BÀI TẬP
Môn: Tài chính – tiền tệ
1. Nếu lãi suất là 8%/năm, người ta sẽ chấp nhận 100.000 đồng hiện tại hay
160.000 đồng sau 5 năm ?
2. Một người đi vay 100.000 đồng, sau đó đúng 2 năm phải trả 120.000 đồng. Lãi
suất của khoản vay đó là bao nhiêu trong trường hợp lãi suất tính đơn và lãi suất
tính kép?
3. Nếu lãi suất 12 %/năm thì phải có bao nhiêu thời gian để:
- Gấp 2 số tiền ban đầu?
- Gấp 3 số tiền ban đầu?
- Gấp 5 số tiền ban đầu?
4. Với số tiền gốc ban đầu là 4 triệu đồng và lãi suất 12%/năm, để nhận được 7,9
triệu đồng thì cần bao nhiêu thời gian?
5. Hãy xác định giá trị hiện tại của một dãy tiền tệ bằng nhau có giá trị 100.000
đồng trong 3 năm liên tiếp tính sau thời điểm hiện tại 1 năm nếu lãi suất i =
8%/năm, số lần tính lãi là 1 lần trong năm.
6. Sau khi tổng kết năm thứ nhất, tổ chức quốc tế có tên là REI căn cứ vào điểm
của sinh viên để thưởng cho một sinh viên xuất sắc nhất. REI cho sinh viên trên
được hưởng số tiền liên tiếp trong 3 năm bằng cách gửi đều đặn 6 tháng 1 lần với
số tiền mỗi lần là 500000 đồng. Lần lĩnh đầu tiên được quy định sau đó 6 tháng.
Vậy món tiền thưởng đó tương đương với giá trị hiện tại là bao nhiêu nếu:
- Lãi suất i = 10%/năm, số lần tính lãi 1 lần trong năm
- Lãi suất i = 12%/năm, số lần tính lãi 1 lần trong năm
- Lãi suất i = 15%/năm, số lần tính lãi 2 lần trong năm
7. Do không có chế độ hưu trí nên một nông dân cần phải tiết kiệm một khoản tiền
để lo khi tuổi già. Hiện nay ông ta đúng 50 tuổi. Nếu khi ông ta đúng 60 tuổi,
ông ta muốn có số tiền là 40 triệu thì hàng năm ông ta phải gửi tiết kiệm vào
ngân hàng đều đặn một số tiền là bao nhiêu nếu:
- Lãi suất tiết kiệm là 8%/năm, tiền gửi có kỳ hạn 1 năm?
- Lãi suất tiết kiệm là 7,5%/năm, tiền gửi có kỳ hạn 6 tháng?
(Ghi chú: tiền gửi tiết kiệm được bổ sung đều đặn tại cuối kỳ hạn tính lãi)
8. Một người muốn mua một máy vi tính với giá trả ngay là 5.000.000 đồng. Nếu
trả dần thì mỗi năm phải trả 1.527.000 đồng, số lần trả là 5 lần liên tiếp. Lãi suất
1
trong trường hợp này là bao nhiêu nếu số tiền trả lần đầu được trả sau khi mua 1
năm?
9. Một người đang suy tính để mua giặt. Nếu phải trả tiền ngay thì giá mua là 8
triệu, nhưng trả dần thì trong 4 năm thì phải chịu lãi suất mỗi năm là 12%, số lần
tính lãi là 1 lần trong năm. Vậy số tiền cần phải trả mỗi lần là bao nhiêu nếu:
- Số tiền trả lần đầu được trả sau khi mua đúng 1 năm?
- Số tiền trả lần đầu được trả ngay sau khi mua?
10. Ông bố đang dự tính gửi tiết kiệm dài hạn một số tiền để tặng thưởng cho hai cậu
con trai khi các con ông tròn 18 tuổi, số tiền mỗi người được nhận là 5 triệu
đồng. Con thứ nhất hiện nay đúng 15 tuổi, con thứ hai kém con thứ nhất đúng 3
tuổi. Nếu lãi suất tiết kiệm là 9%/năm, số lần tính lãi là 1 lần trong năm thì số
tiền hiện tại của mỗi sổ phải là bao nhiêu?
