Tải bản đầy đủ (.ppt) (18 trang)

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 18 trang )


Kỹ thuật trồng và chăm sóc
CÂY CHUỐI (Musa spp)
TRẠM KHUYẾN NÔNG
KHÁNH SƠN

GIỚI THIỆU
Chuối là một trong nhưng loại cây ăn trái
quan trọng ở Việt Nam cũng như trên thế giới,
cho giá trịnh dinh dưỡng cao với mục đích sử
dụng rộng rãi. Việc trồng chuối ở nước ta vốn có
từ lâu, nhưng trước đây các vườn chuối gần như
hình thành một cách tự phát, ít được chăm sóc,
thu hoạch tản mạn chất lượng kém, năng suất
thấp, chủ yếu tiêu thụ nội địa. Những năm gần
đây, sản phẩm chuối đã tham gia vào thị trường
một số nước và mang lại lợi ích cho nhà vườn.

YÊU CẦU SINH THÁI
Chuối là cây ăn quả nhiệt đới nhưng có thể sống được trên
nhiều vùng khác nhau từ nhiệt đới đến á nhiệt đới, từ đồng
bằng cho đến miền núi. Tuy nhiên để sinh trưởng tốt cần:

Nhiệt độ: từ 25-270C.

Ánh sáng: Quang hợp bắt đầu từ 100 lux đến 10.000 lux, sau
đó giảm dần. Sự trổ hoa của chuối không phụ thuộc vào
qung kỳ, chỉ ảnh hưởng bởi chu kỳ sinh trưởng, do đó để
thu hoạch tập trung cần chọn con giống đồng hạng tuổi.

Vũ lượng: 1700-1900 mm/năm phân bố đều ở các tháng. Ở


ĐBSCL cần chú việc tưới nước cho cây vào mùa khô tháng
11-5 dl.

Đất: Thoáng, tơi xốp, giầu dinh dưỡng, không quá nặng ( sét
< 40%) với pH thích hợp 6-7,5.

KỸ THUẬT CANH TÁC
I. CHUẨN BỊ ĐẤT:

Nơi có mực nước ngầm cao,
cần phải lên líp trước khi trồng
sao cho mặt líp cách mực
nước cao nhất từ 0,6-1m.

Chiều rộng líp trung bình 5-6m, được trồng 2
hoặc 3 hàng, kích thước hố trồng 40 x 40 x 40 cm,
trộn lớp đất mặt với 3-5kg phân hữu cơ + 50gr
P2O5 và thêm 10gr Furadan 3H cho vào hố.

KỸ THUẬT CANH TÁC
II. CON GIỐNG

Dạng chồi: chọn con chuối mập, khỏe, không sâu bệnh
cao 0,8 - 1m, cắt sạch rễ và 2/3 lá.

Dạng củ: nguyên củ hay chẻ ra thành nhiều mảnh (mỗi
mảnh có 2-3 mầm ngủ). Các con chuối này trước khi trồng
nên xử lý thuốc diệt khuẩn Benlat C hay Bordeaux 2%.

Con chuối cấy mô: Cây con phải sinh trưởng tốt, cao

khoảng 30cm có từ 6-8 lá. Qua kết quả nghiên cứu cho
thấy, con giống trồng từ cấy mô cho năng suất cao hơn
5% so với các loại con giống khác.

KỸ THUẬT CANH TÁC
III. KỸ THUẬT TRỒNG

Thời vụ: Chuối được trồng quanh năm, riêng đối với Chuối Cau
thì chú ý tránh thời điểm trổ trùng vào mùa gió tháng 5-6 dl dễ
làm gãy cổ buồng. Tốt nhất nên trồng vào đầu mùa mưa, cây sinh
trưởng tốt cho tỉ lệ sống cao.

Khoảng cách trồng: thay đổi tùy theo giống và kỹ thuật để chồi.
Đối với chuối xiêm 3x3m, chuối già 2x2,5m, chuối cau 2x2m,
trồng theo hình chữ nhật hay nanh sấu.

