BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KHAI THÁC HÀNG HẢI
TRẦN THỊ HƯƠNG
ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG TÀU THUYỀN; MÁY ĐỘNG LỰC;
THIẾT BỊ TÀU, TRANG BỊ CỨU THỦNG CHO NGHỀ CÂU CÁ
NGỪ ĐẠI DƯƠNG NHÓM CÔNG SUẤT 45-90CV CỦA PHƯỜNG
VĨNH PHƯỚC TP NHA TRANG TỈNH KHÁNH HÒA.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: An toàn hàng hải
Nha Trang, tháng 10 năm 2007.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KHAI THÁC HÀNG HẢI
TRẦN THỊ HƯƠNG
ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG TÀU THUYỀN; MÁY ĐỘNG LỰC;
THIẾT BỊ TÀU, TRANG BỊ CỨU THỦNG CHO NGHỀ CÂU CÁ
NGỪ ĐẠI DƯƠNG NHÓM CÔNG SUẤT 45-90CV CỦA PHƯỜNG
VĨNH PHƯỚC TP NHA TRANG TỈNH KHÁNH HÒA.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: An toàn hàng hải
CBHD: T.S TRẦN ĐỨC PHÚ
Nha Trang, tháng 10 năm 2007.
LỜI CẢM ƠN!
Trước hết xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới gia đình.
Trong suốt thời gian học và thực tập tôi nhận được rất nhiều sự động viên
giúp đỡ của các tập thể và cá nhân. Xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy giáo trong
Khoa Khai Thác Hàng Hải, chính tình cảm và sự ưu ái của các Thầy dành cho tôi -
cô nữ sinh viên duy nhất của khoá học 2003-2008 là điều khiến tôi quyết tâm ở lại
khoa theo học và học tốt.
Xin gửi lời cảm ơn tới:
UBND phường Vĩnh Phước.
Chi cục khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Khánh Hoà.
Công ty Bảo Việt Khánh Hòa.
Bà con ngư dân phường Vĩnh Phước đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ trong thời
gian tìm hiểu thực tế.
Thầy giáo T.S Phan Trọng Huyến.
Thầy giáo T.S Nguyễn Đức Sĩ.
Thầy giáo T.S Trần Đức Phú, người đã dầy công hướng dẫn tôi hoàn thành đồ
án tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Trần Thị Hương.
Nha Trang, tháng 10 năm 2007.
LỜI NÓI ĐẦU
Nghề câu cá ngừ đại dương ở Khánh Hoà phát triển mạnh mẽ trong những
năm gần đây. Sản lượng cao, giá trị xuất khẩu lớn đã làm chuyển dịch cơ cấu nghề
nghiệp trong cộng đồng ngư dân ven biển. Nghề câu cá ngừ đại dương là nghề chủ
lực trong khai thác hải sản xa bờ, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và
bảo vệ an ninh chủ quyền quốc gia vùng biển xa bờ.
Bên cạnh đó nghề câu cá ngừ đại dương tại Khánh Hoà cũng có nhiều hạn chế
về năng lực khai thác của tàu thuyền, thiết bị tàu, máy động lực chưa phù hợp với
ngư trường và mùa vụ khai thác. Sự thiếu thông tin về mùa vụ, đối tượng đánh bắt,
bảo quản sản phẩm sau thu hoạch còn thô sơ, giá cả cá ngừ chưa được đảm
bảo…Trước thực trạng đó Bộ Thuỷ Sản và UBND tỉnh Khánh Hoà phối hợp tổ
chức hội thảo “Quản lý, khai thác và tiêu thụ cá ngừ đại dương” nhằm thảo luận và
đánh giá đúng tình hình và tìm biện pháp khắc phục những tồn tại để đưa nghề khai
thác cá ngừ đại dương là nghề sản xuất chủ lực và phát triển bền vững ở tỉnh Khánh
Hoà nói riêng và cả nước nói chung.
Để góp phần vào việc đánh giá đúng tình hình nghề khai thác cá ngừ đại
dương tỉnh Khánh Hoà, tôi được nhà trường giao cho thực hiện đồ án tốt nghiệp với
đề tài: “Điều tra hiện trạng tàu thuyền; máy động lực; thiết bị tàu, trang bị cứu
thủng cho nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 45-90cv của phường Vĩnh
Phước Tp. Nha Trang tỉnh Khánh Hòa.”
Sau thời gian tìm hiểu thực tế, đi lấy số liệu và tìm hiểu các tài liệu có liên
quan, nay đồ án tốt nghiệp của tôi đã hoàn thành với các phần sau:
Chương 1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Chương 2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4 Kết luận và khuyến nghị
Do lần đầu tiếp xúc với công tác nghiên cứu khoa học nên có nhiều khó khăn,
bỡ ngỡ vì vậy đồ án của tôi còn nhiều hạn chế hoặc vấn đề nghiên cứu chưa sâu mà
chủ quan tôi chưa nhận thấy. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý
Thầy và các bạn sinh viên để tôi có được những kiến thức bổ ích về vấn đề nghiên
cứu trên.
Nha Trang, tháng 10 năm 2007.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. TỔNG QUAN NGHỀ CÁ TỈNH KHÁNH HOÀ
1.1 Tình hình về kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa
Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên và cơ sở hạ tầng của tỉnh Khánh Hòa
1.1.1.1 Vị trí địa lý
Khánh Hòa là tỉnh nằm ở vùng cực Nam Trung Bộ kéo dài từ vĩ độ 11
0
50
’
00N
đến 12
0
54
’
00N . Phía bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh ĐắcLắc và Lâm
Đồng, phía Nam giáp Ninh Thuận và phía đông giáp biển đông. Với diện tích tự
nhiên 5258 km
2
có hơn 520 km đường bờ biển và 135 km đường bờ ven đảo. Điểm
cực đông của Khánh Hòa cũng là điểm cực đông của Tổ quốc vì vậy thuận lợi cho
công việc khai thác thủy sản nhất là khai thác xa bờ.
Biển Khánh Hòa có trên 200 đảo lớn nhỏ với 32 đảo ven bờ có 19 đảo diện
tích từ 0.05 km
2
lên tới tổng diện tích khoảng 49 km
2
. Bên cạnh hệ thống đảo là các
vịnh có độ sâu lớn dưới 16m, như vịnh Vân Phong-Bến Gỏi có diện tích 503km
2
độ
sâu dưới 30m, vịnh Nha Trang có diện tích 249km
2
độ sâu dưới 16m, vịnh Cam
Ranh diện tích 185km
2
độ sâu dưới 25m. Khánh Hòa được khai thác và quản lý
huyện đảo Trường Sa là điều kiện thuận lợi để thủy sản của tỉnh vươn ra làm chủ
biển khơi.
