Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Những vấn đề cơ bản cần thiết cho người mới cầm máy pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.79 KB, 3 trang )

Những vấn đề cơ bản cần thiết cho
người mới cầm máy.


Trước đây cũng như hiện tại, đã có nhiều bài viết đầy kinh nghiệm, những ý
kiến trao đổi nghề nghiệp rất hay. Những bài viết nhiều tâm huyết cho các
mem tham khảo, giải tỏa những thắc mắc về kỹ thuật, về nghệ thuật, nói
chung là đã có rất nhiều những tài liệu quý giá như vậy. Nhưng em tự hỏi
bao nhiêu là đủ? Có thêm một cũng chẳng gọi là nhiều, mà bớt một cũng
không phải là thiếu. Vì vậy, em xin tham gia với các bác một bài viết gọi là
góp chút ý kiến thô thiển, trình bày một quan điểm riêng (dựa vào nguồn tư
liệu của hai nhiếp ảnh gia kỳ cựu Nguyễn Cao Đàm và Trần Cao Lĩnh), để
các bác xem có đúng dắn đáng để dành cho lớp sau tụi mình tiếp bước hay
không.

1) Tương quan giữa khẩu độ và tốc độ : cái nào chính ? Cái nào phụ ?
Mọi người còn nhớ lúc mới cầm máy ảnh chứ ? Chắc chắn một điều là đa số
chúng ta ai cũng phải lúng túng trong vấn đề này . Đó là phải chụp như thế
nào đây ? Tốc độ và khẩu độ sao cho đúng mỗi trường hợp .
Bắt buộc phải có sự phù hợp tương quan giữa tốc độ và khẩu độ .
Trong hai cái đó , cái nào là chính , cái nào là phụ ?
Có người nói là cũng còn tùy cả hai đều là chính , đều là phụ . Có phải như
thế không ?
Tốc độ là chính ?
Đó là lúc ta chụp một đề tài di động . Đề tài di động tức là vật thể ta muốn
chụp đang chuyển động theo một chiều nào đó . Ví dụ như chụp ảnh thể thao
: bóng đá , đua xe đạp v.v
Với đề tài di động , bắt buộc ta phải lấy tốc độ là chính . Ta phải quan sát và
ước lượng tốc độ bao nhiêu để bắt đứng chuyển động rồi mới tính tới khẩu
độ cho phù hợp đúng sáng trong điều kiện lúc ấy . Hoặc muốn diễn tả
chuyển động bằng cách tạo sự chao mờ thì ta cũng lấy tốc độ là chính


(chậm) rồi sau đó mới tính tới khẩu độ phù hợp .
Khẩu độ là chính ?
Đó là lúc ta chụp những cảnh vật tĩnh . Tức là những cảnh vật không có sự
chuyển động như phong cảnh , tĩnh vật , chân dung , hoa , loài vật v.v
Với thể loại phong cảnh , ta có thể đóng khẩu độ thật nhỏ để ảnh được nét
sâu . Lúc này thì tốc độ đóng vai trò phụ thuộc , tùy ánh sáng nhiều hay ít
mà đặt chậm hay nhanh .
Trên đây là sơ lược về sự tương quan giữa tốc độ và khẩu độ .
Nói thêm về lấy tốc độ là chính , riêng em có nhũng kinh nghiệm chi tiết hơn
để chọn tốc độ chụp cho chính xác như sau :
Khoảng cách của vật di động và ống kính
(Trong trường hợp ta muốn bắt đứng vật thể di động ) :
- Tốc độ máy phải cao khi vật di động ở gần máy và tốc độ máy giảm khi vật
đó ở xa máy .
Ta lấy ví dụ chụp một vận động viên đang chạy bộ với vận tốc khoảng
12km/giờ cách máy 10m ta đặt tốc độ 1/250s .
Cách máy 20m -> 1/100s
Cách máy 30m ta chụp với tốc độ 1/60 hình cũng không bị chao mờ .
Chiều di động của vật thể trước ống kính
(Cũng đặt trường hợp ta muốn bắt đứng chủ thể di động ) :
Chiều di động là hướng chuyển động của đề tài , hướng thẳng vào ống kính ,
hướng chéo , xiên hay hướng ngang qua ống kính .
Cũng ví dụ trên vdv chạy với vận tốc 12km/giờ và cách ống kính 10m
-Nếu chạy thẳng vào ống kính ta có thể để tốc độ 1/100s
-Nếu chạy chéo lại ống kính -> 1/250s
-Nếu chạy ngang qua ống kính -> 1/500s
Tóm lại , điều cơ bản nhất đó là khi chụp chủ đề di động ta phải lấy tốc độ
làm vai trò chủ đạo. Tốc độ nhanh hay chậm tùy theo vật thể chuyển động
nhanh hay chậm . Khoảng cách của vật di động với ông kính , càng gần tốc
độ càng cao . Hướng chuyển động của vật càng ngang qua ống kính tốc độ

càng cao .


×