Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐỒ ÁN PHONG CẢNH ĐỀN VUA ĐINH VÀ Ý THỨC CƯƠNG VỰC LÃNH THỔ TRONG MỸ THUẬT THỜI NGUYỄN pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.95 KB, 5 trang )

ĐỒ ÁN PHONG CẢNH ĐỀN VUA ĐINH VÀ Ý THỨC CƯƠNG VỰC
LÃNH THỔ TRONG MỸ THUẬT THỜI NGUYỄN


Núi Thiên Tôn-Thanh Hóa

Nói đến cầu Đông, ai cũng đinh ninh đó là chiếc cầu ở đâu đó gần chùa C
ầu Đông,
thuộc tổng Đồng Xuân, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức ( Hà Nội). Sông đã lấp,
cầu chỉ còn lại trong những câu ca: “Cầu Đông vẳng tiếng chuông chùa Trăng soi
giá nến, gió lùa khói hương Mặt ngoài có phố Hàng Đường “ Hay trong câu ca
dao hài hước: “Bà già đi ch
ợ cầu Đông Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng Thầy
bói gieo quẻ nói rằng Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn“.
Những địa danh như ở Hà Nội gắn liền với những cây cầu như Ô Cầu Dền, Ô cầu
Giấy, chùa Cầu Đông, chợ cầu Đông. Nhưng không ai hình dung nổi chiếc cầu
như thế nào. Danh họa Tô Ngọc Vân khi nêu lên vấn đề “ Ngày xưa, nước ta có
hội họa không?“ từng than rằng: “ Một vài nhà còn giữ một vài bức truyền thần,
vài tấm tranh lụa hoa điểu, hay sơn thủy - đại để là những bức tranh phong cảnh
Tàu, nhân vật Tàu, không một dấu vết gì giang sơn Việt Nam cả, chứ đừng nói đ
ến
tính cách đặc biệt Việt Nam nữa“. Môn vẽ tranh sơn thủy không thịnh hành ở Việt
Nam đã vô tình làm thiếu đi những bức tranh vẽ non sông đất nước.
Ông Bá Kếnh (Dương ức Vĩnh người làng Trường Yên - Hoa Lư Ninh Bình) hẳn
cũng có cái tâm sự như danh họa Tô Ngọc Vân. Cho nên, khoảng n
ãm Thành Thái
thứ 10 ( 1898) Ông đã tạo ra một ngoại lệ hiếm hoi trong lịch sử mỹ thuật cổ
truyền Việt Nam: miêu tả phong cảnh quê hương yêu dấu - Hoa lư. Những bức
tranh khắc đá có vị trí thật khiêm nhường trong không gian kiến trúc đền vua
Đinh, nằm hai bên hông tòa Thiêu Hương.
Trên những bức chạm này chúng ta chợt hay rằng ở Hoa Lư cũng có những địa


danh như cầu Đông, cầu Dền. Rất có thể 1000 nãm trư
ớc, khi Lý Công Uẩn dời đô
từ Hoa Lư về Thãng Long, những người dân cố đô xưa đã theo vua Lý về đất rồng
bay mang theo những tên đất tên làng cũ. Bức chạm đá cầu Đông, cầu Dền được
những người nghệ nhân ân cần khắc ghi cả tên gọi để lưu truyền cho hậu thế. Cử
chỉ này làm ta không khỏi không liên tưởng đến bộ Cửu Đỉnh đặt trước Hiển Lâm
Các, đối diện với Thế Miếu, phía Tây Nam Hoàng Thành (Huế). Trên chín chiếc
Đỉnh này ta cũng thấy tên những con sông dãy núi đất Việt. Bộ Cửu Đỉnh này bắt
đầu thi công nãm 1835 và hoàn thành nãm 1837. Hình ảnh non sông gấm vóc này
trở thành biểu tượng cho sức mạnh của vương triều, sự giàu có và thịnh trị của đất
nước dưới sự trị vì của triều Nguyễn. Bộ Cửu đỉnh này được khắc vào giai đoạn
thịnh trị của nhà Nguyễn, khi mà bóng đen xâm lược của đế quốc Pháp chưa che
phủ lên các ngai vàng ở kinh đô Thuận Hóa.
Khác với những hình ảnh sông núi ở trên Cửu đỉnh, những bức chạm này trư
ớc hết
để cho những người dân quê vùng Trường Yên ngắm nhìn. Những bức phong
cảnh vì thế cũng gần gũi và ấm áp hơn.
Những bức phong cảnh ở đây có thể chia làm hai loại. Loại phong cảnh theo các
khuôn mẫu mà chúng ta quen gọi là phong cảnh ước lệ khá quen thuộc. Đây là
những bức tranh theo truyền thống thẩm mỹ ước lệ Trung Hoa. Ví dụ tranh đôi
chim đứng dưới cành mai là dạng đồ án Hỷ tước đăng mai, tranh đôi hươu ung
dung gặm cỏ dưới bóng cổ tùng là theo đồ án Lộc thụ. Hỷ tước đăng mai ngụ ý
mong cầu cuộc sống hạnh phúc vui tươi. Trung Quốc có thành ngữ Vui trên khóe
mắt đọc lên nghe giống như Hỷ tước đăng mai (chim khách trên nhành mai). Lộc
thụ vừa có nghĩa là hươu dưới bóng cổ thụ nhưng cũng trùng âm với thụ lộc từ
sách vở. Tiếng Hán thư (sách) và thụ (cây) đọc gần giống nhau. Dạng đồ án hài
âm ngụ ý này rất phổ biến trong nghệ thuật cổ truyền. Cùng với những bức chạm
ước lệ, khuôn sáo này còn có có những bức chạm danh thắng chốn Hoa Lư như
cầu Đông, chùa Tháp đá, cầu Dền.
Chùa Tháp Đá ở thôn Thiện Dưỡng, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tên hiệu là