Khánh Hòa nằm ở trung tâm trục Bắc-Nam (quốc lộ 1A và đường sắt xuyên
Việt), với sân bay Cam Ranh việc đi lại giữa Khánh Hòa - Tp. Hồ Chí Minh hết
khoảng 1 giờ, Khánh Hòa – Hà Nội hết khoảng 2 giờ. Vịnh Vân Phong được xây
dựng thành cảng trung chuyển dầu khí quốc tế, cảng Nha Trang, cảng Cam Ranh
tạo cho Khánh Hòa một lợi thế vượt trội trong giao lưu khu vực và Quốc tế.
Địa hình tương đối phức tạp, mặt đất có độ dốc dần từ Tây sang Đông, phía
Tây là dẫy núi cao còn phía Đông là đồng bằng duyên hải bị cắt nhỏ thành ô bởi các
dãy núi chạy sát ra biển.
Khánh Hòa có 01 thành phố tỉnh lỵ Nha Trang là đô thị hạng hai, 01 thị xã
Cam Ranh và 07 huyện Cam Lâm, Vạn Ninh, Ninh Hòa, Diên Khánh, Khánh Sơn,
Khánh Vĩnh, Trường Sa.
1.1.1.2 Khí hậu thủy văn
Khánh Hòa vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính
chất khí hậu đại dương nên tương đối ôn hòa. Nhiệt độ trung bình 26.4
0
c, độ ẩm
70% đến 80%, lượng mưa trung bình từ 1300 đến 1700mm. Mùa có nhiệt độ cao
kéo dài từ tháng 5-9, mùa có nhiệt độ thấp nhất kéo dài từ tháng 12-2. Ở Khánh Hòa
không có mùa đông rõ rệt chỉ có một mùa mưa từ tháng 9-12 lượng mưa đạt
1000mm và mùa khô kéo dài từ tháng 1-8.
Nhiệt độ nước biển tầng mặt có giá trị trung bình cực đại là 31.3
0
c và cực tiểu
là 23.4
0
c, độ mặn cực đại là 35.82
0
/
00
và cực tiểu là 30.11
0
/
00
. Khánh Hòa là tỉnh ít
chịu ảnh hưởng của những cơn bão.
1.1.1.3 Hệ thống sông ngòi
Hệ thống sông ngòi của tỉnh nhỏ, ngắn và dốc bắt nguồn từ dẫy Trường Sơn
đổ ra biển nên ít mang phù du sinh vật. Hai sông lớn có trữ lượng nước phong phú
nhất tỉnh là sông cái Nha Trang có lưu vực khoảng 1800 km
2
và sông Dinh ở Ninh
Hòa tới 3000 km
2
. Điều kiện tự nhiên tạo cho Khánh Hòa 1000 ha hồ chứa nước
phục vụ cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
1.1.1.4 Nhân lực
Tỉnh Khánh Hòa có khoảng 1300000 người, bao gồm các dân tộc Việt,
RaGlai, Hoa và Cơho trong đó lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm khoảng 50%.
Trường đại học Nha Trang (trước là đại học Thủy Sản) là trường đại học đa
ngành, đa cấp học với các chuyên ngành thủy sản truyền thống là thế mạnh mũi
nhọn của trường.
Ngoài ra còn có các trường đại học quân sự lớn như Học viện Hải quân, Sỹ
quan thông tin, Chỉ huy kỹ thuật bay…
Bên cạnh các trường đại học là các trường cao đẳng như Mẫu giáo Trung
Ương II, Sư phạm Nha Trang, Văn hóa nghệ thuật và du lịch…
Các trường trên đã đào tạo cho tỉnh Khánh Hòa nói riêng và cả nước nói
chung một nguồn lao động trẻ dồi dào, có trình độ cao, có năng lực làm việc tốt,
tâm huyết với nghề.
1.1.2 Các hoạt động kinh tế chính của tỉnh Khánh Hòa
1.1.2.1 Công nghiệp
Đã hình thành và phát triển các ngành sản xuất công nghiệp như: Công nghiệp
sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản, giầy dép, đóng tàu,
chế biến thủy sản, may mặc…Ngoài ra Khánh Hòa có các tiềm năng lớn khác như:
Nhiều bãi cát trắng ở Đầm Môn dùng để chế tạo pha lê, cáp quang, thủy tinh…Có
khoáng sản titan kim loại ít bị oxy hóa có thể dùng để chế tạo vỏ tàu vũ trụ…
1.1.2.2 Thuỷ sản
Với hơn 520 km đường bờ biển và hơn 135 km đường bờ ven đảo cùng với
vùng lãnh hải rộng lớn Khánh Hòa có nguồn lợi hải sản phong phú và có giá trị kinh
tế cao như cá ngừ đại dương, tôm hùm, mực, yến sào…Hiện nay số lượng tàu
thuyền đánh bắt là 6271 chiếc với tổng công suất 213840 mã lực (9/2007), sản
lượng cho phép khai thác trong tỉnh nhỏ hơn 100000 tấn. Diện tích nuôi trồng thủy
sản được mở rộng trên 7500 ha bằng các chính sách khuyến ngư, phát huy thế mạnh
của tỉnh là có ngành chế biến thủy sản đứng thứ ba trong cả nước (sau Cà Mau, Sóc
Trăng). Khánh Hòa tiếp tục nâng cao trình độ công nghệ và đa dạng hóa các sản
phẩm có giá trị, mở rộng các thị trường xuất khẩu mới tại EU và Bắc Mỹ, phấn đấu
đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản đạt 310 triệu USD với tổng sản
phẩm trên 57000 tấn trong đó tỷ lệ hàng siêu thị chiếm 50%.
1.1.2.3 Nông nghiệp
Các đồng bằng trong tỉnh bị xẻ ô vuông do núi chạy sát ra biển, sông suối ít
mang phù sa, gần biển nên các đồng bằng bị nhiễm mặn, diện tích đất là 67700 ha
rất nhỏ vì vậy sản lượng lúa không cao và cây lúa không phải là cây chủ lực, là thế
mạnh của tỉnh.
1.1.2.4 Du lịch
Du lịch là thế mạnh của tỉnh Khánh Hòa nổi tiếng với những cảnh đẹp thiên
nhiên, năm 2003 Nha Trang được công nhận là 1 trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới.
Khánh Hòa là tỉnh nằm ở cửa ngõ ra biển của duyên hải Nam Trung Bộ, Tây
Nguyên và các lục địa châu Á, lại cách không xa Tp. Hồ Chí Minh nên có điều kiện
thuận lợi để phát triển du lịch.
Bờ biển Nha Trang có nhiều bãi tắm đẹp như đầm Nha Phu đến Lương Sơn,
Cầu Đá, Bãi Tiên…Cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, di tích lịch sử, văn hóa phong
phú đặc biệt là vịnh Vân Phong được coi là một trong những điểm du lịch đẹp nhất
Việt Nam. Các địa điểm du lịch là Hòn Tre, Hòn Tằm, Hòn Khói, Hòn Mun, suối
Hoa Lan, Tháp Bà, thác Giang Bay…
1.1.2.5 Lâm nghiệp và khoáng sản
Diện tích rừng 155.8 nghìn ha rừng, trữ lượng gỗ 18.5 triệu m
3
, trong đó có
64.8% là rừng sản xuất, 34% rừng phòng hộ và 1.2% là rừng đặc dụng. Tuy rừng là
thế mạnh của tỉnh Khánh Hòa xong việc khai thác bừa bãi trong một vài năm qua
làm tài nguyên rừng cạn kiệt.