11. Một trái phiếu chiết khấu có mệnh giá 1 triệu đồng, thời hạn 1 năm. Một người
cho rằng có thể bán trái phiếu này với giá:
- Lớn hơn 1 triệu đồng (giả sử 1,1 triệu đồng)
- Nhỏ hơn mệnh giá (giả sử 0,9 triệu đồng)
- Bằng mệnh giá (1 triệu đồng)
Tính lãi suất hoàn vốn của trái phiếu trong mỗi trường hợp và nhận xét ý kiến.
12. Hãy chọn 1 trong 2 cơ hội để đầu tư số tiền 5.000.000 đồng cho 10 năm.
- Cơ hội 1: Lãi suất = 8%/năm, số lần tính lãi theo quý.
- Cơ hội 2: Lãi suất = 6%/năm, số lần tính lãi theo tháng.
13. Như chúng ta đã biết, ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính trung gian
và mục tiêu vì lợi nhuận. Anh chị hãy suy đoán, lãi suất huy động và lãi suất cho
vay của ngân hàng thương mại như thế nào trong trường hợp tín dụng ngắn hạn
và dài hạn? So sánh với những quan sát của anh chị nhận được từ thực tế?
14. Khoản tiền vay có lãi suất 2%/tháng. Tính lãi suất tỷ lệ của số tiền vay đó nếu:
- Thời hạn vay là 12 tháng?
- Thời hạn vay là 9 tháng?
- Thời hạn vay là 6 tháng?
- Thời hạn vay là 3 tháng?
15. Một trái phiếu coupon có mệnh giá 500.000 đ, thời gian là 6 năm, lãi suất trái
phiếu là 10%/năm, thời hạn tính lãi một lần trong năm.
Nếu giá trị trái phiếu hiện đang được bán là 476.190,48 đồng thì tỷ suất đầu tư
mua trái phiếu trên là bao nhiêu?
Tính tiếp cho trường hợp tính lãi 6 tháng một lần.
2
16. Ông A gửi 40 triệu đồng tiền tiết kiệm ở ngân hàng NN và PTNT. Nếu lãi suất
năm đầu tiên là 10%/năm,hai năm tiếp theo là 11%/năm và năm cuối cùng là
10,5%/năm thì số tiền ông A nhận được là bao nhiêu sau đúng 4 năm trong
trường hợp:
a. Ngân hàng ghép lãi hàng năm.
b. Ngân hàng ghép lãi 6 tháng 1 lần.
17. Bảng lãi suất huy động cá nhân VND tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương
Tín, áp dụng từ 07h30 ngày 18/09/2012
Kỳ hạn Lãi cuối kỳ
(%/năm)
Lãi trả sau
Lãi hàng quý
(%/năm)
lãi hàng tháng
(%/năm)
Lãi trả trước
(%/kỳ hạn)
A (1) (2) (3) (4)
1 tháng 9,00 9,00 0,74
6 tháng 9,00 8,90 8,84 4,31
9 tháng 9,00 8,80 8,74 6,32
12 tháng 12,50 11,96 11,84 11,11
Nguồn : />Giải thích mối liên hệ giữa các loại lãi suất: cột (1) và cột (2); cột (1) và cột (3); cột
(1) và cột (4).
