Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

NGHỆ THUẬT ĐẾN TỪ VIỆT NAM docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.83 KB, 5 trang )

NGHỆ THUẬT ĐẾN TỪ VIỆT NAM

TRẦN LƯƠNG-Con đường lú
lẫn-sắp đặt

Tại Ifa – Gallery (Linienstrasse 139/140) thành phố Berlin CHLB Đức đang
diễn ra triển lãm các tác phẩm nghệ thuật đương đại Việt Nam từ ngày 18
tháng12 năm 2009 tới ngày 05 tháng 04 năm 2010. Tác giả Kito Nedo, tạp
chí Art – magazin đã có bài viết về sự kiện nghệ thuật này. Tổng hợp thông
tin của Ifa – Gallery Berlin và bài viết của Kito Nedo, xin trân trọng giới
thiệu với độc giả trong nước một trong những sự quan sát, đánh giá của
nước ngoài đối với nghệ thuật đương đại Việt Nam.
Loạt triển lãm “connect:” của Ifa (Viện quan hệ quốc tế) - Gallery thành ph

Stuttgart và Berlin trưng bày nghệ thuật của các quốc gia, vùng lãnh thổ hay
khu vực hiện tại không đứng trong tiêu điểm của giới nghệ thuật quốc tế.
Tuy nhiên những địa điểm này hiện tại đang có sự phát triển hấp dẫn và
những bối cảnh nghệ thuật mới sẽ hình thành. Mở đầu cho loạt triển l
ãm này
là cuộc trưng bày của 11 nghệ sĩ đến từ Việt Nam, những người cọ xát với
các hiện tượng xã hội, cộng đồng và đồng thời họ có một đóng góp đáng kể
vào sự hình thành một bối cảnh nghệ thuật đương đại đang định hình ở Việt
Nam. Đó là những tác phẩm có chủ đề tập trung vào 2 thành phố lớn Hà N
ội
và thành phố Hồ Chí Minh.
Theo những nhà tổ chức triển lãm của Ifa, tới những năm đầu của thập kỷ
90, việc đào tạo ở Việt Nam vẫn tập trung hoàn toàn vào những phương
pháp truyền thống và loại trừ sự tiếp xúc với nghệ thuật quốc tế, nghệ thuật
phương Tây. Với chính sách mở cửa và thành tựu của phát triển kinh tế,
nhiều thông tin cũng như những giảng viên đã đ
ến với Việt Nam, cho tới lúc


đó nghệ thuật đương đại thế giới vẫn còn xa lạ đối với quốc gia này.
11 nghệ sĩ đương đại tham gia triển lãm này gồm có: Hoàng Dương Cầm,
Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Kim Hoàng, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Quang
Huy, Lê Quang Đỉnh, Trần Lương, Ly Hoàng Ly, Nguyễn Minh Phước,
Trương Tân, Hà Mạnh Thắng.
Từ cực đoan tới huyền bí
Một cuộc triển lãm tại Ifa – Gallery thành phố Berlin truyền tải hoạt động
nghệ thuật tại Việt Nam, đồng thời triển lãm cũng mong muốn bổ sung
thông tin về nghệ thuật tại quốc gia này.
KITO NEDO, BERLIN
Những bộ quần áo trẻ con và đồ chơi sặc sỡ tỏ ra hoàn toàn ngây thơ. Giống
như trong một cửa hiệu bán quần áo, những hình nhân nhỏ bé khoác áo
choàng chùm đầu được đan móc tỉ mỉ hoặc khoác những bộ váy áo với màu
sắc của những viên kẹo bọc đường, trưng bày tại Viện quan hệ quốc tế
Berlin (Ifa). Tuy nhiên mọi chuyện nhanh chóng được nhận ra rõ ràng, đó
chính là những thiết kế của Lê Quang Đỉnh (sinh năm 1968) tại triển lãm
nhóm giới thiệu về nghệ thuật đương đại Việt Nam. Tác phẩm là sự phân
biệt cơ bản với những cửa hàng bán đồ sơ sinh dễ thương trong khu chợ
Hackescher Markt hay khu buôn bán Prenzlauer Berg (Berlin). Những chiếc
mũ chùm đầu dính đôi và những chiếc áo có tới 2 cổ áo được thiết kế để
dành cho những đứa trẻ bị tật nguyền hoặc cho những cặp song sinh bị dính
liền.
Với tác phẩm phức hợp Những bộ gien bị phá hủy (Damaged Gene)
(1998/2009), Lê Quang Đỉnh khuấy động một đề tài gây xúc động trong xã
hội Việt Nam ngay cả khi chiến tranh đã qua đi trên 30 năm. Bởi vì quân đ
ội
Mỹ đã tiến hành rải thảm vũ khí hóa học như chất độc da cam trong thời
gian chiến tranh, nó gây ra sự nhiễm độc Dioxin cao trong nguồn nước cũng
như môi trường đất tại nhiều địa điểm, nó khiến nhiều trẻ em tới tận thế hệ
thứ 3 bị tàn tật bẩm sinh và là nguyên nhân gây ra tỉ lệ tử vong cao bất