Có nhiều chủng loại khoáng sản như than bùn, cao lanh, nước khoáng, đá
granít, vùng sa khoáng, đá, cát, vôi…Tuy nhiên các dạng khoáng sản này mới khai
thác ở dạng nhỏ lẻ chứ chưa được khai thác và chế biến công nghiệp. Trong các loại
khoáng sản đó đáng chú ý là đá granít trữ lượng 2 tỷ tấn, inmemhít trữ lượng 26 vạn
tấn, đá thủy tinh ở Cam Ranh trữ lượng 34.3 triệu tấn.
1.1.3 Nhận xét
Khánh Hòa là tỉnh ven biển Miền Trung các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho
phát triển kinh tế tại địa phương.
Thủy sản được xác định là một ngành kinh tế giữ vai trò quan trọng trong phát
triển kinh tế tại Khánh Hòa. Trong những năm gần đây ngành thủy sản đã phát huy
thế mạnh và tiềm năng của biển, giải quyết nhiều công ăn, việc làm cho người lao
động. Chất lượng cuộc sống của ngư dân và các cán bộ công nhân viên trong ngành
thủy sản ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Công nghiệp của tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng khá, đã hình thành và phát triển
một số ngành công nghiệp phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, giải quyết
việc làm cho người lao động.
Du lịch là một ngành công nghiệp không khói mũi nhọn của tỉnh Khánh Hòa,
ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Kèm theo du lịch
là các loại hình dịch vụ không những giải quyết việc làm cho người lao động mà
hàng năm mang về cho tỉnh một nguồn thu lớn.
Khánh Hòa là tỉnh ít chịu sự tàn phá của những cơn bão là điều kiện để kinh tế
của tỉnh phát triển mạnh mẽ với kinh tế mũi nhọn là du lịch-dịch vụ, thủy sản, công
nghiệp và khai thác khoáng sản nhưng tất cả đều phải chú trọng đến khai thác hợp
lý và bền vững.
1.2 Phân bố dân cư nghề cá theo đơn vị hành chính
Sự phân bố dân cư nghề cá theo đơn vị hành chính không đồng đều, không
phải tất cả những huyện, thị trong tỉnh đều phát triển nghề cá, mà chỉ những địa bàn
gần biển mới phát triển nghề cá. Gần biển, gần sông lớn là điều kiện thuận lợi để
cho tàu thuyền vào neo đậu, tiện cho việc trông nom sửa chữa tàu, ngư lưới cụ, vận
chuyển lương thực thực phẩm, nguyên nhiên liệu, sản phẩm đánh bắt lên xuống
tàu…
Bảng 1.1: Phân bố dân cư nghề cá theo đơn vị hành chính
T.p Nha Trang
S: 252 km
2
Tx. Cam Ranh
S: 688.05 km
2
H. Vạn Ninh
S: 549.9 km
2
H. Ninh Hoà
S: 1191.09 km
2
P. Vĩnh Phước X. Cam Bình X. Đại Lãnh X. Ninh Hải
P. Vĩnh Thọ P. Cam Linh X. Vạn Thọ X. Ninh Diêm
P. Xương Huân P. Cam Lợi X. Vạn Long X. Ninh Thuỷ
P. Vĩnh Nguyên TT. Ba Ngòi X. Vạn Phước X. Ninh Phước
P. Vĩnh Trường P. Cam Thuận X. Vạn Thắng X. Ninh Vân
X. Phước Đồng X. Cam Phú TT. Vạn Giã X. Ninh Ích
X. Cam Phúc Bắc X. Vạn Hưng X. Ninh Lộc
X. Cam Phúc Nam X. Vạn Lương X. Ninh Hà
X. Cam Hải Đông X. Vạn Thạnh X. Ninh Phú
X. Cam Lập
X. Cam Thành Bắc
1.3 Năng lực tàu thuyền nghề cá
Bảng 1.2: Năng lực tàu thuyền nghề cá tỉnh Khánh Hoà
Phân loại theo nghề chính STT
Phân loại tàu thuyền
theo công suất
T
ổng số
tàu cá
(chiếc)
Kéo
Vây Rê câu Nghề
khác
Ghi chú
Tổng số tàu cá 5424 tàu, tổng công suất là 216775cv bình quân xấp xỉ khoảng
40cv/chiếc với tổng số lao động 20341 người.
Trong đó tàu đủ năng lực đánh bắt xa bờ công suất từ 90cv trở lên có 369 tàu
chiếm 6.8%, hiện nay xu hướng đóng mới tàu có công suất >90cv ngày càng nhiều
vì nguồn lợi gần bờ đã bị cạn kiệt. Nghề chính của nhóm tàu này là lưới cản (lưới
rê), lưới kéo, câu khơi…Đặc biệt trong những năm gần đây nghề câu cá ngừ đại
dương ở Khánh Hoà phát triển thì nhóm tàu này đóng vai trò chủ đạo. Tàu đóng
mới trên 90cv đang dần thay thế nhóm tàu cũ, công suất nhỏ. Trong 2 năm 2004 và
2005 toàn tỉnh đóng mới 110 chiếc tàu có công suất trên 90cv trở lên chiếm 57
chiếc; nâng cấp thay máy chính và trang thiết bị là 226 chiếc thì có 93 chiếc có công
suất từ 90cv trở lên.
Nhóm tàu có công suất < 20cv chiếm tỷ trọng lớn nhất (50%), do nhiều năm
qua nghề nuôi phát triển gần bờ đặc biệt là nghề nuôi tôm hùm lồng nên 70% nhóm
tàu này phục vụ cho hậu cần về nuôi tôm, còn lại một số tàu khai thác ven bờ, làm
nghề trong đèn.