“Minh Đức tháp tự“, được xây dựng cách nay khoảng trên 300 năm. Chùa có ngôi
tháp đá ba tầng cao chừng 10 mét. Tháp đá này thờ Trịnh Thị Ngọc áng, l
à con gái
của chúa Trịnh, vợ vua Lê Huyền Tông (1663-1671) và đã tu hành ở chùa.
Tương truyền, vào thời Hậu Lê, ở thôn Thiện Dưỡng, xã Ninh Vân có ông Nguy
ễn
Phù Ngữ là quan trong triều Lê, phụ trách lính ngự lâm. Ông có tài đánh đàn bầu
và thật phiền cho ông, con gái diệu chúa Trịnh vợ của vua Lê lại quá si mê tiếng
đàn này. Quí bà đã nhiều lần vời riêng ông tới tư dinh để hầu đàn cho mình nghe.
Rồi có lẽ vì lo sợ, ông tìm cách từ quan để về quê lánh nạn. Nàng Trịnh Thị
Nguyệt áng về sau vì không có con nên xin vua Lê cho xuất gia tu hành. Bà chọn
nơi tu hành cũng là nơi Nguyễn tiên sinh cáo quan về quê, những mong tìm lại cố
nhân và ước ao được nghe lại tiếng đàn. Biết được tin ấy ông Nguyễn Phù Ngữ lại
khăn gói bỏ làng vào thung Múng ở. Không lâu sau ông mất tại đây. Lại nói
chuyện người con gái chúa Trịnh, sau khi về thôn Thiện Dưỡng không gặp cố
nhân, bèn đến bên ngôi chùa nhỏ dưới chân núi Sư Tử để tu hành. Một thời gian
sau, bà trở về Thanh Hóa rồi mất. Nhân dân Thiện Dưỡng thương nhớ bà, một
người thợ đá từ Đông Sơn, Thanh Hóa đến ngụ cư ở đây đã cùng với dân làng xây
dựng ngôi tháp đá để tưởng nhớ bà. Và ngôi tháp trở thành một biểu tượng cho
một mối tình tuyệt vọng. Chúng ta còn thấy ở đây những bức vẽ cặp vợ chồng
người thôn quê qua nhiều hoạt cảnh chèo thuyền, gánh củi. Những bức tranh này
khác với những bức tranh Ngư - Tiều trên các bức chạm ở các đồ gỗ có xuất xứ ở
Trung Hoa ở chính cái bối cảnh cụ thể của vùng đất Hoa Lư.
Phong cảnh ở đây cũng có sơn có thủy, nhưng không phải là chốn u tịch các hiền
nhân ẩn. Tranh không có vẻ gì cao viễn, siêu suất, nó ấm áp và nhỏ bé như mong
ước bao đời nay của người Việt. Trong những bức phong cảnh ấy, ta thấy thấp
thoáng những cảnh chèo thuyền, gánh củi mà con người ở đây hiện lên thật thân
thương. Một bức chạm đôi vợ chồng thuyền chài đang quăng lưới gặp cảnh gió to
sóng lớn. Quần áo người vợ bay phần phật, đến cả dáng núi phía sau cũng liêu
xiêu! Hay như cảnh núi trùng trùng lớp lớp, gập ghềnh, hai người gánh núi một

nam một nữ (có lẽ là một đôi vợ chồng). Người chồng đang bấm chân hết sức tập
trung gánh bó củi trĩu nặng đang lần từng bước chân xuống núi. Người vợ ngước
mắt nhìn lên vẻ mong chờ.
Đôi dòng về thân thế của cụ Bá Kếnh giúp chúng ta hiểu thêm về nội dung những
bức chạm này. Ông Bá Kếnh tên thật là Dương Đức Vĩnh, cựu chánh tổng từng
tham gia phong trào Cần Vương. Để trốn giặc Pháp truy đuổi, ông từng có thời
gian lánh nhờ ở Phát Diệm. Chính thời gian này, ông bị cuốn hút bởi những bàn
tay điêu luyện của những nghệ nhân đục đang thi công nhà thờ đá Phát Diệm. Nối
tiếp danh tướng Bùi Văn Khuê gần hai thế kỷ trước, ông cựu chánh tổng Dương
Đức Vĩnh bằng cuộc trùng tu năm Thành Thái thứ 10 (1898) lại tiếp tục vun đắp
cái gốc rễ lâu bền cho muôn đời con cháu mai sau. Một câu đối thời Tự Đức trong
đền vua Đinh có viết: Bách Việt sơn hà tân đế hiệu - Thiên thu điện miếu cựu
hoàng đô (tạm dịch là Cõi Bách Việt có đế hiệu mới / Muôn đời điện miếu chốn
kinh đô cũ). Với người dân quê, sơn hà chính là con sông, ngọn núi, là cây đa, bến
nước, sân đình được hiển hiện trên những bức chạm khắc nơi chân tảng đền thờ vị
vua mở đầu kỷ nguyên Độc lập.
Triều Nguyễn là triều đại cương vực đất nước mở rộng chưa từng có và cũng là
vương triều sớm bị ngoại bang chèn ép, chiếm đóng lãnh thổ. Trong một bối cảnh
như thế, những bức chạm phong cảnh đền vua Đinh đã nói lên phần nào khát v
ọng
chủ quyền của một dân tộc.
Trần Hậu Yên Thế

×