thường của nhiều người mắc bệnh ung thư. Nhưng trong khi nh
ững cựu binh
Mỹ đã được đền bù thiệt hại từ lâu - như một trong số họ cũng bị mắc bệnh
do nguyên nhân kể trên xuất hiện trong một tài liệu của đài truyền hình, thì
những tập đoàn sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận từ chất hóa học chết
người không hề muốn biết về những nạn nhân ở Việt Nam. Lê Quang Đỉnh
đã thêu Logo của những hãng sản xuất đó như nhãn mác thời trang lên
những bộ quần áo trẻ con trong tác phẩm của mình
Những hình ảnh liền kề của cảm xúc
Theo chủ đích của hai nữ giám tuyển triển lãm Barbara Barsch và Veronika
Radulovic, tựa đề Kết nối: Bối cảnh nghệ thuật Việt Nam (Connect:
Kunstszene Vietnam) muốn chuyển tải một hình ảnh chớp nhoáng về nghệ
thuật đương đại Việt Nam với các sáng tác của 11 nghệ sĩ đương đại. Như
thế tác phẩm Những bộ gien bị phá hủy với tính mỹ học cực đoan của nó
không phải là đại diện điển hình cho các hoạt động nghệ thuật của đất nước
này. Tuy nhiên nhiều phần trưng bày tại triển lãm tỏ ra khó hiểu với những
khách tham quan có sự khác biệt về văn hóa. Như tác phẩm Video có tính
liên tưởng Bản Etude đỏ (Rote Etuede) của Nguyễn Minh Phước, trong đó
một phụ nữ mặc quân phục đang múa một vũ điệu kỳ bí với 2 chiếc quạt
màu đỏ. Trên phần nền của tác phẩm Video, nghệ sĩ sinh năm 1973 tại Hà
Nội này cho ghép hình ảnh đen trắng của phố phường. Ngay cả cuốn vựng
tập với nhiều thông tin chi tiết, trong đó nghệ sĩ này miêu tả rất ngắn gọn là
“những hình ảnh liền kề của cảm xúc” và “những hình ảnh tài li
ệu xen kẽ ám
chỉ sự liên tưởng và âm điệu biểu hiện” cũng không giúp được người xem
hiểu rõ hơn.
Ngược lại, ít tính khó hiểu hơn là tác phẩm mô hình một ngôi nhà cao tầng
được điêu khắc gia Nguyễn Mạnh Hùng gửi tới Berlin (Nguyễn Mạnh Hùng
thực tế là họa sĩ - ND), người ta có thể đọc được từ tác phẩm điêu kh
ắc kỳ lạ

này rằng, con người đã tự thu xếp ổn thỏa như thế nào bằng việc mỗi cá
nhân tự thích nghi với hoàn cảnh và thay đổi cách sử dụng khu nhà l
ắp ghép,
đó là cách hoàn toàn tự phát của những người chống đối kiến trúc hiện đại
thích bày tỏ về chủ nghĩa tàn bạo (Brutalismus) và chỉ trích tính nghèo nàn
của trí tuệ. Apartment Block (2009) trông giống như một ngôi làng dựng
đứng và chỉ ra rằng, dân bản xứ thông qua sáng kiến cá nhân đã tự giải
phóng khỏi những dự án nhà tập thể và tính cách dập khuôn
Vũ Huy Thông
(dịch từ art-magazin và Website Ifa – Gallery)

×