sản xuất
game). Tương tự là gã khổng lồ Google, chuyển từ lĩnh
vực tìm kiếm thông tin sang lĩnh vực Nội dung – Cộng
đồng và Thương mại. Facebook hiện tại rất mạnh về
Cộng đồng và đã đưa những nền tảng mở (API) để cho
các đối tác phát triển Nội dung (game, tin tức, âm nhạc,
phim ảnh) và Thương mại trên nền tảng của mình. Lý do
của chiến lược này được ông Lê Hồng Minh cắt nghĩa là
tất cả các công ty Internet lớn khi phát triển đều muốn tích
hợp nhiều dịch vụ/sản phẩm cho cùng một tập khách
hàng của mình (và không muốn khách hàng rời mình sang
chỗ khác).

Trong một bài viết có tiêu đề "Phát triển Internet để thay
đổi cuộc sống người Việt" năm 2011, ông Lê Hồng Minh
đặt ra một câu hỏi mang tính sống còn đối với tương lai
VNG: Chúng ta sẽ tạo ra sự thay đổi (Internet) như thế
nào? Đâu là mối liên hệ giữa những chuyện chúng ta làm
hàng ngày với sứ mạng "Phát triển Internet để thay đổi
cuộc sống người Việt Nam"? Ông Minh phân tích: trong
suốt 7 năm qua VNG đã thu hút rất nhiều thế hệ người trẻ
Việt Nam đến với Internet, đặc biệt là những người trẻ ở
các tỉnh, thành xa. Các sản phẩm game ("Võ Lâm Truyền
Kỳ", "Gunny"); nghe nhạc trực tuyến (Zing MP3); trang tin
tức điện tử (Zing News); và mạng xã hội (Zing Me) là lý do
để rất nhiều người tiếp xúc với Internet lần đầu tiên trở

thành người dùng Internet mỗi ngày. Ông Minh cho rằng,
với tỷ lệ 30% dân số Việt Nam sử dụng Internet vào thời
điểm hiện tại, các công ty như VNG còn phải tiếp tục nỗ
lực thu hút thêm 40% dân số đến với Internet trong thời
gian tới. "Các "mặt trận" tiếp theo mà chúng ta sẽ phải tiến
công sẽ là Internet di động (xấp xỉ 70 triệu người Việt
Nam) và tivi Internet (85 triệu người Việt Nam). VNG phải
trở thành một lý do chính để mỗi người Việt Nam sẽ bật
máy tính, hay điện thoại di động, hoặc tivi và kết nối với
Internet hàng ngày", ông đưa ra thông điệp cho 1.700
nhân viên của mình.

Ðón đầu E-Commerce và con đường sắp tới

Cuối năm 2010, nhà sáng lập VNG Lê Hồng Minh viết một
bức "tâm thư" đăng trên blog của ông, trong đó hồi tưởng
lại 12 năm trước, khi ông mới tốt nghiệp đại học ở nước
ngoài và chuẩn bị về nước với nhiều câu hỏi về sự
nghiệp. Ông Minh nói, ông đã không hình dung được
Internet lại trở thành một "cơn sóng thần" tại Việt Nam và
VNG – ra đời trong thập kỷ đầu của thế kỷ Internet – "đã
rất may mắn cưỡi lên cơn sóng thần đó".

Vậy trong một thập niên tới, "cơn sóng" đó sẽ đưa công ty
này đi đâu? VNG cho biết, họ xác định thương mại điện tử
là một chiến lược lâu dài, tuy nhiên công ty sẽ rất thận
trọng trong việc đầu tư. Cũng như con đường của Zing,
VNG tin tưởng rằng sẽ cần một thời gian dài từ 5 - 10 năm
để xây dựng một mảng kinh doanh mới: Thương mại.
Trong 3 năm tới, VNG sẽ tập trung vào 2 sản phẩm hiện

tại là trang web 123mua.vn (C2C) và 123.vn (B2C).

VNG dự báo, Internet sẽ tiếp tục làm thay đổi nhiều ngành
kinh tế truyền thống và đó tiếp tục là cơ hội cho công ty
này. Chủ tịch kiêm CEO VNG tự nhận rằng, VNG mới
chạm được đến 1% những gì Internet có thể làm được.
Chiến lược lớn cho cả năm 2012 là tiếp tục tập trung phát
triển lượng khách hàng và tiếp tục hoàn thiện các sản
phẩm Zing Me, phát triển sản phẩm mới Zing Live và
những dịch vụ trên nền tảng di động… VNG cũng sẽ tập
trung vào mảng hợp tác với Google, sau khi được Google
chọn làm đối tác chiến lược phân phối trình duyệt Google
Chrome tại Việt Nam. Đây là trường hợp đầu tiên trên
toàn cầu được Google chấp nhận cho đối tác thay đổi
trang chủ của trình duyệt. Theo ông Vương Quang Khải,
Phó Tổng giám đốc VNG, mục đích cuối cùng trong việc
hợp tác giữa VNG và Google là đem một sản phẩm công
nghệ cao của thế giới đến với người dùng Việt Nam, góp
phần thúc đẩy sự phát triển Internet tại Việt Nam. Với
Chrome, hàng triệu người dùng Zing có thể duyệt Internet
nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn. Ông Khải cho
hay, việc phân phối trình duyệt Chrome chỉ là bước đầu
tiên của cả một quá trình hợp tác lâu dài giữa hai bên.
"VNG nhận thấy rằng, Google còn rất nhiều sản phẩm
khác ở Việt Nam như Google Search, YouTube, Android,
Google Plus… tất cả đều có thể là những hướng hợp tác
rất tiềm năng trong tương lai", ông Khải nói.

Tuy tổng doanh thu tất cả các mảng của VNG trong năm
2011 là 1.700 tỷ đồng, một con số khá cao trong tình hình

kinh tế khó khăn hiện nay, song không phải không có

×