Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Quản lý Nguồn tài nguyên Thiên nhiên Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 32 trang )
















Quản lý Nguồn tài nguyên Thiên nhiên
Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng

Quản lý Tổng hợp Vùng Ven biển
(ICAM)

Hội thảo Quốc gia tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, 24.11.2011


Phạm Thùy Dương, Bianca Schlegel






































































Xuất bản
Deutsche Gesellschaft für
Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH
Quản lý Nguồn tài nguyên Thiên nhiên Vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng

Biên tập
Phạm Thùy Dương, Bianca Schlegel
Ảnh bìa
Lý Vũ Hào, 2011
© giz, Tháng 3 năm 2012













Quản lý Tổng hợp Vùng Ven biển (ICAM)


Hội thảo Quốc gia tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh,
24 tháng 11 năm 2011




Phạm Thùy Dương, Bianca Schlegel








Tháng 3 năm 2012
ii
Giới thiệu về GIZ
Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ (Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ)
GmbH) được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 2011, quy tụ những kinh nghiệm lâu năm của ba tổ chức
tiền nhiệm là DED (Tổ chức Dịch vụ Phát triển Đức), GTZ (Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức) và InWEnt
(Tổ chức Bồi dưỡng và Nâng cao Năng lực Quốc tế Đức). Là một tổ chức Liên bang, GIZ hỗ trợ Chính
phủ Đức đạt các mục tiêu trong lĩnh vực hợp tác quốc tế cho phát triển bền vững cũng như công tác giáo
dục quốc tế trên toàn cầu.
Các hoạt động của GIZ được tài trợ chủ yếu bởi Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ).
Ngoài ra, GIZ còn thực hiện sứ mệnh của mình dưới sự ủy nhiệm của các bộ khác của Đức, Chính phủ
các nước và các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc (United Nations), Ngân hàng Thế giới (World
Bank), cũng như hợp tác chặt chẽ với khu vực tư nhân để thúc đẩy sự hiệp lực giữa các lĩnh vực phát
triển và ngoại thương. Ủy ban Châu Âu (European Commission) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia
(AusAID) là một trong những đối tác của GIZ tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, GIZ còn hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác bao gồm phát triển kinh tế và xúc tiến việc
làm; xây dựng nhà nước và khuyến khích dân chủ; an ninh, tái thiết và giải quyết mâu thuẫn dân sự; an
ninh lương thực, y tế, giáo dục phổ cập; bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên và giảm thiểu tác động
của biến đổi khí hậu.

Hơn 15 năm qua, Việt Nam là đối tác ưu tiên của Hợp tác Phát triển Đức. Nhiều chương trình, dự án liên
kết chặt chẽ với nhau trong mục tiêu tổng thể Giảm Nghèo bao trùm 3 lĩnh vực ưu tiên sau đây: 1) Phát
triển Kinh tế Bền vững và Đào tạo Nghề, 2) Chính sách Môi trường, các Nguồn Tài nguyên Thiên nhiên
và Phát triển Đô thị và 3) Y tế. Ngoài ra, GIZ còn có dự án Hợp tác với Khu vực Tư nhân; Chuyển giao
Tri thức bao gồm các Chương trình Chuyên gia Hòa nhập (IE) và Chuyên gia Hồi hương (RE); Phát triển
Nguồn nhân lực (HCD); Chương trình Cựu học viên (Alumni); Xã hội Dân sự và Điều hành tốt Chính
quyền Địa phương; và Chương trình Tình nguyện viên “weltwaerts”.
iii
Lời tựa
Quản lý Tổng hợp Vùng Ven biển (QLTHVVB) nhằm quản lý vùng đới bờ một cách bền vững trong đó hỗ
trợ cho các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường cho từng khu vực ven biển cụ thể. Tuy nhiên, những
nhà quản lý vùng duyên hải đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức do lịch sử để lại và những thách
thức mới nổi. Những ví dụ có rất nhiều từ vấn đề chất lượng nước đến biến đổi khí hậu. Do đó những
sáng kiến hợp tác học tập rất cần thiết nhất là khi phải xem xét đến tính chất phức tạp và thay đổi nhanh
chóng điển hình của nhiều khu vực ven biển. Việc tổ chức những diễn đàn như Hội thảo Quốc gia về
Quản lý Tổng hợp Vùng ven biển do tổ chức GIZ cùng với Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng tổ chức là
một trong những sáng kiến tạo điều kiện cho việc học hỏi lẫn nhau giữa những người triển khai hoạt
động QLTHVVB.
Sự tham gia và thảo luận rộng rãi tại các diễn đàn (chính thức và không chính thức) tạo ra chu trình học
tập lâu dài từ những kinh nghiệm và quan điểm khác nhau để làm phong phú thêm những phương pháp
tiếp cận QLTHVVB cho tương lai. Nếu không có những diễn đàn này, các phương pháp tiếp cận
QLTHVVB có thể bị đình trệ và những người triển khai QLTHVVB riêng lẻ có thể sẽ không được cung
cấp kỹ năng và kiến thức cần thiết để giải quyết các vấn đề hiện tại của vùng ven biển. Ngoài ra, các
diễn đàn còn mang lại những lợi ích bổ trợ khác, ví dụ như việc thiết lập mạng lưới của những người
quan tâm đến tiến trình QLTHVVB cả về lý thuyết và thực hành.
Trọng tâm của quản lý vùng ven biển thường được tập trung vào sự đánh đổi giữa những lợi ích kinh tế,
xã hội và các cân nhắc về môi trường. Tuy nhiên, sự phụ thuộc lẫn nhau về lâu dài giữa những mối quan
tâm thường không được chú ý tới. Kết quả cuối cùng là hầu hết các lợi ích sẽ xuất hiện thông qua việc
tập trung vào việc đạt được một tập hợp các kết quả để hoàn thành được nhiều mục tiêu. Bằng cách tập
hợp nhiều nguồn thông tin, chúng ta sẽ tăng cường được khả năng tiếp cận, đúc kết và áp dụng kiến

thức vào nhiều bối cảnh và ở nhiều quy mô. Tất nhiên tiến trình tập hợp không chỉ áp dụng đối với thông
tin hay chỉ tổng hợp những cân nhắc về kinh tế, xã hội và môi trường mà còn cần thống nhất những
quan điểm và cách nhìn khác nhau về các vấn đề và giá trị của vùng ven biển. Một cách tiếp cận tổng
thể cho phép phát triển các chiến lược QLTHVVB bền vững, khả thi và thường xuyên được cập nhật đầy
đủ thông tin, trên cơ sở nhận thức về các kịch bản có thể xảy ra trong tương lai mà có khả năng ảnh
hưởng đến vùng ven biển và các lĩnh vực, các cộng đồng phụ thuộc.
Các diễn đàn như Hội thảo Quốc gia về QLTHVVB tạo cơ hội cho việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm
của những bài học thành công và những thách thức trong quá trình quản lý vùng duyên hải. Những bài
học này sẽ được mở rộng thông qua những quan điểm trên nhiều quy mô không gian từ kinh nghiệm của
những sáng kiến tại địa phương và tỉnh đến những quan điểm trong nước và quốc tế, ở Việt Nam và
nước ngoài. Điều đó sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về sự đa dạng của những thách thức trong QLTHVVB và
các giải pháp tiềm năng.
Những thách thức của các quốc gia ven biển càng nhiều thì nhu cầu học hỏi lẫn nhau trong những năm
tới sẽ càng tăng lên. Cơ chế chia sẻ kinh nghiệm và thiết lập một cộng đồng những người triển khai
QLTHVVB sẽ rất hữu ích nếu chúng ta muốn có cuộc sống bền vững trong môi trường ven biển đầy biến
động. Với những sáng kiến này, những người triển khai QLTHVVB có thể giúp đỡ các cộng đồng ven
biển xây dựng khả năng phục hồi và thích ứng với thay đổi.
Tôi vui mừng ủng hộ cho những nỗ lực và cam kết của UBND tỉnh Sóc Trăng và tổ chức GIZ trong việc
tiếp tục triển khai QLTHVVB, cũng như sự tham gia nhiệt tình của các quý vị đại biểu đã làm nên thành
công của hội thảo này.


Giáo sư Tim Smith
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bền vững
Trường Đại học Sunshine Coast
Ô-xtrây-li-a

iv
Mục lục
Giới thiệu về GIZ ii

Lời tựa iii
Mục lục iv
Danh mục hình iv
Chữ viết tắt v
Tóm tắt báo cáo vi
1. Giới thiệu 6
2. Các bài thuyết trình 9
2.1 Kinh nghiệm quốc tế 9
2.1.1 Quan điểm Quốc tế về QLTHVVB 9
2.1.2 QLTHVVB – Bài học kinh nghiệm từ nước Đức 11
2.2 Các kinh nghiệm trong khu vực 13
2.2.1 Phát triển và thực hiện QLTHVVB ở khu vực Đông Nam Á 13
2.2.2 Kinh nghiệm về QLTHVVB ở Phi-líp-pin 15
2.3 Các kinh nghiệm trong nước 17
2.3.1 Chiến lược QLTHVVB của Việt Nam 17
2.3.2 Khái niệm QLTHVVB ở tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam 20
3. Bàn tròn với các chuyên gia 23
4. Thảo luận chung 27
Tài liệu tham khảo 29