3
Bảng lãi suất huy động cá nhân
Áp dụng từ 07h30 ngày 18/9/2012
I. Biểu lãi suất huy động VND
Không kỳ hạn Lãi suất (%/năm)
Tiền gửi tiết kiệm 2.00%
Tiền gửi thanh toán 2.00%
Khung lãi suất huy động cơ bản có kỳ hạn
Kỳ hạn
(tháng)
Lãi cuối kỳ
(%/năm)
Lãi hàng quý
(%/năm)
Lãi hàng
tháng
(%/năm)
Lãi trả trước
(%/kỳ hạn)
1 9,00% 9,00% 0,74%
2 9,00% 8,97% 1,48%
3 9,00% 8,93% 2,20%
4 9,00% 8,90% 2,91%
5 9,00% 8,87% 3,61%
6 9,00% 8,90% 8,84% 4,31%
7 9,00% 8,80% 4,99%
8 9,00% 8,77% 5,66%
9 9,00% 8,80% 8,74% 6,32%
10 9,00% 8,71% 6,98%
11 9,00% 8,68% 7,62%
12 12,50% 11,96% 11,84% 11,11%
13 13,00% 12,22% 12,34%
15 12,00% 11,34% 11,23% 13,04%
18 12,00% 11,19% 11,09% 15,25%
24 12,00% 10,90% 10,80% 19,35%
36 12,00% 10,38% 10,29% 26,47%
II. Biểu lãi suất huy động các loại ngoại tệ khác
Kỳ hạn
(tháng)
USD
(%/năm)
EUR
(%/năm)
AUD, CAD,
CHF, GBP,
JPY, SGD
Không kỳ
hạn
0,10% 0,00% 0,00%
4
Để đạt thành tích khoa học vượt trội tại châu Á
Alice S. Huang và Chris Y. H. Tan
Trung tâm CNSH Biopolis (Singapore)
LTS: Liệu Châu Á có thể trở thành đối tác mạnh về khoa học trong thế kỷ XXI? Trên
tạp chí Science, Alice Huang và Chris Tan phân tích những nỗ lực trong phát triển
tiềm lực khoa học của các quốc gia Châu Á và đưa ra một số khuyến nghị để các
quốc gia này có thể đạt được những thành tựu khoa học tầm cỡ. TS Nguyễn Đức
Thái (Trưởng bộ môn CN Sinh học - Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh) đưa ra
những đề xuất cho Việt Nam.
Tương lai của chúng ta phụ thuộc vào việc giải quyết những vấn đề hóc búa đang đặt
ra mà phần lớn những vấn đề này đều đòi hỏi các giải pháp khoa học và kỹ thuật.
Châu Á chiếm 2/3 dân số của thế giới có thể là nơi cung cấp tài năng để giải quyết
các vấn đề này. Châu lục này có lợi thế về vị trí địa lý, dân số trẻ và sự phồn vinh
đang tăng dần lên. Các quốc gia châu Á rất tôn trọng học thuật. Khoảng hơn 400.000
sinh viên châu Á đang theo học tại các trường đại học của Mỹ. Nhiều sinh viên trong
số này vẫn đang sinh sống và làm việc tại Mỹ, nhưng hiện nay số lượng trở về nước
đang tăng dần lên. Một vài quốc gia châu Á lên kế hoạch xây dựng những cơ sở
nghiên cứu cơ bản để đón nhận những người trở về này và tăng cường năng lực khoa
học. Tuy nhiên, chúng tôi cảm nhận rằng các quốc gia châu Á có một vài khuyết
điểm chung về cách suy nghĩ và điều này đang hạn chế tiềm năng phát triển của họ.
Dưới đây, chúng tôi chỉ đưa ra những vấn đề mà chúng tôi nghĩ có thể tránh được
hoặc vượt qua. Quan điểm của chúng tôi là của những nhà khoa học, quản lý làm việc
phần lớn ở phương Tây nhưng hiểu biết về các nền văn hóa và lịch sử châu Á. Chúng
tôi tin rằng thành công có thể được củng cố ở các quốc gia châu Á khi đi theo tám
5
khuyến nghị chúng tôi đưa ra sau đây:
1. Thay đổi cách học vẹt bằng cách dạy phương pháp học chủ động cho học sinh từ
giai đoạn đầu
2. Khuyến khích óc sáng tạo
3. Cho phép những nhà nghiên cứu trẻ độc lập trong nghiên cứu ngay khi họ kết thúc
giai đoạn học tập
4. Tài trợ cho nhiều nhóm nghiên cứu nhỏ, độc lập để tạo nền tảng rộng hơn cho
nghiên cứu, sáng tạo
5. Nuôi dưỡng các nhà khoa học trẻ trong môi trường cởi mở khuyến khích quan hệ
hợp tác quốc tế
6. Dựa vào sự tinh thông của các nhà nghiên cứu cao cấp – những người hiểu rõ văn
hóa quốc gia – để xây dựng các chính sách khoa học quốc gia
7. Thiết lập cơ chế tài trợ nghiên cứu cạnh tranh và minh bạch dựa vào thành tích
khoa học
8. Hình thành văn hóa khoa học đề cao nhân cách và sự trung thực
Đầu tư của châu Á vào khoa học cơ bản hiện đại chỉ mới bắt đầu 25 năm nay. Sau khi
đã đầu tư đáng kể và xây dựng và trang thiết bị, các quốc gia châu Á đang tiến tới
giai đoạn nhận ra rằng rất cần phải xây dựng văn hóa nghiên cứu để có thể cạnh tranh
được với thế giới.
