Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

khảo sát một chuyến biển trên tàu câu cá ngừ đại dương 150 - 200 cv, xác định nguy cơ tiềm ẩn trong sản xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 107 trang )


i
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
LỜI CẢM ƠN 3
CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGHỀ CÁ CỦA TỈNH KHÁNH HOÀ 4
1.1.1.Giới thiệu chung về Khánh Hoà 4
1.1.2. Đặc điểm hành chính 6
1.1.3. Các cụm dân cư nghề cá theo đơn vị hành chính của tỉnh 6
1.1.4. Ngư trường hoạt động 7
1.1.5. Năng lực khai thác 8
1.1.6. Tổng quan về lao động 11
1.1.7. Sản lượng khai thác theo nghề, tàu, năm, của tỉnh 12
1.1.8. Chủ trương chính sách,
định hướng phát triển nghề cá của địa phương 13
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VỀ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 15
1.2.1. Về thực trạng điều tra 15
1.2.2. Những vấn đề liên quan 15
1.3. TỔNG QUAN VỀ TÀU THUYỀN TRÊN CÁC TÀU CÁ VIỆT NAM 15
1.3.1. Về tàu thuyền 15
1.3.2. Tình hình máy móc và trang thiết bị 16
1.4. PHÂN TÍCH NHẬN XÉT 21
1.4.1. Tổ chức sản xuất 21
1.4.2. Về trình độ công nghệ 21

ii
CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 23


2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 23
2. 2.2. Phương pháp điều tra số liệu 23
2.2.3. Các bước thu thập số liệu 24
2.2.4. Xử lý số liệu 25
2.3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 25
2.3.1. Phạm vi nghiên cứu 25
2.3.2. Đối tượng nghiên cứu 25
2.3.3. Tiêu chí để đánh giá lựa chọn Mô Hình 25
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
3.1. TÀU THUYỀN THỰC TẬP 27
3.1.1.Tổng quan về tàu thuyền 27
3.1.2. Cách bố trí cabin và các hệ thống trên tàu 29
3.1.3. Thuyền viên 30
3.2. GIỚI THIỆU VỀ CẤU TRÚC VÀNG CÂU TRÊN TÀU KH96498TS.30
3.3. MÁY MÓC VÀ THIẾT BỊ KHAI THÁC 35
3.3.1. Máy móc 35
3.3.2. Thiết bị khai thác 38
3.4. QUY TRÌNH KHAI THÁC 41
3.4.1. Quy trình thả câu 41
3.4.2. Quy trình ngâm câu 43
3.4.3. Quy trình thu câu 43
3.5. NGƯ TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU ĐIỀU TRA 46
3.5.1. Mùa vụ và ngư trường hoạt động 46
3.5.2. Đặc điểm của ngư trường 47
3.5.3. Kết quả khai thác của tàu 50

iii
3.6. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CHUYẾN BIỂN 51
3.6.1. Thông tin về chuyến biển 51

3.6.2. Tai nạn xảy ra trong quá trình khai thác 56
3.6.3. Đánh giá mức độ nguy hiểm của tai nạn 64
3.7. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG 66
3.7.1. Các nguy cơ tiềm ẩn tai nạn xảy ra trong sản xuất 66
3.7.2. Đánh giá mức độ nguy hiểm của các nguy cơ 76
3.7.3. Phân tích nhằm làm rõ những vấn đề, đặc điểm trong quá trình
sản xuất chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn tai nạn 78
3.8. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT 82
3.8.1. Đánh giá ưu nhược điểm của tàu điều tra 82
3.8.2. Một số đề xuất 84
3.9. MỘT SỐ VỤ TAI NẠN ĐIỂN HÌNH TRONG NĂM 2007 86
3.9.1. Tàu mang số đăng ký: KH96446TS 86
3.9.2. Tàu mang số đăng ký: KH6328TS 86
3.9.3. Tàu mang số đăng ký: KH6436TS 87
3.9.4. Tàu mang số đăng ký: KH945852TS 87
3.9.5. Tàu mang số đăng ký: KH0279TS 87
3.10. XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT 88
3.10.1 Về tiêu chí 88
3.10.2 Xây dựng mô hình 88
3.10.3. Về quy mô mỗi con tàu 89
3.10.4. Sự khác biệt 93
KẾT LUẬN 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99


iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Thể hiện các cụm dân cư tỉnh Khánh Hoà 7
Bảng 1.2 Thể hiện số lượng tàu thuyề theo công suất 9

Bảng 1.3 Số lượng tàu thuyền 10
Bảng 1.4 Thống kê sản lượng khai thác theo nghề, tàu, năm của tỉnh 12
Bảng 3.1 Danh sách thuyền viên trên tàu 30
Bảng 3.2 Thống kê vị trí đánh bắt của tàu trong từng mẻ câu 47
Bảng 3.3 Thống kê thông tin về ngư trường trong từng mẻ câu lúc thả câu48
Bảng 3.4 Thống kê các loại cá đã khai thác trong chuyến biển 50
Bảng 3.5 Nhiên liệu chuẩn bị cho chuyến biển 53
Bảng 3.6 Thống kê lương thực thực phẩm phục vụ cho chuyến biển 54
Bảng 3.7 Thống kê tai nạn do lưỡi câu quấn vào người 57
Bảng 3.8 Thống kê tai nạn do chầy đập cá đập trượt vào chân 59
Bảng 3.9 Thống kê tai nạn do bị sứa cắn 60
Bảng 3.10 Thống kê tai nạn bị đá cứa 62
Bảng 3.11 Tổng hợp các tai nạn 64
Bảng 3.12 Đánh giá mức độ nguy hiểm của tai nạn 65
Bảng 3.13 Thống kê nguy cơ tiềm ẩn tai nạn triên câu quấn vào người 66
Bảng 3.14 Thống kê nguy cơ tai nạn người bị rơi xuống biển 68
Bảng 3.15 Thống kê nguy cơ xảy ra tai nạn đâm va 71
Bảng 3.16 Thống kê nguy cơ xảy ra tai nạn tàu mất tích 73
Bảng 3.17 Thống kê nguy cơ xảy ra tai nạn cháy nổ 75
Bảng 3.18 Thống kê các nguy cơ tiềm ẩn trong tai nạn 77
Bảng 3.19 Đánh giá mức độ nguy hiểm của tai nạn 78
Bảng 3.20 Thống kê thời gian làm việc của thuyền viên 81
Bảng 3.21 Các thiết bị tàu mô hình 91
Bảng 3.22 Hệ thống khai thác 92
Bảng 3.23 Trang bị hàng hải 92




v

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 Thể hiện khai thác thuỷ sản Khánh Hoà thừ 2002 - 2006 9
Biểu đồ 1.2 Thể hiện số lượng tàu thuyền qua ngành nghề ở Khánh Hoà 10
Biểu đồ 1.3 Thể hiện sản lương qua các năm 2002 - 2006 13
Biểu đồ 3.1 Thể hiện các tai nạn trong chuyến biển điều tra 64
Biểu đồ 3.2 Thể hiện các nguy cơ tiềm ẩn tai nạn 77

