Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bí quyết đàm phán tăng lương pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.89 KB, 4 trang )




Bí quyết đàm phán tăng
lương


Đã gần 60 năm sau khi Quyền Bình đẳng giới được Quốc hội Mỹ thông qua,
nhưng tại nhiều nơi trên thế giới và ngay cả ở Mỹ, mức lương của phái nữ nói
chung thường chỉ bằng 77% so với nam giới trong cùng nghề.

Bí quyết đàm phán tăng lương
Nhiều người phụ nữ đã và đang vận dụng cách thức rất riêng của phái yếu
trong thương lượng để đạt được mức lương mong muốn hãy cùng tìm hiểu về
những bí quyết đó.Bà Becky Sheetz - Runkle, tác giả quyển sách “Sun Tzu
for Women: The Art of War for Winning in Business”, cho biết “Phụ nữ
thường lo lắng quá mức so với nam giới, nhất là khi liên quan đến vấn đề
thương lượng mức lương và đề nghị thăng chức… Không chỉ đơn giản là
chuyện ai làm việc chăm chỉ hơn ai. Phụ nữ thường cho rằng nếu làm việc
chăm chỉ, bạn sẽ được chú ý cất nhắc. Nhưng thực tế đôi khi không phải vậy,
phái nữ cần trực tiếp đưa ra những yêu cầu, mong muốn chứ không nên
nhượng bộ hay chờ đợi”.

Chuẩn bị thông tin liên quan

Trước khi gặp sếp và đề nghị được tăng lương, hãy dành thời gian khoảng vài
tuần để thu thập các thông tin về xu hướng lương bổng trong lĩnh vực của
bạn.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách nghiên cứu mức lương trung bình của những
người làm cùng vị trí tại khu vực bạn cộng tác để có cái nhìn xác đáng về


mức thù lao thích hợp cho công việc của bạn. Ngoài ra, theo bà Linda
Swindling, chuyên viên tư vấn về kỹ năng lãnh đạo và tác giả quyển Get
What You Want: Harness the Power of Positive Influence, “Để đào sâu thêm
vấn đề, bạn hãy tham khảo ý kiến của các tổ chức hay hiệp hội về nhân sự và
phải đảm bảo các tư liệu bạn có được là chính xác.”

Có lập luận xác đáng

Cho dù thông tin bạn thu thập được cho thấy mức lương hiện thời của bạn là
dưới mức trung bình thì việc đề nghị tăng lương với lý do “như vậy mới công
bằng với bạn” thì không đủ để bạn thuyết phục sếp. Điều quan trọng bạn cần
đưa ra những luận điểm cho thấy những nỗ lực và cống hiến của bạn xứng
đáng với điều đó.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ghi ra những thành tựu chính yếu của bạn trong thời
gian công tác tại công ty, cách thức bạn đóng góp cho công ty, và những
email hay thư từ khen ngợi về kết quả làm việc của bạn… Đây là những
chứng cứ giá trị và mang tính thuyết phục cao, giúp bạn tự tin hơn khi nói
chuyện với sếp. Thậm chí để hiệu quả hơn nữa hãy lập ra danh sách các mục
tiêu, chẳng hạn như: chỉ rõ những thành tích đã đạt được và những dự định
của bạn nhằm cống hiến nhiều hơn cho công ty trong vòng 3 tháng hay 1 năm
sắp tới.

Thay đổi quan điểm về thương lượng

Theo Sheetz Runkle, “Bản chất của thương lượng là đối kháng nhưng không
đến mức quá thù địch”. Do đó, thay vì xem thương lượng là một “cuộc chiến”
bắt buộc phải có kẻ thắng người thua, hãy xem đó như một cuộc đối thoại mà
cả hai bên đều có thể đạt được những gì mình mong muốn khi kết thúc. Nếu
bạn muốn được tăng lương còn sếp bạn muốn giữ chân người tài thì cuộc đối

thoại sẽ kết thúc với kết quả tốt đẹp cho cả hai bên.

Rút kinh nghiệm cho lần sau

Thời điểm dễ nhất để thương lượng và đạt được mức lương bạn mong muốn
là trước khi bạn nhận lời làm việc cho một công ty nào đó. Khi tiếp xúc với
công ty mới và bước vào giai đoạn thương lượng lương, hãy nói không nếu
mức lương quá thấp và đừng ngần ngại đưa ra con số mà bạn mong muốn.

Chuyên gia Vernon khẳng định rằng: “Khi thương lượng lương, phái nữ
thường đưa ra con số thấp hơn so với các đồng nghiệp nam. Điều này làm tổn
hại nhiều đến lợi ích của bạn, và cũng giống như là việc bạn chẳng có ý kiến
gì về mức lương mà nhà tuyển dụng đề nghị. Hãy yêu cầu những gì bạn xứng
đáng được có - điều này khiến bạn trông có vẻ “hiếu chiến” nhưng về lâu về
dài bạn sẽ hài lòng vì mình đã làm như thế”.

×