Danh mục hình
Hình 1: Đám mây tổ hợp thành phần của QLTHVVB 14
Hình 2: Lĩnh vực hoạt động QLTHVVB 19
Hình 3: Các bước và nguyên tắc của QLTHVVB 21
Hình 4: Các chuyên gia tham dự phiên Bàn tròn với các chuyên gia 23
Hình 5: Các chuyên gia trong phiên thảo luận chung 27



v
Chữ viết tắt

BMZ Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức
Bộ TN-MT Bộ Tài nguyên và Môi trường
CBD Công ước về Đa dạng Sinh học
CENECCORD Hội đồng trung ương Đảo Negros về Phát triển nguồn tài nguyên ven biển
FARMC Hội đồng quản lý nguồn lợi thủy sản địa phương
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GIZ Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức
GPA-LBA Chương trình Hành động Toàn cầu để Bảo vệ Môi trường Biển từ các Hoạt động
trên Đất liền
LGU Đơn vị chính quyền địa phương ở Phi-líp-pin
MARPOL Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra
PEMSEA Tổ chức Hợp tác khu vực trong quản lý môi trường các biển Đông Á
PES Cơ chế chi trả dịch vụ môi trường
QLTHVVB Quản lý Tổng hợp Vùng ven biển
RAMSAR Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế
SEAFDEC Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á
Sở NN-PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Sở TN-MT Sở Tài nguyên và Môi trường
UBND Ủy ban Nhân dân
UNCED Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển
UNCLOS Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển
UNEP Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc
USAID Cơ quan Phát triển Hoa Kỳ
VASI Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam
WSSD Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển Bền vững

vi
Khuyến nghị:
 Nên thay thế cách tiếp cận truyền thống theo ngành dọc trong chính sách và quản lý.
 Các cơ quan nên linh hoạt và chủ động học hỏi để có thể ứng phó với sự phức tạp và
nên triển khai cách quản lý mang tính thích ứng với khả năng thích nghi với thay đổi.
 Các quá trình phức tạp và sự tương tác cần phải được tính đến, cũng như cần phải đạt
được sự đồng thuận liên ngành và xuyên biên giới để giải quyết các xung đột và để hài
hòa quy hoạch tổng thể.
 Cần tránh thành lập một cơ quan QLTHVVB hoàn toàn mới mà nên tăng cường sự hợp
tác giữa các cơ quan chính quyền, khoa học, kinh tế và các tổ chức xã hội.
 Cách tiếp cận quản trị và bố trí mới nên tập trung vào quan hệ đối tác hợp tác và sự
tham gia có hiệu quả của cộng đồng (người dân cần được tham gia vào quá trình ra
quyết định). Điều này sẽ hỗ trợ cho việc ra quyết định và việc triển khai quyết định.
 Các giải pháp cần phải mang tính cụ thể với từng địa điểm và phù hợp với những yêu
cầu và đặc điểm của địa phương cũng như những ưu tiên trong quản lý vùng ven biển
khác nhau giữa khu vực này với khu vực khác.
 Giải pháp mềm, gần gũi với thiên nhiên sẽ giúp tiết kiệm chi phí hơn so với các giải pháp
kỹ thuật cứng, đắt tiền.
 Khái niệm phân khu nên được áp dụng để hỗ trợ tăng cường quản lý và cho việc sử
dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển.
 Nền tảng pháp lý rõ ràng có vai trò rất quan trọng do đó cần các bên liên quan cân nhắc
nhiều vấn đề và mục tiêu.
 Được các bên chấp thuận là bước đầu tiên quan trọng nhất khi giới thiệu những khái
niệm mới, ví dụ như QLTHVVB.
Tóm tắt báo cáo
Bản báo cáo này giới thiệu tổng quan về các bài thuyết trình, nội dung thảo luận và những khám phá
mới qua một ngày của Hội thảo Quốc gia về QLTHVVB.
Những khía cạnh và thách thức khác nhau của QLTHVVB đã được trình bày và thảo luận thông qua
quan điểm quốc tế, vùng và quốc gia. Các bài thuyết trình và phần thảo luận tập trung vào một thực
tế rằng để quản lý tốt vùng ven biển, cần phải thiết lập một hệ thống quan điểm (cách tiếp cận tổng

thể) và cần phải xem xét đồng loạt các mục tiêu khác nhau. Điều này có nghĩa rằng QLTHVVB phải
giải quyết cùng một lúc nhiều vấn đề và cần phải cân nhắc nhiều lợi ích cũng như những xung đột về
khai thác khác nhau. QLTHVVB cần phải tính đến không chỉ những vấn đề kinh tế hay môi trường
mà trước hết là vấn đề xã hội. Chính vì vậy, học hỏi (nhất là từ những bài học trong quá khứ và
những sai lầm) là yếu tố then chốt cho việc triển khai thành công cách tiếp cận quản lý vùng ven biển
sáng tạo. Những nhà quyết định chính sách QLTHVVB phải đối mặt với một số thách thức như: phải
đưa ra quyết định trong môi trường thay đổi, các quyết định phù hợp với từng địa điểm cụ thể phải
dựa trên sự hiểu biết đầy đủ về điều kiện hoàn cảnh, phải thông báo về các quyết định với tất cả các
bên có liên quan và phải cân nhắc đến mối quan tâm của họ nữa. Do vậy, nếu thực sự là một người
ra quyết định áp dụng đúng cách tiếp cận QLTHVVB thì họ sẽ không thể tự ra quyết định mà quyết
định cần được thông qua quá trình có sự tham gia của tất cả các bên có liên quan, bao gồm cả
những người sẽ bị ảnh hưởng bởi những quyết định này. Để thực hiện được điều đó thì cần phải có
sự hợp tác chặt chẽ với tất cả các bên có liên quan và đặc biệt, sự phối hợp với các viện khoa học sẽ
là điều kiện tiên quyết cho một quá trình ra quyết định dựa trên sự thông tin đầy đủ được thành công.
Sự hiểu biết chung và thỏa thuận giữa tất cả các bên liên quan sẽ tạo điều kiện tốt cho sự hợp tác.
7
1. Giới thiệu
Dự án hợp tác phát triển Việt – Đức “Quản lý Nguồn tài nguyên Thiên nhiên Vùng ven biển tỉnh Sóc
Trăng, Việt Nam” có mục đích bảo vệ và sử dụng bền vững vùng đất ngập mặn ở Sóc Trăng vì lợi ích
của người dân địa phương. Nhằm thực hiện được mục đích này, dự án áp dụng phương pháp tiếp
cận hệ sinh thái, một chiến lược quản lý tổng hợp đất, nước và các nguồn tài nguyên trong đó thúc
đẩy sự cân bằng giữa bảo tồn và sử dụng bền vững. Điều này có thể thực hiện được thông qua
Quản lý Tổng hợp Vùng ven biển (QLTHVVB), một phương pháp tiếp cận tổng thể, liên ngành, liên
lĩnh vực trong đó khu vực đất liền và biển ở vùng ven biển được quản lý theo một thể thống nhất.
Vùng ven biển chính là lợi thế lớn của Việt Nam. Những giá trị độc đáo của vùng ven biển và nguồn
tài nguyên có vai trò sống còn đới với đất nước. Và vùng ven biển là trọng tâm của hoạt động kinh tế,
công nghiệp và xã hội. Việt Nam có bờ biển dài gần 3.260 km, là nơi sinh sống của khoảng 30 triệu
người dân, gần 1/3 tổng dân số. Tuy nhiên, vùng ven biển lại cũng là khu vực nhạy cảm và dễ bị tổn
thương nhất, bị các hoạt động của con người khai thác kiệt quệ, bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt,
chất thải nông và công nghiệp và bị ô nhiễm do hoạt động của tàu bè. Trong khi đó, vùng ven biển

còn phải chịu tác động từ quá trình tự nhiên như thiên tai, xói mòn, bão lụt đặc biệt trong bối cảnh
nước biển dâng và biến đổi khí hậu. Theo Ngân hàng Thế giới (năm 2007), Việt Nam sẽ là 1 trong 5
quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất do nước biển dâng, trong đó, khu vực đồng bằng sông Cửu
Long là một trong ba đồng bằng châu thổ dễ bị tổn thương nhất trên thế giới do biến đổi khí hậu.
Đồng bằng sông Cửu Long đóng vai trò quan trọng vì đây là vựa lúa của Việt Nam. Nhưng khu vực
này cũng phải đối mặt với thách thức giữa một bên là phát triên kinh tế, xóa đói giảm nghèo và một
bên là những lo ngại ngày càng gia tăng về tác động đến môi trường và xã hội. Hoàn cảnh này đòi
hỏi cần phỉa có một phương pháp tiếp cận tổng hợp và một chiến lược quản lý tổng hợp đất, nước và
nguồn tài nguyên để thúc đẩy bảo tồn và phát triển bền vững. Thiếu phối hợp nỗ lực của tất cả các
bên liên quan, vùng ven biển và môi trường biển Việt Nam sẽ phải chịu áp lực ngày càng lớn trong
thập niên tới. Trong khi những nỗ lực tập thể trong nước tập trung vào cải thiện chất lượng nước và
độ nhiễm mặn ở khu vực giúp làm lợi cho môi trường ven biển, việc tiếp tục quản lý một cách chủ
động những tác động của con người lên vùng ven biển cũng rất cần thiết nếu như chúng ta mong
muốn bảo vệ bền vững các hệ sinh thái ven biển khỏe mạnh và trù phú. Cần tư duy hướng tới khởi
động một nỗ lực tập thể quốc gia tập trung đạt được sự phát triển bền vững thân thiện với môi trường
thông qua quản lý tổng hợp vùng ven biển. Đây là lúc để thúc đẩy hơn nữa việc triển khai các hoạt
động phục hồi, bảo vệ và nâng cao có hiệu quả của những lợi thế lớn này qua việc chủ động lập kế
hoạch và quản lý.
QLTHVVB, khác với cách tiếp cận truyền thống theo ngành dọc, là một phương pháp tiếp cận tổng
thể, liên ngành, liên lĩnh vực trong đó đất liền và biển ở vùng ven biển được quản lý theo một thể
thống nhất. QLTHVVB (hay còn gọi là Quản lý tổng hợp đới bờ, hay Quản lý tổng hợp vùng duyên
hải) được công nhận là công cụ hiệu quả nhất để triển khai Công ước về Đa dạng Sinh học, tuân thủ
đúng quy định về bảo tồn và sử dụng bền vững sự đa dạng sinh học ven biển và của biển.
QLTHVVB là quá trình tập hợp các bên liên quan từ lĩnh vực công và cộng đồng, từ giới khoa học và
quản lý, và của các mối quan tâm lợi ích chung và của từng ngành, để chuẩn bị và triển khai kế
hoạch tổng thể về bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái và tài nguyên ven biển. Theo UNESCO (năm
2006), phương pháp tiếp cận QLTHVVB đã được công nhận là một công cụ phù hợp giúp đảm bảo
sự phát triển bền vững vùng ven biển tại Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển
(UNCED) năm 1992, Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển Bền vững (WSSD) năm 2002 cũng
như tại một số công ước quốc tế và khu vực (như Công ước về Đa dạng Sinh học - năm 1995,