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Dây triên tàu KH 96498TS 31
Hình 3.2 Thẻo câu tàu KH96498TS 32
Hình 3.3 phao vàdây phao tàu KH96498TS 34
Hình 3.4 Máy thu câu tàu KH96498TS 35
Hình 3.5 Máy xay đá trên tàu KH96498TS 37
Hình 3.6 Máy xay đá tàu KH96498TS 38
Hình 3.7 Giỏ đựng câu tàu KH96498TS 39
Hình 3.8 Khấu móc cá tàu KH96498TS 39

1
LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm qua nhu cầu tiêu thụ cá ngừ trên thế giới ngày càng tăng
làm cho áp lực khai thác nguồn lợi cá ngừ ngày càng lớn, có nhiều địa phương phát
triển mạnh nghề khai thác cá ngừ trong đó phải nói đến tỉnh Khánh Hoà là một
trong những địa phương đi đầu trong việc khai thác cá ngừ. Tuy nhiên đi đôi với sự
phát triển đó là sự gia tăng rủi do về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chính vì
vậy mà an toàn lao động đang là mối quan tâm hàng đầu không chỉ trong ngành
thủy sản mà nhiều ngành và nhiều lĩnh vực khác nhau của xã hội.
Đi đôi với việc phát triển mạnh của các tàu câu cá ngừ muốn vươn ra khơi xa
để khai thác thì các nguy cơ tiềm ẩn tai nạn càng nhiều, vì vậy hơn lúc nào hết việc

xác định được nguy cơ tiền ẩn tai nạn trong sản xuất là vô cùng cần thiết đối nghề
khai thác cá ngừ đại dượng.
Xuất phát từ vấn đề cần phải bảo vệ người lao động trong nghề đánh bắt cá
biển cũng như mục đích đào tạo của trường Đại Học Nha Trang, tôi được khoa
Khai Thác Hàng Hải giao cho thực hiện đồ án tốt nghiệp.
“Khảo sát một chuyến biển của tàu câu cá ngừ đại dương 150 - 200CV
phường Xương Huân thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hoà, xác định nguy cơ tiềm
ẩn trong sản xuất”.
Qua thời gian nghiên cứu, điều tra thực tế trên tàu KH96498TS của chủ tàu
Trần Hoè. Nơi thường trú: Số nhà 08 xóm Duy Thanh phường Xương Huân Thành
Phố Nha Trang tỉnh Khánh Hoà, tôi đã hoàn thành đồ án với những nội dung sau:
I-Tổng quan các vần đề nghiên cứu
II- Những thông tin liên quan đến chuyến biển
III-Kết quả khảo sát chuyến biển về nguy cơ tiềm ẩn tai nạn trong sản xuất
IV- Đánh giá và đề xuất
Mặc dù đã hết sức cố gắng để hoàn thành tốt nội dung đề tài nhưng do thời
gian và điều kiện thực hiện còn hạn chế nên những kết quả đạt được trong đề tài
này còn nhiều thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến của Cán Bộ hướng dẫn,

2
Quý Thầy và bạn đọc để cuốn đồ án này được hoàn thiện hơn, bản thân tôi có sự
hiểu biết vấn đề sâu sắc hơn.
Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Phan Trọng Huyến, chú
Phan Trọng Tiến cán bộ đăng kiểm và chủ tàu gia đình ông Trần Hoè cùng các
phòng ban Sở Thuỷ Sản, công ty Bảo Việt Nhân Thọ tỉnh Khánh Hoà đã giúp đỡ
tận tình tôi trong thời gian thực tập vừa qua giúp tôi hoàn thành đồ án này.
Xin chân thành cảm ơn!
Người Thực Hiện
SV:Nguyễn Thắng Nhuận






















3
LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian thực tập ở tỉnh Khánh Hoà tuy thời gian không nhiều nhưng
được sự chỉ dẫn tận tình của thầy cô trong bộ môn hàng hải cùng các ban ngành của
Sở Thuỷ Sản Khánh Hoà, đặc biệt là gia đình chủ tàu ông Trần Hoè đã giúp đỡ tôi
hoàn thành đợt thực tập này. Chính vì vậy tôi dành riêng trang ghi ơn này bày tỏ
lòng biết ơn đến những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian khó khăn vừa qua.
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa hàng hải đặc biệt
là thầy hướng dẫn Phan Trọng Huyến đã tạo điều kiện cho tôi thực tập tốt nghiệp để

tôi trang bị thêm kiến thức về ngành nghề phục vụ công việc trong thời gian tới.
Bên cạnh đó tôi xin chân thành cảm ơn gia đình ông Trần Hoè đã tận tình giúp
đỡ tôi trong gần một tháng thực tập trên biển để tôi thấy được rõ hơn về thực trạng
hoạt động sản xuất trong nghề câu cá ngừ của tỉnh Khánh Hoà hiện nay, để từ đó tôi
hoàn thành đồ án này trong đó tôi có những ý tưởng và đề xuất để nghề câu cá ngừ
khai thác hiệu quả hơn và giảm tối đa những tai nạn xảy ra cho người lao động.
Lời cuối cùng tôi xin cảm ơn đến tất cả các thành viên trong nhóm thực tập đã
đoàn kết giúp đỡ nhau vượt qua đợt thực tập này.
Nha trang, tháng10 năm 2007
SV:Nguyễn Thắng Nhuận











4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. TỔNG QUAN VỀ NGHỀ CÁ CỦA TỈNH KHÁNH HOÀ
1.1.1.Giới thiệu chung về Khánh Hoà
a,Vị trí địa lý
- Khánh Hoà là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ của nước ta, có phần lãnh
thổ trên đất liền nhô ra xa nhất về phía biển Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên,

