Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.28 KB, 4 trang )
Viêm da tiếp xúc:
Nguyên nhân và phân
loại
Khi da gặp một tác nhân từ bên ngoài nào đó, xảy ra phản ứng tương tác,
gây nên viêm da thì gọi là viêm da do tiếp xúc. Lưu ý cần phân biệt để
không bị nhầm giữa viêm da tiếp xúc với chứng Zona.
Ảnh minh họa.
Viêm da tiếp xúc kích ứng
Chiếm tới 80% và gây tổn thương cho hầu hết những ai tiếp xúc với chất đó,
như: do phấn côn trùng, do acid, kiềm. Trong thực tế có trên 2.800 chất gây
kích ứng. Có 2 loại cấp tính và mạn tính. Thể cấp tính xảy ra do tiếp xúc với
hóa chất mạnh như acid và kiềm. Bệnh xuất hiện trong vài phút đến vài giờ
sau khi tiếp xúc và biểu hiện nhẹ như cảm giác châm chích, rát bỏng, da khô
căng hoặc mề đay thoáng qua. Nếu nặng lại có biểu hiện như đỏ, phù nề,
đau, mụn nước, bọng nước, mụn mủ, lột da, hoại tử. Giới hạn rất rõ, khu trú
đúng ở nơi da tiếp xúc với chất kích ứng. Cũng có khi bệnh khỏi nhanh sau
vài ngày hoặc vài tuần.
Còn thể mạn tính (còn gọi là viêm da tiếp xúc kích ứng tích lũy) - là loại rất
thường gặp. Bệnh xuất hiện khi tiếp xúc nhiều lần, trong thời gian dài vài
tuần, vài tháng, có thể vài năm tiếp xúc với chất kích ứng có nồng độ thấp
như xà phòng, dầu gội, chất tẩy rửa Khi gặp các yếu tố thuận lợi: cọ xát,
sang chấn, ẩm ướt, bệnh biểu hiện da đỏ, bóc vảy, nứt nẻ, ngứa, giới hạn của
tổn thương da không rõ với da lành. Hay gặp như viêm da bàn tay và ở nữ
nhiều hơn do tiếp xúc với các chất kích ứng như xà phòng, chất tẩy rửa, các
loại đồ ăn, chị em làm công việc nội trợ.
Viêm da tiếp xúc dị ứng
Thường xảy ra ở những người đã có tiếp xúc với dị nguyên trước đó, có thể