Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Có nên Shutdown máy tính thường xuyên không? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.65 KB, 5 trang )

Có nên Shutdown máy tính thường
xuyên không?
Có nên để máy luôn luôn chạy hay là nên tắt mỗi khi không sử
dụng? Bài viết dưới đây sẽ phân tích từng ưu nhược điểm của
mỗi cách sử dụng để bạn có cái nhìn đúng đắn nhất.
Hầu hết chúng ta làm việc với máy tính mỗi ngày, sáng mở máy để
làm, chiều tắt máy đi về. Nhưng bên cạnh đó, một số người thích
để máy luôn luôn bật hoặc đặt máy trong trạng thái Sleep để sáng
hôm sau chỉ cần nhấn một cái là máy sẽ bật lên ngay lập tức,
không mất thời gian khởi động, không cần mở lại các phần mềm,
các cửa sổ, tab duyệt web vẫn được giữ nguyên nhưng bù lại sẽ
tốn nhiều điện hơn. Vậy đâu là giải pháp phù hợp cho chúng ta?
1. Không tắt máy
Mình đang sử dụng cách này đối với chiếc laptop của mình trên
công ty (đặt máy ở chế độ Sleep sau giờ làm việc).
Ưu điểm:
Tiện lợi: mở máy nhanh chỉ bằng một nút bấm, không phải chờ
máy khởi động. Các cửa sổ, tab còn giữ nguyên si, các văn bản
đang gõ dang dở không bị mất. Máy tính luôn sẵn sàng làm việc
bất cứ lúc nào. Nếu để máy chạy liên tục, không Sleep thì mình
thậm chí còn có thể dùng máy tính ở nhà hay iPad/điện thoại để
điều khiển nó cũng như truy xuất dữ liệu trong laptop mọi lúc mọi
nơi nhờ vào phần mềm TeamViewer.
Tự động làm một số công việc: có một cái lợi khi để máy luôn
chạy đó là bạn có thể ra lệnh cho nó thực thi một số công việc cần
nhiều thời gian và tẻ nhạt, ví dụ như sao lưu dữ liệu, chống phân
mảnh ổ cứng, kéo torrent, tải phim, game
Dùng làm máy chủ, server: Một chiếc máy tính chạy liên tục là
thứ rất lý tưởng dùng để làm máy chủ truy xuất dữ liệu hay chạy
một website (host). Bạn dùng nó để chứa tất cả dữ liệu của mình,
nhờ đó dù cho ở bất cứ đâu trên thế giới, vào bất kỳ lúc nào bạn


cũng có thể dùng những thiết bị khác để truy cập vào các dữ liệu
có trong máy tính này. Hoặc dùng nó để chứa một website cũng
giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền kha khá dành cho việc thuê
server.
Nhược điểm:
Tốn nhiều tiền điện: đặt máy ở chế độ Sleep vẫn tốn điện. Nếu đó
là máy tính để bàn thì lượng điện mà nó tiêu thụ còn nhiều hơn.
Cảm thấy phiền phức mỗi khi phải khởi động lại máy: do ta đã
quen với cảm giác bật máy nhanh và không khi nào tắt máy nên
mỗi khi gặp sự cố nào đó bắt buộc phải khởi động lại thì ta sẽ thấy
khó chịu và phiền phức vô cùng.
2. Tắt máy
Nên áp dụng cho máy ở nhà.
Ưu điểm:
Tiết kiệm điện: điều này dễ hiểu rồi.
Máy tính ít bị lỗi: Máy tính sau một khoảng thời gian dài sử dụng
hay bị tình trạng chạy chậm, lag, lỗi này nọ phần lớn do RAM bị
chiếm dụng, mở nhiều phần mềm gây xung đột. Cách giải quyết tốt
nhất lúc đó là khởi động lại máy. Việc tắt/mở máy mỗi ngày đảm
bảo cho chúng ta luôn sử dụng máy ở trạng thái tốt nhất và mạnh
mẽ nhất.
Không gây tiếng ồn: Nếu không tắt máy thì đôi lúc nó sẽ phát ra
một vài âm thanh từ email, Twitter, Facebook, âm báo làm phiền
bạn trong lúc đi ngủ. Chưa kể đến tiếng quạt quay, tiếng ổ cứng
(HDD) đều là những âm thanh rất khó chịu.
Máy bền hơn: Tắt máy để nó không làm việc ngoài giờ, hoạt động
ít hơn nghĩa là các phần cứng bên trong ít bị hao mòn và hỏng hóc
hơn, dẫn đến bền hơn, xài lâu hơn.
Nhược điểm:
Bất tiện: Tốn nhiều thời gian để tắt máy và mở máy, có thể bạn

thấy không nhiều nhưng mỗi ngày mất gần 5 phút cho việc tắt và
mở máy, nhân lên chừng đó thời gian cho 1 tháng hay 1 năm thì số
thời gian bị lãng phí sẽ tăng lên rất nhiều. Chưa kể đến việc sau khi
mở lại máy, bạn phải tốn công mở lại các trang web đang xem của
ngày hôm trước, mở lại các phần mềm hay dùng
Lãng phí điện năng vô ích: Có một sự thật là dù cho bạn có tắt
máy tính một cách hoàn toàn đi chăng nữa thì nó vẫn tốn điện, mặc
dù rất ít. Lượng điện đó được truyền từ trong ổ cắm điện ra các dây
dẫn. Vậy tại sao phải lãng phí một lượng điện nhỏ đó trong khi nếu
chịu tốn thêm một chút nữa thì ta có thể để máy chạy thường
xuyên và hưởng các lợi ích mà nó mang lại như mình đã trình bày
ở trên.
Sử dụng Hibernate hay hơn: Thay vì Shutdown , bạn hãy sử
dụng chức năng Hibernate của Windows (hoặc Safe Sleep trên
Mac). Chức năng này cũng tắt máy tính của bạn nhưng nó sẽ lưu
lại toàn bộ trạng thái làm việc của máy để khi bật lên lại thì mọi
thứ sẽ được giữ nguyên như trước khi tắt

×