Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Gian lận trên TTCK: Nhà đầu tư nhỏ cần cẩn trọng và tỉnh táo docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.79 KB, 4 trang )

Gian lận trên TTCK: Nhà đầu tư nhỏ cần cẩn
trọng và tỉnh táo

Thị trường chứng khoán đang mất
phương hướng, tâm lý lúc này rất dao
động vì những diễn biến xảy ra trong
tuần qua hầu như trái với suy nghĩ
thông thường của đa số các nhà đầu tư.

Thị trường (TT) đang ngày càng khốc
liệt, NĐT ngày càng “cáo già” và phân
hóa mạnh, nên rất khó ăn. Lúc TT như thế
này, trường phái “câu” cổ tức có lẽ là an
toàn nhất.

Thị trường dễ vỡ

Nhiều dự báo chính sách sẽ thay đổi theo hướng khắc nghiệt hơn do: Nợ
công tăng đến mức nguy hiểm; CPI tháng 3.2010 tăng bất thường ngoài
thông lệ; lãi suất (LS) huy động có chiều hướng tăng để chống lạm phát dẫn
đến LS cho vay tăng làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng (đánh đổi tăng
GDP sang giảm để ngăn ngừa lạm phát đang được cho là có thể diễn ra từ
tháng 5 đến tháng 9.2010); USD vẫn thiếu dù được bù đắp nhiều từ nguồn
vốn FDI giải ngân tăng vọt so với cùng kỳ.

Thông tin kinh tế vĩ mô do các cơ quan quản lý cập nhật chậm, thiếu phân
tích, cung cấp kịp thời cho báo chí nên dễ bị dư luận phân tích theo nhiều
hướng khác nhau. Các báo cáo về kinh tế VN của các tổ chức nước ngoài thì
lại không có một chuyên gia có đẳng cấp nào của VN bình luận (mặc cho TT
hiểu thế nào thì hiểu).


Nhiều DN niêm yết cũng vẫn thiếu trách nhiệm, thậm chí không xem trọng
việc công bố thông tin của mình khiến cho những tin đồn sai biệt có đất
sống; bị một số phần tử xấu lợi dụng đánh xuống để gom hàng hay đánh lên
để xả hàng (thông tin chưa được phản ánh đúng vào giá).

Chủ thể tham gia đổi vai

Trước đây, các NĐT cá nhân đa số là ngắn hạn (lướt sóng). Điều này phù
hợp với tiềm lực tài chính, khả năng phân tích, thông tin nhận định và các
hạn chế khác của họ. Nhưng nay, nhiều NĐT cá nhân đang bị biến thành các
NĐT trung hạn một cách bất đắc dĩ vì bị kẹp.

Các NĐT tổ chức là thành phần tạo lập TT và là chủ thể chính của TT lại
đang biến mình thành các NĐT lướt sóng siêu hạng vì họ có nhiều lợi thế về
thông tin (do nằm trong HĐQT của DN niêm yết; lợi thế trường vốn, trong
tay luôn có hàng sẵn sàng tham gia TT khi có sóng.

Mặc dù phải công bố thông tin nếu lượng CP họ nắm giữ trên mức mà
UBCKNN quy định, nhưng nếu họ chỉ nắm dưới tỉ lệ phần trăm/vốn của DN
mà không phải công bố thông tin mua bán thì không ai biết được khi nào họ
vào hay ra, đó là chưa kể những liên minh hợp tác rất khó "chỉ mặt đặt tên"
nhằm thao túng giá.

Từ nhận xét trên suy ra với một TTCK mà tính lướt sóng là chủ đạo thì tính
đầu cơ của TT tăng lên so với tính đầu tư khiến cho TT sẽ bất ổn, làm ảnh
hưởng chung tới sự huy động vốn của xã hội cho phát triển của nền kinh tế.

An toàn thì chọn "câu” cổ tức

Phương pháp "câu" cổ tức có thể giải thích như sau: Nếu một người có tiền

lúc này chọn cách gửi tiết kiệm 1 năm cho an toàn thì được lãi 12%. Bỏ tiền
ra mua cổ phiếu thì phải được 12% mới gọi là hòa vốn, trên mức đó thì có
lãi, được 20% thì xem như lãi to nếu thời gian NĐT nắm giữ cổ phiếu từ 1
đến trên 2 tháng. Sau ngày chia cổ tức, nếu NĐT mua cổ phiếu đó vùng giá
thấp; khi bán giá lại lên thì còn ăn thêm về giá nữa.

Ví dụ mã NBP (nhiệt điện Ninh Bình); cổ tức năm 2009 mới ứng có 8%. Giá
đang 23,6 ; EPS: 4,4; P/E: 5,37. Giá trị sổ sách 14. Về thị giá 3 tháng nay
không tăng. Cổ tức chia sẽ là: Cổ tức còn lại năm 2009 + cổ tức năm 2010
chắc chắn lớn hơn 20%. Nếu hưởng cổ tức xong mà thoát hàng ra không bị
lỗ giá, như thế đã là thành công rồi, thoát ra mà có lời về giá thì lại càng
nhiều lãi hơn.

Những người chơi theo kiểu này là những “con chim bói cá” rất kiên nhẫn.
Họ vào hàng từng ít một để không đánh động TT. Họ lãi với xác suất thành
công cao vì không mất quá nhiều thời gian để ý đến việc lên xuống của VNI.
Cái họ mua là mua công ty, chứ không mua Index

×