điểm cực Bắc: 120
o
52'15'' vĩ độ Bắc. Phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, điểm cực
Nam: 110
o
42' 50'' vĩ độ đông trên bán đảo Hòn Gốm huyện Vạn Ninh, cũng chính
là điểm cực Đông trên đất liền của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
- Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền, tỉnh Khánh Hoà còn có vùng biển, vùng
thềm lục địa, các đảo ven bờ và huyện đảo Trường Sa. Bên trên phần đất liền và
vùng lãnh hải là không phận của tỉnh Khánh Hoà.
b, Địa hình - Diện tích
- Diện tích của tỉnh Khánh Hoà là 5.197 km
2
(kể cả các đảo, quần đảo), đứng
vào loại trung bình so với cả nước. Vùng biển rộng gấp nhiều lần đất liền. Bờ biển
dài 385km, có khoảng 200 hòn đảo lớn nhỏ ven bờ và các đảo san hô trong quần
đảo Trường Sa.
- Địa hình, Khánh Hoà nằm sườn phía Đông của dãy Trường Sơn, diện tính
đồi núi chiếm 70% toàn bộ lãnh thổ, nhìn tổng thể địa hình của tỉnh Khánh Hoà
thấp dần từ phía Tây sang phía Đông, phía Tây là những dãy núi hình cánh cũng
bao bọc lấy đồng bằng nhỏ hẹp, liền kề là nhiều đầm, vịnh và đảo nhỏ nằm rải rác
ven bờ biển.
c, Chế độ gió
- Về mùa Đông hướng gió chủ yếu là hướng Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc. Về
mùa Hè hướng gió chủ yếu là hướng Nam, Đông Nam và Tây Nam. Tốc độ gió
trung bình hàng năm giao động khoảng 2,4 ÷ 2,8m/s và chênh lệch về tốc độ gió
trung bình của các tháng không vượt quá 0,7m/s. Nhìn chung tốc độ gió trung bình

5
của mùa Đông lớn hơn nhiều so với mùa Hạ. Từ tháng11 ÷ 2 năm sau tốc độ gió

đạt 3,3 ÷ 4,5m/s các tháng còn lại đạt từ 1,6 ÷ 2,7m/s.
d, Nhiệt độ và độ ẩm
- Nhiệt độ của Khánh Hoà chi phối bởi vĩ độ, tính chất mặt đệm, địa hình và
các nhân tố khí hậu khác
- Sự chệnh lệch nhiệt độ ở Khánh Hoà đều ở dưới mức 1
0
C, nhiệt độ ngày
trung bình biến thiên từ 5 ÷ 7
0
C ứng với độ cao <100m. tăng từ 6 ÷ 8
0
C ứng với độ
cao >800m, biến thiên nhiệt độ giảm theo vĩ độ, ngoài biển nhỏ hơn trong lục địa.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm của Khánh Hoà dao động từ 26,3 ÷ 29,9 thời
tiết nóng ẩm khá ổn định kéo dài suốt từ tháng 8 ÷ 9 hàng năm
- Theo số liệu quan trắc nhiệt độ cao nhất vào các tháng 5, 6 và 7 trung bình là
28,5 ÷ 28,6
0
C nhiệt độ nhỏ nhất 23,5 ÷ 24,5
0
C, nhiệt độ ngày cao nhất là 33
0
C
- Nhiệt độ nước biển tầng mặt có giá trị cực đại là 31,3
0
C và giá trị cực tiểu là
23,4
0
C, độ mặn nước biển là 35,82‰ và đạt cực tiểu là 30,11‰
- Độ ẩm trung bình hàng năm 76÷79%/năm.

e, Chế độ mưa
- Khánh Hoà có vùng nhiệt độ cao lên mưa là nhân tố quan trọng chi phối thời
vụ, cơ cấu cây trồng, năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là vùng
núi.
- Lượng mưa Khánh Hoà phân bố không đều và tăng theo địa hình từ Đông
sang Tây và từ Nam sang Bắc. Lượng mưa trung bình hàng năm đo được 1400 ÷
1700mm, và mùa bão gió lượng mưa đo được trong ngày lên đến 240 ÷ 400mm,
trong những năm gần đây thế giới chịu sự tác động của sự nóng lên của Trái Đất
khiến cho tình hình hạn hán gia tăng tất cả các nước trên thế giới trong đó có Việt
Nam và Khánh Hoà cũng phải gánh chịu những hậu quả đó và tình hình hạn hán
cũng như cháy rừng ngày càng có nguy cơ cao
f, Gió bão
- Theo thống kê hàng năm Khánh Hoà thường gánh chịu khoảng 10 cơn bão
và trên 1 cơn áp thấp nhiệt đới, sức gió cấp 6 ÷ 7(39 ÷ 61km/h) chiếm 55%, bão cấp

6
8 ÷ 9 (62 ÷ 88km/h), cấp 10 ÷ 12(100 ÷ 120km/h) chiếm khoảng 11%, các loại có
cấp siêu bão chiếm khoảng 1%
- Điều này cho thấy Khánh Hoà nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của bão
gió rất cao, chính vì vậy công tác dự báo báo phải thường xuyên và liên tục nhằm
đưa những thông tin chính xác nhất và hạn chế những hậu quả đáng tiếc có thể xảy
ra không chỉ cho nghề cá nói riêng mà toàn thể các cấp các ngành các phòng ban có
liên quan.
1.1.2. Đặc điểm hành chính
Tỉnh Khánh Hoà bao gồm: 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện cụ thể như sau


- Thành phố Nha Trang
- Thị xã Cam Ranh
- Huyện Vạn Ninh

- Huyện Ninh Hòa
- Huyện Diên Khánh
- Huyện Khánh Sơn
- Huyện Khánh Vĩnh
- Huyện đảo Trường Sa




Bản đồ 1.1 hành chính tỉnh Khánh Hoà <nguồn Website
>
1.1.3. Các cụm dân cư nghề cá theo đơn vị hành chính của tỉnh
- Cụm dân cư nghề cá tỉnh Khánh Hoà được phân bố ở các khu vực thành phố
và các huyện, thị xã có mặt giáp biển được thể hiện qua bảng tổng hợp sau.


