Cách nhận thức tác phẩm nghệ
thuật từ góc độ tâm lý
Nguồn: The psychology of Art and the Evolution of the Conscious Brain, Robert L.
Solo, The MIT Press, Cambridge, Massachusetts, London, England, 2003
Một tác phẩm nghệ thuật là một phần của vũ trụ khi được nhìn thấy qua một
tinh khí.
- Emile Zola
Có như nhiều cách để thưởng thức nghệ thuật cũng như có nhiều khán giả nghệ
thuật. Sự đa dạng khổng lồ này là một trong những dấu hiệu cho thấy con người
chúng ta có rất nhiều sự sáng tạo khác nhau. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa
là không có những nguyên tắc phổ quát về mặt cảm giác và nhận thức áp dụng cho
tất cả chúng ta khi chúng ta xem xét và đánh giá tác phẩm nghệ thuật. Để hướng
dẫn khán giả thưởng thức tác các phẩm nghệ thuật, chúng tôi đã cố gắng tìm ra các
nguyên tắc chung nhằm giúp các bạn hiểu làm thế nào mà mắt và não nhận thức và
giải thích nghệ thuật.
Khi chúng ta nhìn vào một tác phẩm nghệ thuật, một chuỗi hiện tượng thú vị của
thần kinh, cảm nhận và nhận thức xuất hiện thông qua việc nhìn và hiểu các tác
phẩm nghệ thuật trong thời gian ngắn, ngắn hơn cả thời gian để đọc những dòng
này. Các nhà nghiên cứu thần kinh đã làm sáng tỏ các chuỗi phản ứng hóa sinh
thần kinh nhiều thành phần và các tương tác có liên quan đến cảm giác về mặt thị
giác cũng như các nhà tâm lý học nhận thức đã phát hiện ra một số quy luật cơ bản
của nhận thức. Nếu như khoa học giúp chúng ta hiểu kinh nghiệm của chúng ta về
nghệ thuật thì nghệ thuật cũng cung cấp cho chúng ta một quan điểm trí tuệ để
hiểu nó.
Tôi e rằng các bạn sẽ cảm thấy quá tải bởi việc đọc những nghiên cứu thần kinh,
khớp thần kinh, máu chảy, sự tiến hóa của não bộ có ý thức…nhưng nó là điều cần
thiết để chúng ta không quên rằng nghệ thuật với tất cả các loại hình, là một trong
những sự biểu hiện cao quý nhất của cuộc sống. Nó soi sáng con tim, thể hiện
niềm hạnh phúc thân thuộc, kích thích suy nghĩ sâu sắc cũng như khơi dậy tất cả
các loại cảm xúc. Nghệ thuật vị nghệ thuật là động lực đủ để chúng ta tìm kiếm nó,
tận hưởng nó, và hiểu nó. Đồng thời, từ các nghiên cứu khoa học được thảo luận
trong cuốn sách này, một số ý tưởng ứng dụng cũng đã xuất hiện.
Trong sự hướng dẫn này, tôi chọn ba loại nghệ thuật khác nhau để ví dụ cho cách
chúng ta quan sát và giải thích nó. Ví dụ đầu tiên là một bức tranh hiện thực của
họa sĩ người Pháp, Théodore Géricault thực hiện vào đầu thế kỷ XIX; ví dụ thứ hai
là bức tranh trừu tượng lập thể của Marcel Duchamp được thực hiện trong giai
đoạn đầu của thế kỷ hai mươi, và ví dụ thứ ba là về nghệ thuật tối giản của
EllsworthKelly ở giữa thế kỷ XX. Mặc dù, mỗi ví dụ minh họa một loại nguyên
tắc tâm lý cụ thể nhưng tất cả đều mô tả các nguyên tắc cơ bản của tầm nhìn, nhận
thức cũng như cách bộ não con người xử lý và hiểu nghệ thuật. Bằng cách xem xét
ba ví dụ khác nhau này, chúng ta sẽ thấy rằng có thể phát triển một sơ đồ chung áp
dụng cho tất cả các cách thưởng thức nghệ thuật.