Chương trình Hành động Toàn cầu để Bảo vệ Môi trường Biển từ các Hoạt động trên Đất liền - năm
1995). Điều này cho thấy QLTHVVB không phải là một khái niệm mới nhưng những thực tế triển khai
thành công trên thế giới lại rất đa dạng tùy theo cách hiểu và cách triển khai.
QLTHVVB bao gồm chu trình đầy đủ: thu thập và xử lý thông tin, lập kế hoạch, ra quyết định, quản lý
và giám sát việc triển khai. Sự tham gia và hợp tác của tất cả các bên liên quan được cung cấp đầy
đủ thông tin là yếu tố chủ chốt để đánh giá các mục tiêu xã hội ở từng khu vực vùng ven biển, và để
hành động nhằm hướng tới những mục tiêu này. QLTHVVB nhằm cân bằng giữa tất cả các mục tiêu
môi trường, kinh tế, xã hội, văn hóa và giải trí trong khuôn khổ cho phép do tiến trình phát triển tự
8
nhiên quy định. Những tiến trình phát triển diễn ra ở khu vực vùng ven biển tạo ra những hệ sinh thái
đa dạng và phong phú, vốn có vai trò rất quan trọng đối với cư dân và đòi hỏi phải xét đến nhiều mục
tiêu cũng như nhiều công cụ cần có để đạt được những mục tiêu đó. “Tổng hợp” nghĩa là tất cả các
chính sách có liên quan đến các khu vực, các ngành và các cấp chính quyền phải được thiết lập như
một thể thống nhất và đối với các thành phần trên đất liền và biển ở khu vực triển khai, về không gian
và thời gian, cũng phải như vậy.
QLTHVVB nghĩa là áp dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia để quản lý nhiều lợi ích khác nhau
ở khu vực vùng ven biển – cả trên đất liền và trên biển. Đó là quá trình làm hài hòa các chính sách và
cơ cấu ra quyết định khác nhau và tập hợp các bên có liên quan cùng phối hợp hành động hướng tới
các mục tiêu chung. Một mục tiêu chính của QLTHVVB là duy trì, phục hồi hoặc cải thiện chất lượng
hệ sinh thái ven biển trong đó có những dịch vụ đa dạng sinh học mà hệ sinh thái cung cấp cho các
hoạt động thương mại và phi thương mại. Một môi trường trong lành có vai trò rất quan trọng đối với
những hoạt động kinh tế ven biển: đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, tàu thuyền, nông nghiệp, du lịch và
phát triển nói chung. QLTHVVB tốt sẽ cân bằng được giữa sự phát triển hoặc sử dụng bền vững và
nhu cầu bảo tồn.
Hội thảo được tổ chức nhằm giới thiệu ý tưởng về cách những bài học kinh nghiệm quốc tế có thể
đóng góp cho việc triển khai hiệu quả QLTHVVB ở Việt Nam. Các bên ra quyết định từ cấp trung
ương, các nhà khoa học và đại diện các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và nhà tài trợ
cùng tham gia hội thảo này để cung cấp kiến thức chuyên môn về khái niệm QLTHVVB cũng như
chia sẻ và học hỏi thêm từ những kinh nghiệm triển khai QLTHVVB trên thế giới và trong khu vực, và
để tạo ra sự hiểu biết chung về QLTHVVB ở Việt Nam và đặc biệt là ở khu vực đồng bằng sông Cửu

Long.

9
2. Các bài thuyết trình
2.1 Kinh nghiệm quốc tế
2.1.1 Quan điểm Quốc tế về QLTHVVB
1

Gs. Tim Smith- Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bền vững, Đại học Sunshine Coast, Ô-xtrây-li-a













“Với tương lai, nhiệm vụ của bạn không phải là dự doán mà là cho phép nó xảy ra”
~ Antoine de Saint-Exupery

Từ trước đến nay, phương pháp tiếp cận từ trên xuống dưới đã được sử dụng trên toàn thế giới.
Phương pháp tiếp cận này chưa thực sự thành công trong thực tế bởi vì nó không hiệu quả và không
có khả năng đối phó với sự phức tạp, trong khi đó tính phức tạp chính là một đặc điểm chính của
quản lý vùng ven biển. Những vấn đề của phương pháp tiêp cận này là không phù hợp về thẩm
quyền, lợi ích, chi phí và triển khai thực hiện, thiếu sự phối hợp và tin tưởng (thiếu sự chia sẻ thông

tin trong nội bộ và giữa các cơ quan với nhau), sự chậm chạp của các cơ quan
Một trong những thách thức khi ta chỉ nhìn vào từng thành phần đó là chúng ta sẽ rất khó để nhìn
thấy bức tranh tổng thể. Tuy nhiên có một số phương pháp có thể giúp chúng ta:
 Bằng cách kết nối hệ thống xã hội và sinh thái, cùng lúc đó, tập trung vào việc học hỏi bền
vững. Học hỏi là chìa khóa thành công cho việc đổi mới quản lý vùng ven biển. Đối với quản
lý vùng ven biển, cần phải áp dụng hệ thống quan điểm (phương pháp tiếp cận toàn diện) và
cố gắng đạt được nhiều mục tiêu cùng lúc.
 Thông qua các phương pháp tiếp cận quản trị và sắp xếp cách quản trị mới, trong đó tập
trung vào quan hệ đối tác hợp tác và sự tham gia hiệu quả của cộng đồng, người dân tham
gia vào quá trình ra quyết định. Lý do cần có sự tham gia của cộng đồng là trước hết, bởi vì
người dân nên tham gia vào các quyết định có ảnh hưởng đến mình (theo lẽ thường); thứ hai
là vì người dân có thể có những đóng góp độc đáo cho các quyết định chung và các giá trị
cũng như hiểu biết về mặt kỹ thuật của người dân có thể giúp cung cấp thông tin trước khi
quyết định cuối cùng được thông qua (theo đúng danh nghĩa) và cuối cùng là vì khi người
dân tham gia quyết định, họ sẽ không chỉ ủng hộ kết quả của quyết định mà còn tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình thực hiện quyết định đó (ý nghĩa thực tiễn).


1
Đường dẫn để tải tài liệu và các bài thuyết trình:
10
Quản lý vùng ven biển đã phát triển khá nhanh, đặc biệt là trong vòng 30-40 năm trở lại đây. Nó đã
trải qua một sự thay đổi mô hình từ quản lý sang quản trị, từ phương pháp chỉ đạo từ trên xuống dưới
sang cách tiếp cận tổng thể và có sự tham gia. Nhưng tính phức tạp của chủ đề này (các cơ cấu tổ
chức, các kế hoạch quản lý vùng ven biển của từng vùng, kế hoạch sử dụng đất, v.v khác nhau) và
những điều chưa chắc chắn về tác động của biến đổi khí hậu là những thách thức quan trọng đối với
công tác quản lý vùng ven biển trên toàn thế giới. Không quá khó để đối phó với vấn đề nước biển
dâng, nhưng các hiện tượng thời tiết cực đoan lại là một thách thức lớn! Chính vì vậy, nâng cao năng
lực thích ứng để đối phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan thông qua ví dụ các mạng lưới giáo
dục và xã hội là hết sức cần thiết để thích ứng với những thác thức ở khu vực vùng ven biển trong

tương lai.
Điều quan trọng là chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ xem cách nào để liên kết quản lý tổng hợp vùng
ven biển với các kế hoạch bảo tồn, phát triển, tăng trưởng kinh tế, đảm bảo công bằng và hội nhập
quốc tế và làm thế nào để hòa nhập các hoạt động quản lý vùng ven biển vào dòng chảy chính.
Nói một cách tóm tắt, chúng ta có thể thấy, các phương pháp tiếp cận quản lý vùng ven biển sẽ còn
tiếp tục phát triển nhanh chóng. Điều đó đem lại cơ hội tập trung vào các sáng kiến quản lý vùng ven
biển, ví dụ như xây dựng sự đồng thuận về sự tham gia của người dân trong quá trình ra quyết định.
Hiện có nhiều thuật ngữ chỉ quản lý vùng ven biển như: quản lý tổng hợp vùng ven biển, quản lý tổng
hợp đới bờ mà ta có thể thấy đặc điểm chung của các thuật ngữ này là quản lý tổng hợp. Quản lý
tổng hợp trước tiên có nghĩa là xử lý nhiều vấn đề cùng một lúc. Thứ hai, nó có nghĩa là thực hiện
nhiều mục tiêu và kết quả cùng một lúc. Và thứ ba, nó có nghĩa là cố gắng thiết lập hệ thống xã hội
và sinh thái làm một thể thống nhất. Tất cả những thách thức của quản lý vùng ven biển (bao gồm cả
sự công bằng hay vấn đề ô nhiễm ) sẽ trở nên trầm trọng trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Do đó
chúng ta cần xem xét cách ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu thường được
xem là một cách tiếp cận môi trường, trong khi đó trên thực đó, biến đổi khí hậu là một vấn đề xã hội.
Quản lý vùng ven biển được thực hiện thông qua quá trình xã hội. Định chế quản lý tổng hợp vùng
ven biển cần có tính thích ứng cao và cũng cần lồng ghép vào các hoạt động khác.
Tính dễ bị tổn thương là vấn đề hết sức phức tạp và phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Sự xuống
cập của môi trường có thể làm gia tăng tính dễ bị tổn thương. Chúng ta nhất thiết cần phải hiểu được
đặc điểm của vùng, sự thay đổi về mức độ tiếp xúc, tính nhạy cảm và khả năng của người dân ứng
phó với những thay đổi này. Và việc học hỏi chắc chắn rất quan trọng để có được sáng kiến quản lý
vùng ven biển tích cực. Khi đối phó với tính phức tạp và khó khăn của môi trường hay những tác
động chưa chắc chắn của biến đổi khí hậu, cần phải có phương pháp tiếp cận sâu hơn cho quản lý
vùng ven biển. Các cơ quan cần giữ vững tinh thần học hỏi, nhất là việc học hỏi từ kinh nghiệm quá
khứ và các thất bại. Hoàn cảnh ở mỗi nước có thể khác nhau nhưng nguyên tắc QLTHVVB mang
tính toàn cầu. Vấn đề là ở chỗ, cần tìm ra giải pháp đúng đắn và phù hợp với từng vùng.
11
2.1.2 QLTHVVB – Bài học kinh nghiệm từ nước Đức
Bianca Schlegel– Cố vấn kỹ thuật, Dự án Quản lý nguồn Tài nguyên Thiên nhiên Vùng ven biển của
tổ chức GIZ, Sóc Trăng, Việt Nam













