Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Mỹ thuật thời Mạc pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.66 KB, 14 trang )

Mỹ thuật thời Mạc
Đầu thế kỷ XVI xã hội phong kiến Lê sơ sa dần vào cơn khủng hoảng
mới. Tập đoàn quý tộc Mạc vốn xuất thân từ làng chài ven biển xứ
Đông nhờ giỏi vật võ và tham gia việc triều chính đã đảo chính lập ra
vương triều Mạc.
Kinh tế xã hội thì nhà Mạc cấp ruộng đất, mở nhiều chợ, đúc tiền trao
đổi hàng hoá và các hoạt động nhà Mạc vẫn theo mô hình Nhà nước lê
sơ.
Trong 65 năm cầm quyền, nhà Mạc tổ chức thi cử cứ 3 năm một lần, tất
cả có 22 khoa thi đỗ 499 tiến sỹ trong đó có 13 trạng nguyên với những
tên tuổi nổi tiếng nhuư Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giáp Hải
Từ sự phát triển hàng hoá, việc giao lưu giữa các địa phương và vai trò
của đồng tiền được đề cao nó tấn công vào đạo đức xã hội, làm thay đổi
các giá trị truyền thống văn hoá
ở đầu thế kỷ XVI nhà Mạc luôn phải đối mặt với chiến tranh, nhưng
vừa đấu tranh ngoại giao khôn khéo, vừa kiên quyết, vừa linh hoạt nên
đã tránh được hiểm hoạ ngoại xâm.
Những thế lực đối kháng với danh nghĩa "Phù Lê" đã lập ra triều đình
mới ở Thanh Hoá gọi là Nam Triều để phân biệt với Bắc Triều của nhà
Mạc. Trong 65 năm cầm quyền thì đã có tới 47 năm đụng độ, đến năm
1592 thì bị đẩy khỏi Thăng Long.
Tình hình chiến tranh một mặt làm cho xã hội điêu đứng tiều tuỵ. Mặt
khác quý tộc cảm thấy vận số ngắn ngủi đã tìm vào thần quyền để tìm
chỗ dựa. Tác động kích thích tính tự do trong hoạt động nghệ thuật. Đó
là tiền đề cho một nền mĩ thuật đậm chất dân gian, dân tộc phát triển
Nền nghệ thuật nói chung và mĩ thuật nói riêng được bắt rễ sâu từ hiện
thực xã hội . Nằm trong mảng mỹ thuật bao gồm nghệ thuật kiến trúc,
nghệ thuật điêu khắc, nghệ thuật hội hoạ
Trong mỹ thuật thời Mạc bao gồm kiến trúc cung đình và kiến trúc tôn
giáo.
Kiến trúc cung đình kinh thành thăng Long của nhà Mạc do đã dành


được chính quyền một cách hoà bình nên tiếp thu toàn bộ kinh thằng
Thăng Long một cách nguyên vẹn về sau từ năm 1549 đến năm 1584
trước sức tấn công của Quân Lê - Trịnh Nhà Mạc nhiều lần rời bỏ kinh
thành Thăng Long. Từ năm 1584 nhà Mạc lại trở lại và tu sửa kinh
thành Thăng Long rộng lớn hơn. Nhưng đến năm 1594 Quân Lê - Trịnh
chiếm được lại đốt sạch.
Một mặt kiến trúc kinh thành Thăng Long là kiến trúc Khu Dương
Kinh. Trong Điện Dương Kinh có điện Phúc Lâm để Mạc Đăng Dung
ở. Năm 1530 Mạc Đăng Dung nhường ngôi cho con trở về Cổ Trai trấn
giữ. Cuối năm 1592 Trịnh Tùng đã đem quân phá điện ở Cổ Trai, huỷ
bỏ bia đá mộ và chặt hết cây.
Bên cạnh kiến trúc cung đình kiến trúc tôn giáo cũng rất được coi trọng
phát triển và đã có loại hình mới là đình làng.
Nếu ở thời Lê sơ bị thu hẹp thì đến thời Mạc được bung ra gắn với các
làng quê. Trong số 116 ngôi đình biết rõ niên đại, đã sửa chữa hoặc xây
dựng thêm thì trong 42 năm đầu (1527 - 1569) chỉ có 36 ngôi chùa thì
đến 2 năm cuối đã tăng lên 80 ngôi chùa.
Dựa theo không gian phân bố của 142 ngôi chùa thì riêng xứ Đông (Hải
Phòng, Hải Dương, Hưng Yên) đã có 63 ngôi chiếm gần nửa, đến thời
Mạc chiến tranh càng ác liệt thì người ta càng tìm đến thần quyền và
không tiếc tiền để dựng chùa cầu Phật và qua đó chứng tỏ quý tộc Mạc
rất gắn bó với quê mình.
Dựa vào dấu tích nếu tổng hợp để nhìn toàn cảnh thì khu Tam Bảo đã
có các nhà Thượng - Thiêu Hương -Tiền Đường và có thêm hành lang
ở hai bên.
Chùa Cói ở (Vĩnh Phúc) rất gần với kiểu kiến trúci các toà thượng điện
thời Trần : Gồm một gian, hai chái.
Kiến trúc tôn giáo còn có thêm loại hình mới là đình làng. Nếu ở các
thời trước Lý - Trần, đình làng thuộc tính chất trung chuyển công văn
thì đến đây đình làng lại thuộc sở hữu cộng đồng làng xã là nơi thờ