Nhận thức bẩm sinh và Nhận thức có định hướng
Trong những năm qua tôi đã dạy một môn học gọi là "Nhận thức và Nghệ thuật thị
giác". Tôi đã tìm thấy hai cách để có thể truyền đạt kiến thức sao cho hiệu quả
nhất. Thứ nhất là nhận thức bẩm sinh (còn được các nhà khoa học nhận thức gọi là
xử lý "từ dưới lên" bởi vì nó bắt đầu với các kích thích sinh lý cơ bản), xử lý cách
làm việc của mắt và não sao cho đồng bộ, phù hợp. Từng loại năng lượng điện từ
biến đổi vào những mã phản ứng hóa học trong hệ thần kinh. Cụm từ đó nghe có
vẻ mô phạm nhưng cách nói đầy tính kỹ thuật này chính xác lại là những gì sẽ xảy
ra. Nhận thức bẩm sinh của những khả năng có thể xảy ra về mặt thị giác dựa trên
thực tế là mọi người đều có những cách nhìn thấy những vật gây kích thích thị
giác một cách bẩm sinh nhất định, bao gồm nghệ thuật, được thiết lập ban đầu và
được nhận thức. Sở dĩ tôi nói như vậy là bởi, nhận thức bẩm sinh "được kiểm soát
bằng mạch điện điện tử" trong hệ thống nhận thức cảm giác.
I.1. Théodore Géricault, Chiếc bè của Medusa (1819), Musée du Louvre, Paris
Nhìn vào bức tranh ở hình I.1. Những gì bạn cảm giác - những gì bạn "nhìn thấy"
được kích hoạt chỉ bởi năng lượng quang tử phản ánh cái nảy ra từ bức tranh này
và được phát hiện bởi các tế bào thần kinh cảm giác trong võng mạc. Tuy nhiên,
nguồn gốc giai đoạn ban đầu của nhận thức thị giác làm nổi bật lên một loạt hành
động thần kinh và tâm lý phức tạp mà theo ý kiến của của tôi, chuỗi các sự kiện
hấp dẫn nhất là do con người. Giai đoạn đầu tiên của nhận thức nghệ thuật phần
lớn là kiểm soát có ý thức một cách độc lập, và kết quả là chúng ta bị nô dịch hóa
bởi các lượng tử ánh sáng và sinh lý. Ở đây, tất cả chúng ta "nhìn thấy" cơ bản
cùng một điều. Các hình dạng, màu sắc, các mô hình, và cách tổ chức của các hình
thức được cảm nhận và xử lý bằng mắt và bộ não của bạn trong cùng một cách
như chúng được xử lý bởi người khác. Đó là một vấn đề nhận thức bẩm sinh đơn
giản, được quyết định bởi cấu tạo gen di truyền và phản ứng hóa sinh của chúng ta
khi chúng được điều chỉnh bởi các phép tắc của thế giới sinh lý. Tôi cảm thấy
mình đang lơ lửng giữa sự ngạc nhiên và đáng kinh ngạc vì có quá ít học giả nghệ
thuật chú ý đến khía cạnh cơ bản quan trọng của việc "nhìn thấy” này.
Có rất nhiều điều thú vị xảy ra trong một giai đoạn nhận thức, nhưng nhận thức
mang tính cá nhân thực sự sẽ xảy ra trong giai đoạn thứ hai, giai đoạn mà chúng ta
gọi là nhận thức có định hướng. Đôi khi các nhà khoa học nhận thức gọi chúng là
tiến trình "từ trên xuống" vì nó được hướng dẫn bởi một ý tưởng tổng thể như
những gì mà một người có thể thấy. Nhận thức có định hướng đề cập đến nhận
thức dựa trên kiến thức và lịch sử cá nhân của một người. Cách bạn "nhìn thấy"
bức tranh này khác với cách mà những người khác nhìn thấy nó. Chúng ta tập
trung (hoặc định hướng nhận thức của chúng ta) vào các phần của một bức tranh
rằng nó thú vị, đáng giá, hoặc về những cái mà chúng ta có kiến thức trong quá
khứ. Ví dụ, bạn có thể suy nghĩ về ý nghĩa của bức tranh này vì sự tò mò của cá
nhân bạn trong khi người khác có thể yêu thích loại sơn được sử dụng và người
khác nữa có thể rất chú tâm đến những cơ thể trần trụi. Sự yêu thích và kiến thức
trong quá khứ của từng người sẽ định hướng sự chú tâm của họ. Như vậy, quan
điểm nghệ thuật của mỗi người chúng ta được tạo ra bởi những kinh nghiệm trong
quá khứ và những sự mong đợi, cái mà ảnh hưởng chủ yếu đến những gì chúng ta
nhận thức và làm thế nào chúng ta giải thích những gì chúng ta thấy.