Ở Đức, ta có thể quan sát rất nhiều khía cạnh khác nhau của QLTHVVB. Về vấn đề Quản lý ngập
lụt đô thị, thành phố Hamburg là một ví dụ quan trọng vì thành phố đang phải đối phó với nhiều
thách thức. Nằm cách cửa sông Elbe, Hamburg vẫn chịu ảnh hưởng thủy triều của dòng song. Cảng
Hamburg có vai trò rất quan trọng vì đây là cảng lớn nhất nước Đức và lớn thứ 3 ở châu Âu sau cảng
Rotterdam và Antwerp. Chính vì vậy, cảng Hamburg có vai trò chủ chốt không chỉ đối với thành phố
Hamburg mà còn đối với cả khu vực.
Thành phố có ba phương pháp phòng chống lụt: đê và tường, các công trình xây dựng trên gò đất đá
nhân tạo và các giải pháp phù hợp với từng địa điểm. Phương pháp sử dụng gò đất đá nhân tạo có
vai trò quan trọng ở thành phố mới Hafen, nơi mà tất cả các công trình đã được xây dựng phía trước
của để và các khu vực đó được cho phép bị ngập. Ở thành phố này, các giải pháp cụ thể cho cơ sở
hạ tầng và các giải pháp bảo vệ từng khu vực là cần thiết.
Sông Elbe là cửa sông năng động và dễ bị tổn thương trước tác động của con người. Chính vì vậy,
Quản lý cửa sông là vấn đề quan trọng cho việc quản lý vùng ven biển từ thành phố Hamburg đến
Biển Bắc. Những tác động của con người trước đây như việc đào sâu hơn đường dẫn cho phép tàu
bè lớn hơn có thể đi vào cảng gây nhiều tranh cãi đã dẫn đến tăng phạm vi thủy triều và tốc độ dòng
chảy. Điều này hiện đang đe dọa các chức năng sinh thái. Chỉ có một lượng nhỏ trầm tích được vận
chuyển ngược dòng theo con nước lên là được chuyển xuôi dòng trở lại theo con nước triều xuống.
Đây là hiện tượng tăng bơm thủy triều, làm gia tăng trầm tích và đây là một trong những thách thức

lớn nhất ở thành phố Hamburg. Chính vì vậy, khái niệm về quản lý và phát triển bền vững trầm tích
của sông Elbe đã được thiết lập. Khái niệm này bao gồm các biên pháp kỹ thuật cũng như tạo ra các
khu vực lưu giữ mới, và cải thiện quản lý trầm tích. Do tính phức tạp và sự liên quan đến nhiều bên,
việc quản lý chỉ có hiệu quả khi có sự tham gia. Khi đó quản lý tổng hợp vùng cửa sông tốt hơn là
quản lý theo ngành dọc.
Với hơn 800 năm kinh nghiệm đối phó với triều cường do bão và xây dựng đê điều, các thiết kế xây
dựng đê đã được cải thiện dọc vùng ven biển Bắc ở nước Đức. Đê điều tạo nên rào chắn nhân tạo
và đòi hỏi cần phải có những giải pháp kỹ thuật cho hệ thống thoát nước. Việc xả nước mặt an toàn
có vai trò rất quan trọng đối với việc phòng chống lũ lụt và hoạt động nông nghiệp. Ở miền Bắc nước
Đức, một hệ thống các kênh đào và mương cho phép xả nước ở vùng ven biển và cửa triều hay các
trạm bơm thì xả nước bề mặt. Nhưng trầm tích ngày càng tăng cùng với nước biển dâng sẽ trở thành
thách thức lớn hơn nữa trong tương lai.
Một giải pháp hết sức độc đáo và riêng biệt, đó là ở quần đảo Halligen (số nhiều của từ Hallig-trong
tiếng Đức) ở nước Đức. Một đảo Hallig là một đảo nhỏ, không có đê ở vùng Biển Bắc, thường xuyên
12
bị ngập trong mùa mưa bão. Do vậy, nhà cửa được xây trên các gò đất nhân tạo (còn gọi là Warften
trong tiếng Đức). Nước Đức đầu tư rất nhiều kinh phí để bảo tồn quần đảo Halligen vì đặc điểm có
một không hai ở nơi đây. Năm trong số các đảo nhỏ của quần đảo Halligen được UNESCO công
nhận là khu dự trữ sinh quyển do có sinh cảnh, hệ sinh thái và văn hóa bao quanh độc nhất vô nhị.
Khu dự trữ sinh quyển là một danh mục trong luật liên bang về bảo vệ thiên nhiên của nước Đức và
nó đại diện cho môi trường sống quan trọng của Đức với cảnh quan độc đáo và các hệ sinh thái, hệ
động thực vật đa dạng của đất nước. Khu dự trữ sinh quyển cũng là những điểm đến yêu thích của
khách du lịch vì môi trường ít bị tác động và cảnh đẹp hấp dẫn. Hiện đang có một sự cân bằng năng
động của trầm tích và mực nước biển dâng vào khoảng 4-5mm/năm của cả hai hiện tượng trên. Điều
này có nghĩa là tại thời điểm này, quần đảo Halligen đang thích nghi một cách tự nhiên. Tuy nhiên,
mực nước biển dâng trong tương lai chắc chắn sẽ đòi hỏi những biện pháp thích ứng hơn nữa.
Ngoài ra, chi phí dành việc bảo tồn đảo Sylt, đảo lớn nhất ở khu vực đảo phía Bắc, cũng rất cao. Hiện
tượng lở thường xuyên xảy ra và trong suốt mấy thập niên gần đây, một số biện pháp bảo vệ vùng
ven biển đã được thử nghiệm và một số bị thất bại. Cuối cùng, biện pháp bồi đắp bãi biển đã đem lại
thành công, và phải trải qua một quá trình thử nghiệm và giờ đây cát chỉ được đặt ở nơi cần thiết.

Đây là giải pháp đắt đỏ và điều đó chỉ có thể được lý giải từ khoản thu nhập cao do ngành du lịch
đem lại.
Một công cụ quản trị bảo vệ vùng ven biển rất hay ở Đức được gọi là Hội đồng Tư vấn Bảo vệ
Tổng hợp Vùng ven biển trực thuộc Bộ Môi trường, có sự tham gia của các cộng đồng, thị trưởng,
các nhà bảo vệ môi trường và nhiều người khác. Hội đồng này họp hai lần/năm. Tại các cuộc họp,
“nhà nước sẽ lắng nghe nhu cầu của cộng đồng địa phương”. Hiện nay, một kế hoạch tổng thể đang
được phát triển để quản lý tổng hợp vùng ven biển trong đó tập hợp tất cả các khía cạnh: quy hoạch
sử dụng đất ven biển, các hoạt động kinh tế/du lịch, cũng như phòng chống thiên tai và bảo vệ thiên
nhiên. Hoạt động kinh tế du lịch có vai trò rất quan trọng, bởi vì Biển Wadden được công nhận là Di
sản Thế giới và thu hút nhiều du khách. Đây là một ví dụ rất tốt cho việc kết hợp giữa bảo vệ vùng
ven biển và môi trường.
Thông thường các tai nạn và trường hợp khẩn cấp ít khi dừng lại ở trong phạm vi của từng nước hay
quốc tế. Do vậy, cần thiết phải có một cơ chế hiệu quả để quản lý các trường hợp khẩn cấp và
xuyên biên giới. Ở Đức, Trung tâm chỉ huy các tình huống khẩn cấp biển có trách nhiệm lập kế
hoạch, tập huấn và triển khai các biện pháp ứng phó. Họ cũng tham gia cùng các nước láng giềng
trong khu vực phản ứng nhanh, đó là nơi họ có thể hoạt động trong tình huống khẩn cấp mà không
cần thông qua các kênh ngoại giao. Trung tâm chỉ huy có thể sử dụng trang thiết bị và nhân lực của
đối tác và có quyền giám sát hoạt động và phối hợp chung, thậm chí là xuyên biên giới, cho tới khi
tình huống khẩn được giải quyết xong. Trung tâm chỉ huy hoạt động độc lập, không phải chịu bất cứ
sự chỉ đạo bên ngoài nào trong quá trình hoạt động và có nền tảng pháp lý rõ rang.
Quản lý vùng ven biển không chỉ có nghĩa là bảo vệ vùng ven biển hoặc bảo vệ thiên nhiên mà nó
còn liên quan đến các hoạt động kinh tế, ví dụ: năng lượng gió. Năng lượng gió ngoài khơi là một
cách sử dụng trực tiếp và kinh tế của vùng ven biển. Nước Đức có hơn 20 năm kinh nghiệm về năng
lượng gió ngoài khơi ở Biển Bắc là Biển Ban-tích. Gió mạnh và liên tục cung cấp điều kiện tốt hơn so
với đất liền. Các phương pháp mới được thử nghiệm thường xuyên và các tác động đến môi trường
cũng được tính đến.
Tóm lại, các bài học kinh nghiệm chính từ nước Đức là:
 Không có một giải pháp duy nhất cho toàn bộ vùng bờ biển
 Cần có sự kết hợp giữa các giải pháp trên quy mô lớn và các giải pháp riêng phù hợp
 Đặc điểm và yêu cầu của từng địa phương đòi hỏi những giải pháp riêng

QLTHVVB bền vững cần phải:
 Quy hoạch ngày nay cần phải tính đến các kịch bản trong tương lai (+ đối phó với những điều
không chắc chắn)
 Sự tham gia của nhiều bên có liên quan vào các quyết định
 Xem xét các quá trình phức tạp và mối tương tác giữa chúng
 Cần có sự đồng thuận liên ngành và xuyên biên giới
13
2.2 Các kinh nghiệm trong khu vực
2.2.1 Phát triển và thực hiện QLTHVVB ở khu vực Đông Nam Á
Ts. Stefan Alfred Groenewold– Viện Dragon, Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Đại học
Cần Thơ, Việt Nam