Nhóm tàu có công suất từ 20cv -< 50cv hoạt động khai thác tuyến ven bờ
(chiếm 29%), sản lượng khai thác của nhóm tàu này càng ngày càng giảm. Hoạt
động khai thác của nhóm tàu này mang tính chất huỷ diệt các loài sinh sống ở ven
bờ. Hiện nay Nhà nước đang cấm khai thác dưới hình thức như chất nổ, xung điện,
lưới kéo đáy gần bờ…
Nhóm tàu có công suất từ 50 -< 90cv chiếm 14.5% , nhóm này trước đây
cũng tham gia vào nghề câu cá ngừ đại dương nhưng hiện nay không làm nưa, có
1 Không gắn máy 7 2 1 4
2 Ne < 20cv 2684 104 200 235
186
1959
3 Ne từ 20-<50cv 1578 266 221 207
105
779
4 Ne từ 50-<90cv 786 289 270 127
77 23
5 Ne từ 90-<150cv 312 88 61 86 60 17
6 Ne từ 150-<400cv 54 13 3 24 10 4
7 Ne >400cv 3 3
Tổng cộng 5424 762 755 679
442
2786
nghề khác:
nghề chủ,
mành, pha
xúc, dịch
vụ hậu cần
nghề cá và
nuôi trồng
thuỷ sản
chăng thì chỉ còn một vài tàu làm. Nghề chính của nhóm tàu này là câu mực, mành
đèn, giã cào…
Về trang thiết bị trên tàu: Đa số ngư dân mua máy chính đã qua sử dụng và bị
thải loại ở nước ngoài về tân trang sửa chữa lại rồi lắp cho tàu mình. Chất lượng
máy sau khi tu sửa đạt khoảng 80% - 90% , máy vẫn hoạt động tốt mà giá cả lại phù
hợp với túi tiền của ngư dân, vì cuộc sống của họ còn nghèo nên âu cũng là “cũ
người mới ta”. Các trang thiết bị khai thác trên tàu, truyền động cơ khí, trang bị
hàng hải…đều không đông bộ.
Về thiết bị lạnh để bảo quản sản phẩm: Sau khi sản phẩm đánh được sẽ được
bỏ vào hầm và làm lạnh bằng nước đá xay để ướp cá chứ chưa có hệ thống làm lạnh
từ nước biển hoặc thiết bị làm đá vẩy.
Về trang bị an toàn hàng hải: Tàu nhỏ hơn 20cv thì không kiểm tra an toàn kỹ
thuật hàng năm do vậy ngư dân không trang bị phao cứu sinh Tàu có công suất trên
20cv hàng năm phải kiểm tra an toàn nên việc trang bị cứu sinh, cứu hoả, cứu
thủng, đèn hàng hải đầy đủ hơn đặc biệt là khối tàu có công suất từ 90cv trở lên
khai thác xa bờ. Việc trang bị an toàn hàng hải phải tiến hành nghiêm ngặt theo tiêu
chuẩn ngành.
Về lực lượng lao động: Ngư dân làm việc trên tàu theo kinh nghiệm là chính,
vì điều kiện kinh tế khó khăn nên họ không được đào tạo qua trường lớp.
1.4 Ngư trường hoạt động.
Ngư trường hoạt động của tàu thuyền tỉnh Khánh Hoà là ven biển Việt Nam.
Cụ thể:
Tàu làm nghề giã cào đôi thì ngư trường là Ninh Thuận, Bình Thuận ở độ sâu
50 đến 160m.
Tàu làm nghề giã cào đơn ngư trường là vùng biển Khánh Hoà như Đại Lãnh,
Cam Ranh, Vân Phong ở độ sâu 16 đến 40m.
Tàu làm nghề rê trôi <90cv ngư trường hoạt động là ngoài khơi Khánh Hoà
cách bờ 10 đến 50 hải lý, số ngày đi biển 4 đến 7 ngày/chuyến.
Tàu làm nghề rê trôi từ 90cv đến 400cv ngư trường hoạt động là Vũng Tàu,
Côn Đảo, Trường Sa, Kiên Giang số ngày đi biển là 15 đến 20 ngày/chuyến.
Tàu làm nghề trủ rút ngư trường hoạt động là Khánh Hoà, tàu chiều đi sáng
hôm sau về để bán sản phẩm.
Tàu làm nghề vây rút chì (vây ánh sáng) ngư trường hoạt động là Khánh Hoà,
Ninh Thuận.
Tàu làm nghề rê đáy ngư trường hoạt động là Khánh Hoà, Ninh Thuận ở độ
sâu 64 đến 190m.
Tàu làm nghề mành ngư trường hoạt động là Khánh Hoà (độ sâu thả lưới 30
đến 100m), tàu đi lúc 15h-16h, sáng hôm sau 7h về bến cá để bán sản phẩm.
Tàu làm nghề câu cá ngừ đại dương 90cv đến 400cv ngư trường hoạt động là
đảo Hoàng Sa đến Trường Sa (từ 7
0
00
’
N đến 17
0
00
’
N và 110
0
00
’
E trở ra). Nhiều tàu
còn đánh bắt sang vùng biển của Indonesia và Philippines.
Tàu làm nghề câu tay ngư trường hoạt động là ven biển Khánh Hoà.
Tàu làm nghề pha xúc, ngư trường là Khánh Hoà, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình
Thuận.
Tàu làm nghề lưới cước, soi đèn, nghề khác ngư trường là ven biển Khánh
Hoà.
Như vậy, nhìn chung ngư trường mà tàu thuyền trong tỉnh hoạt động nằm
trong 2 ngư trường lớn:
Ngư trường Trung Bộ giới hạn từ 11
0
30
’
N đến 17
0
00
’
N, kéo dài từ Cửa Tùng
đến Phan Rang. Đây là thềm lục địa hẹp và dốc nhất Việt Nam, đáy chủ yếu là bùn
cát pha vỏ sò, độ sâu thay đổi đột ngột (cách bờ từ 30 đến 35 hải lý độ sâu có thể
đạt tới 1000 đến 2000m). Vùng này thời tiết hết sức khắc nghiệt thường xuyên chịu
ảnh hưởng của những trận bão, áp thấp nhiệt đới vào mùa hè, gió mùa đông bắc
mạnh vào mùa đông. Trữ lượng hải sản 606000 tấn, cho phép khai thác 243000 tấn.
Nghề khai thác chủ yếu ở vùng này là vây, rê, mành, vó và lưới kéo.
Ngư trường Đông Nam Bộ kéo dài từ Ninh Thuận đến Cà Mau (6
0
00
’
N đến
11
0
30
’
N), đây là ngư trường có thềm lục địa rộng, độ dốc lớn và bằng phẳng độ sâu
trung bình 30 đến 60m. Thời tiết khí hậu tương đối ổn định, ít bị ảnh hưởng của
những cơn bão. Trữ lượng 2186000 tấn, khả năng khai thác cho phép 834000 tấn,
đây là ngư trường lớn nhất và chất lượng nhất Việt Nam. Nghề khai thác chủ yếu là
vây, rê, câu, đặc biệt là câu cá ngừ đại dương.
1.5 Sản lượng khai thác theo nghề, tàu, năm của tỉnh
Hiện nay sở Thuỷ sản Khánh Hoà chưa có bảng thống kê sản lượng theo nghề/
tàu/năm mà chỉ có bảng thống kê sản lượng khai thác theo tấn/cv/năm của tỉnh
trong vòng 7 năm từ năm 2000 đến 2006:
Bảng 1.3: Sản lượng khai thác theo tàu, năm của tỉnh
Năm
Số lượng thuyền
máy (chiếc)
Tổng công
suất (cv)
Tổng sản
lượng (tấn)
Năng suất trung
bình (tấn/cv/năm)
2000
3410 105028 65000 0.61
2001
3440 113178 66130 0.58
2002
3423 123900 67600 0.54
2003
3475 122602 66095 0.53
2004
3495 127260 59700 0.46
2005
5424 216775 66190 0.31
2006
5733 195458 65000 0.33
54000
56000
58000
60000
62000
64000
66000
68000
70000
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
năm
tổng sản lượng (tấn)
Hình 1.2: Biểu đồ tổng sản lượng khai thác hải sản qua các năm 2001-2006.
