Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Thực hành : Đa dạng giới sinh vật potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (732.59 KB, 19 trang )

Thực hành:
ĐA DẠNG GIỚI SINH VẬT

Họ và tên: Cấn Thị Kiều Linh
Lớp : 10A13
Trường : THPT Thạch Thất
GIỚI KHỞI SINH;GIỚI NGUYÊN SINH VÀ GIỚI NẤM
A.Giới khởi sinh:
Thuộc giới Khởi sinh có vi khuẩn là những sinh vật bé nhỏ có kích thước hiển vi
(từ 1 - 3μm) cấu tạo bởi tế bào nhân sơ, là những sinh vật cổ sơ nhất xuất hiện
khoảng 3,5 tỉ năm trước đây.
Chúng sống khắp nơi, trong đất, nước, không khí; phương thức dinh dưỡng rất đa
dạng: hoá tự dưỡng, quang tự dưỡng, hoá dị dưỡng và quang dị dưỡng. Nhiều vi
khuẩn sống kí sinh trong các cơ thể khác. Vi khuẩn lam có chứa nhiều sắc tố quang
hợp trong đó có clorophyl (chất diệp lục) nên có khả năng tự dưỡng quang hợp như
thực vật.
Theo truyền thống, sinh vật được phân loại như là động vật, thực vật, khoáng
vật như trong Systema Naturae. Sau khi phát hiện ra kính hiển vi, các cố gắng
được thực hiện nhằm xếp đặt vi sinh vật vào hoặc là giới thực vật hoặc là giới động
vật. Năm 1866, Ernst Haeckel đề xuất hệ thống ba giới với sự bổ sung Protista như
là giới mới và chứa phần lớn các vi sinh vật.
[1]
Sau đó, Haeckel đề xuất giới thứ tư
mà ông gọi là Monera (từ tiếng Hy Lạp: μονήρης, moneres, nghĩa là đơn giản).
Một trong tám ngành chính trong Protista của ông được gọi là Moneres. Tiểu thể
loại Moneres của Haeckel bao gồm các nhóm vi khuẩn đã biết như Vibrio. Giới
Protista của Haeckel cũng bao gồm các sinh vật với nhân chuẩn mà hiện nay người
ta gọi là Protista (sinh vật nguyên sinh). Sau này người ta thấy rằng giới Protista
của Haeckel là quá đa dạng để có thể coi một cách nghiêm túc như là một giới thật
sự.
Năm 1969, Robert Whittaker công bố hệ thống năm giới do ông đề xuất để phân


loại các sinh vật.
[2]
Hệ thống của Whittaker đặt phần lớn các sinh vật đơn bào vào
trong hoặc là Monera với nhân sơ hay Protista với nhân chuẩn. Ba giới còn lại
trong hệ thống của ông là Fungi, Animalia, và Plantae với nhân chuẩn.
Dựa trên các nghiên cứu phát sinh loài ở mức phân tử, Carl Woese đã đề xuất
rằng các sinh vật nhân sơ (Monera) được chia thành 2 nhóm tách rời là Bacteria và
Archaea. Trong phát sinh loài do Carl Woese đề xuất năm 1990
[3]
, cả ba giới này
đều có nguồn gốc từ một tổ tiên chung toàn thế giới và điều này là phát sinh loài
thể loại được chấp nhận phổ biến nhất ngày nay. Tuy nhiên, diễn giải hiện đại nhất
cho ba giới này là "Universal and Eukaryote Phylogenetic Tree" (Cây phát sinh
loài chung và sinh vật nhân chuẩn) dựa trên rADN 16s, như được thể hiện trong
Tree of Life Web Project (Dự án web cây sự sống).
[4]

Điểm khác nhau đáng chú ý nhất giữa vi khuẩn thật sự (Eubacteria) và vi khuẩn
cổ (Archaebacteria) là các môi trường mà chúng có thể sinh sống. Vi khuẩn thật sự
chiếm phần lớn trong vi khuẩn mà con người có thể tiếp xúc. Những vi khuẩn sống
trong hay xung quanh con người, như Escherichia coli và các loài từ
chi Salmonella, là vi khuẩn thật sự. Vi khuẩn cổ sinh sống trong các môi trường
khắc nghiệt hơn, chẳng hạn trong các suối nước nóng có độ axít cao hay tại các độ
sâu hàng dặm dưới lớp băng Bắc cực. Các nhóm này sau đó đã được đổi tên thành
Bacteria và Archaea.
B.Giới nguyên sinh:
Động vật nguyên sinh (Protozoa-) là những sinh vật xuất hiện sớm nhất trên hành tinh, là sinh
vật đơn bào (nguyên sinh vật-Protista) có khả năng chuyển động và dị dưỡng. Chúng có phân bố
ở khắp nơi: đất, nước ngọt, nước mặn, trong cơ thể sinh vật khác. Đây là khác biệt chính so
với thực vật nguyên sinh(protophyta), được coi là những sinh vật đơn bào không có khả

