Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Phương pháp tính thời gian an toàn cũng không an toàn? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.23 KB, 4 trang )

Phương pháp tính thời gian an toàn
cũng không an toàn?
Muốn thụ tinh cho trứng có kết quả thì trứng cần phải được thụ tinh trong
phạm vi 12-24 giờ đồng hồ sau khi trứng rụng và tinh trùng cũng chỉ có thể
đảm bảo được khả năng thụ tinh cho trứng trong phạm vi 48 giờ sau khi xuất
tinh.
Vì vậy thời kỳ không an toàn nhất là 3 ngày quanh thời điểm rụng trứng: 2
ngày trước khi rụng trứng và 1 ngày sau khi rụng trứng.
Vấn đề khó khăn là phải xác định chính xác thời điểm rụng trứng.
Chỉ có thể xác định được ngày rụng trứng với độ chính xác tương đối và
phải theo dõi nhiều dấu hiệu sau: hàng ngày ghi lại nhiệt độ cơ thể và theo
dõi sự bài tiết chất nhầy của cổ tử cung, kết hợp tính ngày rụng trứng dựa
trên độ dài của những chu kỳ kinh nguyệt trước đây.
Ngoài những nguyên nhân thất bại do các chu kỳ kinh nguyệt không đều, do
không hiểu biết và (hoặc) không thực hiện nghiêm chỉnh sự kiềm chế trong
những ngày không an toàn, còn có thể do:
Rụng trứng hơn một lần trong chu kỳ kinh nguyệt: sự giao hợp không gây ra
rụng trứng vì không làm thay đổi diễn biến tự nhiên của chu kỳ hóc-môn,
tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng giao hợp có thể gây rụng trứng nhất là ở
những người trẻ. Vì vậy phương pháp tính thời gian an toàn có thể dễ thất
bại ở người kinh nguyệt không đều và còn trẻ.
Xuất tiết âm đạo nhiều được coi là bắt đầu thời kỳ an toàn: thật ra chỉ có thể
xuất tiết ở cổ tử cung mới có giá trị chẩn đoán rụng trứng, âm đạo xuất tiết
nhiều có thể do viêm nhiễm hoặc do hứng khởi tình dục.
Giao hợp lần đầu không thể có thai: vì ý nghĩ sai lầm này mà nhiều thanh
thiếu niên đã không biết tự kiềm chế hoặc tự bảo vệ bằng cách sử dụng các
phương pháp tránh thai nên đã dẫn đến hậu quả có thai khi chưa mong
muốn.
Bất cứ em gái nào khi đã hành kinh, dù chu kỳ kinh nguyệt có đều hay
không, đều có thể có thai khi giao hợp lần đầu (cần biết rằng 55% chu kỳ
kinh ở các em gái vị thành niên không có phóng noãn nhưng vẫn còn 45%


chu kỳ kinh có phóng noãn và đó là nguyên nhân dẫn đến có thai ở trẻ vị
thành niên cũng như có thể nhiễm HIV ngay lần đầu giao hợp với người đã
nhiễm HIV).
Quan hệ tình dục ở tư thế đứng có thai được không?
Cũng đã từng có những ý nghĩ sai lầm như thế: giao hợp ở tư thế đứng
không thể có thai hoặc nếu người phụ nữ nằm trên trong lúc giao hợp thì
cũng không có thai. Thật ra, tư thế giao hợp không có tác dụng gì trong việc
tránh có thai.
Nhiều người lầm tưởng rằng ở 2 tư thế nói trên, khi xuất tinh thì tinh trùng
sẽ bị trôi ra ngoài âm đạo. Có một cách mà từ thời xa xưa người ta đã thực
hành nhưng không đem lại kết quả là để người phụ nữ ngồi xổm và làm
động tác hắt hơi ngay sau khi giao hợp!
Cần nhớ rằng tinh trùng di chuyển rất nhanh qua ống cổ tử cung để đi thụ
tinh cho noãn (thường gọi là trứng) ngay sau khi xuất tinh trước khi ta kịp
đuổi chúng ra, hơn nữa có tài liệu còn cho rằng sự kết hợp giữa tinh trùng và
noãn là sự hấp dẫn hoá học cho nên diễn ra rất nhanh và những phương pháp
thô sơ như đã nói ở trên không thể là phương pháp để tránh có thai.
Cho con bú để tránh có thai có hiệu quả không?
Cho con bú là một phương pháp tránh thai tự nhiên và tạm thời, không cần
dùng phương tiện hay thuốc hỗ trợ, hiệu quả của nó phụ thuộc vào những
điều kiện sau: Con phải được bú mẹ ít nhất 85% khối lượng sữa dành cho nó
và nó phải được bú mẹ nhiều lần trong ngày và đêm; người mẹ vẫn chưa có
kinh trở lại hoặc 8 tuần sau đẻ không thấy ra máu trong 2 ngày liên tiếp; con
chưa quá 6 tháng.
Nếu thiếu một trong 3 điều kiện nói trên thì phương pháp cho con bú không
thể an toàn tuyệt đối để tránh thai. Cơ chế tránh thai của phương pháp cho
con bú là làm ngừng hãm sự phóng noãn (còn gọi là rụng trứng) và do đó
làm cho sự ra kinh của người phụ nữ chậm lại sau đẻ.
Tuy nhiên, hiện tượng phóng noãn có thể xảy ra ngay cả khi vẫn cho con bú
nhưng không thường xuyên. Hiệu quả tránh thai của phương pháp cho con

bú trong 6 tháng đầu rất cao nếu cho con bú thường xuyên và đúng cách (tỷ
lệ có thai chỉ là 0,5% nghĩa là cứ 200 phụ nữ thực hiện thì chỉ có 1 người có
thai). Nếu cho con bú không thường xuyên trong 6 tháng đầu thì tỷ lệ có thai
là 2%.


×