Cả nhận thức bẩm sinh và nhận thức có định hướng đều đóng góp cần thiết cho
việc đánh giá tác phẩm nghệ thuật và cho một vài mức độ chồng chéo tính cách
của chúng. Cả hai hình thức nhận thức trên cũng phụ thuộc vào bộ não có ý thức
để nghệ thuật được "nhìn thấy" trong ý nghĩa bẩm sinh, và được "hiểu" trong ý
nghĩa định hướng. Như vậy chúng ta sẽ thấy rằng cả hai hình thức nhận thức đều
là kết quả của một hệ thống cảm giác và bộ não phát triển qua hàng trăm hàng
ngàn năm cho các mục đích hoàn toàn khác nhau: phân biệt các đối tượng từ nền
tảng của chúng, phân biệt các loại màu sắc, tìm kiếm và phá hủy trò chơi, hái
những quả ngon và những loại hạt, quan sát những khuôn mặt. Tất cả những điều
đó, suy cho cùng đều xoay xung quanh vấn đề giao phối, sinh đẻ và tồn tại lâu đủ
mới có thể làm được.
Nhận thức bẩm sinh áp dụng cho tác phẩm Chiếc bè
Trở lại với Chiếc bè của Medusa, chúng ta sẽ thấy sự mô tả mang tính hiện thực
là chiếc bè đầy người trong tình trạng hoảng loạn. Những gì bạn thấy chính là
những gì bạn thu nhận được trong bức tranh được vẽ với phong cách gần chủ
nghĩa hiện thực nhiếp ảnh. Những nguyên tắc nhận thức cơ bản (bẩm sinh) nào
đang hoạt động? Ban đầu, ít nhất bốn loại yếu tố thị giác được cảm nhận (mặc dù
có sự chồng chéo với một số nhận thức đã học): cảm giác, hình thức, màu sắc, và
tổ chức cấu trúc.
CẢM GIÁC
Điều kiện đầu tiên của nhận thức là các đối tượng được nhận thức phải phát ra
năng lượng tự nhiên vượt qua ngưỡng cảm giác (hoặc ngưỡng kích thích dưới cao)
đủ để được khám phá. Chúng ta không thể nhìn thấy Chiếc bè trong một căn
phòng tối hoàn toàn. Các cơ quan cảm giác chính trong nhận thức nghệ thuật thị
giác là mắt, nhưng, phần nào đáng ngạc nhiên, các phương thức khác cũng tham
gia. Với đôi mắt, chúng ta "nhìn thấy" bè, người, cánh buồm, đại dương,…Với bộ
não, chúng ta cũng "nhìn thấy" những điều này, và hơn thế nữa. Một phần của não
xử lý tín hiệu hình ảnh, vỏ não thị giác chính (PVC) tập trung đông đảo hoạt động
thần kinh (một chủ đề hấp dẫn mà chúng ta chỉ mới bắt đầu hiểu). Có lẽ hấp dẫn
hơn nữa là các giác quan khác được gắn vào mặt vỏ não.
Trong khi chúng ta không "nghe" gió như nó đập vào cánh buồm, hoặc những con
sóng khi chúng vỗ vào bè, hoặc thậm chí là những tiếng khóc kêu cứu vì kích
thích âm thanh nhưng chúng ta chắc chắn "nghe" những điều này trong tâm trí.
Tên chính thức của hiện tượng như vậy là synesthesia (chứng loạn cảm giác) được
định nghĩa là một điều kiện mà trong đó thông tin cảm giác từ một kiểu (chẳng hạn
một cảm giác hình ảnh) kích hoạt một phương thức khác mang tính tâm lý (chẳng
hạn một cảm giác thính giác). Khi chúng ta nhìn vào Chiếc bè, cách nhìn là chính,
nhưng tất cả các giác quan khác cũng hoạt động về mặt tâm lý. Chúng ta không
chỉ "nghe" âm thanh mà còn có thể ngửi thấy mùi biển và sự thối rữa của các cơ
thể đang mục nát, nếm mùi không khí mặn chát và cảm nhận nước biển mát mẻ
khi nó bắn lên chiếc bè. Những cảm giác thị giác chính này gây phản ứng tâm lý,
bao gồm các phản ứng cảm xúc, cái phản ánh tình trạng căng thẳng không ngừng
thay đổi và sự hòa hợp vốn có trong bức tranh. Khi chúng ta "nhìn thấy" bức tranh
này, cũng giống như nhiều kinh nghiệm của cuộc sống, cảm giác không giới hạn
trong một hệ thống nhận thức duy nhất mà trải dài qua nhiều phương thức cảm
giác và phản ứng tâm lý để làm phong phú thêm bối cảnh nhận thức. Tất cả chúng
ta đều nhìn thấy sâu hơn và nhận ra được tư tưởng cũng như ý thức vĩ đại của con
người.