Cách trồng: đặt mặt bầu đất (chuối con cấy mô) hay điểm tiếp
giáp củ với thân giả (dạng chồi và củ) thấp hơn mặt líp từ 10-15
cm, nhưng đừng để nước đọng lại trong hố.

Chăm sóc: trồng cây chắn gió quanh vườn, hạn chế rách lá làm
giảm năng suất.

Tưới nước: ở giai đoạn cây con tưới 2 ngày/lần, cây trưởng
thành 2 lần/tuần.
Vào mùa mưa (tháng 5-11 dl) chú ý thoát nước tốt cho vườn
chuối, đặc biệt tháng 8-10 dl mưa nhiều dễ bị ngập úng.

KỸ THUẬT CANH TÁC


Bón phân: 150-200gr N; 50gr P2 và 200-250 gr K2O/cây/vụ.
- Bón lót: toàn bộ P2 cho vào hố trước khi trồng, ở
những vụ kế thì bón sau khi thu hoạch hay đầu mùa mưa.
- Bón thúc:
+ Lần 1: sau khi trồng (SKT) 1,5 tháng bón
30% lượng N và 30% lượng K2O.
+ Lần 2: Khoảng 4,5 tháng SKT bón 40%
lượng N và 40% lượng K2O.
+ Lần 3: Khoảng 7,5 tháng SKT bón 30%
lượng N và 30% lượng K2O.
Ở giai đoạn cây con, có thể chia lượng phân ra làm
nhiều lần tưới cho cây. Khi cây trưởng thành ta có thể bón
phân theo hốc hay xới nhẹ quanh gốc theo tán cây cho
phân vào lấp đất lại.

KỸ THUẬT CANH TÁC

Tỉa chồi và để chồi:
- Tỉa chồi phải thường xuyên
khoảng 1tháng/lần, dùng dao cắt
ngang thân sát mặt đất và hủy đỉnh
sinh trưởng.
- Nên tiến hành tỉa vào lúc
trời nắng ráo, tránh để đọng nước
xung quanh làm chồi con bị thối
lây sang cây mẹ. Việc để chồi thực
hiện sau khi trồng 5 tháng, chừa
lại cây con mập, khoẻ mọc cách xa
cây mẹ trên 20cm, sao cho mỗi bụi
có 3 cây cách nhau khoảng 4

tháng.

KỸ THUẬT CANH TÁC

Bẻ bắp-che và chống quày:
- Sau khi xuất hiện 1-2 nải trung
tính, tiến hành bẻ bắp vào buổi
trưa để hạn chế sự mất nhựa.
- Dùng túi polyetylen có đục lỗ để
bao quày, mục đích giữ cho màu
sắc vỏ trái được đẹp hơn, hạn chế
bù lạch chích hút trái non và sẽ
làm tăng năng suất quày thêm 1kg.
- Nên dùng cây chống quày tránh
đỗ ngã.
Trong giai đoạn này có thể phun
Decis và Mancozeb 0,1% để phòng
ngừa một số dịch hại.

SÂU HẠI CHÍNH

Sùng đục củ ( Cosmopolites
sordidus )
- Ấu trùng có màu trắng, đục thành
những đường bên trong củ, chất bài
tiết có màu vàng nâu, mịn, làm thối
củ, cây tăng trưởng kém, buồng nhỏ,
trái lép không phát triển được.
- Phòng trị: vệ sinh vườn chuối
thường xuyên, sử dụng Furadan hay

Basudin rải trên cổ gốc chuối, hoặc
dùng bả mồi là những khúc thân
chuối bổ đôi úp quanh gốc để bắt
thành trùng.

SÂU HẠI CHÍNH

Sâu cuốn lá (Erionata thorax)
- Sâu non màu trắng đầy
phấn. Cắn lá chuối cuộn
lại làm nhộng bên trong.
Gây hại tập trung vào đầu
và cuối mùa mưa, phổ
biến nhất trên các vườn
chuối xiêm.
- Biện pháp thông thường
là ngắt bỏ các lá bị cuốn
và giết sâu.