Qua hình 1.2 nhận thấy tổng sản lượng qua các năm lúc tăng nhưng không
đáng kể và lúc giảm xuống rất nhanh. Sản lượng tăng không phải do trữ lượng
nguồn lợi thuỷ sản tăng mà do tàu thuyền và tổng công suất tăng lên. Cụ thể năm
2000 có 3410 tàu thuyền với tổng công suất là 105028cv và tổng sản lượng khai
thác là 65000 tấn, nhưng đến năm 2004 có 3495 tàu thuyền với tổng công suất là
127260cv thế nhưng tổng sản lượng chỉ còn 59700 tấn giảm 5300 tấn. Đến năm
2006 thì tổng sản lượng tuy có bằng năm 2000 là 65000 tấn, nhưng số lượng tàu
thuyền là 5733 chiếc hơn so với năm 2000 là 2323 chiếc, và tổng công suất là
195458cv hơn năm 2000 là 90430cv. Điều này cho thấy nguồn lợi đang ngày càng
cạn kiệt nghiêm trọng, nếu không có một giải pháp khai thác bền vững và bảo tồn
nguồn lợi thì rất có thể trong tương lai không xa không còn nguồn lợi để đánh bắt.
1.6 Lao động nghề khai thác hải sản theo nghề, tuổi, học vấn
Sở Thuỷ Sản chưa có một bản báo cáo cụ thể nào về lao động khai thác hải
sản theo nghề, tuổi, học vấn mà chỉ có một báo cáo chung về tình hình lực lượng lao
động. Hiện nay trong toàn tỉnh có khoảng 20500 lao động làm nghề khai thác hải
sản trong tổng số khoảng 64000 lao động nghề cá, chiếm khoảng 32% tổng số lao
động làm việc ở các lĩnh vực khác trong ngành thuỷ sản. Lao động trong nghề cá có
trình độ thấp nhất so với tất cả các nghề, là loại lao động được xếp vào nặng nhọc
nhất, trình độ của người làm việc trên tàu chỉ dừng lại ở việc biết đọc biết viết, hầu
hết họ chưa tốt nghiệp phổ thông cơ sở (cấp II). Đây cũng là mặt hạn chế rất lớn
trong việc thực thi pháp luật, giải quyết các thủ tục tàu thuyền hay nhiều việc có
liên quan.
Lao động trên tàu cá có độ tuổi từ 18 đến 40 chiếm khoảng 60%, đây là độ
tuổi mà sức khoẻ dồi dào nhất để có thể làm việc hiệu quả nhất. Trên 40 tuổi sức
khỏe đã yếu không thể làm được những công việc nặng nhọc trên tàu nên đa số họ
chuyển sang nghề khác ở trên bờ để phù hợp với sức khoẻ của mình. Nhỏ hơn 16
tuổi còn quá yếu để làm những công việc nặng nhọc trên tàu và chưa đủ kinh
nghiệm để làm, theo lên tàu chỉ để làm phụ bếp, học hỏi người lớn làm việc. Vì vậy
trình độ nghề nghiệp của họ phần lớn được đào tạo theo phương thức “cha truyền
con nối”, xem làm nhiều, đi biển nhiều và thực hành nhiều thì biết chứ không qua
trường lớp đào tạo nào.
Đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng thiếu các kiến thức cơ bản để phát huy có
hiệu quả các thiết bị máy móc hàng hải, thiết bị khai thác, các kiến thức về luật
hàng hải còn hạn chế đã ảnh hưởng đến hoạt động khai thác ở những ngư trường xa
bờ nhiều tàu đã bị nước ngoài bắt vì không chấp hành luật. Có bằng thuyền trưởng,
máy trưởng là do họ đi học các lớp đào tạo của sở Thuỷ Sản hoặc các trường đầu
ngành về thuỷ sản giảng dậy và cấp phép.
1.7 Những chủ trương, chính sách, định hướng phát triển nghề cá của địa
phương
1.7.1 Nội dung chiến lược phát triển nghề cá của địa phương đến năm 2010:
a) Điều chỉnh cơ cấu nghề khai thác hải sản ven bờ, xa bờ một cách hợp lý trên
cơ sở bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
Mục tiêu:
Ưu tiên phát triển nghề khai thác xa bờ, giảm dần số lượng tàu nhỏ khai thác
ven bờ đảm bảo hài hoà giữa khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Bên cạnh đó
phải chuyển đổi nghề nghiệp đối với ngư dân ven biển bị dư thừa để nâng cao mức
sống cho ngư dân.
Biện pháp triển khai:
Thống kê lại số lượng tàu thuyền, quản lý tốt việc cấp phép hoạt động cho tàu
cá, giảm cường lực khai thác gần bờ, phát triển khai thác xa bờ.
Phát triển và quản lý có hiệu quả các khu bảo tồn dựa vào cộng đồng, phối
hợp với các lực lượng Hải Quân, Biên phòng triển khai tốt công tác cứu hộ cho ngư
dân khi gặp sự cố trên biển.
b) Xây dựng cơ sở hậu cần-dịch vụ-chế biến và tiêu thụ sản phẩm khai thác.
Mục tiêu:
Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Biện pháp triển khai:
Đầu tư, xây dựng và quản lý tốt các bến cá, chợ cá, mở rộng hình thức ký kết
hợp đồng bao tiêu sản phẩm giữa các đơn vị khai thác và tiêu thụ, hình thành hệ
thống chợ cá bán đấu giá.
Thành lập các tổ để hỗ trợ giúp đỡ nhau trong quá trình khai thác và tiêu thụ
sản phẩm, tăng cường công tác thông tin thị trường, phát triển các hình thức liên kết
liên doanh.
c) Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nghề khai thác thuỷ sản
Mục tiêu:
Đào tạo tốt nguồn nhân lực bao gồm đội ngũ quản lý, kỹ thuật, đội ngũ công
nhân và nâng cao trình độ cho ngư dân.
Biện pháp triển khai:
Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý có chuyên môn sâu để theo được yêu cầu
ngày càng cao của khoa học kỹ thuật hiện đại.
Đào tạo lực lượng thuyền trưởng, thuyền viên có đủ kiến thức để làm chủ
được các trang thiết bị, máy móc trang bị trên tàu.
Tăng cường công tác khuyến ngư, mở rộng sự hợp tác với nước ngoài để
tranh thủ về vốn và khoa học kỹ thuật.
d) Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào nghề cá của tỉnh
Mục tiêu:
Ứng dụng có hiệu quả các thành tựu của khoa học, kỹ thuật vào nghề cá của
địa phương một cách phù hợp nhất
Biện pháp triển khai:
Phối hợp với các trường viện nghiên cứu để thực hiện các đề tài có liên quan
đến trữ lượng, nguồn lợi từ đó có chính sách điều chỉnh cơ cấu, cường lực khai thác
phù hợp với nguồn lợi của địa phương.