7
Bảng 1.1. Các cụm dân cư tỉnh Khánh Hoà.
STT

Thành phố Nha Trang

Thị xã Cam Ranh Huyện Vạn Ninh

Huyện Ninh Hòa

1 Phường Vĩnh Thọ Xã Cam Bình Xã Đại Lãnh Xã Ninh Hải
2 Phường Vĩnh Phước Phường Cam Linh Xã Vạn Thọ Xã Ninh Diêm
3 Phường Xương Huân Phường Cam Lợi Xã Vạn Long Xã Ninh Thuỷ
4 Phường Vĩnh Nguyên Thị trấn Ba Ngòi Xã Vạn Phước Xã Ninh Phước

5 Phường Vĩnh Trường Phường Cam Thuận Xã Vạn Thắng Xã Ninh Vân
6 Xã Phước Đồng Xã Cam Phú Thị trấn Vạn Giã Xã Ninh Ích
7 Xã Vĩnh Lương Xã Cam Phúc Bắc Xã Vạn Hưng Xã Ninh Lộc
8 Xã Cam Phúc Nam Xã Vạn Lương Xã Ninh Hà
9 Xã Cam Hải Đông Xã Vạn Thạnh Xã Ninh Phú
10 Xã Cam Thành Bắc
11 Xã Cam Lập

1.1.4. Ngư trường hoạt động
- Nghề câu cá ngừ tập trung chủ yếu ở các xã phường của thành phố Nha
Trang như: Vĩnh Thọ, Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Xương Huân, Hòn Rớ, Phước Đồng,
Cam Ranh, Cam Lợi.
- Ngư trường đánh bắt chính là: Đầu năm các tàu hoạt động ở các vĩ độ cao
gần quần đảo Hoàng Sa. Từ 12
0
00N ÷ 17
0
00N và 110
0
00E ÷ 170
0
00E, sau đó
chuyển dần xuống phía Nam. Vào các tháng 7 và tháng 8 hoạt động ở phía Tây
Nam của quần đảo Trường Sa.
- Về mùa vụ khai thác cá ngừ: Chia làm hai vụ là Vụ cá Nam và Vụ cá Bắc
+ Vụ Cá Bắc

8
Bắt đầu từ tháng 12÷ 4 năm sau đây là mùa vụ cho sản lượng cá cao và chất
lượng đạt tiêu chuẩn. Ngư trường đánh bắt chủ yếu từ 12

0
00N ÷17
0
00N và 110
0
00E
÷170
0
00E
+ Vụ Cá Nam
Bắt đầu từ tháng 05 ÷ 10 hàng năm sản lượng khai thác thấp, ngư trường đánh
bắt chủ yếu ở phía Nam của quần đảo trường xa từ 06
0
00N ÷ 11
0
00N và 110
0
00E
÷ 115
0
E
- Đối tượng đánh bắt chủ yếu là cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to, ngừ sọc dưa,
cá nhám, cá mực, cá cờ nhưng đối tượng khai thác chính để xuất khẩu của các tàu
câu ngừ đó là cá ngừ mắt to và cá ngừ vây vàng
- Cá ngừ mắt to là loài có chất lượng tốt nhất cá trên 40 kg thường được ướp
lạnh bán tươi để làm món Shasimi nên có giá trị kinh tế rất cao. Cá ngừ mắt to
thường xuất hiện ở độ sâu 100 - 350m có khi lên tới 600m, chúng sống ở vùng nước
có đường đẳng nhiêt từ 10 - 17
o
cá được đánh bắt tốt nhất vào mùa đông. Và đội tàu

câu chuyên dụng khai thác được tốt hơn các đội tàu truyền thống của ngư dân
- Cá ngừ vây vàng: thường được khai thác ở tầng mặt đến độ sâu 250m. Cá
ngừ vây vàng được khai thác nhiều ở vùng nước có đường đẳng nhiệt từ 18 – 28
o
c
là nơi hội tụ các dòng chảy, vùng nước trồi, các đảo ngầm và là nơi có các đàn chim
đang ăn. Mùa vụ khai thác tốt nhất vào mùa xuân và mùa hè. Cá ngừ vây vàng đang
được ưa chuộng trên thị trường thì cá phải đạt trên 30kg và cá ngừ vây vàng chỉ
đứng thứ 2 sau cá ngừ mắt to về chất lượng làm Shasimi.
1.1.5. Năng lực khai thác
- Cơ cấu tàu thuyền khai thác hải sản tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2002 - 2006







9
Bảng 1.2. Thể hiện số lượng tàu thuyền qua công suất.
TT Nhóm công suất 2002 2003 2004 2005 2006
1 <20CV 2793 2799 2751 2684 2706
2 20 - <50CV 1178 1241 1680 1581 1644
3 50 - <90CV 777 719 683 768 817
4 90 - <150CV 131 158 217 312 326
5 150 - <400CV 20 25 28 54 66
6 400CV Trở lên 02 02 02 03 03
Tổng cộng 4901 4944 5361 5420 5562

Biểu đồ 1.1 Thể hiện khai thác thuỷ sản Khánh Hoà thừ 2002 - 2006

0
1 0 0 0
2 0 0 0
3 0 0 0
4 0 0 0
5 0 0 0
6 0 0 0
n ă m
s ố lư ợ n g
n ă m
2 0 0 2 2 0 0 3 2 0 0 4 2 0 0 5 2 0 0 6
s ố lư ợ n g
4 9 0 1 4 9 4 4 5 3 6 1 5 4 2 0 5 5 6 2
1 2 3 4 5

Nhận xét:
Qua biểu đồ ta thấy rõ được số lượng tàu thuyền từ các năm từ năm 2002 đến
năm 2006 đều tăng từ 4901 tàu năm 2002 đến 5562 tàu năm 2006, trong năm 2004
tăng lớn nhất là 417 tàu tính từ năm 2003. Sự gia tăng tàu cho thấy nghề khai thác
cá tỉnh Khánh Hoà đang phát triển mạnh. Trong những năm gần đây thì nghề câu đã

10
trỏ thành nghề khai thác cá trọng điểm của Khánh Hoà qua bảng số liệu dưới đây có
thể một phần nào minh chứng cho điều đó.
- Cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản tỉnh Khánh Hoà tính đến năm 2006
Bảng 1.3. Số lượng tàu thuyền
STT
Nghề

Nhóm công suất

Kéo Vây Rê Câu Nghề khác
1 <20CV 106 260 235 187 1.918
2 20 - <50CV 233 796 175 85 355
3 50 - <90CV 289 270 157 82 19
4 90 - <150CV 88 64 86 60 28
5 150 - <400CV 6 5 22 9 24
6 400CV Trở lên 2 1
Tổng cộng 722 1395 675 425 2345

