Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Hãy thư thái tận hưởng hạnh phúc của bạn ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.53 KB, 7 trang )



Hãy thư thái tận hưởng
hạnh phúc của bạn


Một cậu thanh niên hơn 20 tuổi, đi trên đường một cách vội vã, không hề để ý
đến cảnh vật và mọi người chung quanh. Một người chặn anh ta lại và hỏi:
“Này, sao cậu phải vội vàng đến vậy?”

Hãy thư thái tận hưởng hạnh phúc của bạn
Cậu ta không ngoái đầu lại nhìn, cứ tiếp tục đi chỉ nói với lại một câu: “Đừng
chặn tôi, tôi đang đi tìm hạnh phúc”. 30 năm trôi qua , cậu ra đã bước vào tuổi
trung niên, nhưng vẫn đi trên đường vội vã.

Một người khác chặn anh ta lại và hỏi: “Anh vội vàng gì vậy?” “Đừng chặn
tôi, tôi đang đi tìm hạnh phúc”. Lại 20 năm nữa trôi qua, cậu thanh niên hồi
nào nay đã trở thành ông lão, mắt kém nhưng vẫn đi vội vàng trên đường.
Mọi người ngăn lại và hỏi: “Ông à, ông vẫn đi tìm hạnh phúc đó ư?”

“Ừ, ông lão trả lời và nhìn người đang hỏi mình, bỗng nhiên ông giật mình,
nước mắt cứ thế chảy ra. Thì ra người hỏi ông lão chính là vị thần hạnh phúc.
Ông tìm kiếm hạnh phúc cả cuộc đời, vậy mà thần hạnh phúc lại ngay bên
cạnh ông.

Trong quỹ đạo vận động của con người, có cái được và cái mất, mỗi cái có
được đều phải bỏ ra một lượng nhất định. Nhưng cái cho đi và nhận lại có
công bằng không, có mang lại hạnh phúc cho bản thân không là do quan sát
của mỗi người. Thời cổ đại, có một vị quốc vương rất muốn mời một vị học
giả xuống núi. Khi ông tự mình đi mời thì vị học giả đó đang tắm trong một
thùng gỗ to. Vị quốc vương hỏi ông ta có yêu cầu gì, vị học giả nói: “Xin bệ


hạ đừng chặn ánh nắng mặt trời của thần”. Vị quốc vương tức giận bỏ đi. Mặc
dù vị học giả không có được vinh hoa phú quý nhưng ông có tự do của mình.
Ông cũng vì thế mà rất hạnh phúc.

Một người dù giàu có hay nghèo khổ, tươi đẹp hay xấu xí thì khó nhất là hiểu
được mình muốn gì, cái mình sẽ bỏ ra là gì. Từ đó, thực hiện những việc mình
đã chọn, tận hưởng niềm hạnh phúc bản thân.

Ngày xưa có một vị quốc vương luôn cho rằng mình là người không hạnh
phúc, ông liền cầu xin thần thánh cho biết làm thế nào để ông trở thành người
hạnh phúc. Thần thánh bảo ông ta hãy tìm một người hạnh phúc và mang ông
ta về đây. Vị quốc vương nghe xong liền sai người đi khắp nơi để tìm người
cho rằng mình hạnh phúc. Người hầu đi gặp ai cũng hỏi: “Anh có hạnh phúc
không?” Nhưng câu trả lời hoàn toàn là: “Tôi không phải là người hạnh phúc,
tôi không có tiền. Tôi không hạnh phúc, tôi không có người thân. Không, tôi
hạnh phúc, tôi không được yêu”. Khi người hầu đang cảm thấy tuyệt vọng thì
nghe thấy tiếng hát đầy lạc quan vui vẻ vọng lại từ phía đồi. Người hầu đi
theo tiếng hát vọng đến và đến bên sườn đồi chỉ nhìn thấy một người đang
nằm trên sườn đồi tắm nắng.