Bài thuyết trình nhằm trả lời hai câu hỏi chính:
(1) Phương pháp tiếp cận QLTTVVB đã thay đổi như thế từ quá khứ đến hiện tại, đặc biệt là
trong 10 năm trở lại đây? Phương pháp này đã được triển khai như thế nào ở những nơi
khác nhau?
(2) Bài học và cách triển khai nào có thể được sử dụng cho việc thực hiện QLTHVVB ở Việt
Nam?
Giá trị kinh tế rừng ngập mặn ở Đông Nam Á được đánh giá là hơn 5 tỷ đô la Mỹ (UNEP 2007). Bản
đồ về tính dễ bị tổn thương trước những tác động của biến đổi khí hậu cho thấy Việt Nam là nước dễ
bị tổn thương nhất, tiếp theo là Phi-líp-pin và các nước khác ở Đông Nam Á. Người dân sống ở vùng
ven biển đặc biệt dễ bị tổn thương. Khả năng thích ứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ: khả năng
tài chính, giáo dục
Hiện nay khá là khó để tìm được các chỉ số về việc triển khai QLTHVVB. Một chỉ số có thể là về khu
vực được bảo vệ, thường được coi là công cụ khá hiệu quả đối với bảo tồn và sử dụng bền vững
nguồn tài nguyên biển. Lấy ví dụ về Ma-lay-xi-a, nước này có tỷ lệ phần trăm cao nhất của vùng lãnh
hải với các khu bảo tồn biển. Tuy nhiên, nếu chỉ có tỷ lệ phần trăm thì không cung cấp đủ thông tin về
chất lượng của khu vực được bảo vệ.
Quá trình QLTHVVB và lộ trình bao gồm nhiều khía cạnh, ví dụ như đánh giá nguồn tài nguyên, đánh

giá rủi ro, tầm nhìn chính sách, lập kế hoạch có sự tham gia và quy hoạch không gian, xây dựng
năng lực, đào tạo nghề, các chiến dịch truyền thông-giáo dục và giám sát và đánh giá. Khái niệm về
QLTHVVB xoay quanh những nguyên tắc quan trọng của môi trường bền vững, nguyên tắc phòng
ngừa, đánh giá tác động lên môi trường, phát triển công bằng, cách tiếp cận đa ngành và quản lý
dựa trên hệ sinh thái. Tất cả các hoạt động liên quan đến QLTHVVB cần phải tuân thủ các nguyên
tắc này.
Dự án FISH (Cải thiện ngành thủy sản vì khai thác bền vững) của tổ chức USAid ở Phi-líp-pin là một
ví dụ tốt về cách đưa việc quản lý dựa trên hệ sinh thái, quản trị tốt và thích ứng với biến đổi khí hậu
thống nhất với quản lý vùng ven biển tại địa phương. Bài học từ dự án này của USAid là cần phải có
sự cam kết lâu dài, từng bước hội nhập và can thiệp đa cấp.
14
Hiện tại, chỉ có một vài trường đại học ở Đông Nam Á đóng vai trò là trung tâm cung cấp tư vấn kỹ
thuật về QLTHVVB. Những tổ chức khác trong mạng lưới kiến thức ở tất cả các quốc gia là các bộ
Môi trường, Thủy sản, Kế hoạch hoặc là bộ Tài nguyên Biển. Hai tổ chức chính làm về QLTHVVB là
SEAFDEC (Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á) và PEMSEA (Tổ chức Hợp tác khu vực
trong quản lý môi trường các biển Đông Á). Đây là hai ví dụ tốt cho các sáng kiến châu Á.
Các rào cản chính trong quá trình triển khai QLTHVVB là quyền hạn về tài nguyên ven biển không rõ
rang và người dân cùng với chính quyền địa phương chưa tuân thủ đầy đủ quy định của nhà nước.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên địa phương thường nằm dưới sự kiểm soát của một bên liên quan nhỏ
có ảnh hưởng.
Tổng kết lại, QLTHVVB thành công là theo cách tiếp cận phù hợp riêng với từng địa điểm! Các chiến
dịch thông tin giáo dục và xây dựng năng lực rất quan trọng, đặc biệt trong quá trình khởi động triển
khai QLTHVVB. QLTHVVB phù hợp với những khu vực được công nghiệp hóa cao cũng như với các
khu vực nông thôn. QLTHVVB là sự cam kết dài hạn, và là một quá trình cần được duy trì thường
xuyên.
Bốn bài học để triển khai QLTHVVB và quản trị vùng ven biển hiệu quả là:
 Hiểu và xem xét kinh tế biển qua một góc độ khác là cần thiết, không chỉ tập trung vào bảo vệ
các hệ sinh thái biển như môi trường sống mà còn cần xem xét các giá trị sinh thái và kinh tế.
 Ủng hộ quản lý dựa trên hệ sinh thái. Khái niệm này cần được ưu tiên cao trong mọi hoạt
động.

 Quy hoạch không gian cần sự tham gia của các bên liên quan và cần tính đến những lợi ích
khác nhau trên cùng một khu vực. Đó chính là công cụ quan trọng nhất trong toàn bộ tiến
trình.
 Mở rộng xây dựng năng lực trong khu vực được càng xa càng tốt thông qua tập huấn và
cung cấp các khóa đào tạo nâng cao là hết sức quan trọng.


Hình 1: Đám mây tổ hợp thành phần của QLTHVVB
15
2.2.2 Kinh nghiệm về QLTHVVB ở Phi-líp-pin
Nguyễn Đức Hoàng– Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam

Nước Phi-líp-in có GDP gần giống Việt nam. Sinh kế của người nghèo ở vùng nông thôn phụ thuộc
nhiều vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên dọc bờ biển. Với hơn 7.000 hòn đảo và bờ biển dài hàng
ngàn ki-lô-mét, Phi-líp-pin có nguồn lợi thủy sản giàu có và đa dạng, và cũng có rất nhiều kinh
nghiệm bảo vệ và quản lý nguồn thủy sản.
QLTHVVB, khác với cách quản lý truyền thống theo từng ngành riêng lẻ, là một cách tiếp cận toàn
diện, đa ngành và theo nhiều phương pháp khác nhau để quản lý tài nguyên đất và biển ở vùng ven
biển một cách thống nhất. Phương pháp tiếp cận liên ngành có thể hiểu không chỉ là về sự hợp tác
trong nội bộ các cơ quan mà còn có thể hiểu là sự tham gia chủ động của địa phương trong vấn đề
quản lý vùng ven biển. Cách tiếp cận đa ngành có thể thấy trong việc phân khu và thiết lập các khu
vực biển được bảo vệ để sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên. Sự đồng thuận được thể
hiện qua sự liên kết của các cơ quan chính phủ ở địa phương.
Ở quốc gia này, chính quyền địa phương được chia làm 4 cấp: a) Khu vực tự trị, b) Các tỉnh thành
phố độc lập ở một tỉnh, c) Hợp phần thành phố và đô thị và d) Barangay (đơn vị hành chính nhỏ nhất
của Phi-líp-pin, tương đương với cấp xã, phường). Các cấp dưới cấp khu vực được gọi là “đơn vị
chính quyền địa phương” (LGU). Một liên minh LGU bao gồm các đơn vị chính quyền địa phương ở
các khu vực lân cận hợp tác cùng nhau đồng thuận về việc phân khu cho đồng quản lý. Lợi ích của
Liên minh LGU là: các quy định được kết hợp hài hòa về sử dụng tài nguyên, tăng cường việc thực
thi pháp luật và khắc phục được việc thiếu năng lực quản lý và chuyên môn kỹ thuật.

Một ví dụ về Liên minh LGU là CENECCORD (Hội đồng trung ương Đảo Negros về Phát triển nguồn
tài nguyên ven biển). Hội đồng này bao gồm 7 thành viên là các thành phố và đô thị ở gần nhau. Họ
đã cùng nhau phát triển một chương trình quản lý nghêu dọc địa phận bờ biển. Kết quả là, ngư dân ở
các liên minh LGU đã đồng ý theo chương trình quản lý và nghêu được bảo vệ rất tốt.
Các hội đồng quản lý nguồn lợi thủy sản địa phương (FARMC) là một ví dụ điển hình về sự tham gia
tích cực của người dân địa phương vào việc quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển. Hội đồng
này có nhiệm vụ theo quy định trong pháp luật ở tất cả các cấp chính quyền địa phương ở Phi-líp-pin.
Hội đồng có các đại diện cho người dân đánh bất cá và các cơ quan, và hơn 50% các đại diện trong
hội đồng phải là ngư dân. Các hội đồng FARMC tư vấn cho các cơ quan chính quyền về quản lý
nguồn tài nguyên ven biển thông qua luật và quy định và chính quyền phải lắng nghe ý kiến của các
đại diện của ngư dân.
Nhận thấy được các lợi ích của các hội đồng FARMC, chính quyền địa phương đã nỗ lực ủng hộ và
tăng cường các hội đồng này. Tăng cường hội đồng FARMC sẽ nâng cao nhận thức của ngư dân về
16
bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự tham gia của họ ở cấp địa phương nhằm cải thiện việc
quản lý nguồn lợi thủy sản. Nhận thức được nâng cao sẽ khuyến khích người dân thành lập các
tổ/nhóm tự nguyện, ví dụ như: Tổ bảo vệ rừng tự nguyện “BantayDagat” và Tổ giám sát thủy sản
“BantayKatunggan” (những người tự nguyện nâng cao thực thi pháp luật tại địa phương).
Do nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ, môi trường là một khía
cạnh rất quan trọng trong quản lý vùng ven biển. Sở Sagay và San Carlos, nâng cao ý thức được đặt
biệt tập trung vào đối tượng trẻ em. Ví dụ như việc khuyến khích học sinh tái sử dụng chất thải ví dụ
như chai nhựa, túi ni-lông và giấy để làm các sản phẩm thủ công hoặc để trưng bày ở bảo tang đầu
tiên về biển cho trẻ em ở Phi-líp-pin. Ở đây, khách tham quan sẽ được các em học sinh từ 8-13 tuổi
giới thiệu về môi trường biển, rừng ngập mặn và hệ sinh thái ven biển.
Ngoài ra, một trung tâm sinh thái cho tái chế và tái sử dụng đã được thành lập. Nhằm hỗ trợ các hoạt
động này, các thành phố cũng có những quy định rằng người dân phải phân loại rác tại nguồn, tức là
tại gia đình. Thêm vào đó là một khoản phí sử dụng nước được thu để bảo vệ nguồn nước ở khu vực
thượng nguồn. Ở San Carlos, cứ mỗi mét khối nước, người dân phải nộp thêm 0.7 pê-sô. Các quỹ
này được sử dụng cho việc phục hồi và tái trồng rừng ở khu vực thượng nguồn.
QLTHVVB cũng bao gồm phân khu và thiết lập khu vực biển được bảo vệ. Khu vực biển được bảo vệ