Biểu đồ 1.2 Thể hiện số lượng tàu thuyền qua ngành nghề ở Khánh Hoà
s ố l ư ợ n g
0
5 0 0
1 0 0 0
1 5 0 0
2 0 0 0
2 5 0 0
k é o vâ y rê c â u n g h ề
k h á c
s ố lư ợ n g


11
Nhận xét:
Qua biểu đồ ta thấy được số lượng các tàu thuyền theo nghề trong tổng số
lượng các tàu thuyền khai thác thì nghề câu chiếm một tỷ lệ nhỏ nhất với 425 chiếc
chiếm 7,7% tổng lượng tàu thuyền trong toàn tỉnh có nhiều nguyên do nhưng chủ
yếu là do chi phí đóng một con tàu câu cá ngừ đại dương là rất lớn, và chỉ có những
gia đình có tiềm năng về mặt kinh tế mới có khả năng đóng tàu. Nhưng hiệu quả
của nghề câu cá ngừ mang lại là không nhỏ qua điều tra của sở thuỷ sản tỉnh Khánh

Hoà thì 100% số gia đình có theo nghề câu cá ngừ có thu nhập lớn hơn so với các
gia đình hoạt động nghề khác.
1.1.6. Tổng quan về lao động
a, Lực lượng lao động khai thác thủy sản
- Toàn tỉnh hiện nay có khoảng 20.500 lao động làm nghề khai thác thủy sản
trong tổng số gần 80.000 lao động nghề cá, chiếm khoảng 25,6% tổng số lao động
làm việc ở các lĩnh vực khác trong ngành Thủy sản. Năng lực khai thác thủy sản
chiếm tỷ trọng đáng kể về số lượng nhưng trình độ thì hạn chế và mặt bằng nhận
thức thấp hơn so với các lĩnh vực khác đại đa số ngư dân chỉ biết đọc, biết viết và
chưa tốt nghiệp phổ thông cơ sở.
- Lực lượng lao động trên tàu có trình độ nghề nghiệp phần lớn theo phương
thức cha truyền con nối. Trình độ của đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng tuy có
cao hơn xong kiến thức cơ bản để sử dụng hiệu quả lợi ích của máy móc đem lại
còn hạn chế. Thiếu kiến thức về pháp luật để có thể hoạt động ở những vùng biển
xa bờ.
b, Tình hình chung của đời sống ngư dân
- Qua tìm hiểu ở Sở Thủy sản và các số liệu báo cáo năm trước cho thấy số
lao động nghề cá có trình độ học vấn không cao, 68% là cấp I, 27% là cấp II, số lao
động có trình độ cấp III rất ít chỉ khoảng 5%, do lao động nghề cá là loại lao động
đặc thù đòi hỏi có sức khoẻ tốt và khả năng đi biển được. Và thậm chí một số lượng
lao động chưa một lần đến trường, vì rằng từ nhỏ họ đã theo gia đình đánh bắt thuỷ
sản ngoài biển, theo thời gian họ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm đi biển nên dần

12
dần họ trở thành thuyền trưởng mặc dù thất học. Đó là vấn đề thực trạng còn hạn
chế hiện nay của nghề cá tại tỉnh nhà.
- Vì thế đi đôi với trình độ học vấn thấp tất yếu khả năng hiểu biết pháp luật
sẽ rất hạn chế. Cho nên các trường hợp vi phạm là do không nắm bắt được luật và ý
thức chủ quan, làm theo kinh nghiệm. Một phần là do tính chất đặc thù riêng của
công việc, mặc khác là do công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa rộng rãi

chưa đi sâu vào người dân đặc biệt là lượng lao động làm việc trực tiếp trên tàu cá.
- Về khả năng sử dụng máy móc, trang thiết bị trên tàu. Với thực trạng như
thế số lao động nghề cá có trình độ học vấn không cao, khả năng sử dụng máy móc
trang thiết bị trên tàu chưa đạt hiệu quả, chưa khai thác được hết những tiện tích của
máy móc, đa số chỉ là những thao tác cơ bản, chỉ có một số ít là sử dụng thành thạo
mà số người này thường là chủ tàu, thuyền trưởng hoặc máy trưởng vì do lực lượng
này tiếp xúc với trang thiết bị thường xuyên hơn trong thực tế sản xuất.
1.1.7. Sản lượng khai thác theo nghề, tàu, năm, của tỉnh
Bảng 1.4 Thống kê sản lượng khai thác theo nghề, tàu, năm của tỉnh
Năm
Số lượng
thuyền máy
(chiếc)
Tổngcông suất
(CV)
Tổng sản lượng
(tấn)
Năng suất trung bình
(tấn/CV/năm)
2002 4901 123.900 60.972 0.49
2003 4944 122.602 61.735 0.5
2004 5361 127.260 59.702 0.467
2005 5120 158.260 63.118 0.398
2006 5562 195.498 65.000 0.33





13

Biểu đồ 1.3 Thể hiện sản lương qua các năm 2002 - 2006
0
1 0 0 0
2 0 0 0
3 0 0 0
n ă m
s ả n lư ợ n g
n ă m
2 0 0 2 2 0 0 3 2 0 0 4 2 0 0 5 2 0 0 6
s ả n lư ợ n g
6 1 6 1 . 7 5 9 . 7 6 3 . 1 6 5
1 2 3 4 5

Nhận xét:
Biểu đồ thể hiện tổng sản lượng khai thác cá ngừ trong các năm từ năm 2002
đến năm 2006 việc số lượng tàu thuyền tăng đều trong các năm không nói nên
được sản lượng tăng đều, qua bảng số liệu đã nói lên điều đó, sự thất thường về
sản lượng trong các năm là do rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu
là do sản lượng cá ở ven bờ ở tỉnh ta đang bị suy kiệt có đến 95% số lượng tàu
thuyền có công suất < 90CV. Đây là một thực trạng đáng báo động cho nghề cá tỉnh
Khánh Hoà về công tác bảo vệ tài nguyên ven biển.
1.1.8. Chủ trương chính sách, định hướng phát triển nghề cá của địa phương
a, Chính sách của địa phương
- Bảo vệ đa dạng sinh học biển Khánh Hoà trong đó bao gồm cả các loài thuỷ
sinh đặc hữu, quý hiếm cũng như các hệ sinh thái đặc trưng ở vùng biển Khánh
Hoà như cỏ biển, san hô, rừng ngập mặn
- Phục hồi nguồn lợi thuỷ sản ven bờ, các đầm, vịnh như vịnh vân phong, vịnh
Cam Ranh đầm Nha Phu, đầm Thuỷ Triều các sông hồ chứa nước thuỷ lợi tại các
địa phương trong tỉnh, vùng đất ngăn mặn nhằm phát triển ngành thuỷ sản bền vững