“Anh có cảm thấy hạnh phúc không”. Người hầu hỏi.
“Tôi cảm thấy rất hạnh phúc” – Anh ta đáp.
“Tất cả những ước mơ của anh đều thực hiện được chứ? Anh không bao giờ
lo vì ngày mai?”
“Đúng thế. Anh nhìn xem, ánh nắng đẹp thế, gió mát, tôi không đói, không
khát, trời trong xanh mặt đất rộng lớn. Tôi nằm ở đây ngoài anh ra, không ai
làm phiền tôi cả. Thế không phải là hạnh phúc sao?”

‘Anh đúng là một người hạnh phúc. Xin anh hãy đưa áo của mình dâng cho
Quốc vương tôi. Quốc vương sẽ trọng thưởng cho anh”.

“Áo là cái gì? Tôi chưa bao giờ nhìn thấy cả”.
Hạnh phúc là gì? Một nhà tiểu thuyết người Pháp viết định nghĩa về hạnh
phúc trong cuốn “Hạnh phúc luận” như sau: “ Hạnh phúc là điều mà con
người mong muốn không bao giờ thay đổi . Cũng có nghĩa là khi thân thể và
tinh thần chúng ta ở một hoàn cảnh mà chúng ta nghĩ ‘Mong tất cả đều mãi
như thế này” hay “Hãy dừng lại thời khắc đó. Thời khắc đó thật là kỳ diệu”.
Đây chính là niềm hạnh phúc.

Mỗi người có một cách nhìn khác nhau về hạnh phúc trong cuộc sống.

Có một câu chuyện ngụ ngôn nhưu sau. Ngày xưa, có hai con hổ, một con bị
nhốt trong lồng, một con ở ngoài. Con hổ trong lồng ngày ăn ba bữa, con hổ ở
bên ngoài tự do tự tại. Hai con hổ thường xuyên nói chuyện với nhau.

Con hổ trong lồng rất muốn tự do như con hổ bên ngoài, con hổ bên ngoài lại
muốn sự an nhàn như con hổ trong lồng. Một hôm, một trong hai con hổ đề
nghị đổi vị trí cho nhau và mỗi con nhận được sự đồng ý của bên kia.

Vậy là, con hổ trong lồng bước ra ngoài, con hổ hoang dã bước vào lồng. Con
hổ được ra ngoài vô cùng sung sướng, nó chạy như bay giữa nơi hoang dã.
Con hổ được vào lồng cũng vô cùng vui vẻ, giờ đây nó không còn phải lo
lắng tìm thức ăn nữa.

Nhưng không lâu sau, cả hai con hổ đều bị chết. Một con chết vì đói, một con
chết vì u buồn. Hoá ra con hổ từ trong lồng đi ra đã có được tự do nhưng
khôgn có khả năng săn mồi, còn con hổ bước vào trong lồng có được sự an
toàn nhưng lại không có tâm trạng sống trong một không gian chật hẹp.

Câu chuyện ngụ ngôn này cho thấy một đạo lý: Nhiều khi ta quá quen với
hạnh phúc của mình mà không coi trọng nó, trong khi lại thấy loá mắt vì hạnh

phúc của người khác. Thực tế thì hạnh phúc của người khác có thể không phải
là hạnh phúc của mình, mà có khi đó là sự bất hạnh.

Một phụ nữ trẻ về nhà tâm sự với mẹ rằng cuộc hôn nhân của cô không như ý
muốn. Chồng cô vừa không có nhiều tiền bạc, lại không có được một công
việc tốt, cuộc sống thật đơn điệu, nhàm chán. Mẹ cô cười hỏi: “Thời gian các
con ở bên nhau có nhiều không?” Cô đáp: “Quá nhiều”. Người mẹ nói: “Năm
đó bố con ra chiến trường, mẹ ngày ngày mong chờ ông ấy sớm chiến thắng
trở về. Thế nhưng trong một lần chiến đấu, ông ấy đã hy sinh, không bao giờ
còn quay về được nữa. Thấy các con được ngày ngày ở bên nhau, mẹ rất
ngưỡng mộ”. Người mẹ nói xong, những giọt nước mắt của tuổi già rơi
xuống, làm cho cô con gái dần dần dường như đã hiểu ra được nhiều điều.