Thánh Hoàng Điển hình cho những đình hiện còn dấu tích thời Mạc và
cũng khá hoàn hảo là đình Tây Đằng và Đình Lỗ Hạnh đều ở trong
vùng luỹ tre, rìa làng cân đối hai bên trực tiếp nhìn ra đồng làng thông
thoáng, ngay sát cửa đình có dòng chảy uốn lượn là nơi tụ phúc cho
dân làng.
Đình Tây Đằng đến thời Nguyễn đã làm thêm hai dãy tả - hữu và xây
tường bao, xây trụ hoa biểu Đình dàn ngang hai chái, dài tới 22m và
rộng 11m5 xung quanh thông thoáng. Khu vực cung cấm là phía trong
của gian giữa, từ hai cột cái sau trở vào. Kiểu hình này gọi là kiểu hình
chữ nhất ( - )
Mái đình xoè rộng ra bốn phía và lan xuống thấp chiến hai phần ba
chiều cao tính từ nền, nhưng nhờ những đường cong nhẹ theo mép mái
và hệ thống hoa đao ở các góc làm cho nó mềm đi và quên đi cảm giác
nặng nề.
Câu lạc bộ khung cơ bản như bộ khung nhà thượng điện ở chùa Cói.
Cấu kiện gỗ rất nhiều, để giảm đi vẻ nặng nề, nghệ sĩ trang trí đã chạm
khắc rất nhiều hoạt cảnh dân gian và được ghi rõ dòng chữ "Quý Mùi
niên tạo" ứng với năm 1523 hay 1583.
Đình Lỗ Hạnh đã tu sửa nhiều lần cuối thời Nguyễn đã xây thêm hậu
cung nối vào phía sau gian giữa, song toà đại đình được cấu tạo về cơ
bản như ở Đình Tây Đằng, nền có dài rộng hơn một chút (23,5m
x12,5m) Đình được làm ứng với niên hiệu Sùng Khang 11 tức năm
1576, ngoài ra còn một số đình khác.
Bên cạnh đó là kiến trúc Quán Đạo, Quán Đạo đã có trong thời Lý-
Trần, thời Lê sơ đạo giáo cũng bị ngăn cản, song ông vua nặng chất
nho, nhất là Lê Thánh Tông cũng thích gặp tiên. Đến thời Mạc, đạo
giáo Việt Nam có cơ phát triển đã sáng tạo ra nhân vật Liễu Hạnh
(1557-1578) đầy huyền thoại, trở thành một mẫu thiêng trong hành tứ
bất tử.
Quán Đạo được dân gọi là chùa, được nhắc nhiều là quán Hưng Thánh