năng chuyển động và thực hiện trao đổi chất qua quá trình quang hợp. Động vật nguyên sinh có
khoảng 20.000 đến 25.000 loài, trong đó một số cũng có cả khả năng quang hợp. Động vật
nguyên sinh là một dạng sống đơn giản, mặc dù cơ thể chỉ có một tế bào, nhưng có khả năng
thực hiện đầy đủ các hoạt động sống như một cơ thể đa bào hoàn chỉnh, chúng có thể thu
lấy thức ăn, tiêu hóa, tổng hợp, hô hấp, bài tiết, điều hòa ion và điều hòa áp suất thẩm thấu, di
chuyển và sinh sản. Sở dĩ chúng có thể thực hiện được các hoạt động sống đó là vì trong cơ thể
cũng có những cấu tử giống với các cấu tử ở tế bào của cơ thể đa bào nhưnhân, ty thể, mạng nội
chất, hệ Golgi, không bào co bóp và không bào tiêu hóa. Một số nguyên sinh động vật còn
có bào hầu nối liền bào khẩu với túi tiêu hóa, tiêm mao hoặcchiên mao hoạt động được nhờ thể
gốc. Động vật nguyên sinh thường có kích thước 0.01 - 0.05mm và không phải là động vật thực
sự.

Gồm có 5, 6 hoặc 7 tiểu loại tùy theo cách phân loại trước đây, phụ thuộc cơ quan vận chuyển và
loại nhân tế bào, tuy nhiên những phân loại này không thể hiện mối quan hệ thực sự giữa chúng
theo quan điểm hiện nay:
*Sarcomastigophora (gồm các loài thuộc hai lớp Sarcodina tức Amoeboid - trùng chân
giả và Mastigophora tức Flagellate - trùng roi, kết hợp lại) bao gồm các sinh vật có cơ quan vận
chuyển là chiên mao và giả túc hoặc một trong hai loại đó và có một loại nhân đơn giản

*Apicomplexa

*Myxozoa

*Ngoài ra còn có Labyrinthomorpha; Microspora Acetospora và Ciliophora: có cơ quan vận
chuyển là tiêm mao và có hai loại nhân khác nhau - nhân dinh dưỡng và nhân sinh dục (trước
đây được xếp vào lớp Ciliata).
Cơ quan vận chuyển
Có 3 loại vận chuyển ở các động vật nguyên sinh: vận chuyển bằng giả túc, bằng chiên mao và
bằng tiêm mao
 Giả túc (Pseudopod) là phần nhô ra của tế bào chất theo hướng di chuyển. Giả túc được

dùng để di chuyển và để bắt thức ăn. Giả túc có 4 loại hình dạng:
1. Giả túc hình sợi Filopodia
2. Giả túc hình rễ cây Rhizopodia
3. Giả túc hình tia Axopodia
4. Giả túc hình chuỳ có đầu tròn
 Chiên mao là bộ phận hoạt động rẽ trong vòng tròn xoáy trong nước như mũi khoan để
kéo toàn bộ ĐVNS về phía trước, vừa tạo dòng nước cuốn thức ăn vào miệng (bào khẩu).
Một số ĐVNS có cả giả túc trùng lẫn chiêm mao, thậm chí cả màng uốn
 Tiêm mao: hoạt động như mái chèo đẩy sinh vật tiến về phía trước, làm cho con vật tự
xoay quanh mình nó khi vận chuyển đồng thời tạo nên dòng nước xoáy cuốn theo thức
ăn đưa vào miệng.
[sửa]Cơ quan tiêu hoá-Không bào tiêu hoá
Các mảnh vụn thức ăn được đưa vào bào khẩu (cytostome, thường nằm ở một vị trí nhất định
nào đó trên cơ thể động vật nguyên sinh), theo bào khẩu vào bào hầu (cytopharynx) và được
bao bọc trong một túi gọi là không bào tiêu hoá. Các men tiêu hoá được tiết vào trong túi để
phân giải thức ăn. Các chất dinh dưỡng tạo thành sẽ được đưa vào tế bào chất còn những
chất không tiêu hoá được được tế bào thải ra ngoài qua bề mặt.
[sửa]Trao đổi khí, bài tiết và điều hòa áp suất thẩm thấu
 Ở Paramecium multimicronucleatum:
 Không bào trương đầy nước với màng đóng kín lỗ thoát.
 Sau đó: lỗ thoát mở ra, không bào dốc hết nước ra ngoài.
 Tiếp tục: lỗ thoát được đóng lại.
 Cuối cùng: hai túi nhập lại hình thành không bào trương đầy nước.
 Ở Paramecium trichium:
 Đầu tiên: không bào trương đầy nước, không bào thứ cấp và tam cấp được thành
lập
 Sau đó: không bào dốc hết nước ra ngoài, sau đó không bào nhận nước từ các
không bào thứ cấp và tam cấp
 Kết thúc: không bào lại trương đầy nước.
C.Giới nấm:

Giới Nấm (tên khoa học: Fungi) bao gồm những sinh vật nhân chuẩn tự dưỡng có thành tế
bào bằng kitin (chitin). Phần lớn nấm phát triển dưới dang các sợi đa bào được gọi là sợi
nấm (hyphae) tạo nên hệ sợi (mycelium), một số nấm khác lại phát triển dưới dạng đơn bào. Quá
trình sinh sản (hữu tính hoặc vô tính) của nấm thường qua bào tử, được tạo ra trên những cấu
trúc đặc biệt hay thể quả. Một số loài lại mất khả năng tạo nên những cấu trúc sinh sản đặc biêt
và nhân lên qua hình thứcsinh sản sinh dưỡng.
Những đại diện tiêu biểu của nấm là nấm mốc, nấm men và nấm lớn (nấm quả thể). Giới Nấm là
nhóm sinh vật đơn ngành (monophyletic) mà có nguồn gốc hoàn toàn khác biệt với những sinh
vật có hình thái tương tự như nấm nhầy (myxomycetes) hay mốc nước (oomycetes). Nấm có mối
quan hệ gần với động vật hơn thực vật, cho dù thế thì môn học về nấm, hay nấm học, lại thường
được xếp vào thành một nhánh của thực vật học.
Trên Trái Đất, đa phần các nấm đều không thể nhìn thấy được bằng mắt thường, chúng sống
phần lớn ở trong đất, chất mùn, xác sinh vật chết, cộng sinh hoặc kí sinh trên cơ thể động, thực
vật và nấm khác. Vi nấm đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, chúng phân hủy các vật
chất hữu cơ và không thể thiếu được trong chu trình chuyển hóa và trao đổi vật chất. Một số loài
nấm có thể nhận thấy được khi ở dạng thể quả, như nấm lớn và nấm mốc. Nấm được ứng dụng
rất rộng rãi trong đời sống lẫn sản xuất, nhiều loài được sử dụng trong công nghệ thực phẩm, sử
dụng làm thức ăn hoặc trong quá trình lên men. Nấm còn được dùng để sản xuất chất kháng
sinh, hoóc môn trong y học và nhiều loại enzym. Tuy vậy, nhiều loại nấm lại có chứa các chất
hoạt động sinh học được gọi là mycotoxin, như ancaloit và polyketit, là những chất độc đối với
động vật lẫn con người. Một số loại nấm được sử dụng để kích thích hoặc trong các nghi lễ
truyền thống với vai trò tác động lên trí tuệ và hành vi của con người. Vài loại nấm có thể gây ra
các chứng bệnh cho con người và động vật, cũng như bệnh dịch cho cây trồng, mùa màng và có
thể gây tác động lớn lên an ninh lương thực và kinh tế.
Sự đa dạng
Nấm phân bố trên toàn thế giới và phát triển ở nhiều dạng môi trường sống khác nhau, kể cả sa
mạc. Đa phần nấm sống ở trên cạn, nhưng một số loài lại chỉ tìm thấy ở môi trường nước. Nấm
và vi khuẩn là những sinh vật phân huỷ chính có vai trò quan trọng đối với các hệ sinh thái trên
cạn trên toàn thế giới. Dựa theo sự theo tỉ lệ giữa số loài nấm với số loài thực vật ở trong cùng
một môi trường, người ta ước tính giới Nấm có khoảng 1,5 triệu loài

[3]
. Khoảng 70.000 loài nấm
đã được các nhà phân loại học phát hiện và miêu tả, tuy nhiên kích cỡ thực sự của tính đa dạng
của giới Nấm vẫn còn là điều bí ẩn
[4]
. Đa phần nấm phát triển dưới dạng các sợi đa bào gọi là sợi
nấm, cấu tạo nên thể sợi (hay khuẩn ty), trong khi những loài khác thì lại phát triển dưới dạng
đơn bào
[5][6]
. Cho đến gần đây, nhiều loại nấm đã được miêu tả dựa trên những đặc điểm hình
thái, như kích cỡ và hình dạng các bào tử hay thể quả, hay dựa trên khái niệm loài sinh vật với sự
trợ giúp của các công cụ phân tử, như phương pháp Dideoxy, đã gia tăng mạnh cách thức và khả
năng ước tính sự đa dạng của nấm trong phạm vi các nhóm phân loại khác nhau
[7]
.
Sinh thái
Dù không dễ thấy, nhưng nấm lại có mặt ở tất cả các môi trường trên Trái Đất và đóng một vai
trò rất quan trọng trong hệ sinh thái. Cùng với vi khuẩn, nấm là sinh vật phân hủy chính ở hầu
hết các hệ sinh thái trên cạn (và có thể dưới nước), bởi vậy nên chúng cũng có vai trò quan trọng
các chu trình sinh địa hóa và ở nhiều lưới thức ăn. Khi sống hoại sinh hay cộng sinh, chúng phân
hủy những vật chất hữu cơ thành những phân tử vô cơ, rồi sau đó những chất này sẽ được đồng
hóa ở thực vật hay những sinh vật khác
Cộng sinh
Nấm có mối quan hệ cộng sinh với hầu hết tất cả các giới Quan hệ của chúng có thể hỗ trợ hoặc
đối nghịch nhau, hay với những nấmhội sinh thì không đem lại bất cứ lợi ích hay tác hại rõ ràng
nào đối với vật chủ
Vai trò đối với con người
Nấm đã được con người sử dụng để chế biến và bảo quản thức ăn một cách rộng rãi và lâu
dài: nấm men được sử dụng cho quá trình lên men để tạo ra rượu, bia và bánh mì, một số loài
nấm khác được sử dụng để sản xuất xì dầu và tempeh. Trồng nầm và hái nấm là những ngành

kinh doanh lớn ở nhiều nước. Nhiều loại nấm được sử dụng để sản xuất chất kháng sinh, gồm
các kháng sinh β-lactam như penicillin và cephalosporin. Những loại kháng sinh này đều được
sử dụng rộng rãi trong việc chữa trị các bệnh do vi khuẩn, như lao, phong cùi, giang mai và
nhiều bệnh khác ở đầu thế kỷ 20 và tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong hóa học trị
liệu kháng khuẩn. Môn khoa học nghiên cứu về lịch sử ứng dụng và vai trò của nấm được gọi
là nấm học dân tộc.

