Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thần kinh tọa đau (Tọa Cốt Thần Kinh Thống – Sciatique – Sciatica) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.19 KB, 7 trang )

Thần kinh tọa đau
(Tọa Cốt Thần Kinh Thống – Sciatique – Sciatica)
A. Đại cương
Thần kinh tọa đau là một hội chứng đau dọc theo dây thần kinh hông (đường vận
hành ở chân và eo lưng của đường kinh Bàng quang, Đở m và Vị), do nhiều
nguyên nhân cơ năng hoặc thực thể ở Bản thân dây thần kinh hoặc rễ thần kinh.

Thuộc phạm vi chứng “TÝ” của YHCT với nhiều tên gọi khác nhau.
• Yêu cước thống, Yêu hiếp thống (Giáp Ất Kinh).
• Yêu cước đông thống (Châm Cứu Đại Thành).
• Yêu thống (Phú Tịch Hoàng).
• Thoái cổ phong (Ngọc llong Ca).
• Yêu liệt thống (Thập Tứ Kinh Phát Huy).
Yêu thoái thống, Yêu cước thống, Tọa đồn phong, Tọa điến phong, Bệ cốt thống
(Bệnh Nguyên Từ Điển ).
Châm cứu điều trị chứng Thần kinh tọa đau do nguyên nhân cơ năng thường có
hiệu qua? tốt nhưng với loại do nguyên nhân thực thể (thí dụ do lao, thoái vị hoặc
lồi đĩa đệm, khối u ) thì rất ít hiệu quaœ.
B. Nguyên nhân
- Chủ yếu do phong hàn, phong nhiệt hoặc thấp nhiệt xâm nhập vào kinh lạc (nhất
là kinh Bàng quang và Đở m), làm cho kinh khí bị ngăn trở không thông, gây ra
đau.
- Hoặc do ứ huyết (thoái hóa ở cột sống, chấn thương…) làm cho khí bị ngưng trệ
gây đau (loại này khó khỏi hơn).
C. Triệu chứng
Đau thường bắt đầu từ thắt lưng, mông hoặc háng, chạy dọc xuống chân (ngón thứ
5).
• Đau ê ẩm nếu do hàn, thấp.
Đau như thiêu đốt, như dao cắt nếu do huyết ứ.
Cơn đau tăng khi cúi lưng, ho, hắt hơi, đi lại nhiều…
Thường ấn đau ở vùng lưng dưới (Đại Trường Du), mông (Hoàn Khiêu), nếp mông


(Thừa Phò), kheo chân (Uỷ trung), mặt ngoài cẳng chân (Dương Lăng Tuyền), bắp
chân (Thừa Sơn) và gót chân (Côn Lôn).
Người bệnh thường khó khăn khi đi lại vì các cơ dọc thần kinh hông bị co lại.
Nếu để lâu, Can Thận âm hư không nuôi dưỡng được gân cơ, có thể có teo cơ vùng
mông và chi dưới (chân).
D. Điều trị1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Sơ đạo kinh khí.
Châm Thận Du (Bq.23) + Bạch Hoàn Du (Bq.30) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Thừa
Phò (Bq.36) + Ân Môn (Bq.37) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) .
Phối hợp với Giáp Tích eo lưng (L 2-5), Thượng Liêu (Bq.31), Thứ Liêu (Bq.32),
Trật Biên (Bq.54), Thừa Sơn (Bq.57), Côn Lôn (Bq.67), Túc Lâm Khấp (Đ.44) và
các A Thị huyệt.
Mỗi lần chọn 3-5 huyệt, kích thích mạnh hoặc vừa, làm cho cảm giác tê truyền đi
xa. Khi có cảm giác tê, trướng lan ra thắt lưng và chi dưới rồi thì lưu kim 20 – 30
phút hoặc lâu hơn, cách 3-5 phút lại vê kim 1 lần. Mỗi ngày hoặc 2 ngày trị 1 lần.
2- Hoàn Khiêu (Đ.30) + Phong Thị (Đ.31) + Âm Thị (Vi.33) + Uỷ Trung (Bq.40)
+ Thừa Sơn (Bq.57) + Côn Lôn (Bq.67) + Thân Mạch (Bq.62) (Thần Ứng Kinh).
3- Uỷ Trung (Bq.40) + Nhân Trung (Đc.26) (Châm Cứu Đại Thành).
4- Thượng Liêu (Bq.31) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Hạ
Cự Hư (Vi.39) (Phổ Tế Phương).
5- Hoàn Khiêu (Đ.30) + Côn Lôn (Bq.67) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Dưỡng
Lão (Ttr.6) [cứu] (Thần Cứu Kinh Luân).
6- Trật Biên ((Bq.54) + Đại Trường Du (Bq.28) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Ân Môn
(Bq.37) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Huyền Chung (Đ.39) + Thừa Sơn (Bq.57)
+ Hoa Đà giáp tích vùng thắt lưng 4- 5 (L 4-5) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái
Yếu).
7- Nhóm 1: Trung Lữ Du (Bq.29) + Thận Du (Bq.23) + Thượng Liêu (Bq.31) +
Hoàn Khiêu (Đ.30) + UŒy Trung (Bq.40).
Nhóm 2: Uỷ Trung (Bq.40) + Thận Du (Bq.23) + Quan Nguyên Du (Bq.26) +
Hoàn Khiêu (Đ.30) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tam Âm Giao (Ty.6) .
Nhóm 3: Thừa Phò (Bq.36) + Thận Du (Bq.23) + Quan Nguyên Du (Bq.26) +