Trong quá khứ, giữa các cơ sở nghiên cứu của châu Á vẫn thiếu sự hợp tác, tương
tác, đặc biệt thông qua các kênh quốc gia. Nhưng từ những năm 1990, qua những mối
quan hệ mới được thiết lập trong nghiên cứu, chúng tôi quan sát thấy tinh thần bằng
hữu giữa các nhà khoa học tại nhiều viện nghiên cứu của châu Á. Các nhà khoa học
của 14 quốc gia cùng chia sẻ những giá trị và tầm nhìn đã cùng nhau thành lập mạng
lưới sinh học phân tử khu vực châu Á Thái Bình Dương năm 1997. Mạng lưới này có
thể là giai đoạn bắt đầu cho việc thiết lập mối quan hệ đối tác giữa các nhà khoa học
châu Á cũng giống như tổ chức Sinh học phân tử của châu Âu. Sự phát triển chưa
từng có này đã cho thấy sự hợp tác quốc tế - một trong những yếu tố quan trọng cho
phát triển khoa học châu Á đang được hình thành.
Một giải pháp để các quốc gia có thể phát triển tư duy sáng tạo trong khoa học là thu
hút những nhà khoa học của họ được đào tạo ở nước ngoài trở về. Từ năm 1982 tới
năm 1989, 422 sinh viên từ Trung Quốc đã sang Mỹ học tiến sĩ thông qua Chương
trình hợp tác đào tạo ngành hóa sinh của Trung Quốc và Mỹ (China – United States
Biochemistry Examination and Application – CUSBEA). Hiện nay, cả Trung Quốc
và Singapore đều tập trung vào nhóm này và hy vọng có thể thu hút họ trở về châu Á.
Khoảng 30 người trong số CUSBEA và một số nhà khoa học khác của Trung Quốc
tại Mỹ gần đây đã trở về Trung Quốc. IMCB (Viện sinh học phân tử và sinh học tế
bào) của Singapore cũng tuyển một vài nhà khoa học của chương trình CUSBEA.
Tuy vẫn sớm để đánh giá nhưng sự trở về của các nhà khoa học này đã phần nào cho
thấy có thể chỉ mất một thế hệ để xây dựng nền nghiên cứu khoa học cạnh tranh với
điều kiện những nhà khoa học trẻ được đào tạo bài bản được trao cho cơ hội tiến
hành những chương trình nghiên cứu độc lập.
6
Rất khó để nhảy cóc tới sự “trác việt” (excellence), tuy nhiên có thể đầu tư mạnh hơn
cho khoa học và tiếp tục giải quyết những bất cập. Khi quan sát khoa học châu Á
chúng tôi nhận thấy có nhiều nét tương đồng trong cách hoạch định chính sách.
Chính sách khoa học vẫn theo kiểu từ trên xuống và liên quan tới các nhà chính trị,
quan chức Nhà nước, chỉ có một số ít trong số này có học vấn về khoa học. Các công
chức thường chỉ tính tới tiền thu lại từ các khoản đầu tư cho khoa học. Những người
này thường đưa ra các thước đo của họ để tính năng suất và thành công trong khoa
học. Nhiều quan chức châu Á nhận thấy các khám phá khoa học không mang lại lợi
nhuận tức thì so với số tiền đầu tư trong những năm họ đang đương chức. Sự thất
vọng có thể dẫn tới việc điều chỉnh lại ưu tiên đầu tư của Chính phủ làm ảnh hưởng
tới những phòng thí nghiệm mới thành lập và làm cho các nhà khoa học bất an.
