Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

STB tăng điểm giúp nâng đỡ thị trường pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.06 KB, 3 trang )

STB tăng điểm giúp nâng đỡ thị
trường
Bước vào phiên giao dịch đầu tuần, sức cầu của cổ phiếu STB
khá lớn và nhanh chóng hấp thụ hết lượng bán ra. Tiếp đó,
STB liên tục duy trì trạng thái tăng trần với khối lượng dư
mua giá trần khá lớn, trong khi bên bán luôn trong tình trạng
bị vét sạch hàng.
Với khối lượng cổ phiếu niêm yết lớn (hơn 1 tỷ cổ phiếu), động
thái tăng giá của STB cùng một cổ phiếu lớn khác là BVH của Tập
đoàn Bảo Việt đã đẩy thị trường chung tăng điểm. Nhờ lực kéo của
2 cổ phiếu này, VN-Index vẫn tăng điểm, cho dù nếu tính về đầu
cổ phiếu, thì số cổ phiếu giảm giá vẫn chiếm thế áp đảo.
STB cũng từng là một trong những cổ phiếu giảm giá mạnh nhất
trong giai đoạn cuối tháng 8 vừa qua. Ngoài ra, liên quan đến các
hoạt động của ngân hàng này, thời gian qua, một số nhà đầu tư đặt
mối quan tâm đến một số giao dịch mua bán cổ phiếu của
Sacombank với một số tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, các khoản
giao dịch này của Sacombank không được ghi nhận vào khoản
mục đầu tư chứng khoán.
Cụ thể, Sacombank đã có một số thỏa thuận mua bán cổ phiếu với
Công ty cổ phần Chứng khoán Beta, Công ty cổ phần Chứng
khoán Phương Nam, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt và 7 cá
nhân khác. Theo các thỏa thuận này, trong thời gian hiệu lực của
hợp đồng, nếu giá thị trường của các cổ phiếu này giảm 75% so
với giá ngân hàng đã mua ban đầu, thì ngân hàng có thể thực hiện
một trong các cách: yêu cầu các đối tác mua lại trước hạn toàn bộ
số chứng khoán đã bán, ký quỹ với số tiền tương ứng giá trị sụt
giảm, hoặc bán chứng khoán cho bên thứ ba.
Theo giải thích của ông Hà Văn Trung, Giám đốc Tài chính
Sacombank, Ngân hàng không ghi nhận các cổ phiếu này vào
khoản mục đầu tư chứng khoán trong báo cáo tài chính, vì các quy


định hiện hành chỉ đề cập nghiệp vụ kinh doanh đầu tư chứng
khoán mua đứt, bán đoạn. Theo đó, số tiền đã trả cho các chứng
khoán được mua và bán lại trong tương lai trong trường hợp này đã
được Ngân hàng ghi nhận như một tài sản trong khoản mục tài sản
khác trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng.
Đưa ra đánh giá về ảnh hưởng của các thỏa thuận mua bán cổ
phiếu này đến tình hình hoạt động của ngân hàng, Công ty
PriceWaterhouseCoopers Vietnam cho rằng, đối với tình hình
chính, việc mua bán cổ phiếu có kỳ hạn này không làm thay đổi
giá trị tài sản do ngân hàng bỏ tiền mua cổ phiếu, nhưng làm tăng
tài sản có khác. Đối với kết quả kinh doanh, đến thời điểm lập báo
cáo tài chính, các khoản thu này vẫn còn trong hạn và giá các cổ
phiếu cũng chưa giảm tới mức 75% so với giá mua ban đầu. Tuy
nhiên, việc ngân hàng xác định mức độ suy giảm tới 75% so với
giá mua ban đầu có thể quá cao, dễ dẫn đến việc các tổn thất tài
chính không được ghi nhận một cách kịp thời.
Nghiệp vụ mua - bán lại cổ phiếu của Sacombank là một nghiệp vụ
khá mới, có độ rủi ro cao, nhưng hiện tại lại chưa có hướng dẫn kế
toán để Ngân hàng áp dụng. Riêng trường hợp Sacombank, do hiện
chưa có quy định pháp lý và chế độ kế toán cho nghiệp vụ này, nên
ngân hàng này đã… tự đưa ra chính sách kế toán để áp dụng (số
tiền đã trả mua cổ phiếu được ghi nhận như các khoản phải thu và
được theo dõi để lập dự phòng).
Do chưa được xác nhận một các rõ ràng từ các cơ sở pháp lý, nên
việc hiểu bản chất nghiệp vụ này rất có thể cũng có nhiều cách
khác nhau: có thể có người vẫn hiểu đó là hoạt động mua bán cổ
phiếu; trong khi cũng rất có thể có người cho rằng, đối với ngân
hàng, nghiệp vụ này cũng tương tự như cho vay cầm cố cổ phiếu…


×