tức là chùa Mui, quán Hội Lĩnh tức Chùa Sở, Quán Linh Tiên hay chùa
Linh Tiên đều thuộc Hà Tây, quán Hưng Thánh, quán Hội Linh còn bia
dựng năm 1590, quán Linh Tiên còn bia dựng năm 1586.
Từ Quán Đạo gắn với chùa Phật, ở thời Mạc sự kết hợp này còn mở
rộng đưa đến hiện tượng chùa Cao Dương (Thái Bình) có bia dựng năm
1578 cho biết có bộ tượng thờ Thích ca - Khổng Lâu - Lão Đạm. Mang
hẳn tên là chùa Tam Giáo (Hà Tây) còn bia dựng năm 1591.
Mĩ thuật thời Mạc nổi lên loại hình nghệ thuật điêu khắc.Nghệ thuật
điêu khắc tượng ở thời Trần - Lê sơ. Tượng tròn hầu như tập trung ở
làng mộ, thì sang thời Mạc tượng tròn còn gặp ở nhiều chùa và rất
nhiều loại, từ tượng Phật, tượng Quan Âm đến tượng Vua, tượng
Hoàng Hậu và các tượng thông thường, chất liệu ở đây là gỗ và đá.
Các chùa cổ còn đến nay không thể thiếu được tượng Tam Thế tượng
trưng cho 3000 vị Phật (hình 1). Ngày nay tượng Tam Thế thời Mạc
còn gặp ở các Chùa Thầy (Hà Tây), chùa Lê Mật và chùa Nành ở (Hà
Nội), chùa Dâu (Bắc Ninh) chùa Trà Phương ở (Hải Phòng) Tượng
lớn xấp xỉ với người thực, tạo theo những quý tượng của Phật, tóc
xoăn, đỉnh đầu nhô nhục kháo, tai dài, ngồi tĩnh toạ trên toà sen, khuôn
mặt hơi cúi xuống chúng sinh, mình đẩy đà các mảng khối căng
tròn.Đây có thể xem là tượng mẫu cho các thời sau.
Tượng Thích ca seo sinh ở chùa Đông Dương (Hải Dương) thể hiện
theo giai thoại ngài vừa sinh ra đã đi được 7 bước trên bông sen. Tay
trái chỉ đất tay phải chỉ trời, tượng thể hiện chú bé lẫm chẫm đi, dáng
nhô về trước, thân mập, đứng trên đài sen.
Tượng Thích Ca thành Đạo ở chùa La Khê (Hà Tây) tượng được làm
chất liệu bằng đá, thường được gọi là Đức Thế Tôn, bố cục và cấu tạo
cơ thể hồi tưởng lại tượng Phật chùa Phật Tích thời Lý có thêm đây anh
lạc ở ngực và tấm áo khoác bên vai phải chỉ phủ hờ gần đời hơn.
Tượng Quan Âm rất phổ biến và có ở nhiều chùa. ở Chùa cập Nhất còn
gọi là chùa Đông Ngọ Tự hay chùa Phẩm (Hải Dương). Tượng có 6 đôi

tay trong đó đôi tay chính kết ấn liên hoa trước ngực còn 5 đôi tay toả
sáng hai bên như múa, đầu đội mũ thiên quan, tai đeo hoa, cổ tay đeo
vòng, mặc áo dài nuột, hai nửa đăng đối. Dáng tượng thong thả, đường
nét mượt, Còn 5 đôi tay toả sang hai bên như múa, một đôi tay chính
kết ấn liên hoa trước ngực, và được làm rõ tên niên hiệu Diêm Thành
tức năm 1582 tượng cao 0,78 m kể cả bệ là 1,30m.
Tượng Quan Âm Nam Hải lớn và hoàn chỉnh nhất của thời Mạc còn lại
ở chùa Hội Hạ tượng ở thế ngồi tĩnh toạ trên toà sen, tượng cao 1,8m
kể cả bệ là cao 3m27 ngoài đôi tay chính kết ấn liên hoa từ hai bên
sườn còn mọc ra 20 đôi tay nữa. Tượng có vẻ bụ bẫm, đôn hậu của phụ
nữ nông thôn. ở dưới phần bệ là một hình đầu quỹ mang dáng đầu
người với sự trợ lực hai đầu rồng nhô từ mặt biển nhô lên tạo thành
nhóm tượng là mẫu cho đề tài này ở thời sau.
Tượng Quan Âm Thiên chủ, Thiên Nhãn. ở thời Mạc là pho tượng ở
chùa Thánh Ân xã Đa Tốn (Hà Nội) ngoài 42 đôi tay lớn mọc từ thân
tượng còn có 610 cánh tay nhỏ ở phía sau lưng xếp thành 5 lớp.
Về tượng Quan Âm toạ sơn (Hình 3) đích thực là tượng sớm nhất ở
chùa Đại Linh, thôn Đại Trà (Hải Phòng), tượng cao 0,72m, kể cả bệ là
1,05m ở tư thế ngồi trên đỉnh núi, trên có chạm hình chim, khỉ, cá sấu
và cả mặt quỹ vừa gợi thiên nhiên hoang sơ, vừa tạo vẻ hoành tráng với
không gian mênh mông, tượng có chất liệu bằng đá khắc rõ làm năm
1578. Đây là mẫu cho loại đề tài được tạc nhiều ở các thế kỷ sau đấy.
Tượng Tứ Pháp: Pháp Vân - Pháp Vũ - Pháp Lôi - Pháp Điện là bốn vệ
nữ thần chủ về các hiện tượng Mây - Mưa - Sấm - Chớp về thuộc tín
ngưỡng của dân gian. Trung tâm là vùng nông nghiệp phát triển phía
Nam Sông Đuống. Quanh vùng Dâu (Bắc Ninh), Văn Lâm (Hưng
Yên) Tượng Pháp Vân tức Pháp Lôi (Hưng Yên) tượng cao 1,13m
ngồi kết già trên toà sen. Pháp Lôi là thần sấm được tạo dáng theo
tượng Phật, dáng tượng nhục kháo, tóc xoăn, tai dài, ngồi kết già trên
toà sen.