Trong một thời gian dài, các nhà phân loại học đã xếp nấm là thành viên của giới Thực vật. Sự
phân loại này chủ yếu được dựa trên sự tương đồng trong cách sống giữa nấm và thực vật: cả
nấm và thực vật chủt yếu đều không di động, hình thái và môi trường sống có nhiều điểm giống
nhau (nhiều loài phát triển trên đất, một số loại nấm quả thể giống thực vật như rêu). Thêm nữa,
cả hai đều có thành tế bào, điều mà giới Động vật không có. Tuy nhiên, hiện nay nấm lại được
công nhận là một giới riêng biệt, khác biệt hẳn với thực vật hay động vật, chúng đã tách ra và
xuất hiện xấp xỉ hơn một tỷ năm trước
[108]
. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những sự giống và khác về
đặc điểm hình thái, sinh hóa và di truyền giữa Nấm và các giới khác. Vì những lí do đó, nấm đã
được đặt vào giới riêng của mình.
Các nhóm phân loại
Các ngành chính của nấm được phân loại chủ yếu dựa trên cấu trúc cơ quan sinh sản hữu tính
của chúng. Hiện tại nấm được chia làm 7 ngành:
 Ngành Chytridiomycota hay Chytrid (Nấm roi - nấm trứng): chúng tồn tại rải rác khắp
nới trên thế giới. Chytrid sẽ sản sinh ra những bào tử động mà có khả năng di chuyển linh
động trong môi trường nước với một tiên mao duy nhất. Vì thế một số nhà phân loại học đã
phân loại chúng là những động vật nguyên sinh. Sự phát sinh loài phân tử, dựa trên
chuỗi operon rARN tương ứng ở những tiểu đơn vị ribosome 18S, 28S và 5.8S, cho thấy
rằng Chytrid là nhóm nấm căn bản tách ra từ những ngành nấm khác, bao gồm cả bốn ngành
chính với những dấu hiệu cho thấy tính cận ngành (paraphyly) hoặc có thể cận ngành của
nấm Chytrid
[122]

.
 Ngành Blastocladiomycota trước đây từng được cho là một nhánh phân loại của
Chytridiomycota. Những dữ liệu phân tử và đặc điểm siêu cấu trúc gần đây đã đưa
Blastocladiomycota vào một nhánh riêng giống như với các ngành Zygomycota,
Glomeromycota và Dikarya. Lớp nấm Blastocladiomycetes là những sinh vật hoại sinh hoặc
kí sinh của tất cả các nhóm sinh vật nhân chuẩn và chúng giảm phân tạo bào tử, không giống
với chytrid, họ hàng gần của chúng, là những loài chủ yếu giảm phân tạo hợp tử
[113]
.
 Ngành Neocallimastigomycota đầu tiên cũng đặt vào ngành Chytridiomycota. Những
thành viên của ngành nhỏ này là những sinh vật kỵ khí, sống trong hệ thống tiêu hóa của
những động vật ăn cỏ lớn và cũng có thể sống ở môi trường nước và mặt đất. Chúng không
có ty thể nhưng lại chứa những hydrogenosome là nguồn gốc của ty thể. Giống như
chytrid, neocallimastigomycetes có thể tạo ra những bào tử động mà có một hay nhiều tiên
mao ở phía sau
[7]
.
 Ngành Zygomycota (nấm tiếp hợp) có hai lớp: Zygomycetes và Trichomycetes.
Chúng sinh sản hữu tính với những bào tử giảm phân được gọi là bào tử tiếp hợp và vô tính
vớitúi bào tử. Loài mốc bánh mỳ đen (Rhizopus stolonifer) là loài phổ biến thuộc ngành này,
một chi khác là Pilobolus, có khả năng bắn ra bào tử xa đến vài mét trong không khí. Những
chi liên quan đến y học bao gồm Mucor, Rhizomucor và Rhizopus. Những nghiên cứu phát
sinh loài phân tử đã chỉ ra rằng Nấm tiếp hợp là nhóm đa ngành và có thể cócận ngành trong
nhóm phân loại này
[123]
.
 Những thành viên của ngành Glomeromycota là những nấm tạo ra nấm rễ mút phân
nhánh (arbuscular mycorrhizae) ở thực vật bậc cao. Sự cộng sinh này đã có từ cổ đại, với
những bằng chứng cho thấy đã có từ 400 triệu năm về trước
[19]