Phong Thị (Đ.31) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tam Âm Giao (Ty.6) .
Nhóm 4: Trật Biên (Bq.54) + Thận Du (Bq.23) + Quan Nguyên Du (Bq.26) + Uỷ
Trung (Bq.40) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) .
Nhóm 5: Yêu Dương Quan (Đc.2) + Thận Du (Bq.23) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Túc
Tam Lý (Vi.36) + UŒy Trung (Bq.40).
Nhóm 6: Bàng Quang Du (Bq.28) + Thận Du (Bq.23) + Đại Trường Du (Bq.25) +
Hoàn Khiêu (Đ.30) + Phong Thị (Đ.31) + Uỷ Trung (Bq.40) + Túc Tam Lý
(Vi.36) (Châm Cứu Học Giản Biên).
8- Thượng Liêu (Bq.31) + Thứ Liêu (Bq.32) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Trật Biên
(Bq.54) + Phong Thị (Đ.31) + Uỷ Trung (Bq.40) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) +
Phi Dương (Bq.58) + Tuyệt Cốt (Đ.39) + Khâu Khư (Đ.40) + Côn Lôn (Bq.67)
(Châm Cứu Trị Liệu Học).
9- Bát Liêu + Thừa Phò (Bq.36) + Ân Môn (Bq.37) + Uỷ Trung (Bq.40) + Thừa
Sơn (Bq.57) + Tất Nhãn + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Tam Âm Giao (Ty.6) +
Dương Phụ (Bq.38) + Thái Bạch (Ty.3) + Đại Đô (Ty.2) + Chí Âm (Bq.67) +
Thông Cốc (Bq.66) (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).
10- Thông kinh hoạt lạc: Châm Hoàn Khiêu (Đ.30) + Phong Thị (Đ.31) + Dương
Lăng Tuyền (Đ.34) + Thái Xung (C.3) + Đại Trường Du (Bq.25) + Thừa Phò
(Bq.36) + Uỷ Trung (Bq.40) + Thừa Sơn (Bq.57) + Côn Lôn (Bq.67) (Châm Cứu
Học Việt Nam).
11- Dò tìm ở bụng dưới, vùng giữa (ngang nếp háng), ấn theo hướng đi xuống phía
dưới, người bịnh kêu đau ở đâu, đó là điểm Thần kinh tọa. Châm kim vào, sâu 5
cm, hơi hướng kim ra phía ngoài (Hiện Đại Châm Cứu Trị Liệu Lục).
12- Hoàn Khiêu (Đ.30) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) . Phối hợp với Thận Du
(Bq.23), Đại Trường Du (Bq.25), Bát Liêu (đau vùng lưng), hoặc Thừa Phò
(Bq.36), Phong Thị (Đ.31), Ân Môn (Bq.37), Phục Thố (Vi.32), Uỷ Trung (Bq.40),
Túc Tam Lý (Vi.36), Thừa Sơn (Bq.57), Tuyệt Cốt (Đ.39), Côn Lôn (Bq.67) (nếu
chi dưới đau) – (‘Phúc Kiến Trung Y Dược’ năm 1959).
13- Huyệt chính : Hoàn Khiêu (Đ.30) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) +Uỷ Trung
(Bq.40) + Phong Thị (Đ.31) + Thận Du (Bq.23) + Côn Lôn (Bq.67) + Tuyệt Cốt

(Đ.38) + Đại Trường Du (Bq.25).
Huyệt Phụ: Thừa Phò (Bq.36) + Thừa Sơn (Bq.57) + Yêu Du (Đc.3) + Bát Liêu +
Hiệp Khê (Đ.43) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tân Kiện (‘Trung Y Tạp chí’ năm
1955).
14- Trật Biên (Bq.54) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Thừa Phò (Bq.36) + Phong Thị
(Đ.31) + Uỷ Trung (Bq.40) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Thừa Sơn (Bq.57) +
Huyền Chung (Đ.39) + Côn Lôn (Bq.67) + Khâu Khư (Đ.40) (‘Trường Xuân
Trung Y Học Viện Học Báo’ (1) – 24/ 1986).
15- Đại Trường Du (Bq.25) + Thừa Phò (Bq.36) + Ân Môn (Bq.37) + Uỷ Trung
(Bq.40) + Thừa Sơn (Bq.57) (‘Giang Tây Trung Y Dược’ số 39/1986).
16- Dùng điện châm Hoàn Khiêu (Đ.30) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) xuyên Âm
Lăng Tuyền (Ty.9) (‘Thượng Hải Châm Cứu Tạp Chí’ số 18/1986).
17- Trật Biên (Bq.54) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Thừa Sơn (Bq.57) + Dương Lăng
Tuyền (Đ.34) + Thận Du (Bq.23) + Ân Môn (Bq.37) + Tuyệt Cốt (Đ.39). Huyệt
Hoàn Khiêu, Trật Biên, Dương Lăng Tuyền và Thận Du dùng bổ pháp, các huyệt
còn lại châm tả ) (‘Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí’ (6) – 8/1986).
18- Hoàn Khiêu (Đ.30) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Trật Biên (Bq.54) + Uỷ
Trung (Bq.40) (‘Cát Lâm Trung Y Dược’ số 27/1985).
19- Túc Tam Lý (Vi.36) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Huyền Chung (Đ.39) +
Dương Phụ (Đ.38) + Giải Khê (Vi.41) + Thái Xung (C.3) + Khâu Khư (Đ.40) +
Hoàn Khiêu (Đ.30) + Ân Môn (Bq.37) + Trật Biên (Bq.54) (‘Trung Quốc Châm
Cứu Tạp chí’ số 38/1986).
20- Sơ kinh, hoạt lạc. Châm tả Đại Trường Du (Bq.25) + Trật Biên (Bq.54) + Hoàn
Khiêu (Đ.30) + Uỷ Trung (Bq.40) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Tuyệt Cốt
(Bq.39) + Côn Lôn (Bq.67) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).

×