Tượng này được kế thừa nhiều nét tượng Phật thời Lý ở chùa Phật
Xích: Dàng thong, thon thả, mình mỏng, cặp lông mày thanh giao nhau
trên sống mũi, mũi dọc dừa cao sang, mắt đăm chiêu, miệng khép hờ
như mỉm cười. Cánh tay tròn lẳn, ngón tay thon dài Tất cả đều được
tạc bằng những mảng khối óng ả, đường nét nuột nà, ngực đeo dây anh
lạc là tiền đề để cho các tượng tứ Pháp sau thường mình trần.
Tượng "Đức vua" nhà Mạc ở địa phương Hải Phòng, trong đó tập trung
là huyện Kiến Thuỵ. Vốn xưa thuộc vùng Dương Kinh quê hương nhà
Mạc còn giữ được tượng đá cao gần bằng người thực, nhân dân gọi là
tượng Đức Vua. Có rất nhiều chùa như: Tượng ở chùa Đại Linh (Thôn
Đại Trà) làm năm đầu Diêm Thành (1578) ở chùa Hưng Khánh (Thôn
Trung Thành) làm năm Quý Mùi (1583) Chùa Bạch Đa (thôn Phúc
Hải) làm năm Diêm Thành 3 (1580) Tất cả đều thuộc thời Mạc hẳn
là "Đức Vua" đương thời tức Mạc Hậu Hợp (1562 - 1592) ông vua này
nắm chính quyền trong 30 năm đã thay đổi niên hiệu tới 6 lần tất cả đều
mong tìm vận hội tốt đẹp cho xã hội nên thường được dân quý trọng.
(Tượng hình 4).

Tượng được tạc trong một bố cục đóng kín, tượng được làm chất liệu
bằng đá, đầu đội mũ bình thiên dưới trán ôm sát đầu, gương mặt thanh
thản sáng sủa, mình mặc hoàng bào, hai tay chắp trước ngực. Chiếc
ngai được đóng bằng gỗ có tay ngai đầu rồng ôm tròn, dáng nghiêm túc
tư thế đàng hoàng, như hình thượng Đức vua chùa Bạch Đa (hình 4).
Tượng được tạc trong bố cục cân đối và được người xưa ghi là "Thạch
Phật, nhất tướng" một pho tượng Phật song hình dáng rõ ràng khác xa
tượng Phật có ý nghĩa suy tôn "Đức vua" như đức Phật.
Tượng "Đức vua" chùa Thiên Phúc (Thôn Trà Phương) có pho tượng
đá thuộc loại tượng Hậu Phật, nhưng tuyên truyền là "Mạc Đăng Dung"
tượng có bố cục quen thuộc ở chùa. Tượng ngồi bán kết đầu đội mũ trụ,
hai tay đan nhau ấp trước bụng, mình mặc áo hoàng bào có bổ tử chạm

