Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Quan họ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.48 KB, 8 trang )

Quan họ

Liền anh, liền chị hát quan họ mới trên thuyền tại Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội

Các huyện có làng quan họ tại Bắc Ninh, Bắc Giang
Dân ca quan họ (còn được gọi là dân ca quan họ Bắc Ninh, dân ca quan họ Bắc
Giang hay dân ca quan họ Kinh Bắc) là những làn điệudân ca của vùng đồng
bằng Bắc Bộ, Việt Nam; tập trung ở vùng văn hóa Kinh Bắc - tức Bắc Ninh và Bắc
Giang ngày nay. Tên gọi Quan họ Bắc Ninh không có nghĩa tỉnh Bắc Ninh là chủ thể
chính của thể loại dân ca này, Bắc Ninh hay Kinh Bắc được hiểu là tỉnh Bắc Ninhcũ
mà ngày 10/10/1995, tỉnh Bắc Giang tách khỏi tỉnh này. Tuy nhiên, loại hình dân ca
này chủ yếu phát triển mạnh ở vùng ven sông Cầu, một ranh giới tự nhiên của hai
tỉnh.
[1]
Theo các nhà nghiên cứu, tên gọi di sản này có thể thay đổi theo thời gian, do
các chủ thể văn hóa tạo ra.
[2]

Ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Công
ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28 tháng 9 tới ngày 2 tháng
10 năm 2009), quan họ đã được công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân
loại
[3][4][5]
sau nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây
Nguyên và cùng đợt với ca trù.
Nguồn gốc
Ý nghĩa từ "Quan họ" thường được tách thành hai từ rồi lý giải nghĩa đen về mặt từ
nguyên của "quan" và của "họ". Điều này dẫn đến những kiến giải về Quan họ xuất
phát từ "âm nhạc cung đình", hay gắn với sự tích một ông quan khi đi qua vùng Kinh
Bắc đã ngây ngất bởi tiếng hát của liền anh liền chị ở đó và đã dừng bước để thưởng
thức ("họ"). Tuy nhiên cách lý giải này đã bỏ qua những thành tố của không gian sinh


hoạt văn hóa quan họ như hình thức sinh hoạt (nghi thức các phường kết họ khiến anh
hai, chị hai suốt đời chỉ là bạn, không thể kết thành duyên vợ chồng), diễn xướng,
cách thức tổ chức và giao lưu, lối sử dụng từ ngữ đối nhau về nghĩa và thanh điệu
trong sinh hoạt văn hóa đối đáp dân gian.
Một số quan điểm lại cho rằng Quan họ bắt nguồn từ những nghi lễ tôn giáo dân mang
yếu tố phồn thực chứ không phải Quan họ có nguồn gốc từ âm nhạc cung đình, hoặc
có quan điểm nhận định diễn tiến của hình thức sinh hoạt văn hóa "chơi Quan họ" bắt
nguồn từ nghi lễ tôn giáo dân gian qua cung đình rồi trở lại với dân gian.
Nhận định khác dựa trên phân tích ngữ nghĩa từ ngữ trong các làn điệu và không gian
diễn xướng lại cho rằng Quan họ là "quan hệ" của một nhóm những người yêu quan
họ ở vùng Kinh Bắc.
Tuy vậy vẫn chưa có quan điểm nào được đa số các học giả chấp nhận
[6]
. Quan họ
ngày nay không chỉ là lối hát giao duyên (hát đối) giữa "liền anh" (bên nam, người
nam giới hát quan họ) và "liền chị" (bên nữ, người phụ nữ hát quan họ) mà còn là hình
thức trao đổi tình cảm giữa liền anh, liền chị với khán giả. Một trong những hình thức
biểu diễn hát quan họ mới là kiểu hát đối đáp giữa liền anh và liền chị. Kịch bản có
thể diễn ra theo nội dung các câu hát đã được chuẩn bị từ trước hoặc tùy theo khả
năng ứng biến của hai bên hát.
Quan họ truyền thống
Quan họ truyền thống chỉ tồn tại ở 49 làng Quan họ gốc ở xứ Kinh Bắc
[7]
Quan họ
truyền thống là hình thức tổ chức sinh hoạt văn hóa dân gian của người dân Kinh Bắc,
với những quy định nghiêm ngặt, khắt khe đòi hỏi liền anh, liền chị phải am tường
tiêu chuẩn, tuân theo luật lệ. Điều này giải thích lý do người dân Kinh Bắc thích thú
"chơi Quan họ", không phải là "hát Quan họ"
[8]
Quan họ truyền thống không có nhạc