14
- Tuyên truyền phổ biến các kiến thức nhằm nâng cao nhận thức và tầm quan
trọng trong giá trị các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học đồng thời
xác định rõ vai trò trách nhiệm của cộng đồng nười dân trong việc tham gia bảo vệ
nguồn tài nguyên thủy sản
- Tăng cường quản lý nhà nước của ngành thuỷ sản Khánh Hoà của các cơ
quan chức năng và chính quyền các cấp trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển nguồn
lợi thuỷ sản ở Khánh Hoà
b, Định hướng phát triển khai thác thủy sản đến 2020
- Chấm dứt tình trạng khai thác thuỷ sản bằng các nghề cấm mang tính huỷ
diệt nguồn lợi và môi trường sống của các loài thuỷ sản trên vùng biển Khánh Hoà
hình thành và quản lý có hiệu quả hệ thống các khu vực cấm khai thác, hạn chế khai
thác, khu bảo tồn biển nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên vùng biển
Khánh Hoà
- Xây dựng quy hoạch, chương trình khai thác hải sản phù hợp với quy hoặch
phát triển ngành theo hướng cơ khí hoá hiện đại hoá. Hợp tác du nhập các công
nghệ và trang bị kỹ thuật của các nước tiên tiến trên thế giới tiến tới tổ chức được
các đội tàu đủ mạnh có thể tiến hành hợp tác đánh cá viễn dương
- Có giải pháp hạn chế đóng tàu cá loaị nhỏ, tiến tới cấm đóng mới các loại
tàu khai thác thuỷ sản có công suất < 90 CV vào năm 2020, khuyến khích đầu tư
đóng mới tàu vỏ thép, vỏ composic, loaị tàu có công suất > 150 CV cùng với việc
đầu tư đồng bộ cho nghề khai thác hải sản xa bờ
- Bảo vệ và mở rộng diện tích các hệ sinh thái quan trọng đối với phát triển
thuỷ sản, tiến hành phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái bổ sung, tái tạo nguồn
giống hải sản “Nhân tạo” cho vùng biển, kể cả đối với các loài bản địa, đối tượng
khai thác từ bao đời của người dân ven biển
- Giáo dục cộng đồng để mọi người dân khi tham gia hoạt động nghề cá đều
có ý thức chấp hành tốt luật Thuỷ sản, luật Biển và các công ước quốc tế cũng như
luật pháp Việt Nam.



15
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.2.1. Về thực trạng điều tra
Trong quá trình điều tra khảo sát chuyến biển trên tàu KH96498TS, tôi đã ghi
nhận lại tất cả các hoạt động trên tàu từ việc chuẩn bị cho chuyến biển đến công
việc bán cá. Qua đó tôi lấy ra những tư liệu cần thiết cho đề tài cụ thể bao gồm.
- Về máy móc hoạt động trên tàu
- Về trang thiết bị phục vụ trên tàu
- Về yếu tố ngoại cảnh tác động lên tàu như sóng gió, lốc. Ảnh hưởng đến quá
trình sản xuất
- Về phương thức sản xuất liên quan tới yếu tố về con người
- Về quy trình công nghệ khai thác cá ngừ
- Về công việc tiêu thụ cá ngừ
Tất cả các quá trình được ghi chép cụ thể và được phỏng vấn trực tiếp các ngư
dân, thuyền trưởng và các chủ nậu để thấy được cái nhìn khái quát về tình hình
nghề câu ở Khánh Hoà.
1.2.2. Những vấn đề liên quan
Các vấn đề trình trong đề tài ngoài những thực tế tôi còn tham khảo thêm một
số bài viết của các tác giả Trần Sương ở Khánh Hoà, tác giả Đào Duy Hội ở Bình
Định, qua đó tôi so sánh lại những thực tế mình thấy được có hợp lý không, để từ
đó làm cơ sở viết đề tài này.
1.3. TỔNG QUAN VỀ TÀU THUYỀN TRÊN CÁC TÀU CÁ VIỆT NAM
1.3.1. Về tàu thuyền
- Trong những năm qua, ngư dân các tỉnh miền Trung đã phát triển tự phát
hàng nghìn tàu khai thác cá ngừ đại dương, hầu hết các tội tàu này chủ yếu được
chuyển đổi từ nhiều nghề khác nhau như nghề khai thác lưới rê, chuồn, nghề lưới
kéo, nghề câu mực và nghề lưới vây. Vì vậy trang thiết bị máy móc phục vụ đang là
thách thức lớn đối với hoạt động khai thác cá ngừ ở nước ta công suất tàu phần lớn
là dưới 100CV, tàu không có hầm riêng mà chỉ đơn thuần bằng nước đá xay, khả