rồng. Tượng cao 1,76m ở Chùa Ngo tức Ngô Sơn Tự (Hà Tây có Pho
tượng gỗ cao 0,97 m. Đây là loại tượng sau nhất nhưng gần với các loại
tượng Bồ Tát và tượng Hậu Phật. Tượng Hậu Phật ở thời Mạc là do
một số vị hoàng Thái Hậu, Thái Vương đến công chúa góp tiền tu bổ và
được nhân dân bàu làm Hậu Phật, tượng Hậu Phật ở chùa Thiên Phúc
Tự thôn Hoa Niều (Hải Phòng) gồm chùa và đến gần kề nhau được sửa
năm 1562 có pho tượng đá Quân Âm và bức phù Điêu Hậu Phật là
Hoàng Thái Hậu họ Vũ. Pho Tượng Quan Âm ở hàng thứ 4 trên Phật
điện tư thế ngồi rất giống tượng bà Hậu ở chùa Bối Khê (Hà Tây)
tượng cao 1,08m riêng phần tượng cao 0,61m đó là một người phụ nữ
nông thôn ngồi bình thân, mình đậm đà. Đầu đội mũ vành cao, trang trí
hoa dây, khuôn mặt sáng láng toàn bộ toát lên vẻ phúc hậu, đây là
tượng Hậu Phật được tôn lên hàng Quan Âm.
Cùng một dạng tượng Quan Âm trên là tượng " bà Hậu chùa Bối Khê,
bà Hậu là người già, mặt tròn phúc hậu, được ngồi trên toà sen nở giữa
hai chữ "Động - Chủ" tương truyền là bà Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc
Toàn - Vợ Mạc Đăng Dung (ở hình 5) tượng được làm năm Tân Hợi
(1551) cao 76cm. Tượng bà Hậu Chùa Minh Phúc ngồi trong vòm động
gọi là Vân Thuỷ Am" Mặt sau của bia cho biết đó là Hoàng Thái Hậu
họ Vũ tạc năm 1572, cao 0,52m. Tượng bà Hậu chùa Thiên Phúc - Hoa
Niễu thực ra là ở trong đền thờ Thái Hoàng Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn
ngay sát cạnh, cao 0,59 m ở trong vòm " Vân tiên động" dựng năm
1562. Đây là những tượng Hậu Phật sớm nhất hiện còn.
Bên cạnh đó chạm khắc trang trí thuộc loại hình mỹ thuật trang trí điêu
khắc đình làng. Những hình trang trí đình làng thời Mạc phần lớn chạm
nổi vừa phải các nhân vật êm ả và bình dị trong sinh hoạt đời thường.
Đình Tây Đằng (Hà Tây) là ngôi đình sớm nhất hiện còn ngay ở bẫy
hiên thường gặp các hoa, lá, guột xoắn đầu rồng, hạn hữu có cảnh
người kéo dây các hình chạm khắc nối nhau theo băng dài ra các đề
tài, bổ củi, đi cày, gánh con, trai gái tình tự có tiên đến chào, ở trên các