.
 Phân giới Dikarya bao gồm hai ngành Ascomycota và Basidiomycota khi cả hai ngành
đều có nhân kép, chúng có thể dạng sợi hoặc đơn bào, nhưng không bao giờ có lông roi.
Dikarya được gọi là "Nấm bậc cao", cho dù có nhiều loài sinh sản vô tính được phân loại vào
nấm mốc trong các tài liệu trước đây
[7]
. Deuteromycota (Nấm bất toàn), trước đây từng được
coi là một ngành của Nấm, nhưng hiên nay chỉ được sử dụng để chỉ những loại nấm sinh sản
vô tính trong Dikarya.
 Ngành Ascomycota (nấm túi hay nấm nang), là nhóm phân loại đông nhất
trong Eumycota (Nấm thật). Chúng tạo ra những bào tử giảm phân gọi là bào tử nang,
mà được chứa trong một cấu trúc đặc biệt có dạng giống túi gọi là nang (ascus). Ngành
này bao gồm nấm nhăn (moscela), vài loại nấm lớn và nấm cục, những nấm men đơn bào
(như các chi Saccharomyces, Kluyveromyces, Pichia và Candida) và nhiều nấm sợi sống
hoại sinh, kí sinh và cộng sinh. Nhiều loài nấm nang chỉ trải qua quá trình sinh sản vô
tính (ở nấm gọi là anamorph), tuy nhiên, những dữ liệu phân tử đã giúp nhận dạng được
những giai đoạn hữu tính (teleomorph) gần nhất của chúng ở nấm nang. Bởi những sản
phẩm của quá trình giảm phân được chứa trong nang nấm, nên vài loài nấm nang
(như Neurospora crassa) được sử dụng để giải thích những nguyên lý của di truyền học.
 Ngành Basidiomycota (Nấm đảm), sản xuất ra những bào tử đảm chứa trong
những thân hình dùi gọi là đảm. Đa phần những loài nấm lớn đều thuộc ngành này, cũng
nhưnấm than hay nấm gỉ sắt là những mầm bệnh chính ở ngũ cốc. Những loài nấm đảm
quan trọng khác bao gồm nấm Ustilago maydis gây bệnh cho ngô, chi nấm cộng
sinhMalassezia gây nên gàu ở người, và nấm cơ hội gây bệnh viêm màng
não, Cryptococcus neoformans.
Hình ảnh về các ngành nấm


Mối quan hệ với những sinh vật giống nấm khác
Bởi vì có những sự tương đồng giữa hình thái và vòng đời, nên nấm nhầy (myxomycetes)

và mốc nước (oomycetes) trước đây đã được đặt vào giới Nấm. Tuy nhiên, không giống nấm thật
(Eumycota), thành tế bào của những sinh vật này có chứa cellulose và thiếu kitin. Nấm nhầy
cũng là Unikont giống như nấm, nhưng lại thuộc giới Amoebozoa. Mốc nước là
những Bikont lưỡng bội thuộc giới Chromalveolate. Cả mốc nước và nấm nhầy đều không có
quan hệ gần gũi với nấm thật và vì thế những nhà phân loại học hiện nay đã không xếp chúng
vào giới Nấm. Dù vậy, ngành học nghiên cứu về myxomycete và oomycete vẫn thường được xếp
nào nấm học trong những sách giáo khoa và tài liệu nghiên cứu sơ cấp.
Trước đây đã có giả thuyết cho rằng Nucleariid có thể là nhánh chị em với mốc nước, và vì thế
cho rằng có thể thuộc giới Nấm
[124]
. Tuy nhiên, hiện tại thì Nucleariid vẫn đang nằm trong
giới Choanozoa.
D.Giới thực vật:
Thực vật là những sinh vật có khả năng tạo cho mình chất dinh dưỡng từ những hợp chất vô
cơ đơn giản và xây dựng thành những phần tử phức tạp nhờ quá trình quang hợp, diễn ra
trong lạp lục của thực vật. Như vậy thực vật chủ yếu là các sinh vật tự dưỡng. Quá trình quang
hợp sử dụng năng lượng ánh sáng được hấp thu nhờ sắc tố màu lục - Diệp lục có ở tất cả các loài
thực vật (không có ở động vật) và nấm là một ngoại lệ, dù không có chất diệp lục nhưng nó thu
được các chất dinh dưỡng nhờ các chất hữu cơ lấy từ sinh vật khác hoặc mô chết. Thực vật còn
có đặc trưng bởi có thành tế bào bằngxenluloza (không có ở động vật). Thực vật không có khả
năng chuyển động tự do ngoại trừ một số thực vật hiển vi có khả năng chuyển động được. Thực
vật còn khác ở động vật là chúng phản ứng rất chậm với sự kích thích, sự phản ứng lại thường
phải đến hàng ngày và chỉ trong trường hợp có nguồn kích thích kéo dài.
Thực vật là một nhóm chính các sinh vật, bao gồm các sinh vật rất quen thuộc như cây gỗ, cây
hoa, cây cỏ, dương xỉ hayrêu. Khoảng 350.000 loài thực vật, được xác định như là thực vật có
hạt, rêu, dương xỉ và các dạng gần giống như dương xỉ, đã được ước tính là đang tồn tại. Vào
thời điểm năm 2004, khoảng 287.655 loài đã được nhận dạng, trong đó 258.650 loài làthực vật
có hoa và 15.000 loài rêu.
Aristotle phân chia sinh vật ra thành thực vật, nói chung là không di chuyển được, và động vật.
Trong hệ thống của Linnaeus, chúng trở thành các giới Vegetabilia (sau này là Plantae)

