Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Khi trẻ bị sốt phải làm gì? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.51 KB, 4 trang )



Khi trẻ bị sốt phải làm
gì?


(SKDS) - Sốt là một triệu chứng thường hay gặp nhất ở trẻ em và là một
trong những nguyên nhân hàng đầu khiến phụ huynh lo lắng. Bình thường
thân nhiệt ở trẻ dao động từ 36,8 độ C đến 37,3 độ C. Nhiệt độ buổi chiều
thường tăng hơn buổi sáng khoảng nửa độ. Gọi là sốt khi trẻ có nhiệt độ trên
38 độ C (đo nhiệt độ hậu môn hoặc ở tai là chính xác, ở nách thì cộng thêm
0,5 độ nữa). Sốt cao có thể từ 39 đến 40 độ C. Trên 40,5 độ thì xem như một
cấp cứu đối với trẻ vì dễ đưa đến co giật. Tuy nhiên ở nhiều trẻ có tiền căn co
giật thì ngưỡng sốt gây co giật có thể thấp hơn, có thể chỉ cần sốt dưới 38 độ
C là đã có nguy cơ gây co giật.
Làm gì khi trẻ bị sốt
Khi trẻ sốt cần phải cởi bớt quần áo bé ra, lau bằng nước ấm, nhất là vị trí ở
nách, bẹn, đầu. Sau khi lau nước cần thay đồ cho bé bằng quần áo thoáng nhẹ
vải cotton. Sau nửa giờ cặp nhiệt lại, nếu nhiệt độ chưa xuống thì cho bé uống
hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
Không nên ủ ấm bé và cũng không nên chườm nước đá lạnh khi bé đang sốt
(vì nếu chườm lạnh thì mạch sẽ bị co lại, khó thoát nhiệt hơn). Không được
nghe theo lời mách bảo để hạ sốt cho bé như: dùng rượu hay chanh để chà xát
lau cho bé, dễ gây ngộ độc và dễ tổn thương da .

Bé bị sốt cần uống nước nhiều vì sốt thường mất nhiều nước qua mồ hôi và
hô hấp, nếu uống nước ít sốt sẽ khó hạ. Sau khi đã qua cơn sốt cho bé ăn nhẹ
kịp thời thức ăn lỏng dễ tiêu như (cháo loãng, súp,…) và tăng lên từ từ. Đối
với trẻ còn bú mẹ thì vẫn cho bú theo nhu cầu.
Theo dõi các dấu hiệu đi kèm sốt là việc quan trọng để tìm ra nguyên nhân
gây sốt và lưu ý những dấu hiệu nặng của trẻ để đưa đến cơ sở gần nhất.


Không tự ý dùng thuốc kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ.
Khi nào cần cấp cứu
Sau khi áp dụng các biện pháp hạ nhiệt, uống thuốc hạ sốt mà nhiệt độ của bé
không hạ, nhất là trong một số trường trường hợp sốt kèm theo các triệu
chứng nguy hiểm khác như: nôn ói, thở khò khè, thở mệt, giật mình hoảng
hốt, lạnh tay lạnh chân v.v… hoặc bé sốt cao liên tục 2, 3 ngày, sốt tái đi tái
lại kéo dài hơn 1 tuần. Cần cho trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được
khám và điều trị. Riêng trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi khi bị sốt, nhất thiết phải đi
khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.

×