góc cao tít còn có thêm những cảnh chèo thuyền, sinh hoạt nhà quan,
săn bắn, hổ và rồng uốn sinh động.
ở đình Lỗ Hạnh (Bắc Giang) ngoài các hình rồng, ghê, phượng, các
hình tiên đuôi cá, tiên xoè cánh cảnh cô gái đánh đàn bên hươu,
người bình dân cưỡi rồng. Tiếp theo, đình Phù Lưu (Bắc Ninh) lại có
những cảnh người cưỡi rồng, đấu vật vinh quy bằng thuyền xu
hướng trên còn ùa vào chùa, như chùa Cói (Vĩnh Phúc) ngoài thú ra
cũng có cả cảnh cầu hiền, đi săn bằng thuyền
Bên cạnh điêu khắc đình làng một xu hướng mới và trọng tâm muốn
nói về hoạt cảnh của con người, thì chạm khắc trang trí không chỉ làm
đẹp cho kiến trúc mà còn tăng giá trị của nhiều vật dụng như là bia đá,
bệ tượng, khám thờ và ngay chính bản thân pho tượng.
ở Văn Miếu Hà Nội, ba tấm bia tiến sĩ thời Mạc còn được dựng năm
(1529 - 1536) Gióng với 11 tấm bia thời Lê Sơ được (dựng từ năm
1484 - 1521) dược xếp chung với một đặc điểm: Trán bia chưa có hỉnh
rồng đã có hình mặt trời ở giữa với những dải mây bao bọc nhưng còn
khá đơn giản, diềm bia chạm dây leo uốn sóng về sau trên nhiều loại
bia thời Mạc nhiều nơi đã có cặp rồng hoặc cặp phượng chầu mặt trời.
Ngoài ra còn cặp hoa phù dung nhìn ngang tươi tắn, đôi khi cũng nhìn
trên xuống giống hoa cúc. Hoa cúc biểu tượng của mặt trời mà ngay từ
thời Mạc đã gặp những đôi rồng chầu vào một đồ ám trang trí điển hình
ở thời Mạc thường gặp ở trên các bệ tượng phật Quan Âm và bệ tượng
Tứ Pháp là các ô hình biến thể của hình bầu dục hay hình bán nguyệt
(bị móp các góc) đặt trên nền ô chữ nhật bên trong là một hợp thể cặp
sừng vắt chéo giữa ba U tròn ở hai bên và ở phía trên hoặc mỗi sừng
được mọc ra từ một phía của rìa lá sen như hình số ba úp trong khi đồ
án có tới 3 cặp sừng.
Bên cạnh các loại hình nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc còn
là một loại hình nghệ thuật hội hoạ cũng khá phổ biến và nhiều thể loại
nữa.

Tuy nhiên do chiến tranh Nam - Bắc triền miên nhà Mạc không tự viết
sử mà sau đấy được sự quán Lê Phụ viết lại nên không tránh được sự sơ
lược. Vì thế rất khó tìm được tư liệu về hội hoạ đương thời. Nhưng
trong bài thơ Nôm dài 336 câu "tức thời Khúc Vịnh" ông đã dành một
khổ thơ tả cảnh ngày tết ở kinh thành các nhà treo tranh để nghênh
xuân tống cựu.
Chung quỳ khéo vẽ nên hình
Bùa đào cấm quỹ phòng linh ngăn tà
Tranh vẽ gà cửa đeo thiếp yểm
Dưới thêm lầu hoa điểm thọ dương
Đây là những loại tranh tết thuộc dòng chảy dân gian. Tranh Tố nữ là
tranh cũng khá đặc sắc tiêu biểu như tranh Tố nữ cầm quạt, tranh có bố
cục rất cân đối. Nét mặt bụ bẫm tươi vui đang cầm quạt, dáng đang như
chuyển động, tranh loại này cũng rất phong phú và sinh động, về các
hoạ tiết ở trên các viền áo rất đặc biệt, chân đi hài toàn bộ đó là một
bức chân dung toàn thân rất đặc sắc. Đây là một tài năng về vẽ tranh rất
độc đáo đã thể hiện được tâm hồn người phụ nữ mà cho các đời sau cần
khám phá thêm.
Tranh Tố nữ dưới (hình 6) là một tranh dân gian thuộc loại đó.


Tranh gà, lợn, tranh lợn đang cắn củ ráy là loại tranh cũng rất được ưa
chuộng cho cha ông ta xưa. Tranh thể hiện được chăn nuôi vốn rất phổ
biến từ trước đến nay ở nông thôn Việt Nam. Đó là một con lợn to béo,
hay ăn và bố cục con lợn cân đối (hình 7) là một tiêu biểu. Tuy nhiên
tranh chưa thể hiện màu nhưng qua những đường nét, tranh thể hiện rất
sinh động.


Tranh gà, tranh ông tướng canh ở cửa để gia đình yên tâm ăn tết. Tranh

dù có cái biên song cũng có thể tìm thấy, trong tranh tết Đông Hồ,
Tranh hàng Trống, nhất là những loại tranh cùng tên. Như tranh ngồi
nghỉ giữa buổi bừa là một tranh thuộc tranh Đông Hồ. Hình ảnh trung
tâm của bức tranh là con người đang đi bừa và nghỉ lúc mệt, tranh thể
hiện không khí làm việc tuy mệt nhọc song có phần thư thái của con
người sau một buổi làm việc như (hình 8) con người và con trâu rất gần
gũi với nhau và ở đây tất cả đêù thể hiện một đề tài rất gần với những
người nông dân Việt Nam cho một nền nông nghiệp lúa nước của nhân
dân ta.