Tăng cường du nhập những nghề khai thác thuỷ sản tiến bộ, khai thác có
chọn lọc nhằm tăng hiệu quả khai thác và giảm cường độ lao động và bảo vệ nguồn
lợi thuỷ sản.
Ứng dụng công nghệ vật liệu mới để tạo các rạn nhân tạo thu hút các loài đến
sinh sản, triển khai tốt các công tác khuyến ngư.
1.7.2 Định hướng phát triển khai thác thuỷ sản đến năm 2020:
Chấm dứt tình trạng khai thác thuỷ sản bằng các nghề mang tính huỷ diệt
nguồn lợi và môi trường sống như mìn, xung điện, lưới kéo đáy gần bờ…Quản lý
tốt các khu bảo tồn, cấm khai thác nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
Có giải pháp hạn chế đóng tàu cá công suất nhỏ hơn 90cv, khuyến khích đầu
tư đóng mới tàu vỏ thép, composite công suất trên 150cv. Bảo vệ và mở rộng diện
tích các hệ sinh thái quan trọng, nâng cao ý thức cộng đồng để mọi người đều chấp
hành tốt các luật về thuỷ sản.
1.8 Tổng quan nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Khánh Hoà
1.8.1 Quá trình phát triển
Khánh Hoà có diện tích tự nhiên 5258 km
2
với 520 km đường bờ biển và 135
km đường bờ ven đảo với hơn 100 đảo lớn nhỏ là vị thế thuận lợi cho nghề cá phát
triển. Ngư dân Khánh Hoà có tinh thần cần cù, chịu khó học hỏi kinh nghiệm và kỹ
thuật tiên tiến của các nước có nghề cá phát triển trên thế giới. Lại được quản lý,
khai thác quần đảo Trường Sa là điều kiện quan trọng để nghề cá của tỉnh nói chung
và nghề câu cá ngừ đại dương nói riêng vươn ra làm chủ biển khơi. Năm 1995
Khánh Hoà du nhập và phát triển nghề câu cá ngừ đại dương, đi đầu trong lĩnh vực
này là công ty TNHH Trúc An đã bỏ toàn bộ chi phí để 02 tàu câu thử nghiệm. Năm
1996 khi 02 tàu câu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, ngư dân đã phổ biến kinh
nghiệm cho nhau và học tập thêm của ngư dân Phú Yên sau đó mua sắm ngư lưới
cụ đóng mới tàu thuyền hoặc cải hoán lại tàu để tham gia nghề câu cá ngừ. Năm
2006 Khánh Hoà đã có trên 300 tàu làm nghề câu cá ngừ với đối tượng đánh bắt chủ
yếu là cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to.
1.8.2 Tổ chức đánh bắt
Nghề câu cá ngừ đại dương ở Khánh Hoà chủ yếu tập ở phường Vĩnh Phước,
Vĩnh Thọ, Hòn Rớ - Phước Đồng và nhiều nhất ở phường Xương Huân còn các địa
phương khác số lượng tàu làm nghề này không đáng kể. Các tàu thường đi thành
đoàn khoảng 5 đến 7 chiếc để hỗ trợ nhau khi gặp sự cố, cùng nhau đánh bắt trên
một ngư trường, cùng nhau chia sẻ những thông tin về giá cả…
Mùa vụ khai thác: Đầu năm tàu khai thác ở gần quần đảo Hoàng Sa (từ
12
0
00
’
N đến 17
0
00
’
N và 110
0
00
’
E đến 117
0
00
’
E), tháng 7 tháng 8 khai thác ở bãi Tư
Chính và phía tây nam quần đảo Trường Sa (từ 6
0
00
’
N đến 11
0
00
’
N và 110
0
00
’
E
đến 115
0
00
’
E).
Tàu khai thác chủ yếu là tàu vỏ gỗ, công suất nhỏ từ 45cv đến 400cv, hoạt
động khai thác xa bờ tàu đi dài ngày trên biển. Tàu được trang bị các máy định vị,
máy bộ đàm tầm gần và tầm xa để liên lạc về đất liền.
Kỹ thuật khai thác: Số lượng lưỡi câu trên mỗi vàng câu từ 800 đến 1600
lưỡi, chiều dài dây chiên từ 40 đến 60 km, chiều dài thẻo câu khoảng 25m, khoảng
cách giữa hai thẻo câu là 50m, mồi để câu là cá chuồn hoặc mực xà.
Kỹ thuật xử lý, bảo quản sản phẩm trên tàu: Cá được kéo lên tàu dùng vật
nặng hoặc đinh nhọn đóng xuyên não để cá chết ngay. Lấy mang cá, lấy nội tạng và
rửa sạch cá bằng nước biển sau đó cho nước đá xay vào bụng, hốc mang để vào
hầm lạnh bảo quản.
1.8.3 Tổ chức thu mua cá ngừ đại dương
Thu mua cá ngừ với giá cao để ngư dân có lời là điều quyết định đến sự tồn
tại của nghề, hiện nay ở Khánh Hoà có 7 công ty chuyên thu mua, chế biến cá ngừ
là Công ty TNHH Trúc An, Tiến Thịnh, Hải Vương, Hoàng Hải, Thịnh Hưng, Đại
Dương và công ty cổ phần F17. Khi tàu về bến thì những người thu mua ra tận bến
để kiểm tra chất lượng cá ngừ sau đó trả giá. Cá to, còn tươi thì giá khoảng 60000-
110000 đồng/kg, cá nhỏ hoặc chất lượng thấp thì giá là 30000-40000 đồng/kg
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Đã có nhiều bài báo, nhiều công trình nghiên cứu về thực trạng tàu thuyền,
trang thiết bị khai thác trên tàu cá nói chung. Trong suốt thời gian thực tập tôi đã bỏ
rất nhiều công sức để tìm kiếm những tài liệu nói về thực trạng tàu thuyền, trang bị
động lực, thiết bị tàu, trang bị cứu thủng trên tàu câu cá ngừ để tham khảo. Nhưng
Tôi không tìm thấy bất kỳ một tài liệu nào, có thể Tôi không tìm thấy giữa kho tàng
kiến thức vô hạn hoặc cũng có thể không có, sau đây là những tài liệu có liên quan
đến đề tài mà tôi đã tham khảo được.
