Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

TĂNG HẠN MỨC TÍN DỤNG:TỶ LỆ NỢ XẤU SẼ XẤU potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.98 KB, 4 trang )

TĂNG HẠN MỨC TÍN DỤNG:TỶ LỆ
NỢ XẤU SẼ XẤU
Tăng trưởng tín dụng cần sự gặp gỡ từ cả 2 phía, phía cung là ngân
hàng và cầu là doanh nghiệp, người dân. Nay cho dù cung được tăng
nhưng phía cầu không có khả năng hấp thụ thì khó tăng trưởng.

Với mục tiêu bơm tín dụng cho các doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh cuối
năm nhiều ngân hàng đã xin Ngân hàng Nhà nước nới hạn mức tín dụng cấp
đầu năm. Một số ngân hàng đã được NHNN chấp thuận tăng trưởng tín dụng
lên 25-27%.

Hạn chế rồi lại xin thêm

Trở lại thời điểm đầu năm 2012 khi NHNN đưa ra quy định hạn mức tín
dụng cấp cho các NHTM trong năm 2012 sẽ phụ thuộc vào sức khỏe, khả
năng quản trị rủi ro của từng ngân hàng.

Với tiêu chí như vậy các NHTM được xếp vào 4 nhóm và mức tăng trưởng
tín dụng lần lượt là 17%, 15%, 13% và 8%.

Không ít ngân hàng coi việc được xếp vào tăng trưởng tín dụng cao là thành
tích để đem quảng bá hình ảnh. Thời điểm cuối năm 2011, nhóm các ngân
hàng thương mại hàng đầu được tăng trưởng tín dụng 17% có 12 thành viên.
Sau đó được nâng lên 14 thành viên.

Được tăng trưởng tín dụng cả năm không thấp hơn 8% nhưng sau 6 tháng
tăng trưởng tín dụng toàn ngành chỉ đạt 0,76%, thấp hơn rất nhiều với chỉ
tiêu 8-10% được Thống đốc Nguyễn Văn Bình đặt ra tại hội nghị sơ kết toàn
ngành.

Mặc dù tăng trưởng tín dụng thấp nhưng một vài ngân hàng vẫn xin tăng hạn


mức tín dụng cả năm lên 25%-27% với lý do để hỗ trợ doanh nghiệp, cũng
như tăng tổng tài sản lên mức phù hợp với vốn điều lệ mới.

Đại diện Vụ chính sách tiền tệ cũng cho rằng điều chỉnh tăng trưởng tín
dụng với một số ngân hàng lên 25%-27% là phù hợp với tình hình tăng
trưởng tín dụng thấp như hiện nay.

Người đưa phải có người nhận

Trong báo cáo phân tích của VCBS, công ty này có nhận định về việc một số
ngân hàng xin hạn mức tăng trưởng vượt xa chỉ tiêu ban đầu là thiếu cơ sở,
không dựa trên khả năng thực hiện của chính các ngân hàng .

Thực tế thời gian qua hầu hết các ngân hàng tập trung vào thu hồi nợ cũ,
cũng như rất hạn chế cho vay mới bởi tình hình kinh tế khó khăn, khả năng
trả nợ của doanh nghiệp thấp, rủi ro nợ xấu cao. Vì thế ngay với chỉ tiêu
được giao ban đầu nhiều ngân hàng chật vật để hoàn thành.



Thống kê tại một chi nhánh ngân hàng có trụ sở tại Tp Hồ Chí Minh thì
trước kia cứ 100 cuộc gọi tới khách hàng thì có khoảng 20 người phản hồi
có nhu cầu vay vốn. Hiện nay 100 cuộc gọi thậm chí không có ai có nhu cầu
vay vốn, hoặc chỉ 1-2 người trả lời có.

Một ngân hàng chuyên phục vụ cho đối tượng hoạt động lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn sau cuộc tiếp xúc mới đây với khách hàng tại Bến Tre
nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cho biết hầu các doanh nghiệp
không muốn và cũng không còn khả năng vay thêm vốn, đối với nợ cũ thì
yêu cầu ngân hàng giãn thời gian trả nợ.


Tăng trưởng tín dụng cần sự gặp gỡ từ cả 2 phía, phía cung là ngân hàng và
cầu là doanh nghiệp, người dân. Nay cho dù cung được tăng nhưng phía cầu
không có khả năng hấp thụ thì khó tăng trưởng, nếu có thì chất lượng tín
dụng khó đảm bảo.

Theo đánh giá của một số chuyên gia thì việc xin tăng trưởng tín dụng vượt
chỉ tiêu chỉ xuất hiện ở những ngân hàng vừa và nhỏ không có nhiều tác
động lên toàn hệ thống.

VCBS cho rằng nếu như NHNN có chấp nhận hết các yêu cầu tăng hạn mức
tín dụng thì mục tiêu 8-10% toàn ngành vẫn rất khó khăn.

Mở rộng tín dụng: Doanh thu tăng, nợ xấu giảm


Bên cạnh lý do được các ngân hàng đưa ra là hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận
vốn thì cũng phải thấy rằng tăng trưởng tín dụng mạnh cũng đem lại nhiều
lợi ích cho ngân hàng.

Thứ nhất là hạch toán doanh thu lợi nhuận cuối năm. Nếu tăng trưởng tín
dụng được đẩy nhanh trong những tháng cuối năm, chắc chắn hạch toán lãi
thuần từ hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ khả quan hơn nhiều.

Thứ hai, tăng tín dụng đồng nghĩa giảm tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng. Tín dụng
tăng sẽ làm tăng tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu [= Nợ nhóm 3,4,5 / Tổng dư nợ ]
đương nhiên sẽ giảm.

Vì vậy các ngân hàng nhỏ, trước sức ép của cổ đông cũng như lợi ích sát
sườn của chính mình sẽ mong muốn mở rộng tín dụng hơn nữa.


Còn với các ngân hàng lớn có lẽ giờ chưa phải lúc tăng chỉ tiêu tín dụng,
như ông Nguyễn Thanh Toại , Phó Tổng giám đốcACB
, nói : “Chỉ tiêu cũ dùng chưa hết nói gì đến xin thêm”.

×