đệm và chủ yếu hát đôi giữa liền anh và liền chị vào dịp lễ hội xuân thu nhị kỳ ở các
làng quê. Trong quan họ truyền thống, đôi liền anh đối đáp với đôi liền chị được gọi là
hát hội, hát canh; hát cả bọn, cả nhóm liền anh đối đáp cùng cả nhóm liền chị được gọi
là hát chúc, mừng, hát thờ.
- "Chơi quan họ" truyền thống không có khán giả, người trình diễn đồng thời là người
thưởng thức (thưởng thức "cái tình" của bạn hát). Nhiều bài quan họ truyền thống vẫn
được các liền anh, liền chị "chơi quan họ" ưa thích đến tận ngày nay như : Hừ La ,La
rằng, Tình tang, Bạn kim lan, Cái ả, Cây gạo.
Quan họ mới
Quan họ mới còn được gọi là "hát Quan họ", là hình thức biểu diễn (hát) quan họ chủ
yếu trên sân khấu hoặc trong các sinh hoạt cộng đồng Tết đầu xuân, lễ hội, hoạt động
du lịch, nhà hàng, Thực tế, quan họ mới được trình diễn vào bất kỳ ngày nào trong
năm. Các băng đĩa CD, DVD về quan họ ngày nay đều là hình thức quan họ biểu diễn
trên sân khấu, tức quan họ mới. Quan họ mới luôn có khán thính giả, người hát trao
đổi tình cảm với khán thính giả không còn là tình cảm giữa bạn hát với nhau. Quan họ
mới không còn nằm ở không gian làng xã mà đã vươn ra ở nhiều nơi, đến với nhiều
thính giả ở các quốc gia trên trên thế giới.
Quan họ mới có hình thức biểu diễn phong phú hơn quan họ truyền thống, bao gồm cả
hát đơn, hát đôi, hát tốp, hát có múa phụ họa Quan họ mới cải biên các bài bản
truyền thống theo hai cách: không có ý thức và có ý thức
[9]
Dù ít hay nhiều nhưng
hình thức hát quan họ có nhạc đệm được coi là cách cải biên không có ý thức. Đa số
các bài quan họ mới thuộc dạng cải biên này. Cải biên có ý thức là những bài bản đã
cải biên cả nhạc và lời của bài bản quan họ truyền thống. Loại cải biên này không
nhiều, ví dụ bài "Người ở đừng về" là cải biên từ làn điệu "Chuông vàng gác cửa tam
quan" (Xuân Tứ cải biên).
Hát quan họ với lời mới được nhiều người yêu thích tới mức tưởng nhầm là quan họ
truyền thống như bài "Sông Cầu nước chảy lơ thơ" do Mai Khanh soạn lời mới từ làn
điệu truyền thống "Nhất quế nhị lan". Quan họ mới được ưa thích hơn quan họ truyền