và Animalia. Kể từ đó trở đi, một điều trở nên rõ ràng là giới thực vật như trong định nghĩa
nguyên thủy đã bao gồm vài nhóm không có quan hệ họ hàng gì, và người ta đã loại nấm và một
vài nhóm tảo ra để tạo thành các giới mới. Tuy nhiên, chúng vẫn còn được coi là thực vật trong
nhiều ngữ cảnh. Thực vậy, bất kỳ cố gắng nào nhằm làm cho "thực vật" trở thành một đơn vị
phân loại đơn duy nhất đều chịu một số phận bi đát, do thực vật là một khái niệm được định
nghĩa một cách gần đúng, không liên quan với các khái niệm được cho là đúng của phát sinh
loài, mà phân loại học hiện đại đang dựa vào nó.
Tầm quan trọng
Quang hợp và cố định điôxít cacbon của thực vật có phôi và tảo là nguồn năng lượng cũng như
nguồn các chất hữu cơ cơ bản nhất trong gần như mọi môi trường sống trên Trái Đất. Quá trình
này cũng làm thay đổi hoàn toàn thành phần của khí quyển Trái Đất, với kết quả là nó có thành
phần ôxy cao. Động vật và phần lớn các sinh vật khác là các sinh vật hiếu khí, phụ thuộc vào
ôxy; chúng không thể sinh sống được trong các môi trường hiếm khí.
Phần lớn nguồn dinh dưỡng của loài người phụ thuộc vào ngũ cốc. Các loại thực vật khác mà
con người cũng dùng bao gồm các loại hoa quả, rau, gia vị và cây thuốc. Một số loài thực vật có
mạch, được coi là cây thân gỗ hay cây bụi, sản sinh ra các thân gỗ và là nguồn vật liệu xây dựng
quan trọng. Một số các loài cây khác được sử dụng với mục đích làm cảnh hay trang trí, bao gồm
nhiều loại cây hoa.
Như vậy, có thể cho rằng thực vật là yếu tố cơ bản của sự sống trên Trái Đất. Không có thực vật
thì nhiều sinh vật khác cũng không thể tồn tại, vì các dạng sinh vật cao hơn đều trực tiếp hoặc
gián tiếp phụ thuộc vào thực vật và về cơ bản đều sử dụng thực vật như là nguồn thức ăn. Trong
khi đó, hầu hết mọi thực vật đều có thể sử dụng ánh sáng Mặt Trời tự tạo thức ăn cho mình.
Quan hệ sinh thái
Quang hợp do thực vật đất liền và rong, tảo thực hiện là nguồn năng lượng và vật chất hữu cơ cơ
bản trong gần như mọi hệ sinh thái. Quá trình quang hợp đã làm thay đổi căn bản thành phần của
khí quyển Trái Đất thời nguyên thủy, với kết quả là 21% ôxy như ngày nay. Động vật và phần
lớn các sinh vật khác là các sinh vật hiếu khí, phụ thuộc vào ôxy; những sinh vật không hiếu khí
là những loài có môi trường sống bị giam hãm trong các môi trường kỵ khí. Thực vật là các nhà
sản xuất chính trong phần lớn các hệ sinh thái mặt đất và tạo thành nền tảng của chuỗi thức
ăn trong các hệ sinh thái này. Nhiều động vật dựa vào thực vật như là nơi trú ẩn cũng như nguồn

thức ăn và ôxy.
Thực vật đất liền là thành phần quan trọng trong chu trình nước và một vài chu trình hóa địa
sinh khác. Một số thực vật cộng sinh cùng với các vi khuẩn cố định đạm, làm cho thực vật trở
thành một phần quan trọng trong chu trình nitơ. Các rễ thực vật đóng vai trò thiết yếu trong sự
hình thành và phát triển của các loại đất và ngăn cản xói mòn đất. Các quần xã sinh vật trên Trái
Đất được gọi tên theo loại thực vật là do thực vật là các sinh vật thống lĩnh trong các quần xã
này.
Hàng loạt các động vật đã cùng tiến hóa với thực vật. Nhiều động vật thụ phấn cho hoa để đổi
lấy là nguồn thức ăn trong dạng phấn hoa hay mật hoa. Nhiều động vật cũng làm các hạt được
phân tán rộng khắp do chúng ăn quả và để lại hạt trong phân của chúng. Cây ổ kiến
gai (Myrmecodia armata) là những thực vật đã cùng tiến hoa với kiến. Cây cung cấp nơi cư trú,
và đôi khi là thức ăn cho kiến. Để đổi lại, kiến bảo vệ cây tránh khỏi các loài động vật ăn cỏ và
đôi khi là các loài cây cạnh tranh khác. Các chất thải của kiến lại cung cấp một lượng phân
bón hữu cơ cho cây.
Phần lớn các loài thực vật gắn liền với nhiều loại nấm tại hệ rễ của chúng, trong dạng cộng
sinh phụ thuộc, được biết đến như là nấm rễ(mycorrhiza). Nấm giúp cho cây thu được nước và
các chất dinh dưỡng từ đất, trong khi cây cung cấp cho nấm các loại cacbohyđrat được sản xuất
nhờ quang hợp. Một số thực vật còn là nơi ở cho các loại nấm sống trên cây, chúng bảo vệ cây
khỏi các loài ăn cỏ bằng cách tiết ra các chất có độc tính. Một loại nấm như vậy
là Neotyphodium coenophialum, có trên những cây cỏ đuôi trâu cao (Festuca arundinacea) đã
gây ra nhiều tổn thất kinh tế cho ngành chăn nuôi bò của Hoa Kỳ.
Các dạng khác nhau của sự sống ký sinh cũng khá phổ biến giữa các loài thực vật, từ dạng bán
ký sinh như cây tầm gửi (một phần bộ Santalales) chỉ đơn thuần lấy đi một số chất dinh dưỡng từ
cây chủ và vẫn có các lá có khả năng quang hợp, tới các loài ký sinh hoàn toàn như các loài cỏ
chổi (chi Orobanche) hay các loài cỏ thuộc chi Lathrea lấy tất cả các loại chất dinh dưỡng chúng
cần thông qua sự kết nối vào rễ các loài thực vật khác, và không có diệp lục. Một số loài thực
vật, được biết đến như là dị dưỡng nấm, chúng ký sinh các loài nấm rễ, và vì thế có cơ chế hoạt
động ký sinh ngoài trên các loài thực vật khác.
Nhiều loài thực vật là biểu sinh, nghĩa là chúng sống trên các loài thực vật khác, thường là trên
các cây thân gỗ, mà không ký sinh các cây này. Thực vật biểu sinh có thể gián tiếp gây hại cho