Có thể nhận thấy hiện nay các nhà khoa học lớn tuổi chiếm số lượng lớn trong cộng
đồng nghiên cứu châu Á, các nhà khoa học mới trở về và các nhà khoa học thăm
viếng chỉ chiếm thiểu số. Tại Singapore, có một nhóm bổ trợ nữa đó là nhóm nhỏ các
nhà nghiên cứu cao cấp phương Tây được tuyển vào các vị trí làm bán thời gian hoặc
toàn thời gian và được giao cho nhiệm vụ thúc đẩy các nỗ lực khoa học. Nhiều người
trong số họ đã qua tuổi về hưu. Quản lý những nhóm nghiên cứu của các nhà khoa
học này ở bất cứ thời điểm nào cũng đều khó khăn, đặc biệt là theo kiểu điều hành từ
trên xuống.
Cách quản lý tập trung, từ trên xuống tiếp tục ảnh hưởng tới sự phát triển của khoa
học tại châu Á, nó là nguyên nhân của cuộc tranh luận xung quanh việc khoa học tầm
cỡ (big science) là xu thế của tương lai hay những phòng thí nghiệm nhỏ, độc lập sẽ
mang tới nền khoa học sáng tạo. Quảng bá khoa học “hoành tráng” dễ dàng hơn
không chỉ vì nó thời thượng mà còn vì còn dễ nhận ra về mặt tính toán. Tuy nhiên
cần phải cảnh báo các quốc gia châu Á nếu họ chi quá mạnh tay để tài trợ cho những
dự án khoa học “hoành tráng” vì những cơ sở vật chất sẽ cũ đi và bước tiến nhanh
chóng của khám phá khoa học sẽ làm cho chúng trở nên lạc hậu. Thậm chí, điều này
có thể thu nhỏ nền tảng cho đổi mới sáng tạo mà châu Á đang cần phải mở rộng.
Tại Singapore còn có cuộc tranh luận là liệu nên phụ thuộc vào các nhà khoa học
phương Tây đã thành danh lãnh đạo hay xây dựng năng lực lãnh đạo với những nhà
khoa học trẻ trở về. Sự cân bằng là cần thiết mặc dù chúng tôi tin rằng phải giao
quyền cho những nhà khoa học trẻ trở về. Các nhà khoa học đã thành danh với kinh
nghiệm phong phú có thể đưa ra những lời khuyên cần thiết liên quan tới các chính
sách phát triển quốc gia và đào tạo nhà khoa học trẻ. Nhưng các nghiên cứu trẻ lại là
một sự đặt cược đảm bảo hơn cho những đột phá. Họ thường có những kiến thức
nghiên cứu mới nhất cũng như tham vọng và nguồn năng lượng để thành công.
7
Châu Á có thể đi theo xu hướng khuyến
khích các nghiên cứu mới bằng cách tài
trợ cho số lượng lớn các nhà nghiên cứu
trẻ trở về nước, làm cho họ có thể tiếp cận
được với quỹ tài trợ không dựa vào mối
quan hệ mà dựa trên thành tích nghiên cứu
và hiệu quả làm việc. Nếu không có những
con đường tiến thân rõ ràng cho các nhà
khoa học tại châu Á, những người giỏi, tài
năng sẽ không lựa chọn sự nghiệp khoa
học.
Thật không may, tại châu Á, sự ngưỡng
vọng tri thức được dịch đơn giản là sự tôn
thờ các giải Nobel và các cơ hội học tập
tại các trường đại học hàng đầu. Các nhà
khoa học đoạt giải Nobel và những giáo
sư nổi tiếng của các trường đại học phương Tây được xem có thẩm quyền cao nhất về
tri thức. Những khoản tiền lớn đã và đang được chi với hy vọng sẽ nhanh chóng kết
nối các viện khoa học châu Á với các trường đại học nổi tiếng thế giới.
Làm thế nào châu Á có thể nuôi dưỡng năng lực khoa học với sự thiếu tin tưởng vào
tài năng của mình đến vậy? Nếu không thay đổi thì chủ nghĩa thực dân về trí tuệ
(intellectual colonialism) sẽ trở thành rào cản cho châu Á trong cuộc “trường chinh”
xây dựng tiềm lực khoa học. Tham vọng của châu Á là xây dựng những cơ sở nghiên
cứu có tính cạnh tranh có thể sẽ đạt được nếu những nhà nhà quản lý, lãnh đạo khoa
học được đào tạo, được khai sáng mạnh lên hoặc trở về đất nước, và được trao quyền
để phục vụ cho lợi ích của đất nước.