thống không phải do không gian và những sinh hoạt theo lề lối cổ của quan họ không
còn nữa mà một phần do hoạt động "hát quan họ" ngày nay thường được gắn với
chính quyền nhiệm vụ tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá quan họ trên diện rộng.
Các làng Quan họ
Hiện nay, tỉnh Bắc Giang có 23 làng quan họ, tỉnh Bắc Ninh có 44 làng quan họ. Do
chậm trễ, có tới 18 làng Quan họ cổ ở Bắc Giang không kịp đưa vào danh sách đề cử
ban đầu.
[10]
Các làng quan họ Kinh Bắc tồn tại nhiều ở các huyện: Yên Phong, Từ
Sơn, Tiên Du, thành phố Bắc Ninh (còn gọi là quan họ bờ nam sông Cầu thuộc
tỉnh Bắc Ninh)
[11]
và các huyện Việt Yên, Yên Dũng,Hiệp Hòa (còn gọi là quan họ bờ
bắc sông Cầu thuộc tỉnh Bắc Giang).
Trong phạm vi công nhận chính thức ban đầu chỉ gồm có 49 làng Quan họ tồn tại và
phân bố như sau:
[12]

 Huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang gồm 5 làng: Hữu Nghi, Giá Sơn, Mai Vũ, Nội
Ninh, Sen Hồ.
 Huyện Yên Phong gồm 16 làng: Hữu Chấp, Viêm Xá, Ðẩu Hàn, Xuân Ái, Xuân
Ðồng, Xuân Viên, Thượng Ðồng, Thụ Ninh, Ðặng Xá, Khúc Toại, Trà Xuyên,
Ông Mơi, Ðông Yên, Châm Khê, Ðào Xá, Dương Ổ.
 Thành phố Bắc Ninh gồm 14 làng: Cổ Mễ, Phúc Sơn, Y Na, Thị Cầu, Thanh Sơn,
Niềm Xá, Yên Mẫn, Yên Thị Trung, Vệ An, Ỗ Xá, Xuân Ổ, Hòa Đình, Khả Lễ,
Bồ Sơn.
 Thị xã Từ Sơn và Tiên Du gồm 14 làng: Duệ Ðông, Lũng Giang, Lũng Sơn,
Ngang Nội, Hoài Thị, Hoàng Trung, Vân Khám, Bái Uyên, Ném Ðoài, Ném Sơn,
Ném Tiền, Tiêu, Tam Sơn, Hạ Giang.
18 làng Quan họ Bắc Giang được bổ sung sau này gồm 2 làng quan họ Hiệp Hòa, 2

làng quan họ Yên Dũng và 14 làng quan họ Việt Yên đã được công nhận năm 2010
gồm:
[13]

 Huyện Việt Yên gồm 14 làng: Mật Ninh, Quang Biểu, Núi Hiểu, Tam Tầng, Thổ
Hà, Tiên Lát Thượng, Tiên Lát Hạ, Thần Chúc, Yên Ninh, Trung Đồng, Vân Cốc,
Đình Cả, Đông Long, Khả Lý Thượng.
[14]

 Huyện Hiệp Hòa có 2 làng: Xuân Thành và Ngọ Xá.
 Huyện Yên Dũng có 2 làng: Yên Hà và Yên Thịnh.
Làn điệu
Quan họ là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt
Nam
[15]
. Mỗi một bài quan họ đều có giai điệu riêng. Cho đến nay, đã có ít nhất 300
bài quan họ đã được ký âm. Các bài quan họ được giới thiệu mới chỉ là một phần
trong kho tàng dân ca quan họ đã được khám phá. Kho băng ghi âm hàng nghìn bài
quan họ cổ do các nghệ nhân ở các làng quan họ hát hiện vẫn được lưu giữ tại Sở Văn
hóa hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.
Các làn điệu quan họ cổ: La rằng, Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, Giã bạn, Hừ la, La
hời, Tình tang, Cái ả, Lên núi, Xuống sông, Cái hờn, cái ả, Gió mát trăng thanh, Tứ
quý v v v
Trang phục

Mẫu trưng bày bộ trang phục của liền anh và liền chị

Nón quai thao và dải yếm thắm của liền chị
Trang phục quan họ bao gồm trang phục của các liền anh và trang phục của các liền
chị. Trong các lễ hội quan họ có cả những cuộc thi trang phục quan họ