là nơi cho các loài thủy sản phục hồi và phát triển. Điều này tạo ra cơ hội phục hồi hệ sinh thái bị
xuống cấp. Phân khu nhằm mục đích hạn chế sự đánh bắt quá mức của ngư dân. Ở khu vực biển
được bảo vệ, khi được bảo vệ tốt, nguồn thủy sản sẽ phục hồi và sinh sôi nảy nở và từ đó sẽ có
nhiều nguồn lợi hơn ở những khu vực được khai thác. Ở Sagay, năng suất đánh bắt/người/ngày đã
tăng từ 3.3 kg (năm 1997) lên đến 8.3 kg (2010). Quy định và luật nghiêm khắc giúp phát triển tốt các
khu vực được bảo vệ.
Sự phối hợp giữa các cơ quan/chính quyền cũng là một phần quan trọng của QLTHVVB. Các bên có
liên quan là những người có chung những lợi ích cần phải cùng nhau làm việc. Ở tỉnh Negros, tất cả
các cơ quan có liên quan như Sở NN-PTNT và Sở TN-MT đều nhận thức được vai trò của họ trong
việc hợp tác vì mục tiêu quản lý vùng ven biển hiệu quả.

Một số bài học từ Phi-líp-pin là:
 Sự tham gia tích cực của người dân địa phương là một phần không thể thiếu của QLTHVVB.
Một số hội thủy sản cũng có ở Việt Nam. Tuy nhiên, sự tham gia của họ vào quản lý nguồn
tài nguyên thiên nhiên còn rất hạn chế.
 Các khu vực biển được bảo vệ đóng góp rất lớn cho việc bảo tồn các nguồn tài nguyên biển.
Phân khu nên được áp dụng cho việc nâng cao quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài
nguyên thiên nhiên ven biển.
 Phân loại rác thải và tái chế là quan trọng. Tuy nhiên, Việt Nam chưa đạt được những kết
quả mong đợi do các quy định triển khai còn thiếu.
 Một phần quan trọng khác là sự hợp tác giữa các cơ quan chính quyền, các tổ chức và
người dân địa phương sẽ giúp giảm xung đột và đem lại sức mạnh đoàn kết. Ở Việt Nam,
vẫn còn có hoài nghi về khả năng giải quyết được vấn đề này vì hiện tại, sự phối hợp giữa
các cơ quan chính quyền chưa được tốt lắm.
 Và cuối cùng là sự lãnh đạo đúng đắn cùng với nguồn nhân lực giỏi là yếu tố chủ chốt để
thúc đẩy sự phát triển bền vững của địa phương.
17
2.3 Các kinh nghiệm trong nước
2.3.1 Chiến lược QLTHVVB của Việt Nam
Ts. Nguyễn Chu Hồi– Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam


Chiến lược QLTHVVB ở Việt Nam hiện vẫn còn là bản thảo và sau khi hoàn thành chiến lược, Bộ
TN-MT sẽ trình lên bộ trưởng.
Việt Nam là một quốc gia biển với hơn 3.260 km đường biển và khoảng 30 triệu người sống ở 125
huyện ven biển. Bờ biển cung cấp 80% lượng đánh bắt thủy sản của cả nước và đóng góp gần 4.5 tỷ
đô la Mỹ giá trị xuất khẩu vào GDP năm 2010 và khoảng 5 tỷ đô la Mỹ vào năm 2011. Bên cạnh
những tiềm năng của hệ sinh thái và các nguồn tài nguyên sinh thái và sinh học, khu vực ven biển
của Việt Nam còn giàu về các nguồn tài nguyên khác như dầu mỏ, khoáng sản và khí đốt. Khoáng
sản được phân bố dọc bờ biển. Tiềm năng du lịch duyên hải cũng cao với 125 bãi biển lớn và một số
di sản thế giới ở vùng ven biển (Vịnh Hạ Long, Quảng Bình, Huế, Hội An).
Do đó, khu vực ven biển của Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển của quốc
gia cũng như trong hệ thống quản lý của chính phủ. Nhưng Việt Nam lại chưa công nhận là một quốc
gia mạnh về QLTHVVB và kinh tế biển. Bờ biển của Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều đe dọa,
ví dụ như: mất đa dạng sinh học, hệ sinh thái biển xuống cấp, môi trường sống ven biển bị phá hủy
và các tác động của hoạt động trên đất liền gia tăng. Thêm vào đó, do đặc điểm về vị trí địa lý, Việt
Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất từ thiên tai. Sự cố ở biển Đông như tràn
dầu cũng sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam. Việt Nam nằm trong danh sách 5 quốc gia sẽ bị ảnh hưởng
nặng nề nhất do biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Trong khi đó, Việt Nam cũng đang phải đối mặt
với vấn nạn khai thác cạn kiệt và phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ven biển quá mức. Nuôi trồng
thủy sản khiến cho mất đi 70% hệ sinh thái đất ngập mặn ven biển.
Mặc dù sử dụng nhiều nguồn tài nguyên ven biển. Nhưng phương pháp tiếp cận truyền thống trong
quản lý và chính sách vẫn còn đó. Giải quyết xung đột về sử dụng tài nguyên đòi hỏi sự quản lý hiệu
quả các hệ sinh thái và cần có sự tham gia của tất cả các bên có liên quan phối hợp với nhau. Khu
vực biển và ven biển ở Việt Nam do 15 bộ/ngành quản lý theo ngành dọc do đó có sự chồng chéo và
phân tán. Do đó, cần phải có một cơ quan trung ương đề phối hợp liên ngành về bờ biển, biển và
đảo và cũng cần có chính sách quản lý vùng ven biển liên ngành.
Từ năm 1995, sáng kiếm Quản lý tổng hợp đới bờ đã được xây dựng ở cấp trung ương và triển khai
dưới dạng dự án thí điểm do nha nước và các tổ chức quốc tế tài trợ ở cấp địa phương. Năm 1996,
Bộ Khoa học và Công nghệ đã hỗ trợ các dự án quốc gia nghiên cứu phát triển kế hoạch Quản lý
Tổng hợp Đới bờ để gìn giữ hệ sinh thái và bảo vệ môi trường. Đó là nghiên cứu đầu tiên đề cập đến

cụm từ “Quản lý tổng hợp đới bờ” ở Việt Nam. Cho đến năm 2005, mặc dù đã có nhiều dự án thí
18
điểm QLTHVVB được triển khai, nhưng đa phần thành công mới chỉ dừng lại ở mức nâng cao nhận
thức. Trong thực tế, chưa có nhiều thành tựu về thực hiện QLTHVVB, trừ mô hình của PEMSEA ở
Đà Nẵng. Năm 2007, bộ TN-MT ra quyết định số 158 về triển khai QLTHVVB ở khu vực Bắc Trung
bộ và Duyên hải Trung bộ, ở 4 tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Định. Chính phủ đã hỗ trợ 100 tỷ đồng
cho giai đoạn 2007-2010 và từ 2011-2015 sẽ là 500 tỷ đồng. Đến năm 2010, vào cuối giai đoạn 1,
hầu như chưa thực hiện được gì nhiều về QLTHVVB. Triển khai mới chỉ dừng lại ở các hoạt động
nâng cao nhận thức. Việt Nam cũng đã ký vào một số các công ước và hiệp định quốc tế chính như
Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra (MARPOL), Công ước về các vùng đất ngập
nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước (RAMSAR), Công
ước Basel về Kiểm soát việc vận chuyển xuyên biên giới và tiêu hủy các chất thải nguy hiểm và Công
ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Tuy nhiên, việc thể chế hóa các công ước quốc tế vào
luật quốc gia vẫn chưa rõ ràng.
Chương trình PEMSEA của khu vực đạt được những thành tựu triển khai QLTHVVB, đang được áp
dụng ở cấp địa phương và rất phù hợp với các tỉnh của Việt Nam. Các dự án PEMSEA đã được thực
hiện từ 2001-2008. Mô hình ở Đà Nẵng, Quảng Nam và Huế đã được nhân rộng sang 7 tỉnh khác
(Khánh Hòa, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Bà Rịa Vũng Tàu, Sóc Trăng và Kiên Giang). Các
nhà tài trợ quốc tế đã đem lại sự thay đổi đáng kể trong tư duy và hành động cho hệ thống hành
chính quốc gia với sự nhấn mạnh vào tầm nhìn rộng lớn hơn, hành động tổng thể và sự làm chủ
vững mạnh hơn. Tuy vậy, hầu hết các chính sách quốc gia, như Luật Bảo vệ Môi trường (1993,
2004), Luật Thủy sản (2003), Luật Đa dạng Sinh học (2009) và Bộ luật Hàng hải (1990, 2005), vẫn
còn là luật của các ngành áp dụng cho cách quản lý theo ngành dọc.
Các vấn đề của Quản lý tổng hợp đới bờ mới đây được nhắc đến trong Nghị định số 25/2009 của
chính phủ về Quản lý Tổng hợp Nguồn tài nguyên Biển và Bảo vệ Môi trường. Đây là chính sách
quản trị đầu tiên về lĩnh vực quản lý bờ biển, biển và đảo ở Việt Nam. Trong Nghị định này có một số
hướng dẫn triển khai quản lý tổng hợp đới bờ ở Việt Nam, phân khu vùng ven biển và quy hoạch
vùng ven biển. Việt Nam đang có những tiến bộ hướng tới thể chế hóa QLTHVVB và tạo nền tảng
pháp lý cho QLTHVVB, ví dụ như: Luật Biển và Luật tài nguyên biển và Môi trường đang được soạn
thảo. Đây là những văn bản luật tập trung vào QLTHVVB và quy hoạch và quản lý phân vùng không

