Học tiếng anh dễ như tiếng Việt (Học tiếng
anh không khó như bạn nghĩ)
Một bài viết rất hữu ích với một ý tưởng xuyên suốt khá độc
đáo. Tuy nhiên theo nobody thì nó vẫn khá sơ sài trong phân
tích và cách xử lý, dẫn tới việc tốn nhiều thời gian hơn những
gì ta mong đợi từ đầu.
- Việc học tiếng Anh có đơn giản như học tiếng Việt?
- Có như cách ta lý luận rằng trẻ con học t/v thế nào thì ta học t/a
như vậy?
Câu trả lời là: Khá phức tạp!
* Theo một số tài liệu nghiên cứu ngôn ngữ học thì trung bình trẻ
con bản xứ Anh/Mỹ mất một khoảng thời gian là 6 năm để hoàn
thiện khả năng ngôn ngữ của mình, có vốn từ thông dụng từ 2500
tới 3000 từ, tùy điều kiện gia đình- môi trường văn hóa, có thể lên
tới 5000 từ, trẻ có thể thông hiểu khoảng 13000 từ vựng tiếng anh,
đại đa số nằm trong vốn từ nhận dạng(ko sử dụng nhưng có thể
nhận biết trong đại đa số ngữ cảnh), chỉ có thể nhận biết ngôn ngữ
ở dạng tư duy đơn giản, ko chuyên môn, vv
Để đạt tới khả năng này: ta cần ít nhất những điều kiện sau
-Độ tuổi nhỏ hơn 7, thấp hơn càng tốt
-Sống trong môi trường sử dụng ngôn ngữ bản xứ xấp xỉ
100%(môi trường ứng dụng)
-Thời gian: 6 năm
-Dứa sự hướng dẫn ngôn ngữ hàng ngày của cha/mẹ bằng ngôn
ngữ motherese/ fatherese (môi trường học tập)
-Tích cực tham gia vào hoạt động ngôn ngữ trong tối thiểu 2000
giờ cho mỗi kỹ năng
Lợi thế: Trẻ nhỏ có vô vàn khả năng mà người trưởng thành ko sở
hữu
-Có cơ quan tiếp nhận ngôn ngữ sơ khai hoạt động khi chưa có dữ
liệu đầu vào- LAD(language acquisition Device)- theo thuyết
Universal Grammar do Noam Chomsky đề xướng(đơn giản, tất cả
trẻ nhỏ trên thế giới không phân biệt nguồn gốc, ngôn ngữ, địa lý,
vv khi sinh ra đều có một cơ quan xử lý ngữ pháp đặc biệt xử lý
các qui tắc ngữ pháp chung, dưới điều kiện ngoại cảnh tác động
của các nhân tố gia đinh- xã hội- tiếng nói- truyền thống-môi
trường sẽ nạp dữ liệu cho LAD tạo ra một thuộc tính X mới của
LAD, ta nói, người đó đã có ngữ pháp X của ngôn ngữ X, do đó,
người trưởng thành sống trong những cộng đồng khác nhau có
thuộc tính ngữ pháp X/Y/Z khác nhau.
Dấn tới điều đó quá phức tạp trong việc đưa ra giải pháp tái cấu
hình LAD để người lớn có thể học tập ngôn ngữ X như con trẻ đã
từng học khi ta còn chưa hề rõ ràng LAD là cái gì)- Đây là lợi thế
của trẻ nhỏ, bất lợi của người lớn.
-Trẻ con có sự tập trung khám phá ngôn ngữ cao hơn nhiều lần so
với chúng ta, do nhu cầu thu thập thông tin lấp vào chỗ trống một
cách tự nhiên và chưa hề có tư duy lôgic về việc phủ nhận một
điều ta không muốn công nhận(ví dụ, con trẻ học yellow cho khái
niệm VÀNG là một sự hiển nhiên, còn ta, ta có xu hướng fủ nhận
Yellow vì khái niệm VÀNG đã đi cùng âm thanh "vàng(tiếng
việt)" trong đầu ta)
-Môi trường học tập tích cực 24h một ngày, 7 ngày một tuần, 52
tuần/năm =)) dưới sự hướng dẫn của cha mẹ, có được tiếp xúc với
ngôn ngữ mother/fatherese- một loại ngôn ngữ được người lớn tạo
ra để kích thích sự hình thành tiếng nói bản xứ trong trẻ nhỏ. Ngoài
ra còn có sự tiếp cận với vô vàn luồng thông tin, đặc biệt là cơ bản,
phổ dụng, chính xác.
Điều này ta không có môi trường, thứ 2, fim ảnh ko nhất thiết đem
lại những thông tin ta mong muốn như trên, thông thường có sự
chuyên môn hóa quá cao, bay bướm/lạm dụng trong ngôn từ, phức
tạp hóa sự kiện, ý tưởng, khái niệm, tốc độ nói quá nhanh, và còn
nhiều khiếm khuyết nữa. Tuy nhiên, ta ko fủ nhận những lợi ích
tivi mang lại, nâng cao khả năng nghe, nhận dạng âm thanh, người
xem bắt chước tập nói: YES! nhưng hệ thống này ko hoàn hảo!