HÌNH THỨC
Qua trực giác, mắt và não của chúng ta nhìn thấy bè và người trên đó khác biệt với
nền của bức tranh. Sự phân chia như vậy được gọi là nhận thức có cơ sở hình học,
hình vẽ chính được tách ra khỏi nền. Cách thức xử lý quan trọng này là do mắt của
con người có xu hướng nhìn tách biệt một đối tượng với cái khác bởi các đường
viền hoặc các đường thẳng. Có thể tách riêng một nhánh cây với bầu trời hay một
con hổ răng kiếm với một bụi cây là điều rất quan trọng trong lịch sử tiến hóa của
nhân loại, và khả năng đó phục vụ chúng ta giống như việc chúng ta nhìn vào nghệ
thuật.
MÀU SẮC
Hệ thống thị giác của con người được định cỡ sâu sắc để xem vô số các màu sắc
khác nhau. Màu sắc nâu trắng trong bức tranh của Géricault làm thành một tổng
thể ảm đạm và thậm chí mạnh mẽ về mặt cảm giác. Nhận thức màu sắc cũng là
một đặc tính quan trọng để giúp phân biệt về mặt hình nền.
CÁCH TỔ CHỨC CẤU TRÚC
Theo các nhà tâm lý học cấu trúc, những hình ảnh thị giác của chúng ta được tổ
chức một cách tự nhiên trong những khuôn mẫu ổn định của nhận thức. “Cửa sổ
tâm hồn” của chúng ta tìm kiếm các khuôn mẫu trong thế giới tương tự về mặt thị
giác và được tổ chức. Trong trường hợp Chiếc bè, Théodore Géricault sử dụng
hình tam giác như là một cấu trúc để chỉ dẫn nhận thức của người xem. Trong hình
I.2 chúng tôi đã rút ra hai hình tam giác mà giản đồ tổ chức cấu trúc tự nhiên đã
gợi ra. Để nhấn mạnh các hình thức cơ bản này, Géricault đã vạch rõ tam giác bên
trái bằng hai sợi dây thừng được gắn liền ở cột. Đỉnh của tam giác bên phải được
nhìn thấy rõ ràng là đỉnh đám người ở bên phải bức tranh. Khuôn mẫu tổ chức tự
nhiên này không nhất thiết phải "ý thức" trong cảm giác mà bạn muốn nói với
chính bạn: “Tôi thấy, đây là một bức tranh được tổ chức theo hai hình tam giác
cung cấp cho nó sự đối xứng liên quan đến thành phần cấu tạo và sự ổn định ", mà
nó gợi lên sự hiểu biết ý nghĩa sâu sắc hơn của bức tranh, một chủ đề chúng ta sẽ
thảo luận tiếp theo.
Nhận thức có định hướng cho tác phẩm Chiếc bè
Tất cả khán giả đều áp dụng kiến thức rộng lớn của mình khi xem xét một sự kiện
nào đó. Nền tảng kiến thức này góp phần vào sự hiểu biết sâu sắc hơn về nghệ
thuật. Ở bức tranh này, nhiều khán giả sử dụng kiến thức về biển và một vài điều
kiện khủng khiếp mà những người nghèo trên tàu xấu số này trải qua nhưng ít
người biết được bối cảnh lịch sử của sự kiện được mô tả trong bức tranh ấy.
CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN PHÁP
Nghệ sĩ Théodore Géricault sinh năm 1791 và kết thúc cuộc sống khá sớm vào
năm 1824 vì bị ngã từ trên lưng ngựa. Ông được xem là nhân vật trung tâm trong
Phong trào nghệ thuật lãng mạn Pháp, một phong cách nhấn mạnh miêu tả những
cảm xúc trên nền tảng thực tế. Trong nhiều công trình thời kỳ này, chúng ta có thể
tìm thấy nhiều bức tranh kịch tính và cá nhân hoá các hành động xã hội. Géricault
cống hiến cho chủ nghĩa hiện thực tận tụy đến nỗi ông phải đến nhà xác Paris để
phác thảo, vẽ các xác chết và đầu của các nạn nhân bị chém nhằm miêu tả chính
xác những cơ thể chết. Ông đã dựng lại một chiếc bè trong xưởng vẽ của mình và
đặt trên đó các mô hình để gia tăng tính hiện thực.
I.2 Théodore Géricault, Chiếc bè của Medusa: hình tam giác cho thấy làm thế
nào người ta có thể sắp xếp bối cảnh về mặt thị giác để gây tác động tâm lý.
ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI
Géricault cũng đấu tranh cho người bị áp bức, và Medusa của ông dựa trên một sự
kiện có thực khủng khiếp xảy ra năm 1816. Chính phủ Pháp đã tung ra Medusa,
một con tàu không an toàn và nó bị đắm ngoài khơi bờ biển châu Phi. Trong khi
thuyền trưởng cùng phi hành đoàn thoát chết trong xuồng cứu sinh thì những hành
khách không may đã tranh nhau làm một chiếc bè từ ván trục vớt được. Những
người sống sót trên bè trải qua sự đau đớn khủng khiếp đến chết và ăn thịt người.
Géricault đã thể hiện được khoảnh khắc đặc biệt cảm động khi những người sống
sót nhìn thấy một con tàu đi qua và vẫy tay ra hiệu một cách yếu ớt nhằm gây sự
chú ý của những người trên tàu. Những tuyên bố mạnh mẽ được thực hiện trong
bức tranh nhằm vào tổ chức chính phủ bất lương, những kẻ cuối cùng đã bị truy tố
phải chịu trách nhiệm cho hành động đê tiện này .
TÍNH CHẤT TRUYỀN CẢM
Quay trở lại với hai hình tam giác để xác định cách tổ chức cấu trúc của bức tranh
này, cần lưu ý rằng, dưới hình tam giác bên phải có đỉnh là người đàn ông châu
Phi với băng-rôn bằng vải, những người sống vẫn còn đang đầy hy vọng và phỏng
đoán rằng con tàu đang băng qua sẽ giải cứu họ. Dưới hình tam giác bên trái, được
xác định bởi các đường hỗ trợ, tất cả hy vọng đã cạn kiệt. Ở đây là thi thể người
chết đầy tuyệt vọng. Họa sĩ không chỉ tạo ra một cảnh thực tế nặng trĩu với sự cảm
động đầy tính nhân văn, mà quan trọng không kém, ông đã biểu tượng hóa hai
phẩm chất cơ bản trong tinh thần con người: một bên là niềm hy vọng, một bên là
sự tuyệt vọng. Chúng ta “cảm thấy” sự căng thẳng mang tính tâm lý giữa ý nghĩa
của cuộc sống và ý nghĩa của cái chết được mô tả cho chúng ta bằng cách các hình
tam giác có tổ chức.
GIẢN ĐỒ CÁ NHÂN VÀ CẢM GIÁC
Mỗi người chúng ta khi thưởng thức nghệ thuật (với tất cả kinh nghiệm của cuộc
sống) thông qua lăng kính cá nhân hoặc giản đồ cá nhân có nghĩa là chúng ta dùng
một tính cách tiêu biểu nổi bật diễn giải kinh nghiệm. Vì vậy, bạn có thể có một
giản đồ cá nhân, cái mà "tìm kiếm" lòng từ bi và sự hiểu biết, trong khi người khác
có thể tìm kiếm công lý và trả thù, và vẫn còn có người khác có thể tìm kiếm sự
can đảm. Bức tranh này kể một câu chuyện cho mỗi người chúng ta, nhưng câu
chuyện của bạn có thể khác của tôi. Quan điểm của mỗi người chúng ta một phần
là lịch sử cá nhân và một phần là tính khí. Giản đồ cá nhân tô màu cho quan điểm
của chúng ta về hiện thực. Và ở đây, khi xem Chiếc bè, sự giải thích của bạn về
thực tế chịu ảnh hưởng lớn bởi giản đồ cá nhân của bạn.
Cuối cùng, khi tất cả các tính năng sinh lý và tâm lý trên hội tụ, chúng ta hiểu
nghệ thuật ở một mức độ mà rất khó để diễn tả bằng lời. Ở cấp độ này, đánh giá
của chúng ta về nghệ thuật dựa vào tri giác nhiều hơn là một lời giải thích trí
tuệ; mê đắm nhiều hơn phân tích một quan điểm; cảm giác nhiều hơn một sự
thẩm định. Nó trở thành một kinh nghiệm mà dường như vượt qua các kinh
nghiệm bình thường. Chúng ta gọi đây là sự hiểu biết "Bậc 3".
Với thông tin theo ngữ cảnh bổ sung này, bây giờ cách bạn xem Chiếc bè của
Medusa có thể đã được nâng cao. Các thông tin mới cho cái nhìn sâu sắc sâu hơn
vào bên trong hội họa và tâm lý của con người. Chiếc bè tuy được lãng mạn hóa
nhưng dù sao đó cũng là hình ảnh thực tế của một cảnh thực tế với tổ chức thị giác
và biểu tượng mạnh mẽ.