Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đưa chủ nghĩa lạc quan vào công việc ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.44 KB, 4 trang )

Đưa chủ nghĩa lạc quan vào công
việc
Các dấu hiệu của suy giảm kinh tế có ở khắp mọi nơi. Với việc
doanh thu giảm trông thấy, các công ty thi nhau đóng cửa, số
lượng lao động thất nghiệp tăng lên, thật khó để truyền đi một
thông điệp lạc quan nào. Làm điều đó dường như khiến người quản
lý trở nên ngốc nghếch hơn là có mục đích tốt.
Tuy nhiên khiến các nhân viên tập trung vào khía cạnh tích cực là
rất cần thiết. Chủ nghĩa lạc quan là một khuynh hướng hướng đến
điều mà bạn có thể làm hơn là đến những điều bạn không thể làm.
Trong quản lý, chủ nghĩa lạc quan không chỉ dừng lại ở thái độ; nó
là thế chủ động.
Ví dụ, một nhân viên có thể không kiểm soát được dòng lưu
chuyển tiền mặt của doanh nghiệp, nhưng có thể kiểm soát nỗ lực
mà họ dành cho công việc của mình. Ý thức kiểm soát này khuyến
khích những cảm xúc tích cực bởi vì các cá nhân có thể ảnh hưởng
đến kết quả. Do vậy làm thế nào để một nhà quản lý có thể khuyến
khích những cảm xúc lạc quan? Dưới đây là ba cách:
Không bao giờ che dấu sự thật. Các nhân viên biết rằng mọi việc
đang tồi tệ. Nếu bạn cố gắng phong tỏa thông tin họ sẽ cho rằng
tình hình còn tồi tệ hơn, chứ không phải tốt hơn. “Buôn dưa lê”
trong công ty sẽ phát triển thành những lời đồn thổi, đặc biệt là
những tin tức xấu. Hãy nói chuyện thẳng thắn về tình hình kinh
doanh và nhấn mạnh vai trò của từng nhân viên trong vai trò là
người đóng góp cho công ty. Tôi dùng từ ‘người đóng góp’ đó là
có chủ ý. Xác định các nhân viên là những người đóng góp cho
công ty, chứ không phải là gánh nợ.
Thách thức nhân viên. Hiện nay là thời điểm tuyệt vời để suy
nghĩ lại về công việc kinh doanh. Kêu gọi các nhân viên đưa ra
những ý tưởng cho sự phát triển. Trao cho họ quyền biến những ý
tưởng tốt thành những bước đi hành động. Nền kinh tế phát triển


chậm sẽ đem lại khoảng thời gian để thách thức chúng ta trong
việc xây dựng lại quy trình và sản phẩm. Đưa ra những kế hoạch
về việc bạn sẽ làm gì nếu bạn có nhiều thời gian và nguồn lực hơn.
Yêu cầu nhóm của bạn tìm ra cách để thực hiện những kế hoạch
đó; bạn có thời gian, có lẽ bạn có thể tìm kiếm được nguồn lực.
Nhìn về phía trước. Cuộc suy thoái sẽ không kéo dài mãi mãi.
Đây là thời gian để suy nghĩ về việc ai là người có khả năng lãnh
đạo tổ chức. Simon Callow, Giám đốc điều hành của Công ty quốc
tế về các quyết định nhân sự (Personnel Decisions International)
của Anh đã nói rằng các tổ chức “phải tập trung vào những nhà
lãnh đạo có thể dẫn dắt họ thoát ra khỏi thời kỳ rối ren này”. Vị trí
lãnh đạo đó không phải dành riêng cho những người trong ban
quản trị. Nó có thể dành cho bất cứ ai chứng minh được rằng nhờ
những ý tưởng và những hành động của mình, họ có thể giúp công
ty sống sót, thậm chí phát đạt, trong lúc này.
Thực tế lạnh lẽo và khó khăn nhắc cho chúng ta rằng suy nghĩ tích
cực sẽ không cứu giúp một doanh nghiệp, hay công việc của một
cá nhân nào. Rất nhiều cá nhân suy nghĩ tích cực, làm việc chăm
chỉ và có mục đích tốt đã mất việc trong ngành dược phẩm, dịch vụ
tài chính, và chế tạo ô tô không phải bởi lỗi của riêng họ. Nhưng
ngay cả trong những thời kỳ tốt đẹp, điều này cũng có thể diễn ra –
một công ty luôn có thể bị bán đi hoặc thu hẹp quy mô bởi vì nhiều
lý do vượt ngoài tầm kiểm soát của các cá nhân nhân viên.
Cứ nhìn vào mặt tiêu cực sẽ là vòng xoáy không dẫn tới đâu cả; nó
sẽ chỉ dẫn tới hư vô. Khuyến khích các nhân viên tập trung vào các
khía cạnh tích cực là một hành động lãnh đạo. Nó thể hiện sự tin
tưởng vào các cá nhân cũng như sự tin tưởng vào tổ chức. Như
Eddie Rickenbacker, một phi công và nhà doanh nghiệp hàng
không trong Thế chiến thứ nhất đã từng viết: “Suy nghĩ tích cực và
bao quát, với sự tự tin và tin tưởng, và cuộc sống sẽ trở nên an toàn

hơn, đầy ắp những hành động, có nhiều kinh nghiệm và thành tựu
hơn”. Đó là thái độ đáng để duy trì và nuôi dưỡng đặc biệt là trong
những thời kỳ khó khăn như bây giờ.

×