Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Để làm việc hiệu quả hơn pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.92 KB, 4 trang )



Để làm việc hiệu quả hơn


Nhiều khi bạn phải loay hoay mất nửa buổi mới bắt tay vào công việc được.
Cứ định làm hết việc này đến việc kia, đến khi đã quyết định được thì 9 giờ
30 rồi. Lại giải lao, uống nước hay ăn vặt

Để làm việc hiệu quả hơn
1. Hãy học cách vào việc nhanh!
Các chuyên gia khuyên bạn hãy lên sẵn kế hoạch làm việc từ tối hôm trước,
việc gì làm trước, việc gì tiếp theo, việc gì cuối cùng Nếu bạn khó bắt tay
vào việc vì ngại một công việc phức tạp, đòi hỏi trách nhiệm cao thì hãy
“chia” việc đó ra thành từng “đoạn” và hãy từ từ giải quyết từng “đoạn”. Bạn
sẽ thấy mọi chuyện đơn giản hơn nhiều.
Một cách đơn giản để có thể nhanh chóng bắt tay vào việc là hãy bắt đầu từ
những công việc thường nhật. Trong khi bạn làm những việc này, não sẽ thích
nghi dần với sự tập trung cao độ và bạn sẽ dễ dàng hơn để bắt tay vào những
việc phức tạp, khó khăn. Tuy nhiên, bạn chớ sa đà quá vào những việc râu ria,
hãy tính toán thời gian để kịp làm những việc phức tạp.
2. Chớ ôm đồm nhiều việc một lúc!
Nhiều bạn do sợ không kịp hoàn thành công việc nên lại tham lam cố giải
quyết nhiều việc một lúc. Như thế, hiệu quả rõ ràng sẽ không cao, lại dễ nhầm
lẫn, sai sót. Tốt nhất, bạn nên tập trung giải quyết từng việc một, chớ bắt bộ
não phải “rối tung” lên.
3. Hãy biết đồng hồ sinh học của mình!
Một số người làm việc rất hiệu quả vào buổi sáng, một số khác lại hợp với
buổi chiều. Hãy biết “đồng hồ” sinh học của mình để lên kế hoạch cho phù
hợp. Hãy dành những giờ phút tỉnh táo, minh mẫn cho những công việc phức
tạp, còn những việc đơn giản hơn bạn có thể làm khi mệt mỏi.


4. Hãy biết cách giải trí!
Nhiều người lần tưởng rằng chấm dứt công việc khi cảm thấy mệt mỏi là một
sai lầm. Họ nghĩ dù mệt cũng nên cố gắng làm. Thực ra, làm việc khi mệt mỏi
rất dễ dẫn đến sai sót và tất nhiên là hiệu quả sẽ thấp. Bạn sẽ phải mất nhiều
thời gian, tâm sức hơn mà công việc vẫn chẳng đâu vào đâu.
Khi cảm thấy mệt, nếu bạn giải lao ít phút, đi dạo ngoài sân, vui đùa cùng
đồng nghiệp và ăn uống một chút thì sau đó làm việc sẽ tốt hơn, nhanh hơn
nhiều. Một số nhà khoa học cho rằng trò chơi điện tử cũng giúp giải trí rất tốt,
có tác dụng lấy lại “sinh lực” trong công việc.
5. Hãy rèn luyện khả năng tập trung!
Chắc bạn đã từng rơi vào trường hợp đọc đi đọc lại một bài báo hay một bản
báo cáo mà không hiểu gì hoặc khi sếp đang giao nhiệm vụ nhưng đầu óc bạn
lại cứ nghĩ đi đâu. Kết quả là đến hết giờ làm, công việc của bạn vẫn chưa
hoàn thành. Các chuyên gia khuyên bạn nên rèn luyện cách tập trung tư
tưởng.
Một cách rất đơn giản là hãy hít thở thật sâu chừng 5 - 6 hơi. Hít thở sâu giúp
bạn thu nạp ô xy nhiều hơn cho não, xua tan mệt mỏi. Bạn cũng có thể rèn
luyện bằng cách nghe nhạc. Không ít người chỉ có thể làm việc hiệu quả khi
vừa làm vừa nghe nhạc. Một số nhà khoa học đã kết luận nhạc cổ điển là phù
hợp nhất cho sự tập trung tư tưởng. Bạn cũng có thể rèn luyện bằng cách tính
nhẩm. Trước khi đi mua sắm, hãy nhẩm tính tổng số tiền các thứ mình sẽ
mua.
6. Luôn chú ý đến sức khỏe!
Nếu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi trong công việc, bạn nên nghĩ đến lý do
sức khỏe. Có thể đã đến lúc cơ thể bạn cần nghỉ ngơi, bồi dưỡng. Tốt nhất lúc
này bạn nên uống một đợt vitamin, một đợt thuốc bổ như thuốc bắc, thuốc
nam, các loại trà tăng lực và nên tạm gác những công việc phức tạp sang
tuần sau.
7. Hãy tự thưởng cho mình!
Bạn sẽ cảm thấy công việc nhẹ nhàng hơn nếu biết rằng sau khi hoàn thành

mình sẽ được thưởng. “Phần thưởng” có thể lớn hay nhỏ, điều này không
quan trọng lắm. Bạn có thể mua cho mình món đồ mong đợi hay đơn giản chỉ
là thanh sôcôla hoặc vài ly kem cùng bạn bè.

×