Một loại tranh vừa thuộct ranh dân gian Đông Hồ là tranh đấu vật, đây
là một loại hình văn hoá của dân tộc từ thời xa xưa.

Tranh với ý nghĩa là hình vẽ tay trực tiếp trên giấy có thể tìm thấy ở
một số tờ sắc phong thần sớm. Sắc phong được viết trên giấy gió đặc
biệt, khổ rộng, giai, mịn, nhẹ, xốp, bảo quản tốt thì khá bền. Hầu hết
sắc phong có hình trang trí được in ván gỗ hàng loạt, cũng có một số tờ
vẽ tay các hình nền, trong tờ sắc tử Dương thần vốn ở làng Tử Dương
(Hà Tây) hiện được bảo quản ở Cục Bảo tàng ở Bộ Văn hoá, sắc rộng
có màu vàng đậm trên tờ sắc được vẽ tay hình rồng mây theo phong
cách thời Mạc.
Gắn với hội hoạ nhiều nơi hơn cả ở thời Mạc vẫn là đồ gốm nổi trội là
trung tâm gốm Bát Tràng (Hà Nội) và Chu Đậu (Hải Dương).
Ngoài ra gốm Mạc có cả gốm xây dựng để mộc, gốm gia dụng và nhất
là gốm thờ phần lớn tráng men trắng và vẽ hoa lam.

hoặc cạo men bôi nâu cũng có men ngà màu vàng nền và men xanh rêu
tô lên hoa văn. Các đề tài được vẽ trên gốm phổ biến là hoa lá và chim,
cá cỏ hoa dây leo uốn sóng trổ ra các tay mướp leo (rất phổ biến trên
bia đá) có nhiều loại hoa, cúc, mai, lan được ngắt ra từng cảnh, từng

bầy được vẽ ra mặt ngoài của nhiều bát, bình, liễn hoặc trong lòng của
đĩa, chim có nhiều kiểu bay hoặc đậu, cá tôm bơi lội tung tăng, thú 4
chân, thường là ngựa, long mã đề tài người còn ít song thật vui: Có
cảnh đoàn người cưỡi ngựa phi như đang đua, có người chăn trâu, có
người đội nón và người trùm khăn đều mặc áo dài như đại hội lại có
hình một số cảnh được ghép lại, thành bức tranh sơn thuỷ. Do lối vẽ
trên gốm mộc có xương đất vừa khô lại hút màu nên nghệ sĩ phải vẽ rất
nhanh, đặt đâu được đấy, hình thuộc làu, tay bút mà hiện ra đậm nhạt
rất hoạt.
Mĩ thuật thời Mạc thực sự là bước ngoặt của lịch sử mỹ thuật Việt
Nam, tuy vẫn là xã hội phong kiến theo mô hình nho giáo, song do kinh
tế hàng hoá rất phát triển, đồng tiền đã tỏ rõ sức mạnh công phá đạo
đức trật tự cũ, đòi giải phóng con người, giải phóng nghệ thuật. Vì thế
một loạt loại hình nghệ thuật mới ra đời và khẳng định theo hướng
nhân văn chủ nghĩa : Đình làng, tượng phật Quan Âm, tranh dân gian,
đồ gốm, thương mại ở đó nhiều người có công phục hưng diện mạo
văn hoá dân tộc, văn hoá làng quê đã trở thành đối tượng để nghệ sĩ
sáng tác và nhân dân ca ngợi, là các tượng hậu Phật mang tính chân
dung người thật, việc thật còn ngự trị ở nhiều chùa làng và chủ nhân
của các công trình văn hoá ấy là những người lao động trong các làng
quê cũng được hoá thân vào những hoạt cảnh trang trí đình làng. Con
vật cao sang rồng phượng giờ đây cũng bình dị, thậm chí hài hước. Tất
cả biểu hiện thẩm mỹ của dân quê gắn với tinh thần nhân bản, tính chất
này của mỹ thuật Mạc sẽ được đẩy lên đỉnh cao ở thời gian cuối của thế
kỷ sau.
Trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, mỹ thuật thời Mạc
đóng góp một phần không nhỏ về đề tài phong phú, thể loại đa dạng
đây xứng


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×