năng chịu đựng sóng gió thấp, phạm vi hoạt động khai thác hẹp số lượng đội tàu

16
của ngư dân vào thời điểm hiện nay ước tính khoảng 1500 tàu, trong đó các tỉnh
Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà có hơn 400 chiếc.
- Bên cạnh đội tàu của ngư dân thì các tàu của các đội tàu của các doanh
nghiệp cũng phát triển khá mạnh, tàu của các đội tàu có khả năng hoạt động khai
thác trong điều kiện sóng gió cấp 10, 11 và thời gian chuyến biển kéo dài 30 - 40
ngày, ở nước ta hiện nay thì các tàu có công suất từ 200 - 800CV có hơn 40 chiếc.
1.3.2. Tình hình máy móc và trang thiết bị
- Máy chính
Hầu hết các tàu đã và đang hoạt động nghề câu cá ngừ ở Việt Nam đều trang
bị các hãng máy của Nhật như.YANMAR, MITSUBISHI, HINO, ISUZU. Máy
chính các tàu câu cá ngừ đại dương chủ yếu là mua lại các máy cũ của nước ngoài
đã qua sử dụng, và chất lượng còn khoảng 80%, khi mua về chủ tàu tân trang lại
nhằm nâng cao chất lượng của máy lên rồi mới lắp xuống tàu, và nếu trong số các
máy này không được kiểm tra thường xuyên như là các công tác tra dầu mỡ bôi
trơn làm mát máy, để máy làm việc quá tải thì rất dễ xảy ra tai nạn bất ngờ khi tàu
hoạt đang hoạt động trên biển, máy chính trang bị đảm nhận nhiều chức năng trên
tàu như trích lực cho máy bơm, máy thu câu, máy tời và các hệ thống điện trên tàu,
cụ thể trong chuyến đi khảo sát một chuyến biển trên tàu câu cá ngừ thì có tàu
KH98578TS của chủ tàu ông Văn Báu đã bị hỏng máy khi vừa đi đến ngư trường,
nguyên nhân là do máy cũ không được bổ tu kịp thời đã bị hư hỏng nặng và đã
được đưa ngay về để sửa chữa.
- Máy phụ
Hầu hết các tàu ở Việt Nam là chủ yếu trang bị máy chính có rất ít các tàu
trang bị máy phụ. Máy phụ khi trang bị chủ yếu là để phát điện cho hệ thống đèn và
các máy hàng hải trên tàu hoạt động và có tác dụng khi máy chính gặp sự cố bị
hỏng, một điều rất đáng tiếc là tàu không trang bị máy phụ thì khi máy chính hỏng
khi đang hoạt động thì lại phải nhờ tàu khác kéo về làm tổn hao chi phí cho chủ tàu

ví dụ như tàu KH98578TS đã bị nạn.nên việc trang bị máy phụ trên tàu là rất cần

17
thiết khi tàu hoạt đông xa bờ và đặc biệt quan trọng hơn khi ngư dân của ta đa số là
hoạt động độc lập trên biển.
- Thiết bị đẩy dùng chân vịt dạng cố định được chế tạo bằng đồng với số cánh
là 4 đường kính từ 1000 - 1500mm được truyền lực từ máy chính thông qua truyền
lực cơ khí
- Thiết bị lái chủ yếu được lái bằng tay dạng vô lăng thông qua hệ thống
truyền lực cơ khí tác dụng lên bánh lái làm cho tàu chuyển động theo ý muốn của
tàu điều khiển
- Thiết bị bảo quản chủ yếu dùng đá bảo quản sản phẩm trên các tàu câu được
trang bị máy xay đá nhằm đáp ứng ngay lượng đá xay để bảo quản sản phẩm
- Thiết bị điện. Một số ít tàu có trang bị máy phát điện Diezen, đa số các tàu
đều dùng trên tàu đều trang bị ắc quy dùng trên các tàu dạng ắc quy của Việt Nam,
Trung Quốc, Nhật Bản và USD sản xuất 4-6 chiếc. Điện trên các tàu chủ yếu được
trích từ máy chính của tàu, dung để chiếu sáng và chạy các thết bị điện tử như: Máy
định vị, máy vô tuyến tầm phương, máy đàm thoại
- Thiết bị neo. Mỗi tàu được trang bị một neo neo được bố trí bên mạn phải
mũi tàu trọng lượng neo khoảng 70kg dây neo chủ yếu dùng loại dây thừng PE, có
chiều dài khoảng 100 - 150m. Neo được thả thu bằng tay
- Trang bị cứu sinh. Phao áo được trang bi trên tàu chủ yếu của Việt Nam sản
xuất giá thành rẻ là các loại phao xốp, ngoài ra còn bọc một lớp vải màu da cam để
dễ nhận biết trên biển. Khi điều tra về phao áo trang bị trên tàu câu cá ngừ đại
dương tại tỉnh Khánh Hoà thì thấy nhiều tàu không có một chiếc áo phao nào hoặc
có áo phao thì đã cũ nát không còn sử dụng được vẫn tồn tại trên các tàu mà chưa
được thay thế hoặc bổ sung. Khi tôi hỏi ngư dân “Tại sao phao áo bị thiếu, bị hỏng
mà không được tay thế và bổ sung”. Thì hầu hết ngư dân trả lời là không cần sử
dụng đến áo phao nhiều nên không thay thế có một số ngư dân còn nói rằng “Khi
người rớt xuống biển chỉ cần ôm phao ganh hoặc can nhựa là đủ không cần trang bị

phao cứu sinh”. Ngoài ra một số còn cho rằng trang bị phao cứu sinh là dấu hiệu
của tai nạn đây là quan điểm mê tín không thể chấp nhận được nhưng nó là nề nối

18
tập tục của ngư dân. Qua đây ta thấy rất rõ được sự chủ quan với công tác này và
khi sự cố xảy ra thì rất có thể thiệt hại về người, lúc đó không ai khác ngoài những
ngư dân ấy phải gánh chịu đây là vấn đề rất phổ biến trong hoạt động nghề cá đã
đến lúc các cấp lãnh đạo phải và cuộc để ngăn chặn tối thiểu các rủi do xảy ra mục
đích an toàn tính mạng của ngư dân.
- Phao tròn. Các tàu câu cá ngừ thường không trang bị tròn mà theo quy định
của tàu cá hoạt động xa bờ thì mỗi tàu phải trang bị tối thiểu 2 chiếc phao tròn.
Phao tròn dùng để cứu người khi có sự cố người rơi xuống biển hoặc dùng phải làm
việc dưới nước thì phao tròn đảm bảo an toàn cho người lao động.
- Can nhựa. Trên thực tế các tàu cá ngừ đai dương có rất nhiều tác dụng trong
đó nổi bật nhất là dùng để chứa nước ngọt sinh hoạt và khi hết nước thì đây chính là
phương tiên cứu sinh của ngư dân thay thế cho phao áo và phao tròn trên các tàu
câu thì ngư dân còn kết can nhựa thành từng bè lớn và để trên nóc ca bin mục đích
phòng ngừa sự cố xảy ra.
- Trang bị cứu hoả
+ Bơm 1 ÷ 3 chiếc tuỳ mức độ tàu lớn hay nhỏ, lưu lượng 2m
3
/h/chiếc, bơm
trang bị trên tàu dùng cứu hoả, cứu thủng, vệ sinh trên tàu và rửa sạch tàu sau khi
đánh lưới chuồn và sau khi giết mổ cá
+ Bình bọt 1 ÷ 3 chiếc đối với loại trang bị này thì các đội tàu câu cá ngừ đại
dương hầu như trang bị đầy đủ nhưng về chất lượng thì chưa đảm bảo. Một số tàu
thì bình bọt đã quá lâu trong lượng bình giảm, bình bị hỏng không còn sử dụng
được mà vẫn được để trên tàu mà không thay thế. Và khi xảy ra sự cố cháy trên tàu
thì tàu không cần dùng đến loại bình này mà ngư dân thường dùng bơm để đập,
trong thực tế thì có rất nhiều loại lửa như loại lửa B (cháy do xăng dầu) mà dùng