[16]
.
Liền anh mặc áo dài 5 thân, cổ đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài tới quá đầu gối.
Thường bên trong mặc một hoặc hai áo cánh, sau đó đến hai áo dài. Riêng áo dài bên
ngoài thường màu đen, chất liệu là lương, the, hoặc đối với người khá giả hơn thì áo
ngoài may bằng đoạn mầu đen, cũng có người áo dài phủ ngoài may hai lần với một
lần ngoài bằng lương hoặc the, đoạn, lần trong bằng lụa mỏng màu xanh cốm, xanh lá
mạ non, màu vàng chanh gọi là áo kép
[17]
. Quần của liền anh là quần dài trắng, ống
rộng, may kiểu có chân què dài tới mắt cá chân, chất liệu may quần cũng bằng diềm
bâu, phin, trúc bâu
[17]
, hoặc lụa truội màu mỡ gà. Có thắt lưng nhỏ để thắt chặt cạp
quần. Đầu liền anh đội nhiễu quấn hoặckhăn xếp. Thời trước, đàn ông còn nhiều
người búi tó nên phải vấn tóc bằng khăn nhiễu. Sau này phần nhiều cắt tóc, rẽ đường
ngôi nên chuyển sang dùng loại khăn xếp bán sẵn ở các cửa hàng cho tiện. Cùng với
quần, áo, khăn xếp, dép,… các liền anh thường có thêm nón chóp với các dạng chóp
lá thường hoặc chóp dứa, có quai lụa màu mỡ gà. Ngoài ra cũng thường thấy các liền
anh dùng ô đen. Các phụ kiện khác là khăn tay, lược, những "xa xỉ phẩm" theo quan
niệm thời xưa. Khăn tay bằng lụa hoặc bằng vải trắng rộng, gấp nếp và gài trong vành
khăn, thắt lưng hoặc trong túi trong
[17]
.
Trang phục liền chị thường được gọi là "áo mớ ba mớ bảy", nghĩa là liền chị có thể
mặc ba áo dài lồng vào nhau (mớ ba) hoặc bảy áo dài lồng vào nhau (mớ bảy). Tuy
nhiên trong thực tế, các liền chị thường mặc áo mớ ba
[17]
. Về cơ bản trang phục bao
gồm các thành phần: trong cùng là một chiếc yếm có màu rực rỡ thường làm bằng lụa

truội nhuộm. Yếm thường có hai loại là yếm cổ xẻ (dùng cho trung niên) và yếm cổ
viền (dùng cho thanh nữ). Bên ngoài yếm là một chiếc áo cánh màu trắng, vàng, ngà.
Ngoài cùng là những lượt áo dài năm thân, cách phối màu cũng tương tự như ở bộ
trang phục nam nhưng màu sắc tươi hơn. Áo dài năm thân của nữ, có cài khuy, khác
với kiểu tứ thân thắt hai vạt trước
[17]
. Chất liệu để may áo đẹp nhất thời trước là the,
lụa. Áo dài ngoài thường mang màu nền nã như màu nâu già, nâu non, màu đen, màu
cánh dán trong khi áo dài trong thường nhuộm màu khác nhau: màu cánh sen, màu
hoa hiên, màu thiên thanh, màu hồ thuỷ, màu vàng chanh, màu vàng cốm v.v. Áo cánh
mặc trong có thể thay bằng vải phin trắng, lụa mỡ gà
[17]
.
Yếm thường nhuộm màu đỏ (xưa gọi là yếm thắm), vàng thư (hoa hiên), xanh da trời
(thiên thanh), hồng nhạt (cánh sen), hồ thủy (xanh biển) Giải yếm to buông ngoài
lưng áo và giải yếm thắt vòng quanh eo rồi thắt múi phía trước cùng với bao và thắt
lưng
[17]
. Bao của các cô gái quan họ xưa thường sử dụng chất liệu sồi se, màu đen, có
tua bện ở hai đầu bao, khổ rộng, có thể đựng túi tiền mỏng ở trong bao rồi thắt gọn
ngang eo, luồn qua lưng áo dài, bó chặt lấy ba thân áo trước, thắt múi to để che phía
trước bụng
[17]
. Thắt lưng thường là loại bao nhỏ bằng chừng 1/3 bao, dùng để thắt chặt
cạp váy vào eo. Cũng tương tự yếm, thắt lưng làm bằng lụa nhuộm các màu tươi sáng
như màu hoa lựu, màu hoa đào, màu hoa hiên tươi, màu hồ thủy. Thắt lưng cũng buộc
múi ra phía trước để cùng với múi bao, múi giải yếm tạo nên những múi hoa màu sắc
phía trước người con gái
[17]
.