cây chủ bằng cách ngăn chặn nguồn chất khoáng và ánh sáng mà nếu không có chúng thì cây chủ
đã nhận được. Một lượng lớn thực vật biểu sinh có thể làm gãy các cành cây to. Nhiều
loài lan, dứa, dương xỉ và rêu thường có kiểu sống này.
Một số ít loài thực vật lại là cây ăn thịt, chẳng hạn như bẫy ruồi Venus (Dionaea muscipula) và
các loài gọng vó. Chúng bẫy các loài động vật nhỏ và phân hủy con mồi để hấp thụ các khoáng
chất, đặc biệt là nitơ.
Sự tăng trưởng
Một số loài thực vật có cơ chế bảo vệ đặc biệt, chẳng hạn các gai trên thân cây mâm xôi.
Những thực vật đơn giản như tảo có thể có khoảng thời gian sống ngắn khi tính theo từng cá thể,
nhưng các quần thể tảo nói chung có tính chất theo mùa. Các loại thực vật khác có thể được sắp
xếp theo kiểu phát triển mang tính theo mùa của chúng thành:
 Cây một năm : Sống và sinh sản trong một mùa sinh trưởng.
 Cây hai năm : Sống trong hai mùa sinh trưởng; thường sinh sản vào năm thứ hai.
 Cây lâu năm : Sống nhiều mùa sinh trưởng; liên tục sinh sản khi đã trưởng thành.
Trong số các thực vật có mạch, cây lâu năm bao gồm cả cây thường xanh, chúng giữ lá trong cả
năm, và cây lá sớm rụng, thường rụng lá trên một số phần nhất định. Ở những vùng có khí
hậu ôn đới và phương bắc, nói chung chúng bị rụng lá khi mùa đông tới; nhiều loài thực vật
miền nhiệt đới rụng lá vào mùa khô.
Tốc độ tăng trưởng của thực vật nói chung là rất khác nhau. Một số loại rêu lớn chậm hơn 1
μm/h, trong khi phần lớn các cây thân gỗ đạt 25-250 μm/h. Một số loài dây leo, chẳng hạn sắn
dây, không cần sản sinh ra các mô hỗ trợ dày, có thể tăng trưởng tới 12.500 μm/h.
Cơ chế của quá trình quang hợp
Quá trình quang hợp chia làm hai pha: Pha sáng và pha tối Pha sáng của quang hợp: Chỉ xảy ra
khi có ánh sáng và diễn ra trên các hạt grana. Pha sáng có hai giai đoạn: Giai đoạn quang lí: Là
giai đoạn hấp thu năng lượng ánh sáng nhờ hoạt động của các phân tử sắc tố quang hợp gọi
chung là diệp lục và chuyển năng lượng giữa các sắc tố. Năng lượng ánh sáng hấp thu bởi các
sắc tố khác sẽ được chuyển tới diệp lục a và bản thân phân tử diệp lục a hấp thu năng lượng ánh
sáng. Sau khi hấp thu năng lượng ánh sáng, phân tử diệp lục ở trạng thái kích động ( kí hiệu là
DL* ), dồi dào năng lượng . Giai đoạn quang hoá: Là giai đoạn chl sử dụng năng
lượng photon hấp thu được vào các phản ứngquang hoá để hình thành nên các hợp chất dự