gian biển. Luật về QLTHVVB đang được bàn luận. Sau khi thành lập Tổng cục Biển và Hải đảo Việt
Nam (VASI), bộ TN-MT giao cho VASI nhiệm vụ quản lý tổng hợp biển và đảo và trực tiếp quản lý
các hoạt động ở vùng ven biển.
Thách thức/trở ngại chính cho triển khai QLTHVVB ở Việt Nam là:
 Thiếu cơ chế cho Quản lý Tổng hợp Vùng ven biển ở các cấp
 Thiếu hệ thống quốc gia về chính sách và luật cho Quản lý Tổng hợp Vùng ven biển và thực thi
chưa tốt
 Cơ chế phối hợp liên ngành/liên bộ và giữa các bên có liên quan về phát triển và triển khai Quản
lý Tổng hợp Vùng ven biển còn nhiều hạn chế
 Lồng ghép Quản lý Tổng hợp Vùng ven biển vào kế hoạch kinh tế-xã hội của quốc gia và tỉnh còn
yếu và thiếu những hướng dẫn kỹ thuật cụ thể
 Lồng ghép việc quản lý ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng với Quản lý Tổng hợp
Vùng ven biển chưa được thực hiện
 Thiếu nguồn nhân lực và năng lực về phát triển và triển khai Quản lý Tổng hợp Vùng ven biển
 Thiếu cơ chế tài chính bền vững cho kế hoạch triển khai Quản lý Tổng hợp Vùng ven biển ở cấp
trung ương và địa phương
 Nhận thức và sự tham gia của cộng đồng tại địa phương vào Quản lý Tổng hợp Vùng ven biển
chưa rõ ràng
 Chương trình tập huấn và đào tạo về Quản lý Tổng hợp Vùng ven biển còn hạn chế
 Kỹ năng của cán bộ các cơ quan chịu trách nhiệm về Quản lý Tổng hợp Vùng ven biển ở cấp
trung ương và địa phương còn yếu

19
Mục tiêu chung của QLTHVVB ở Việt Nam đến năm 2020 là:
 QLTHVVB được áp dụng trên 28 tỉnh duyên hải
 Phát triển kế hoạch QLTHVVB ở 22 tỉnh duyên hải
 Thông qua và triển khai kế hoạch QLTHVVB ở 20 tỉnh duyên hải
 Thể chế hóa các hoạt động QLTHVVB
 Nâng cao nguồn nhân lực và năng lực cho phát triển và triển khai QLTHVVB


Các hoạt động ưu tiên là:
 Thiết lập cơ chế cho Quản lý Tổng hợp Vùng ven biển ở cấp trung ương và địa phương: Ban điều
hành , Văn phòng và Đơn vị kỹ thuật cùng với mạng lưới đối tác Quản lý Tổng hợp Vùng ven biển
(các tổ chức phi chính phủ, trường đại học, lĩnh vực tư, các nhà tài trợ…trong và ngoài nước)
 Triển khai Chương trình Quốc gia số 158 về Quản lý Tổng hợp Vùng ven biển ở 14 tỉnh duyên hải
miền Trung Việt Nam
 Tiếp tục triển khai thêm Chương trình hợp tác Việt Nam-PEMSEA về Quản lý Tổng hợp Vùng ven
biển cho 7 tỉnh duyên hải quan trọng (2011-2015): Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Khánh
Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu, Sóc Trăng và Kiên Giang
 Phát triển hệ thống chính sách và luật tạo điều kiện cho Quản lý Tổng hợp Vùng ven biển, bao
gồm Luật Biển, Luật Tài nguyên Biển và Môi trường và có thể là cả Luật về Quản lý Tổng hợp
Vùng ven biển và các khu vực biển được bảo vệ (?)
 Nâng cao năng lực cho cán bộ thuộc hệ thống quốc gia về Quản lý Tổng hợp Vùng ven biển, bao
gồm Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, các tỉnh duyên hải và các ban ngành liên quan.
 Xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về Quản lý Tổng hợp Vùng ven biển để hỗ trợ việc triển khai
tại địa phương
 Phát triển Chương trình tập huấn và đạo tạo về Quản lý Tổng hợp Vùng ven biển ở một số trường
đại và trung tâm đào tạo (?)
 Xây dựng cơ chế tài chính bền vững cho Quản lý Tổng hợp Vùng ven biển
 Xây dựng và triển khai chiến lược và kế hoạch hành động cho Quản lý Tổng hợp Vùng ven biển
 Áp dụng quy hoạch và kế hoạch sử dụng không gian biển
 Xây dựng tài liệu hướng dẫn lồng ghép biến đổi khí hậu và nước biển dâng vào chiến lược và kế
hoạch Quản lý Tổng hợp Vùng ven biển
 Triển khai hợp tác quốc tế về chia sẻ và trao đổi bài học, kinh nghiệm và các cách làm hay
 Triển khai kế hoạch quốc gia về quản lý ô nhiễm biển do các nguồn từ đất liền gây ra
 Triển khai kế hoạch cho các vùng biển được bảo vệ
 Phát triển và áp dụng 1 bộ chỉ số Quản lý Tổng hợp Vùng ven biển để đánh giá tiến độ triển khai
của kế hoạch Quản lý Tổng hợp Vùng ven biển

Giải pháp chính cho triển khai chiến lược là:

 Phối hợp liên bộ/ngành
 Hợp nhất QLTHVVB vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội
 Lồng ghép QLTHVVB vào kế hoạch của vùng duyên hải để thích ứng với biến đổi khí hậu và
nước biển dâng
 Về khoa học-kỹ thuật: cơ sở dữ liệu vùng ven biển, tình trạng của các bờ biển, kế hoạch
phân vùng chức năng vùng ven biển, các vùng biển được bảo vệ…
 Hợp tác quốc tế
 Tổ chức kế hoạch hành chính cho triển khai chiến lược (Bộ Tài nguyên-Môi trường/Tổng cục
Biển và Hải đảo, UBND các tỉnh có liên quan…)







Hình 2: Lĩnh vực hoạt động QLTHVVB
20
2.3.2 Khái niệm QLTHVVB ở tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam
Ts. Klaus Schmitt, Cố vấn trưởng, Dự án Quản lý Nguồn tài nguyên Thiên nhiên Vùng ven biển của tổ
chức GIZ, Sóc Trăng, Việt Nam













QLTHVVB là về các giải pháp cụ thể và phù hợp cho từng địa điểm. Những giải pháp này cần phải
được áp dụng cả ở dọc bờ biển như một cấu trúc tuyến tính và dọc vùng ven biển từ biển đến đất
liền. Điều quan trọng là cần phải xem xét các quá trình phức tạp và nhiều lợi ích khác nhau của các
bên có liên quan ở vùng ven biển.Quyết định cần phải được đưa ra với sự tham gia của các bên liên
quan và dự trên sự đồng thuận liên ngành và xuyên biên giới.
Mục tiêu của dự án ở Sóc Trăng là các vùng đất ngập mặn ven biển được bảo vệ và sử dụng bền
vững vì lợi ích của người dân địa phương. Điều này có thể được thực hiện thông qua quản lý hiệu
quả rừng ngập mặn trong đó nhấn mạnh vào khả năng phục hồi của rừng trước tác động của biến
đổi khí hậu, bao gồm phục hồi rừng ngập mặn và quản lý rừng ngập mặn, và học hỏi từ những kinh
nghiệm trong quá khứ cùng với việc thử nghiệm các cách tiếp cận mới. Để hiểu về các can thiệp của
dự án ở Sóc Trăng, cần phải hiểu về đặc điểm của vùng ven biển. Một đặc điểm nổi bật của đồng
bằng Sông Cửu Long là đường bờ biển năng động do chế độ dòng chảy của sông Mê-công, dòng
chảy dọc bờ (do gió mùa, đông bắc và tây nam dọc theo bờ biển) và chế độ thủy triều của biển Đông.
Ngoài ra, một đặc điểm khác là đai rừng ngập mặn hẹp dọc bờ biển. Rừng ngập mặn có vai trò thiết
yếu vì đây là phòng tuyến bảo vệ đầu tiên. Thích nghi với nước lợ, rừng ngập mặn tạo thành hàng
rào tự nhiên ngăn xói lở và triều cường do bão. Tuy nhiên, theo thống kê, có đến gần một nửa diện
tích rừng ngập mặn ở Việt Nam đã bị phá, chủ yếu để làm ao nuôi tôm. Một mối đe dọa khác là biến
đổi khí hậu, với nhiều bão hơn, nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, nước biển dâng, ngập lụt,
nhiễm mặn và thay đổi lượng mưa và nhiệt độ. Đối phó với biến đổi khí hậu có nghĩa là đối phó với
những điều không chắn chắn. Chính vì vậy, chiến lược dàn trải rủi ro cần được áp dụng. Không thể
chỉ có một giải pháp duy nhất được.
Trồng rừng ngập mặn có thể là giải pháp mềm để bảo vệ trước xói lở và nước biển dâng. Xây dựng
đê điều có thể là giải pháp cứng. Có những nơi cần kết hợp giải pháp mềm và cứng. Cho dù làm gì đi
nữa, giải pháp cần phải cụ thể, phù hợp với địa điểm nhất định như là một phần của phương pháp
tiếp cận tổng hợp đối với quản lý vùng ven biển. QLTHVVB không chỉ bao hàm quản lý, nó là tổng thể
chu trình từ thu thập dữ liệu/thông tin, lập kế hoạch thông qau ra quyết định cho đến quản lý và giám
sát. Và một điều hết sức quan trọng trong bối cảnh của đồng bằng sông Cửu Long là nhận thức được