Kết quả nghiên cứu một vài tiêu chuẩn an toàn hàng hải của tàu thuyền nghề
cá Việt Nam của Th.s Phan Trọng Huyến Khoa Khai Thác (tập san KHCN thuỷ sản
số 02/1999). Vấn đề đặt ra trong bài báo là tàu thuyền cỡ lớn đều có các phương
pháp để trang bị đáp ứng các yêu cầu của tàu như diện tích bánh lái bao nhiêu là
vừa, trọng lượng neo bao nhiêu là đủ lực giữ, đường kính lĩn neo bao nhiêu là đủ độ
bền…thì tàu thuyền nghề cá Việt Nam chưa có. Vì vậy mục tiêu của đề tài là nhằm
xác định được các hệ số về cấu trúc vỏ tàu, trang bị neo lái, định mức trang bị cứu
sinh, cứu hoả, cứu thủng…phù hợp với: Cỡ tàu, nghề, phong tục tập quán của địa
phương, trình độ của ngư dân…Từ đó tác giả đi nghiên cứu các hệ số từ K
1
đến K
7
,
kết quả tính toán được là các hệ số theo từng địa phương khác nhau thì khác nhau.
Đánh giá quy mô nghề câu vàng và nghề lưới rê khai thác cá ngừ tại thành
phố Nha Trang tỉnh Khánh Hoà của Th.s Trần Đức Lượng Khoa Khai Thác (tạp chí
KHCN thuỷ sản số 02/2005). Ở đây tác giả lại so sánh hai nghề lưới rê và câu vàng
về độ mạnh nghề, cường lực, hiệu quả nghề thông qua việc xác định khối nước tác
dụng.
Hiện trạng công nghệ khai thác hải sản ở khu vực quần đảo Trường Sa của
Nguyễn Phi Toàn viện nghiên cứu hải sản (tạp chí thuỷ sản số 01/2007). Bằng việc
thống kê những thông số, kích thước cơ bản của vỏ tàu và thiết bị trên tàu làm nghề
câu ở khu vực đảo Trường Sa, thống kê hiệu quả khai thác tác giả đã phản ánh hiên
trạng tàu câu ở đây.
Nghề câu cá ngừ đại dương ở Khánh Hoà những vấn đề cần quan tâm của
Nguyễn Ngọc Việt trung tâm Khuyến ngư Khánh Hoà (khoa học CN & MT số
5/2006). Tác giả nêu ra quá trình hình thành và phát triển, thực trạng tàu thuyền,
ngư trường và mùa vụ khai thác, tình hình tổ chức thu mua cá ngừ đại dương ở
Khánh Hoà. Từ mỗi vấn đề thấy được khó khăn và tác giả đề xuất ý kiến nhằm khắc
phục khó khăn để nghề cá ngừ của tỉnh phát triển.
Một số vấn đề khoa học - thực tiễn đảm bảo an toàn đi biển cho tàu đánh cá
của PGS.TS Nguyễn Quang Minh khoa cơ khí đại học Thuỷ Sản (tạp chí KHCN
thuỷ sản số đặc biệt 2004). Công trình của tác giả nghiên về việc thiết kế một con
tàu hay giải quyết các bài toán để đảm bảo các thông số để con tàu không bị lật,
chìm.
Nghề khai thác cá ngừ đại dương ở Khánh Hoà (http:// www.nafec.gov.vn),
nói về quá trình hình thành và phát triển nghề câu cá ngừ đại dương ở Khánh Hoà,
về thực trạng tàu thuyền, kỹ thuật khai thác, ngư trường và mùa vụ khai thác, tổ
chức thu mua cá ngừ…
Bàn về công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu cá của Đặng Quang Huy
Cục KT và BVNLTS (tạp chí thuỷ sản số 4/2007). Tác giả nhấn mạnh vào việc
quản lý không chặt chẽ tàu thuyền khai thác để nhiều con tàu hoạt động không đúng
vùng hạn chế của các cơ quan chức năng. Hậu quả của việc quản lý không đến nơi
đến chốn nên nhiều tàu đã bị thiệt hại sau trận bão Chanchu.
Nghề câu cá ngừ đại dương của Th.s Lê Xuân Tài (tập san KHCN thuỷ sản số
01/99), tác giả đề cập đến tình hình phát triển nghề câu cá ngừ đại dương trên thế
giới, giới thiệu các loài cá ngừ là đối tượng chính của nghề câu. Sau đó tác giả đề
cập đến tình hình nghề khai thác cá ngừ ở nước ta về ngư trường, thực trạng tàu
thuyền, tình hình thu mua.
Tổng kết nghề câu cá ngừ đại dương của Bộ thuỷ sản, cuốn sách trình bày khá
chi tiết và đầy đủ về nghề câu cá ngừ đại dương của cả nước và trên thế giới.
Đồ án của Trần Văn Vinh với đề tài “Xây dựng mô hình tổ chức sản xuất đội
tàu trên biển cho nghề câu cá ngừ đại dương tại Bình Định”.
Đồ án tốt nghiệp của Bùi Văn Trinh với đề tài “điều tra thực trạng tàu thuyền,
trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa, cứu thủng trên tàu thuyền làm nghề lưới vây tỉnh
Quảng Ngãi”.
Và rất nhiều các đồ án của khoá trước như của sinh viên Nguyễn Ngọc
Nguyện, Bùi Ngọc Dương…Nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về hiện trạng
tàu thuyền nghề cá ứng với mỗi dải công suất thì chiều dài, chiều rộng, trọng tải bao
nhiêu, vách ngăn như thế nào là phù hợp, trang bị bao nhiêu neo, dây neo như thế
nào là đảm bảo đủ độ bền, diên tích bánh lái như thế nào là đảm bảo an toàn…
3. CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH VỀ TÀU THUYỀN; MÁY ĐỘNG LỰC;
THIẾT BỊ TÀU, TRANG BỊ CỨU THỦNG CHO TÀU THUYỀN NGHỀ CÁ.
3.1 Các văn bản quy định của trung ương và địa phương.
Máy tàu và trang thiết bị theo TCVN 6259-1997.
Trang bị an toàn theo 28 TCN 91-90.
Chính phủ ban hành nghị định 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 về đảm bảo
an toàn cho người và tàu trong hoạt động thuỷ sản. Đây là văn bản mới nhất và đang
có hiệu lực bắt buộc các tàu thuyền hoạt động thuỷ sản phải thực hiện.
Quy định số 04/ĐKTC về các bước kiểm tra trong đóng mới tàu cá và trang
bị an toàn hàng hải của Chi cục bảo vệ nguồn lơi thuỷ sản Khánh Hoà:
Thực hiện các quy định đảm bảo an toàn ngay từ khâu đóng tàu phải kiểm tra
từ bản vẽ, vật liệu, khung xương ván đáy… sau khi đóng xong phải chạy thử tàu,
kiểm tra việc trang bị cứu sinh, cứu hoả, cứu thủng…
Nghị định số 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số
ngành nghề thủy sản.
Quyết định của BTS số 10/2006/QĐ-BTS về việc ban hành quy chế đăng ký
tàu cá và thuyền viên.
Quy định số 04/ĐKTC về các bước kiểm tra trong đóng mới tàu cá và trang
bị an toàn hàng hải của Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa.