trữ năng lượng và các hợp chất khử. Bao gồm quá trình quang hoá khởi nguyên, quá trình
quang phân li nước và quá trìnhphotphoril hoá quang hoá. Các quá trình đó được thực hiện cùng
với dòng vận chuyển điện tử vòng và không vòng - Dòng vận chuyển điện tử vòng: Điện tử
từ diệp lục qua chuỗi truyền điện tử, sau đó lại quay về diệp lục và trong quá trình truyền điện
tử ATP được tổng hợp.
Dòng vận chuyển điện tử không vòng Sản phẩm của pha sáng: ATP, NADPH2, O2b.Pha tối của
quá trình quang hợp
Pha tối của quang hợp diễn ra cả khi có ánh sáng và trong tối tại stroma. Pha tối sử dụng sản
phẩm của pha sáng ( ATP, NADPH2 ), các enzim trong stroma và đường ribozơ1,5đi (P) để cố
định CO2.
Như vậy, để khử ba phân tử CO2 cần 9ATP và 6NADPH2, tạo ra một phân tử C3
( glixeraldehit chứa liên kết cao năng )
E.Giới động vật:
Động vật là một nhóm sinh vật chính, được phân loại là giới Động vật (Animalia) trong hệ
thống phân loại 5 giới. Nhìn chung, động vật là các cơ thể đa bào hoặc đơn bào, có khả năng di
chuyển và đáp ứng với môi trường, có thức ăn là các sinh vật khác (dị dưỡng). Sơ đồ cấu tạo cơ
thể động vật đã được quy định nghiêm ngặt trong quá trình phát triển cơ thể (ontogeny) từ giai
đoạnphôi đến các giai đoạn phát sinh hình thái (metamorphosis) sau đó.
Ngoài ra, một số sinh vật thuộc giới Metazoa có khả năng di chuyển và dị dưỡng như trùng đế
giày, trùng roi xanh cũng đôi lúc được gọi là "động vật" (động vật nguyên sinh).
Đặc điểm chung của động vật
Động vật là giới sinh vật lớn thứ hai sau thực vật nên phân bố rất rộng. Dù vậy chúng vẫn có các
đặc điểm chung cơ bản để xét xem một sinh vật có phải là động vật không như: Có khả năng di
chuyển, có hệ thần kinh và giác quan, dị dưỡng (dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ lấy từ sinh
vật khác). Động vật không chỉ có vai trò quan trọng trong thiên nhiên mà còn cả với đời
sống con người, về mặt có lợi như cung cấp nguyên liệu, thực phẩm như
(rươi, ốc, mực, tôm, cá, ếch, rắn, gà, lợn, bò, ), lấy lông như: (thỏ, cừu,dê, vịt, ), lấy da như:
(tuần lộc, hổ, trâu, ); làm thí nghiệm, khoa học như: (ếch, chuột bạch, ), làm thuốc như:
(thỏ, chuột bạch, ); hỗ trợ cho con người lao động: (trâu, bò, voi, ), giải trí: (cá voi, hải
cẩu, voi, hổ, vẹt, sáo, ), bảo vệ an ninh: (chó); Bên cạnh đó động vật còn gây hại không nhỏ

cho con người như truyền, gây bệnh (trùng sốt rét, ruồi, muỗi, chuột, )
Phân loại giới Động vật
Hệ thống động vật
Theo cách phân loại của Sách giáo khoa Sinh học lớp 7 Việt Nam (cách này hiện không còn
được dùng trên thế giới), hệ thống động vật hiện nay được chia làm 3 phân giới được thể hiện
như sau:
1. Phân giới Động vật đơn bào (Protozoa) gồm ngành động vật nguyên thủy nhất là
ngành Động vật nguyên sinh (Protozoa)
2. Phân giới Động vật cận đa bào (Parazoa) gồm một ngành Thân lỗ (Porifera).
3. Phân giới Động vật đa bào chính thức (Eumetazoa) gồm 2 nhóm lớn:
 Động vật có đối xứng tỏa tròn (Radiata) chỉ gồm ngành Ruột
khoang (Coelenterata)
 Động vật có đối xứng hai bên (Bilateria) lại được chia làm các nhóm:
 Động vật chưa có thể xoang (Acoelomata) gồm các ngành Giun
dẹp (Plathelminthes), Giun tròn (Nemathelminthes).
 Động vật có thể xoang (Coelomata) còn được phân ra thành:
 Động vật có miệng nguyên sinh (Protostomia) gồm các
ngành Giun đốt (Annelida), Thân mềm (Mollusca) và Chân
khớp (Arthropoda).
 Động vật có miệng thứ sinh (Deuterostomia) gồm 2 ngành là Da
gai (Echinodermata) và Động vật có dây sống(Chordata).
Các ngành động vật chính
Giới Động vật hiện biết khoảng 1,5 triệu loài được sắp xếp trong hơn 30 ngành và khoảng
100 lớp. Có những ngành mang số loài rất lớn, chiếm đa số các động vật hiện biết như Ruột
khoang, Chân khớp, Động vật có dây sống, nhưng cũng có những ngành mang số loài chỉ tính
bằng hàng trăm, thậm chí là hàng chục loài mà thôi như Sứa lược, Hải tiêu, Động vật hình
tấm, Sách giáo khoa Sinh học 7 của Việt Nam chỉ nhắc đến 8 ngành đa dạng nhất và được sắp
xếp theo thứ tự tiến hóa dần:
 Động vật nguyên sinh (Protozoa)
 Ruột khoang (Coelenterata)

 Các ngành giun: Giun dẹp (Plathelminthes), Giun tròn (Nemathelminthes), Giun
đốt (Annelida).
 Thân mềm (Mollusca)
 Chân khớp (Arthropoda)
 Động vật có dây sống (Chordata)

×