bơm không thể dâp tắt được thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng của
ngư dân. Trên thực tế tôi tìm hiểu chiếc tàu KH96498TS mà tôi đi thực tế thì ông
Trần Hoè chủ tàu cho rằng “Tàu có trang bị đầy đủ nhưng không được lắp đặt trên
ca bin và hầm máy và trang bị như vậy là để cho có lệ để đủ điều kiên hoạt động ở
biển. Và mỗi lần kiểm tra thì bình cứu hoả được trang bị nhưng không sử dụng nên

19
vẫn còn đảm bảo an toàn và mang về nhà cất giữ dùng cho đợt kiểm tra sau, còn
nếu mang theo tàu thì sẽ bị hư hỏng, rỉ sét do nước biển nên tốt nhất là mang về
nhà.”
- Vòi phun 1 ÷ 3 chiếc dạng ống nhựa mềm được nối với máy bơm và được
trích lực từ máy chính. Vòi này dùng vào nhiều mục đích như vệ sinh tàu, rửa sạch
cá sau khi giết mổ, hút nước vào khoang khi xảy ra sự cố thủng vỏ tàu và dùng
chữa cháy.
- Rìu 1 chiếc, thùng xô 2 chiếc, xà beng đều được trang bị đầy đủ trên tàu.
- Bơm 1 ÷ 3 chiếc làm nhiện vụ chữa cháy, cứu thủng, vệ sinh tàu và rửa cá,
các bơm trang bị trên tàu chủ yếu được trích lực từ máy chính của tàu.
- Bộ đồ mộc do tàu cá vỏ gỗ lên hầu hết các tàu được trang bị 1 bộ, dùng để
thay thế các bộ phận của tàu.
- Bộ đồ nề ít được trang bị trên tàu vì đây là bộ đồ dùng trong xây dựng
- Keo (hồ) có trang bị, dùng để hàn gắn những dụng hoặc những lỗ thủng nhỏ,
và đặc biệt là dán các bộ đồ áo mưa của ngư dân bị rách mà vẫn còn sử dụng tốt
- Nêm, gỗ rẻ rách, hầu hết các tàu được trang bị đầy đủ từ 10 ÷ 15 cái
- Đệm va chủ yếu dung lốp xê ô tô đã bị hỏng và mỗi tàu có từ 4 ÷ 6 chiếc và
được bố trí 2 bên mạn tàu
- Thiết bị điện tử
+ Máy thu định vị vệ tinh toàn cầu GPS. Đây là thiết bị quan trọng và 100%
tàu câu cá ngừ đều trang bị đầy đủ đó là các máy định vị hiệu máy FRUNO. Qua
việc đi tìm hiểu thực tế thì mỗi tàu khai thác cá ngừ hiện nay đều trang bị một máy
định vị GPS, thông dụng là các máy GP-30, GP-31, GP-32, Một máy thu phát song

ICOM, Phổ biến là M-718, M-710, M-700 của Nhật, việc truyền số liệu GPS về
đất liền qua song ngắn của máy thu- phát vô tuyến ICOM.
+ Radar cần thiết cho cho đảm bảo hàng hải và để đánh dấu vàng câu, tuy
nhiên 100% tàu của ngư dân trên địa bàn Khánh Hoà không lắp đặt lý do giá cả khá
cao vả lại việc coi vàng câu thì ngư dân cho tàu neo gần vị trí thả câu xong và phân
công nhau trông coi vàng câu bằng 1 cây cờ đèn tín hiệu

20
+ Máy đo sâu dò cá, Máy lái tự động, Máy plotter màu, Máy fax thời tiết,
Máy dò phao. Hầu hết các tàu không được trang bị loại máy này
+ Máy thông tin liên lạc. Chủ yếu là máy đàm thoại của các hiệu máy
ICOM,Galaxy, Sea Eagle mỗi tàu tran bị 01 bộ gồm máy đàm thoại tầm xa và máy
đàm thoại tàm gần, dùng để thông tin liên lạc với bờ và với các tàu khác, máy đàm
thoại tầm xa trên các tàu câu cá ngừ chủ yếu hiệu máy ICOM, máy đàm thoại tầm
gần có hiệu máy Galaxy hoặc SeaEagle.
- Thiết bị hằng hải dò cá
+ La bàn lái, hải đồ, dùng để xác định hướng đi của tàu và vị trí ngư trường
khai thác. Các thiết bị này hầu hết các tàu được trang bị đầy đủ.
+ Ống nhòm 100% các tàu câu cá ngừ đại dương của Khánh Hoà được trang
bị ống nhòm do Liên Xô, Việt Nam và Trung Quốc sản xuất
+ Máy đo sâu dò cá. Hầu hết các tàu không trang bị, một số tàu do bộ thuỷ
sản đăng ký và tàu có công suất lớn mới trang bi loại máy này. Máy đo sâu dò cá
dùng để đo sâu, xác định chất đáy và dò tìm đàn cá tại ngư trường khai thác
- Đèn hiệu
+ Đèn hành trình, đèn lái, đèn mạn, đèn pha, đèn nháy được trang bị đầy đủ
để hành trình trong đêm tối và thông báo cho các tàu khác biết tình trạng của tàu
mình
+ Vật hiệu hình cầu, quốc kỳ Việt Nam, có đuôi nheo báo bão được trang bị
đầy đủ dùng để báo hiệu ban ngày nhằm thông báo cho các tàu khác biết tình trạng
của tàu mình

- Hầm hàng
+ Hầm cá 2 ÷ 3 hầm chứa cá và bảo quản cá ngừ, được bố trí nằm cách ca
bin, dùng lượng mỗi hầm 6 ÷ 10 tấn
+ Hầm nước ngọt. Các tàu cá không có hầm nước ngọt mà được chưa trong
các thùng lớn và được để trên boong tàu và trên nó cabin.
+ Hầm máy. Là nơi đặt máy chính, máy phụ và máy bơm điện dung để bơm
nước cứu hoả cứu thủng

×