Nguyệt Hà lược dịch (Sicence, Vol 329)
Những đề xuất cho Việt Nam
Bài tham luận trên tạp chí Science số tháng 9 vừa qua của Alice Huang và Chris Tan
phân tích về những nỗ lực và đưa ra một số khuyến nghị để đạt được những thành tựu
khoa học tầm cỡ và đột phá cho các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam chúng ta.
Trong những năm gần đây, các trung tâm nghiên cứu sinh học trong vùng đã khắc
phục nhiều trở ngại để đạt được những cột mốc khoa học quan trọng. Tiêu biểu là
Singapore với những cơ sở đại học và nghiên cứu tiêu chuẩn quốc tế; Trung Quốc đã
xây dựng những cơ sở hạ tầng vững chắc và nhiều thành tựu lớn lao; Hàn Quốc đã có
nhiều thành quả có tính cạnh tranh cao về nghiên cứu và kĩ thuật sinh học v.v Tuy
nhiên, hệ thống khoa học ở các nước châu Á vẫn còn nhiều khuyết điểm và khó khăn
cần vượt qua để tiềm năng trí tuệ và tài nguyên lớn lao của nhiều quốc gia trong vùng
có thể được phát triển toàn diện.
8
Nhận xét đáng lưu ý là một trong những rào cản của tiến bộ khoa học ở châu Á là sự
tồn tại văn hóa ngoại lai, tôn trọng thành tích nước ngoài hơn chính kết quả của mình,
được trích ở phần kết luận như sau:
“Làm thế nào châu Á có thể nuôi dưỡng năng lực khoa học với sự thiếu tin tưởng vào
tài năng của họ đến vậy? Nếu không thay đổi thì chủ nghĩa thực dân về trí tuệ
(intellectual colonialism) sẽ trở thành rào cản cho châu Á trong cuộc “trường chinh”
xây dựng tiềm lực khoa học. Tham vọng của châu Á là xây dựng những cơ sở nghiên
cứu có tính cạnh tranh có thể sẽ đạt được nếu những nhà nhà quản lý, lãnh đạo khoa
học được đào tạo, khai sáng mạnh lên hoặc trở về đất nước, họ được trao quyền để
phục vụ cho lợi ích của đất nước”.
Tác giả Chris Tan là một tên tuổi uy tín và quen thuộc ở châu Á về Công nghệ sinh
học (CNSH). Ông là người đã thiết lập trung tâm CNSH quốc gia Singapore và hiện
là cố vấn của nhiều chương trình Biotech ở châu Á. Ông đã qua Việt Nam dự hội
nghị lần thứ 8 của Hội Mạng lưới Sinh học Á châu (A-IMBN) tai TP HCM cách đây
5 năm. Chúng tôi thiết nghĩ tác giả và cộng sự đã cho chúng ta nhiều nhận định hữu
ích để suy xét và áp dụng trong nỗ lực triển khai khoa học phục vụ Việt Nam. Tuy
nhiên, chúng ta cần thực tế và linh động khi ứng dụng các đề nghị trên bởi mỗi quốc
gia có những ưu và khuyết điểm riêng. Dưới đây tôi thử phân tích 8 đề nghị nêu trên
trong bối cảnh những ưu và khuyết điểm của khoa học Việt Nam hiện nay.
1. Dạy phương pháp học tích cực cho học sinh ngay từ giai đoạn đầu: Ở Việt
Nam, điều này sẽ cần thời gian và tổ chức và gồm hai giai đoạn. Giai đoạn một, bỏ lối
dạy từ chương và giai đoạn hai là tổ chức lối dạy tích cực dùng suy luận.để giải quyết
vấn đề (problem solving). Trên thực tế, lối dạy tích cực ở bậc đại học cần có cơ sở hạ
tầng tốt, các đại học Việt Nam sẽ cần hỗ trợ của những nước phát triển vì họ đã khai
triên phương pháp này từ nhiều năm qua.
2. Khuyến khích trí sáng tạo: Rất cần thiết ở Việt Nam để khai triển tiềm năng lớn
lao của CNSH. Tuy nhiên việc sáng tạo cần được đặt trên nền tảng của sự hiểu biết
tường tận. Nhưng ý kiến sáng tạo mà thiếu hiểu biết và kinh nghiệm sẽ mang lại
nhiều rủi ro trong nghiên cứu, tốn kém về kinh phí và khó đạt thành công.
