Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

5 bí ẩn để trở thành nhà kinh doanh pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.56 KB, 5 trang )



5 bí ẩn để trở thành nhà
kinh doanh


Nếu bạn đang cố tìm kiếm một vị trí tốt hơn, nhưng lại chưa đủ can đảm để từ
bỏ những công việc an toàn hiện tại hay chưa chắc chắn liệu bạn có sẵn sàng
hy sinh nhiều thứ để trở thành doanh nhân như bạn muốn? Bài viết dưới đây
có thể sẽ đem lại lợi ích cho bạn.

5 bí ẩn để trở thành nhà kinh doanh
Đây là những kinh nghiệm chia sẻ từ Dan Robinson, một chuyên gia tư vấn
và cũng là nhà kinh doanh kỳ cựu. Một trong những suy nghĩ nổi tiếng của
ông đó là: trở thành một doanh nhân là điều tuyệt vời mà tôi sẽ không bao giờ
đánh đổi nó để lấy về một công việc bàn giấy. Tuy nhiên, ngay cả người
doanh nhân tuyệt vời cũng cần hiểu, đôi khi cuộc sống không chỉ có màu
hồng.

1. Vượt qua ảo vọng

Bạn sẽ không phải tỉ phú Mark Zuckerberg tiếp theo. Chẳng ai trong chúng ta
là Mark. Không phải tôi và cũng không phải bạn. Bạn sẽ không thể có một ý
tưởng khiến mọi người cùng phải ngồi xuống, suy xét rồi tạo dựng nên một
Facebook thế hệ mới. Những ý tưởng có giá trị hàng tỉ USD và nguồn lợi
nhuận liên tục từ 7 – 10 năm sẽ không phải của bạn. Có ước vọng là tốt nhưng
nếu ước mơ của bạn thật sự hão huyền, đó chắc chắn không phải điều bạn nên
làm. Hãy luôn ghi nhớ rằng thế giới này chỉ có chỗ cho 1 facebook và 1 Mark
Zuckerberg. Muốn thành công, trước hết hãy thành thực với hoàn cảnh của
mình.


2. Lịch làm việc linh hoạt

Là một doanh nhân cũng đồng nghĩa với việc bạn có thể chỉ phải làm khoảng
từ 3 – 4 tiếng mỗi ngày và có rất nhiều thời gian để ra ngoài. Tuy nhiên, điều
này không có nghĩa thời gian biểu cho công việc của bạn sẽ chấm dứt vào lúc
5 giờ chiều như phần lớn các công nhân viên chức đi làm khác. Một mốc thời
gian chắc chắn là điều quá xa xỉ với một doanh nhân. Khi bạn là chủ của công
ty của chính mình hay làm việc cho một ai đó, có thể bạn sẽ phải cống hiến
thêm nhiều tiếng đồng hồ và nhiều nỗ lực để công việc có tiến độ tốt. Trường
hợp bạn cảm thấy quá khó khăn và không thể khiến điều đó thành hiện thực,
đừng nghĩ đến việc thăng tiến chứ chưa nói tới việc tự mình trở thành một
doanh nhân.

3. Có thể ra đi khi muốn

Xét cho cùng, khi là một doanh nhân, bạn, chứ không ai khác chính là ông
chủ. Bạn có quyền lựa chọn lúc nào tiệc tùng và lúc nào bàn luận công việc.
Tuy nhiên, xét theo một khía cạnh nào đó, gánh nặng thường đè lên vai người
chủ doanh nghiệp khi họ cùng lúc phải kết hợp giữa những buổi tiệc và công
chuyện kinh doanh. Với phần lớn các doanh nhân, ăn và thở cùng công ty đã
trở thành điều quan trọng hơn tất cả.

4. Làm việc tại nhà

Mọi doanh nhân thành đạt đều hiểu rõ triết lý tưởng chừng sai lầm này. Bởi lẽ
khi bạn làm việc tại nhà, cảm giác như bạn sẽ có nhiều thời gian hơn gia đình,
bạn bè, cho các công việc cá nhân, thậm chí là cho chú cún cưng… tuy nhiên,
điều này cũng sẽ đồng nghĩa với khả năng bạn sẽ chẳng bao giờ làm xong bất
cứ thứ gì. Ví như, trong lúc bắt đầu rửa bát, bạn chợt nảy ra một ý tưởng hay
một phương thức mới cho công ty và “xoảng”, chiếc đĩa vô tình tuột khỏi tay

bạn trong vô thức. Hay như thay vì tập trung vào một bữa ăn ngon, bạn cố
gắng làm cho nhanh chóng để có thể trở lại ngay bàn làm việc. Không có khả
năng tập trung, bạn sẽ chẳng thể làm gì cho nên hồn, chứ đừng nói đến việc
sáng tạo và đưa ra những giải pháp mới, hay mang tính đột phá.

5. Ai cũng muốn công việc của bạn

Luôn tâm niệm rằng công việc của bạn, vị trí của bạn, tiền của bạn, thậm chí
sản phẩm chủ đạo đắt khách trong công ty của bạn đều là những thứ mọi
người đều muốn. Nghĩ như vậy, bạn sẽ tự đặt ra tâm lý phòng vệ và qua đó,
không những đề cao cảnh giác mà còn tự nỗ lực hơn để đảm bảo chắc chắn
cho những gì mình có. Tâm lý mong muốn những thứ của người khác cũng là
một điều khá dễ hiểu. Đó có thể là do bản thân những người này không yêu
công việc của mình, hay không có sự kết hợp hoàn hảo giữa công việc và
cuộc sống riêng giống như bạn.

Chúng ta đã quá quen với câu nói: “Tôi có quá nhiều cuộc họp và cú điện
thoại vô nghĩa ngày hôm nay, bạn thật may mắn.” Những lúc như vậy, hãy tự
đặt ra câu hỏi: liệu bạn có muốn đánh đổi vị trí từ một chủ doanh nghiệp nhỏ
của mình thành một nhân viên công ty lớn làm việc 18 giờ mỗi ngày với
những khách hàng cực kỳ khó chịu. Không, dĩ nhiên đừng bao giờ để điều đó
xảy ra. Hãy bảo vệ vị trí của bạn.

Đối với tất cả những doanh nhân dù đang trong hoàn cảnh khó khăn, luôn nỗ
lực để đấu tranh. Hãy luôn ghi nhớ rằng chúng ta đang làm điều mình yêu và
thấy hứng thú. Đó mới là phần quan trọng nhất. Có thể bạn không phải người
tiếp theo sáng tạo ra Facebook, nhưng hãy tự hào vì bạn chính là người điều
khiển tương lai của bản thân.


×