Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Sự phát triển của bé 6-9 tháng potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.38 KB, 6 trang )



Sự phát triển của bé 6-9
tháng


Em bé của bạn giờ đây đã có hình hài hoàn chỉnh, các cơ quan của bé liên tục
hoàn thiện. Bé cũng đã có thể sống sót ngoài tử cung. Tuy vậy, thời gian ở
trong bụng mẹ càng nhiều, bé sinh ra càng khỏe mạnh, sức đề kháng và tỉ lệ
sống sót cao hơn những bé bị đẻ non.
THÁNG THỨ 7: Bé có khả năng sống sót ngoài bụng mẹ.

Thai nhi đã dài khoảng 35cm, nặng khoảng 1-1,1kg.

Nếu thai nhi chào đời vào lúc này thì vẫn có phản xạ khóc và nuốt nhưng sức
sống rất kém, cần phải được chăm sóc thật đặc biệt thì mới có thể sống được.

Thính giác: Những tiếng động mạnh bên ngoài cũng có thể làm bé giật mình.
Mẹ chỉ cần nói chuyện với cường độ bình thường là đủ để bé nghe được.

Trong muôn vàn âm thanh lọt qua thành bụng, bé phân biệt được tiếng của
nam giới, nữ giới. Nhạy cảm hơn, bé còn có thể phân biệt được giọng nói của
mẹ với những người phụ nữ khác.

Âm nhạc là bé nghe rõ hơn cả, những bản nhạc du dương êm dịu có tác động
rất dễ chịu đối với bé, làm dịu hẳn những cử động của bé và đưa bé vào giấc
ngủ ngon.

Một bài hát ru mà mẹ hát đi hát lại nhiều lần trong khi mang thai, sẽ được bé
ghi vào "bộ nhớ", và sau này khi ra đời, bé vẫn nhận ra được và nín khóc
ngay khi mẹ hát bài hát đó.



Hệ thần kinh của thai nhi trong tháng này được hoàn thiện thêm một bước,
thai máy nhịp nhàng và đa dạng hơn. Không những có thể khua chân múa tay
mà bé còn có thể xoay người trong tử cung của mẹ. Trên màn hình siêu âm,
bạn đã có thể thấy bé nằm mút tay hoặc đang co chân đạp mẹ.

Thị giác: Bé đã có thể thấy ánh sáng mạnh chiếu qua thành bụng của mẹ. Mí
mắt của bé mở to nhưng tròng mắt của bé vẫn bị che bởi một lớp màng mỏng.

Hệ sinh dục: Tinh hoàn của thai nhi là con trai đã ở trong bao tinh hoàn, âm
môi của bé gái đã phát triển. Trừ những trường hợp đặc biệt, bác sĩ đã có thể
phán đoán khá chính xác giới tính của bé bằng siêu âm.

Mỡ dưới Da của bé tương đối ít khiến Da của bé nhăn nheo như Da của người
già.

Toàn thân đều có lông tơ bao phủ, tóc và lông mày đã xuất hiện.

Móng chân móng tay đã có nhưng chưa mọc được tới đầu ngón.

THÁNG THỨ 8: Bé xoay đầu xuống dưới.


Bắt đầu từ giai đoạn này, nước ối không còn tăng nhiều và tử cung cũng
không còn rộng như trước nữa. Thai nhi vì thế không thể tiếp tục trôi nổi mà
đã ở vị trí cố định, áp sát vào thành tử cung.

Thông thường là do đầu bé nặng hơn nên bị kéo chìm xuống dưới. Điều đó
giúp bé xoay đầu về phía đường sinh một cách tự nhiên. Đây là tư thế thuận
lợi nhất cho cuộc sinh đẻ (thai ngôi đầu).


Bên ngoài
 Trọng lượng cơ thể bé xê dịch trong khoảng 1,7-2,5kg.
 Chiều dài từ đỉnh đầu đến gót chân đạt 45-47cm.
 Da của bé màu đỏ sẫm và được bao phủ và bảo vệ bởi một lớp chất
nhầy. Những lông mao nhỏ biến mất, thay vào đó là lớp mỡ giúp bé không bị
cảm lạnh khi chào đời và khiến bé trông mũm mĩm hơn.
 Các móng tay, móng chân đã cứng hơn và mọc dài, thanh mảnh.
 Màng mỏng trên bề mặt của mắt đã bị mắt hấp thu.
Bên trong cơ thể bé, các bộ phận chủ yếu đã sơ bộ hoàn thiện:
 Công năng của dạ dày, ruột, thận đã đạt đến mức độ như sau khi được
sinh ra.
 Các cơ quan khác cũng đã sẵn sàng cho cuộc sống ngoài tử cung.
 Sức sống của bé lúc này mạnh hơi nhiều so với thai nhi được 7 tháng.
Nếu bé ra đời vào lúc này với sự chăm sóc hợp lý thì vẫn có thế sống được.
THÁNG THỨ 9 ĐẾN TUẦN 37-40

Tháng này bé tăng cân chậm hơn hai tháng trước. Trọng lượng của bé khi
sinh ra khoảng 2,8-3,5kg là tốt nhất. Bé nào nặng hơn 4kg thì được gọi là trẻ
khổng lồ. Bé nhỏ hơn 2,8 kg bị coi là suy dinh dưỡng.

Lớp mỡ dưới Da tăng nhiều nên thân người tròn lẳn, ít nhăn nheo hơn. Lông
tơ cũng ít đi, Da chuyển màu đỏ hồng, móng tay mọc nhanh ngang đến đầu
ngón.

Ngôi thai đã ổn định. Thai ngôi đầu là dễ sinh nhất, những ngôi thai khác (vai,
mông) có thể gây bất lợi cho cuộc chuyển dạ.

Bé ít cựa quậy, ít đạp hơn lúc trước bởi vì bụng mẹ đã quá chật chội. Sự chật
chội, gò bó ấy đôi khi khiến bé khó chịu khiến bé tung những cú “trời giáng”

lên thành bụng của mẹ. Bằng mắt thường, người ta cũng có thể thấy thành
bụng của mẹ nhô lên mỗi khi con đạp.

Các hệ cơ quan đã hoàn thiện và sẵn sàng cho thử thách đầu đời của bé: “cuộc
sống ngoài tử cung”.

Cuối giai đoạn này (tuần 37-40) là thời kỳ chín muồi, thai đòi ra khỏi
bụng mẹ.

Quá trình mang thai không hoàn toàn kéo dài đúng 9 tháng 10 ngày, mà có
thể kết thúc sớm hơn, hoặc kéo dài hơn 3-7 ngày.

Thường thì qua siêu âm, mức độ canxi hóa của Nhau thai sẽ cho biết bé đã
sẵn sàng hay chưa với cuộc sống ngoài bụng mẹ.

×