rằng nếu chỉ nhìn vào thực trạng hiện nay thì chưa đủ để đưa ra quyết định. Do đó, nên sử dụng
thông tin trong lịch sử và hiểu về sự biến động của vùng ven biển để phát triển bền vững vùng ven
biển và có những giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, trông rừng cũng chỉ đem lại một lợi ích nhỏ mà thôi. Rừng trồng cần phải được bảo vệ và
quản lý. Với trường hợp của Sóc Trăng, điều này có nghĩa là đồng quản lý. Đồng quản lý phải là một
21
phần của QLTHVVB và cũng hỗ trợ sinh kế cho người dân địa phương. Tất cả các hoạt động này
phải được thực hiện trong khuôn khổ khung xây dựng năng lực cho cán bộ địa phương và nâng cao
nhận thức cho người dân. Các kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy việc giao đất hay hợp đồng bảo
vệ rừng không có hiệu quả khi chỉ có một dải rừng ngập mặn hẹp dọc theo bờ biển nhiều biến động.
Do đó, một cách thức quản lý mới được thử nghiệm ở Sóc Trăng: đồng quản lý, một cách thức quản
lý dựa trên thỏa thuận, quá trình ra quyết định có sự tham gia, một mức độ chia sẻ quyền hạn và sự
phân phối lợi ích công bằng giữa tất cả các bên liên quan.
Đồng quản lý là quá trình bao gồm 4 bước và 4
nguyên tắc. Có 3 thành phần chính: quá trình
có sự tham gia; thỏa thuận và quản trị cơ chế
đa nguyên. Thêm vào đó là tính bền vững đạt
được thông qua cơ chế chi trả dịch vụ môi
trường (PES). Nguyên tắc chung là QLTHVVB,
do đó đồng quản lý phải là một bộ phận trong
đó. Những nguyên tắc quan trọng khác là sự
tham gia, phân khu, giám sát và đánh giá. Hình
4 thể hiện 4 bước và sự liên kết giữa chúng.
Thỏa thuận thông qua 6 câu hỏi: ai làm cái gì,
khi nào và ở đâu, như thế nào và bao nhiêu.
Đồng quản lý rừng ngập mặn đã được chứng
minh là thành công. Mô hình này cải thiện sinh
kế của người dân theo cách tạo ra nhiều thu
nhập hơn từ việc thu hoạch được từ nguồn
thủy sản dồi dào hơn. Người dân cũng không

phải đi xa để thu hoạch tài nguyên. Có nghĩa
rằng sử dụng khái niệm phân khu trong đó có
khu vực bảo vệ và khu vực sử dụng bền vững
thực sự cải thiện sự phục hồi nguồn tài nguyên
và qua đó, người dân sẽ có nguồn tài nguyên
dồi dào hơn để thu hoạch.
Tầm quan trọng của việc có sự tham gia của
các cộng đồng địa phương cũng đã được nhấn mạnh trong báo cáo “Tài nguyên Thế giới 2010-
2011”, trong đó kết luật rằng “Kinh nghiệm của Việt Nam cho thấy cách tiếp cận thích ứng chỉ có một
mục tiêu đơn lẻ như bảo vệ cơ sở hạ tầng vùng ven biển trước nước biển dâng, có thể sẽ dẫn đến
những xung đột về mặt lợi ích, cản trở việc triển khai, đặc biệt khi không có sự tham gia của cộng
đồng địa phương.”
Một khía cạnh quan trọng khác là thiết lập cơ chế tài chính bền vững. Một lần nữa, cần phải nhìn bờ
biển là một thể thống nhất. Rừng ngập mặn cung cấp vườn ươm, thức ăn và nơi trú ngụ của nhiều
loài thủy sản. Phía trước rừng ngập mặn là bãi bồi và bãi cát nơi người dân có thể thu hoạch nghêu.
Ở bãi bồi phía trước của ấp Âu Thọ B, dự án GIZ hỗ trợ thành lập hợp tác xã nghêu, kết hợp quản lý
rừng ngập mặn và hợp tác xã nghêu trong phương pháp tiếp cận tổng hợp. Rừng ngập mặn được
quản lý và bảo vệ tốt sẽ cung cấp nhiều lợi ích phi tiền tệ cho bãi bồi, và hợp tác xã nghêu hưởng lợi
từ những điều này thông qua việc thu hoạch được nhiều nghêu hơn. Vì vậy, lợi ích tiền tệ (chi trả cho
dịch vụ sinh thái) phải chảy từ hợp tác xã nghêu đến nhóm đồng quản lý để hỗ trợ quản lý và bảo vệ
rừng ngập mặn.
Quan trọng là phải hiểu được các quá trình tự nhiên và sự cân bằng năng động của bờ biển khi tìm
kiếm giải pháp cho QLTHVVB. Với trường hợp ở nơi bị xói lở nghiêm trọng, chúng ta cần sự hiểu biết
đầy đủ về quá trình dẫn tới xói lở và sau đó áp dụng giải pháp phù hợp. Đối với việc phục hồi rừng
ngập mặn tại các điểm xói lở, cần phải hiểu rằng rừng ngập mặn chỉ mọc được dọc theo bờ biển
được che chở. Vì thế, ở điểm xói lở nơi rừng ngập mặn không mọc được, việc trước tiên cần làm đó
là giảm xói lở, tăng cường (thúc đẩy) trầm tích và khi có mới có thể trồng được rừng ngập mặn. Giảm
xói lở có thể thực hiện được thông qua, ví dụ hàng rào chắn sóng. Thiêt kế hàng rào chắn sóng cần
Hình 3: Các bước và nguyên tắc của QLTHVVB
22

phải được thiết lập theo cách có thể giảm thiểu xói lở cuối dòng càng nhiều càng tốt. Điều này có thể
được thực hiện thông qua nghiên cứu động lực học hình thái và mô hình toán số mô phỏng thủy
động lực học và sự phát triển của bờ biển. Ngoài ra, mô hình vật lý trong máng sóng hỗ trợ thiết kế
hàng rào chắn sóng hiện tại với vật liệu và độ thấm phù hợp. Tóm lại, QLTHVVB cần có sự hiểu biết
đầy đủ về tình trạng/quá trình tự nhiên và, dựa trên đó, triển khai các giải pháp thích hợp.
Bài học từ dự án ở Sóc Trăng là:
 Đồng quản lý là cách duy trì và tăng cường hiệu quả việc bảo vệ chức năng của đai rừng
ngập mặn và đồng thời cải thiện sinh kế của người dân địa phương.
 Chi trả dịch vụ sinh thái đóng góp cho sự bền vững của đồng quản lý và cải thiện sinh kế.
 Cần phải có những giải pháp cụ thể và phù hợp với từng địa điểm. Đây là một phần của các
tiếp cận tổng hợp dọc theo vùng ven biển (không nên chỉ nhìn vào một khu vực hoặc tiếp cận
theo ngành dọc).
 Trước mối đe dọa của biến đổi khí hậu, chiến lược dàn trải rủi ro cần phải được triển khai
cùng với việc thử nghiệm các giải pháp sáng tạo và mới.
 Cần có sự hỗ trợ toàn diện về mặt chính sách từ tất cả các cấp, thỏa thuận giữa tất cả các
bên có liên quan, đồng thuận và tham gia.
 Thể chế QLTHVVB cần thích ứng với thay đổi và học hỏi từ những tiến trình triển khai
QLTHVVB.
 Mô hình toán số giúp hiểu được các quá trình phức tạp và biến động của bờ biển. Bản thân
mô hình không đưa ra quyết định nhưng nó giúp các nhà hoạch định đưa ra quyết định đúng
đắn.
23
3. Bàn tròn với các chuyên gia

Hình 4: Các chuyên gia tham dự phiên Bàn tròn với các chuyên gia
Từ trái qua phải: Ts. Thorsten Albers (von Liebermann GmbH, CHLB Đức), Ts. Klaus Schmitt (GIZ Sóc
Trăng), Gs. Tim Smith (Trường Đại học Sunshine Coast, Ô-xtrây-li-a), Ts. Stefan Groenewold (Trường Đại
học Cần Thơ), Ts. Andrea Barcelona (GIZ Phi-lip-pin), Ts. Nguyễn Hương Thụy Phấn (Ủy hội sông Mê Công)
và Ts. Nguyễn Chu Hồi (Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam)


Ts. Thorsten Albers, chuyên gia kỹ thuật sông và ven biển người Đức, điều hành phiên bàn tròn với
các chuyên gia thảo luận về các vấn đề sau.
Đâu là phương tiện thích hợp nhất để thể chế hóa QLTHVVB ở đồng bằng sông Cửu Long? Đó
có phải là thể chế QLTHVVB? Hay là ban tư vấn QLTHVVB?
 Các chuyên gia đồng ý là thiết lập cả một tổ chức mới sẽ không phải là một ý kiến hay vì điều
đó đòi hỏi rất nhiều thời gian cho tới khi thể chế mới đó có thể đi vào hoạt động thực sự.
 Sẽ nhanh hơn nếu tập hợp các tổ chức và thể chế có sẵn cùng chia sẻ kinh nghiệm và học
hỏi lẫn nhau, nhưng điều quan trọng hơn nữa, đó là cùng nhau lập kế hoạch.
 Cần thiết phải có một nền tảng pháp lý rõ ràng. Điều đó có nghĩa là cần phải có khuôn khổ
pháp lý trong đó đòi hỏi các thể chế khác nhau phải xem xét tới nhiều mục đích và vấn đề.
 Việc thể chế hóa và ổn định QLTHVVB về lâu dài (thậm chí sau khi các nhà tài trợ rời đi) là
thiết yếu để QLTHVVB thành công và bền vững.
 Sự tham gia của nhiều ngành là cần thiết để giải quyết xung đột về sử dụng tài nguyên và
làm hài hòa kế hoạch tổng hợp.
 Bà Barcelona nhấn mạnh một kinh nghiệm của Phi-líp-pin, đó là, nơi có liên minh gồm nhóm
các thành phố, hợp sức với nhau tạo thành một cơ quan quản lý để giải quyết các vấn đề
bức xúc tại vùng ven biển và nguồn tài nguyên ven biển, và có sự tham gia của đại diện từ
các tỉnh cũng như các cơ quan chính quyền trung ương.
 Ở Việt Nam, có kế hoạch thành lập Ban Điều hành QLTHVVB, hoặc là do một Phó Thủ
tướng hoặc do một Bộ trưởng hoặc một Thứ trưởng của bộ TN-MT, bao gồm một văn phòng
hỗ trợ và nhóm chuyên gia kỹ thuật hỗ trợ văn phòng. Ngoài ra, sẽ có một mạng lưới chuyên
gia kỹ thuật QLTHVVB (quốc tế). Điều mong đợi là một văn phòng QLTHVVB được thể chế
hóa có thể được gộp trong ban chỉ đạo quốc gia của đồng bằng sông Cửu Long.
 Yếu tố chủ chốt là một thể chế trong đó triển khai cách quản lý thích ứng, học hỏi từ các kinh
nghiệm khác nhau và không bị ràng buộc phải thành công 100%, có khả năng thử nghiệm
những điều mới và học qua đó, bởi vì chúng ta đang phải đối phó với một môi trường đang
thay đổi.

×