Công văn số 53 CV/TH về trang bị an toàn cho tàu cá xa bờ của Cục Bảo vệ
nguồn lợi thủy sản…
3.2 Áp dụng cho đề tài về tàu thuyền; máy động lực; thiết bị tàu, trang bị cứu
thủng cho nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 45-90cv.
Đối với tàu cá công suất từ 45-90cv để đảm bảo đúng quy định hiện hành thì
phải trang bị như sau:
3.2.1 Định mức trang bị hút khô phải phù hợp với yêu cầu:
Bơm nước truyền động từ máy chính: tàu có chiều dài > 15m 01 chiếc.
Bơm nước (bơm piston hay bơm phụt) 01 cho các loại tàu.
Bảng 1.4: Định mức trang bị chống thủng.
Chiều dài tàu
Tên gọi
>= 15m < 15m
Đệm chống va cố định (chiếc) 4 2
Đệm chống va di động (chiếc) 1 1
Chăn sợi (chiếc) 4 1
Giẻ vịn hoặc phoi tre, xơ dừa (kg) 2 1
Nêm gỗ (chiếc) 10 8
Cột chống (chiếc) 2 1
Bộ đồ mộc (bộ) 1 1
Xi măng P 400kg 50 20
Cát vàng (kg) 50 20
3.2.2 Vật liệu làm tàu đảm bảo đúng quy định hiện hành như sau:
Vỏ tàu được dùng các loại gỗ sau:
Nhóm II: Lim xanh, kiền kiền, táu mật, sến mật, sến đắng, xoay.
Nhóm III: Xăng lẻ, chò chỉ, huỳnh, trường mật, chua khét, trường chua, cà ổi
xanh.
Nhóm IV: Rẻ hương, re rừng, gội nếp, re mít, re vàng, săng, kháo mật.
Nhóm V: Tràm tím, tràm xanh, tràm sung, sồi đá, kền giá rai, vải thiều, lim
xẹt, hoàng linh đá.
Nhóm VI: Sú tím, cồng tím, cồng chim, gội tẻ, vàng kiêng, lõi thọ, xe xanh,
de đỏ, de đề xi, chẹo tía, sang, nhội, sồi vàng mép, thôi da, thôi chanh, phay sừng,
chò nếp, ràng mật, ràng da.
Khung: dùng gỗ nhóm II, III và IV.
Các bộ phận khác: Ván sàn, cabin, la canh, dùng nhóm VI, VII, V.
4. TỔNG QUAN VỀ TÀU THUYỀN; MÁY ĐỘNG LỰC; THIẾT BỊ TÀU,
TRANG BỊ CỨU THỦNG TRÊN CÁC TÀU THUYỀN NGHỀ CÁ VIỆT
NAM.
Ngành thuỷ sản đang là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của cả
nước, số lượng tàu thuyền trong ngành thuỷ sản mỗi lúc một tăng trong đó số lượng
tàu đóng mới, công suất lớn ngày càng nhiều Cụ thể năm 2005 cả nước có 96099
tàu thuyền nghề cá tổng công suất trên 1000000cv, với hơn 75000 phương tiện gắn
máy với công suất bình quân khoảng 49cv/tàu trong đó có khoảng hơn 8000 tàu có
khả năng đánh bắt xa bờ.
Bảng 1.5: Số lượng tàu thuyền nghề cá Việt Nam theo công suất năm 2005:
STT
Công suất máy
(cv)
Số lượng tàu cá
(chiếc)
Tỷ lệ % trên tổng số tàu
cá
1 Không lắp máy 29791 31
2 Ne<20 26908 28
3 Ne 20-<50 21142 22
4 Ne 50-<90 8649 9
5 Ne 90-<150 3844 4
6 Ne 150-<400 4805 5
7 Ne >=400 960 1
Tổng số tàu cá 96099 100
Hình 1.3: Biểu đồ số lượng tàu cá Việt Nam theo công suất năm 2005.
Bảng 1.6: Số lượng tàu cá Việt Nam theo chiều dài tàu năm 2005:
STT Chiều dài tàu (m)
Số lượng tàu cá
(chiếc)
Tỷ lệ % trên tổng số tàu
cá
1 L
max
< 8 40361 42
2 L
max
= (8-<12)
22103 23
3 L
max
= (12-<15)
20181 21
4 L
max
= (15-<20)
10571 11
5 L
max
= (=<20)
2883 3
Tổng số tàu cá 96099 100
31
28
22
9
4
5
1
Không lắp máy
Ne<20cv
Ne 20-<50cv
Ne 50-<90cv
Ne 90-<150cv
Ne 150-<400
Ne >=400
42
23
21
11
3
Lmax < 8
Lmax = (8-<12)
Lmax = (12-<15)
Lmax = (15-<20)
Lmax= (=<20)
Hình 1.4: Biểu đồ số lượng tàu cá Việt Nam theo chiều dài tàu năm 2005.
Tàu cá hiện tại của cả nước vẫn thuộc dạng nhỏ, đa dạng về chủng loại nghề,
cơ cấu tàu thuyền tuy có chuyển biến tích cực trong những năm gần đây song số
lượng tàu nhỏ dưới 20cv vẫn chiếm tỷ trọng cao 59%, đặc biệt là các tỉnh khu vực
Vịnh Bắc Bộ (65,17%). Loại tàu lớn hơn 300cv chỉ chiếm tỷ trọng 1.8%, tập chung
nhiều ở các tỉnh thuộc khu vực Đông, Tây Nam Bộ. Số lượng tàu thuyền hoạt động
ở khu vực ven bờ chiếm hơn 51%, vùng lộng chiếm 35% và vùng xa bờ chiếm
13.6%. Tàu cá có chiều dài <15m chiếm nhiều nhất 86%, chứng tỏ những tàu cá này
không đủ năng lực đánh bắt xa bờ và nguồn lợi ven bờ đang bi đe dọa nghiêm
trọng. Chỉ có 14% tàu cá có chiều dài từ 15-20m, việc đóng tàu có chiều dài lớn cần
phải được đầu từ để nghề khai thác xa bờ ngày một phát triển.
Tàu cá nằm rải rác tại các cửa lạch, bãi ngang, các tuyến đảo, chủ yếu là các
bến đậu không tập trung vào cảng dọc theo chiều dài đất nước. Ngư trường hoạt
động của tàu thuyền nghề cá cách bờ khoảng 50 đến 70 km, việc di chuyển địa bàn
đánh bắt diễn ra thường xuyên, hàng năm có khoảng 8500 đến 9000 tàu chuyển ngư
trường.
Các trang bị trên tàu đơn giản, nhất là các trang thiết bị an toàn, ngoài những
tàu có công suất lớn đánh bắt xa bờ được đóng lắp trong vài năm gần đây có được
những trang bị an toàn tối thiểu theo quy phạm, còn các tàu khác vấn đề trang bị an
toàn không được quan tâm. Các trang thiết bị vô tuyến điên đã được lắp trên các tàu
cá lớn đủ để liên lạc với các đài duyên hải và các tàu vận tải.