Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bệnh Kawsaki nguyên nhân điều trị potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.19 KB, 5 trang )





Bệnh Kawsaki - nguyên
nhân, điều trị
Đây là căn bệnh do một bác sĩ Tomisaku Kawasaki, người Nhật phát hiện
đầu tiên vào năm 1967, nên được gọi là bệnh Kawasaki. Bệnh này thường
xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi, bệnh có thể xuất hiện ở thanh thiếu niên và người
trưởng thành nhưng thường rất hiếm gặp, chỉ xuất hiện chủ yếu ở trẻ em.
Đặc biệt là các bé trai thường có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn, chiếm khoảng 60%.
Bệnh gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch dẫn đến viêm cơ tim, suy tim, viêm
tắc và dãn mạch màu chính nuôi tim (mạch vành) dẫn đến nhồi máu cơ tim
và đột tử.

Nguyên nhân
Hiện nay, y học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh
Kawasaki, nhưng có một số ý kiến cho rằng bệnh này gây nên là do vi khuẩn
hoặc siêu vi khuẩn. Tuy nhiên, theo ghi nhận, Kawasaki không phải là một
bệnh lây nhiễm và cũng không phải là bệnh di truyền. Bệnh có thể tái phát
nhưng tỉ lệ này rất thấp. Bệnh này thường xảy ra nhiều ở trẻ em tại các nước
châu Á.
Triệu chứng

Lòng bàn tay của trẻ bị sưng đỏ. - Ảnh minh họa.
Giai đoạn bệnh khởi phát cấp tính với các triệu chứng điển hình như: sốt cao
kéo dài, phát ban đỏ khắp cơ thể, hai mắt đỏ, môi đỏ như trái dâu tây, lưỡi
đỏ rực, bong rộp ở miệng và các đầu ngón tay, chân. Nổi hạch cổ, lòng bàn
tay, bàn chân sưng đỏ… Bên cạnh đó còn có các triệu chứng khác nhưng ít
gặp hơn như: ói mửa, tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa, đau bụng, vàng da, túi
mật to, gan to…


Giai đoạn bán cấp: Được tính từ lúc bệnh nhân giảm sốt và các triệu chứng
khác, nhưng bệnh nhân lại vật vã, kích thích, nhất là các bệnh nhi. Người
bệnh còn có dấu hiệu biếng ăn, phù kết mạc mắt dai dẳng. Ở giai đoạn bán
cấp, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các triệu chứng tróc vẩy da, huyết khối…
Giai đoạn này, bệnh Kawasaki còn có thể gây các biến chứng lên tim mạch,
làm tim to, tim đập nhanh, suy tim…Nhưng nguy hiểm nhất là các biến
chứng ảnh hưởng đến mạch vành – mạch máu chính nuôi tim. Bệnh nhân có
thể bị viêm tắc và giãn mạch vành, có thể gây nhồi máu cơ tim và đột tử ở
trẻ nhỏ. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể bị các biến chứng khác như viêm
khớp, viêm màng nảo, viêm phổi hay viêm ruột
Điều trị


Bàn tay của một trẻ mắc bệnh Kawasaki. - Ảnh minh họa.
Các bệnh nhân bị bệnh này chỉ có thể được chẩn đoán chắc chắn sau 5 ngày
phát bệnh. Trong giai đoạn cấp tính bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc
Gamma globulin để phòng ngừa các biến chứng tim mạch. Thuốc này chỉ có
hiểu quả tốt nhất khi bệnh nhân mắc bệnh chưa quá 10 ngày. Bên cạnh đó,
bệnh nhân cũng phải dùng thêm thuốc Aspirin để phòng ngừa tắc mạch
trong thời gian tối thiểu là 6 tuần.
Nếu các bác sĩ không yêu cầu kiêng cữ, bệnh nhân vẫn có thể ăn uống ở chế
độ bình thường. Khi bệnh chưa gây biến chứng lên tim, bệnh nhân vẫn có
thể sinh hoạt bình thường. Nếu người bệnh có các vấn đề về tim mạch, nên
xin lời khuyên của bác sĩ về chế độ vận động cho phù hợp với tình trạng sức
khỏe. Sau khi dùng thuốc Gamma globulin, nếu là trẻ em, sẽ không được
tiêm chủng trong vòng 6 tháng sau khi dùng thuốc. Sau 6 tháng, trẻ có thể
được tiêm chủng bình thường.
Phòng bệnh
Vì chưa biết chính xác nguyên nhân gây bệnh nên không thể phòng ngừa
được. Do đó, khi gia đình có người xuất hiện những triệu chứng kể trên, nhất

là trẻ nhỏ cần đến bệnh viện hoặc bác sĩ chuyên khoa để khám và phát hiện
sớm.

×