Khi chúng ta mải đi kiếm tìm hạnh phúc thì hạnh phúc luôn hiện hữu bên
cạnh chúng ta. Chỉ có điều, nhiều khi chúng ta đang đứng trên đỉnh núi hạnh
phúc nhưng lại chỉ nhìn thấy hạnh phúc của người khác mà không tự ý thức
được rằng mình cũng đang được hạnh phúc. Nếu như đời người là một
chuyến đi dài và chỉ mù quáng đi tìm điểm kết thúc thì chẳng phải ta đã bỏ
mất rất nhiều cảnh đẹp trên đường hay sao? Thực ra thì hạnh phúc chỉ là một
biểu tượng, là một cảm giác. Vấn đề là làm thế nào để nắm bắt được nó.

Con người rất hay so sánh và luôn muốn được bằng với người có điều kiện tốt
hơn mình. Người ta thường có lối suy nghĩ kiêu kỳ: Anh ta có thứ gì thì tôi
phải có thứ ấy, bởi vì anh ta có thứ này nên anh ta hạnh phúc hơn tôi. Trong
khi đó lại không bao giờ nghĩ thử xem: Liệu anh ta có thật sự hạnh phúc
không? Cần phải biết rằng chúng ta không phải là bản sao của người khác.
Cho dù một ngày nào đó chúng ta trở nên cao quý, giàu có thì chúng ta vẫn là
chính mình. Điều bất hạnh nhất đối với một con người là làm theo những gì
người khác sắp đặt, sống một cách phục tùng.


Người giàu có thì có cuộc sống vật chất dư dả. Đây là sự thực không phải bàn
cãi, nhưng người giàu chưa chắc đã có hạnh phúc. Và điều quan trọng hơn là
hạnh phúc của người khác chưa chắc sẽ là hạnh phúc đối với mình. Chúng ta
có thể theo đuổi tiền bạc nhưng tiêu chuẩn của cuộc sống hạnh phúc vốn
không phải do những người giàu có đặt ra. Bản thân đồng tiền không có lỗi,
lỗi là ở thái độ của chúng ta. Có thể cả đời chúng ta không thể trở nên giàu có,
phú quý. Nhưng điều này hoàn toàn không có nghĩa là cuộc sống hằng ngày
chúng ta không có được hạnh phúc, sức khoẻ, sự yêu đời, tình yêu thương của
người thân và những người bạn tâm đầu ý hợp.

Hạnh phúc không có một tiêu chuẩn thống nhất nào. Trên đời này không có
hai sự vật hoàn toàn giống nhau, cũng không có hai con người hoàn toàn
giống nhau. Mỗi người đều có một cảm nhận riêng đối với mỗi sự vật, với
cuộc sống mỗi ngày. Vấn đề ở chỗ nhiều người thường coi những thứ mình
có là đồ bỏ đi, trong khi lại coi những thứ của người khác là quý giá. Trái tim
thường vì con mắt tham lam mà trở nên dao động, làm chúng ta chạy theo
người khác mà vứt bỏ đi những thứ quý giá mà mình đang có trong tay.

Trả lời câu hỏi: “Cách hiểu của ông về hạnh phúc?”, Sthem đã đáp lại một
cách dí dỏm trong “Tự bạch” là: “Được uống rượu Sam-mô-pho năm 1848”.
Đây là loại rượu nho nổi tiếng của thành phố Boóc-đô, nước Pháp. Là một
chiến sĩ vĩ đại, niềm vui uống rượu của ông cùng với tình cảm dành cho cuộc
cách mạng nổ ra năm 1848 đã giao hoà làm một. Sthem còn nói: “Một buổi
sớm mùa xuân tươi đẹp, ngồi trong vườn hoa, miệng ngậm một điếu thuốc,
phơi mình dưới ánh nắng, không có gì hạnh phúc hơn là được đọc sách trong
một khung cảnh như thế”.

Có thể chúng ta không đạt tới được tầm của những vĩ nhân như thế, nhưng
chúng ta cũng không được định cho mình những mục tiêu mơ hồ không rõ
ràng.


Niềm vui và hạnh phúc nằm ở chính trong những điều nhỏ nhất.

×