Liền chị mặc váy váy sồi, váy lụa, đôi khi có người mặc váy kép với váy trong bằng
lụa, vải màu, lương, the, đoạn; váy ngoài bằng the, lụa
[17]
. Váy màu đen. Người biết
mặc váy khéo là không để váy hớt trước, không để váy quây tròn lấy người như mặc
quần mà phải thu xếp sao cho phía trước rủ hình lưỡi chai xuống gần tới mu bàn chân,
phía sau hơi hớt lên chớm tầm đôi con khoai phía gót chân
[17]
.
Liền chị mang dép cong làm bằng da trâu thuộc theo phương pháp thủ công; có một
vòng tròn bằng da trên mặt dép để xỏ ngón chân thứ hai khiến khi đi lại, không rơi
được dép. Mũi dép uốn cong và người thợ làm dép phải biết nện, thuộc cho mũi dép
cứng, như một lá chắn nhỏ, che dấu đầu các ngón chân
[17]
. Ngoài áo, quần, thắt lưng,
dép, người liền chị còn chít khăn mỏ quạ, đội nón quai thao, và thắt lưng đeo dây xà
tích.
Bảo tồn Quan họ
Quan họ là một loại hình dân ca phong phú về giai điệu. Quan họ được lưu truyền
trong dân gian từ đời này sang đời khác qua phương thức truyền khẩu. Phương thức
này là một yếu tố giúp cho Quan họ trở thành một loại hình dân ca có số lượng lớn bài
hát với giai điệu khác nhau. Tuy nhiên, cũng chính phương thức này đã làm cho các
bài Quan họ lưu truyền trong dân gian bị biến đổi nhiều, thậm chí khác hẳn so với ban
đầu. Nhiều giai điệu cổ đã mất hẳn. Mặc dù sự thay đổi này cũng làm cho Quan họ
phát triển, nhưng ở trong bối cảnh văn hóa Phương Tây đang xâm nhập mạnh mẽ
vào Việt Nam, vấn đề bảo tồn nguyên trạng Quan họ trong từng giai đoạn phát triển là
việc làm cấp thiết.
Từ những năm 70 của Thế kỷ XX, Sở Văn hóa Hà Bắc đã tiến hành sưu tầm Quan họ.
Hàng nghìn bài Quan họ, bao gồm cả các dị bản đã được ghi âm tại các làng quan họ,
với giọng hát của hàng trăm nghệ nhân. Sau khi sàng lọc và lựa chọn, nhạc sỹ, nhà

nghiên cứu Hồng Thao đã ký âm thành bản nhạc, có bổ sung thêm một số ký tự riêng
đặc trưng cho giai điệu Quan họ. Khoảng 300 bài Quan họ hay nhất đã được Nhà xuất
bản Âm nhạc in thành sách. Tuy nhiên, hàng nghìn bài Quan họ đã được ghi âm, do
các cụ nghệ nhân (đã mất) hát, phải được bảo quản cực kỳ cẩn thận. Sở Văn hóa thể
thao du lịch Bắc Ninh và Bắc Giang chịu trách nhiệm lưu giữ các cuốn băng này cần
phải số hóa toàn bộ để có thể lưu giữ một cách dài lâu cho thế hệ mai sau, đó cũng là
tài liệu văn hóa cần bảo tồn giúp các làn điệu quan họ sống mãi.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×