SÂU HẠI CHÍNH

Bù lạch - Bọ trĩ
(Chysannoptera thripidae)
- Thành trùng rất nhỏ, có màu
nâu hay đen thường tập trung
ở các lá bắc để chích hút các
trái non, làm trái có những
chấm màu nâu đen (ghẻ) làm
mất vẻ đẹp, rất khó xuất khẩu.
- Phòng trị: phun thuốc Decis

hoặc Sherpa 25 EC ở giai
đoạn mới trổ và trái còn nhỏ.

SÂU HẠI CHÍNH

Tuyến trùng:

Tuyến trùng xâm nhiễm vào rễ làm vỡ vách tế
bào, ngăn cản rễ hút dinh dưỡng. Cây sinh
trưởng kém, quày nhỏ, trái lép rễ có các vết u,
thối đen.

Phòng trị: loại cây bệnh ra khỏi vườn, rải
Basudin hay Furadan 20-30 kg/ha. Phải khử đất
và xử lý con giống trước khi trồng.

SÂU HẠI CHÍNH

Bệnh đốm lá: Sigatoka vàng (Mycosphaerella
musicola) và Sigatoka đen (Mycosphaerella
fijiensis), gây hại trên lá tạo ra những hình bầu
dục có màu nâu với viền vàng rất rõ (Sigatoka
vàng). Đối với Sigatoka đen những đốm bệnh có
màu sậm hơn và xuất hiện ở mặt dưới của lá.
Bệnh phát triển mạnh vào những tháng mùa
mưa, ảnh hưởng tới năng suất cây.
- Phòng trị: vệ sinh vườn, cắt bỏ những lá bệnh
đem đốt, thoát nước tốt. Phun Bordeaux 2% hay
Benomyl, từ 2-4 tuần/lần trong mùa mưa.


Bệnh đốm lá

SÂU HẠI CHÍNH

Bệnh héo rủ Panama (Fusarium
oxysporium)
- Các lá bị vàng từ bìa lá vào gân
chính và từ các lá dưới lên các lá
trên. Khi cắt ngang thân giả thấy
các mạnh dẫn truyền có màu nâu
đỏ. Quày và trái nhỏ phát triển
không bình thường (lép), chín
sớm. Gây hại nặng trên các vườn
chuối Xiêm ở độ 2-3 năm tuổi trở
lên.
- Phòng bệnh: tiêu hủy cây bệnh,
khử đất đối với vôi hoặc Bordeax,
chọn cây con không bị bệnh và
phải xử lý trước khi trồng. Thay
chuối Xiêm bằng chuối Già cui hay
chuối Cau.

SÂU HẠI CHÍNH

Bệnh chùn đọt (Bunchy top virus)
- Cây có nhiều lá mọc chụm lại ở ngọn
thân giả, lá nhỏ, bìa bị vàng hay cuốn
cong đi, cuống lá rất ngắn. Trên phiến lá
có các sọc xanh lợt chạy song song với
các gân phụ.

- Bệnh lây lan trực tiếp qua con giống và
trung gian truyền bệnh như rầy mềm
Pentalonia nigronervosa coq, sống ở các
bẹ lá chuối, tuyến trùng trong đất nhằm
truyền vi rút từ cây này sang cây khác.
- Phòng bệnh: loại bỏ cây bệnh khỏi
vườn, chọn ra con chuối sạch bệnh để
trồng, phun thuốc diệt côn trùng,
thường xuyên quan sát vườn chuối để
phát hiện bệnh kịp thời.

THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN

Từ trồng đến trổ khoảng 6-10
tháng và từ trổ đến thu hoạch
khoảng 60-90 ngày tùy theo
giống. Thường độ chín của quả
được xác định qua màu sắc vỏ,
độ no đầy và góc cạnh của trái.

Lúc thu quày tránh làm cho trái bị
trầy xước, sau đó tách ra từng
nải nhúng vào dung dịch Tecto
0,2% để ráo, đặt vào thùng giấy
và vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

×