3. Ủng hộ những tư duy và nghiên cứu độc lập: Chúng ta nên đặt ưu tiên cho
những cơ sở có truyền thống vững vàng và có các định hướng mới để giới trẻ có thể
tham gia hiệu quả. Ở các nước tiến bộ, họ có cơ sở hạ tầng nghiên cứu vững chắc và
giới trẻ được huấn luyện theo tiêu chuẩn nên khả năng làm việc rất cao và hữu hiệu.
Chúng ta chưa có các cơ sở hạ tầng này, nên giới trẻ chưa thể tự phát và tự khai triển
được.
Tư duy độc lập và tự chủ trong khoa học rất quan trọng để mang lại kết quả thiết thực
cho Việt Nam. Hiện có nhiều nghiên cứu và ứng dụng ở trong nước dựa theo kết quả
9
từ nghiên cứu nước ngoài nên thiếu tính độc lập để triển khai các đối tượng nghiên
cứu phong phú ở Việt Nam. Như vậy sẽ khó mang lại những ứng dụng hữu ích cho
các vấn đề sinh học ở môi trường và chủng tộc Việt Nam. Quan trọng hơn nữa cần
cởi bỏ quan niệm lệ thuộc vào kết quả nghiên cứu ở nước ngoài vì quan trọng và giá
trị hơn nghiên cứu các đề tài ở Việt Nam. Sinh học phải là một mẫu số chung về giá
trị cho mọi nơi.
4. Phân chia tài trợ cho nhiều nhóm để khuyến khích ganh đua, thay vì xây
dựng một vài trung tâm lớn. Với tài khóa 600 triệu USD cho phát triển khoa học ở
Việt Nam, việc chia sẻ cho nhiều nhóm sẽ ít hiệu quả. Để có hiệu năng cao, tài trợ
nên tập trung cho một số trung tâm có chủ đề ưu tiên và có tác động lan tỏa.
5. Tìm kiếm và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Rất cần thiết và ngày nay, cộng
đồng khoa học thế giới là một tập thể rất gần gũi nhau. Các liên hệ quốc tế nên được
khai triển dựa trên tinh thần thân hữu và hợp tác tích cực trong các nghiên cứu, thay
vì nhằm nhu cầu ngắn hạn. Theo nguyên tắc này thì các mối quan hệ sẽ có ý nghĩa
cao đẹp, bền vững và nhiều hiệu quả hơn cho việc phát triển khoa học chung và cho
Việt Nam nói riêng.
6. Các bậc tiền bối có vai trò hướng dẫn và tạo tinh thần khoa học phục vụ quốc
gia cho giới trẻ. Lý tưởng phục vụ phát triển Việt Nam cần được đề cao và là chủ đề
ưu tiên để thu hút những người trẻ ở trong và ngoài nước tham gia tích cực vào các
công trình khoa học. Phát triển khoa học để xây dựng đất nước là một cuộc cách
mạng, và không có gì mạnh bằng tinh thần và lý tưởng phục vụ quốc gia, dân tộc.
7. Các chương trình tài trợ và kết quả cần được thông báo rộng rãi. Điều này sẽ
giúp tạo hiệu năng cao nhất cho nguồn tài trợ vốn đã giới hạn cho nghiên cứu khoa
học ở Việt Nam.
8. Tuyên dương sự tự trọng và ngay thẳng trong sinh hoạt khoa học. Tôn trọng
sự thật là đức tính cần thiết của người làm khoa học. Cần tránh những tuyên dương
đánh bóng cá nhân vì sẽ gây hiểu lầm và sai lệch về mục đích của các công trình khoa
học.
Trào lưu và nhu cầu cải tiến khoa học Việt Nam hiện đang rất cao. Tránh được những
khuyết điểm và triển khai tối đa những ưu điểm là bước quan trọng để chúng ta đóng
góp tích cực vào tiến bộ khoa học Việt Nam.
TS Nguyễn Đức Thái- Trưởng Bộ Môn CN Sinh học, Khu CNC, TP. Hồ Chí Minh
10