Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Những điều cần tránh khi chụp ảnh trẻ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.57 KB, 3 trang )

Những điều cần tránh khi chụp ảnh
trẻ em
Đừng yêu cầu trẻ tạo dáng theo ý người lớn và cũng hạn chế zoom nếu có thể
nếu chụp bằng máy compact.

Dưới đây là một số lưu ý mà những người mới chụp nên lưu ý.
1. Yêu cầu trẻ “tạo dáng” theo ý người lớn.
Trẻ em rất hiếu động và thường không muốn làm theo một khuôn mẫu nào,
nếu cứ bắt trẻ phải làm thế này thế nọ, nhiều khả năng là chúng sẽ không
hợp tác. Tránh tối đa việc: “Này con ơi… nhìn vào máy ảnh, cười đi…”, mà
hãy lặng lẽ quan sát chúng chơi ở một khoảng cách, thiết bị sẵn sàng và nhẫn
nại chờ khoảnh khắc. Khoảnh khắc ở đây là những ánh mắt vụt hớn hở, hoặc
thậm chí là mếu máo, thể hiện tính cách và những trạng thái khác nhau của
trẻ.
2. Bối cảnh buồn tẻ.
Quan điểm về nơi vui chơi của trẻ sẽ hơi khác người lớn, vì vậy, nên tập suy
nghĩ theo cách nghĩ của chúng để tìm địa điểm chụp phù hợp và không cần
bố trí một cách “chuyên nghiệp”. Trẻ sẽ thực sự hân hoan nếu gặp bối cảnh
phù hợp lứa tuổi và tốt nhất là có nhiều đồ chơi.
3. Người chụp ở tư thế đứng thẳng.
Trừ một số bối cảnh đặc biệt, cần tránh chụp từ trên xuống bởi người lớn
luôn cao hơn và chụp từ trên xuống sẽ khó thấy ánh mắt và biểu cảm của trẻ.
Hãy hạ thấp trọng tâm, ngồi hoặc thậm chí nằm bò để có góc chụp phù hợp
nhất.
4. Chỉ sử dụng chế độ tự động trên máy (compact).
Chế độ tự động trên máy chủ yếu phục vụ những bối cảnh chụp thông
thường, vì vậy, các nhà sản xuất đã có thêm các chế độ đặt sẵn cho vận động
nhanh trong bánh xe chế độ (mode dial) hoặc trong menu những hình ký
hiệu như thể thao, múa, trẻ em… Nên tận dụng tối đa những chế độ này để
chụp trẻ hiếu động.
5. Hạn chế zoom nếu có thể (máy ảnh compact, ống kính DSLR hai khẩu).



Vui đùa trong nắng xuân của Pham Quoc Hung. Ảnh dự thi chủ
đề Tuổi thơ em của Số Hóa. Bấm vào hình để xem chi tiết trên
trang.
Trừ máy DSLR với ống kính đắt tiền, các máy ảnh du lịch thường sẽ bị thiệt
sáng khi zoom, vì vậy nên tiến lại gần thay vì đứng xa mà zoom vào, ngoại
trừ hoàn cảnh bắt buộc phải zoom hoặc chủ ý muốn zoom. Tránh zoom sẽ
giúp máy lấy nét nhanh hơn và không bị thiếu sáng dẫn tới tốc độ chụp chậm
gây mờ nhòe, nhất là khi trẻ vận động.
6. Hạn chế dùng flash trực diện.
Hình chụp các bé sơ sinh khi ngủ rất dễ thương nhưng lại thường ở trong
điều kiện thiếu sáng trầm trọng. Tốt nhất bạn nên mua chân máy (tripod) loại
phổ thông, chỉ vài trăm nghìn đồng nhưng hiệu quả rất tốt, giúp ống kính mở
lâu mà hình không bị rung nhòe.
7. Hài lòng với một hai kiểu ảnh
Đôi khi xem hình trên máy ảnh thấy được, nhưng tới khi phóng lớn lại
không đẹp. Thực tế tỷ lệ số hình phải bỏ khi chụp trẻ con khá cao, vì vậy
nên chụp nhiều và liên tục để có được vài tấm ưng ý nhất.

×