Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kinh nghiệm mua máy ảnh ống kính rời cũ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.54 KB, 4 trang )

Kinh nghiệm mua máy ảnh ống
kính rời cũ
Máy ảnh DSLR cũ được nhiều người chọn mua cuối năm. Theo giới nhiếp
ảnh, người dùng cần xem số lần chụp, kiểm tra khả năng hoạt động của máy,
ống kính trước khi chọn mua.
Các diễn đàn nhiếp ảnh, mua bán đồ điện tử trở nên sôi động vào dịp trước
Giáng sinh. Nhiều người dùng chọn thời điểm này để nâng cấp máy mới
bằng việc bán model cũ. Trong khi đó, nhiều người có túi tiền eo hẹp, muốn
sử dụng các thiết bị cao cấp, nhưng không đủ tiền mua máy mới thường
chọn các thiết bị đã qua sử dụng. DSLR cũ đang là một trong những dòng
máy ảnh được trao đổi nhiều nhất vào dịp cuối năm.
Theo Nguyễn Hải, một người chụp ảnh lâu năm ở quận 8, TP HCM, có rất
nhiều thiết bị đã qua sử dụng được chào bán trên mạng, người dùng cần có
kinh nghiệm, hoặc thông qua một người hiểu biết camera để tư vấn.
Thường xuyên được bạn bè nhờ kiểm tra máy trước khi lấy, anh Hải cho
rằng, khi cầm một mẫu DSRL lên, điều đầu tiên người dùng nên kiểm tra là
độ mới, sự chắc chắn của thân máy. "Máy ảnh đã qua sử dụng, có thể bị vài
trầy xước nhỏ, nhưng nên xem các ốc vít xem có bị mở ra hay không, các
phím bấm còn chắc và quan trọng là chụp thử, xem độ nhạy của chúng thế
nào", anh Hải nói.
Anh Trịnh Duy Long, nhiếp ảnh gia tại quận 3, TP HCM, thì cho rằng ngoài
kiểm tra thân máy, cũng nên xem xét về màn hình LCD, chỉ cần thông qua
vài bức ảnh, người dùng có thể biết chất lượng màn hình như các điểm chết,
màu sắc. Với các máy ảnh có màn hình xoay, lật, nên kiểm tra các tư thế,
đảm bảo máy không bị đứt cáp.
Tuy nhiên, nhiều dân chơi ảnh cho rằng, một chiếc camera còn mới hay cũ,
qua đó điều chỉnh mức giá phù hợp thì dựa hoàn toàn vào số lần chụp. Theo
anh Nguyễn Hải, tuổi thọ máy ảnh ống kính rời khoảng 100.000 đến
150.000 bức, từ đó, người dùng có thể xem số lần màn trập hoạt động để
chọn mua model phù hợp. Với các thiết bị có số shot gần 100.000, thì không
nên mua.


Để kiểm tra ảnh chụp, người dùng có thể lấy file ảnh mới nhất, đưa vào máy
tính và dùng một phần mềm đếm. Với Canon, ứng dụng phổ biến nhất hiện
tại là EOSinfo. Các dòng máy khác có thể tìm kiếm các phần mềm phù hợp.
Một số sản phẩm không có ứng dụng đếm được, người mua có thể dựa thời
điểm mua của chủ máy, từ một đến hai năm là có thể chấp nhận được, trên 3
năm thì cần xem lại.

Người dùng chưa có kinh nghiệm, có thể chọn những người hiểu
về camera dẫn đi mua.
Theo anh Ngô Quang Long, thợ sửa camera một cửa hàng trên đường Lê
Lợi, quận 1, TP HCM, nhiều người mua máy ảnh cũ, khi xem xét đã quên
test hoạt động của máy như khả năng lấy nét, đèn flash mà chỉ để ý đến độ
mới bên ngoài. Anh Long cho rằng, nhiều dòng ống kính rời được người sở
hữu giữ cẩn thận, bên ngoài còn mới, nhưng có thể một vài tính năng không
còn tốt. "Cảm biến là một trong những linh kiện dễ xem xét và nên xem kỹ,
cần xem chúng có bị điểm 'chết' nào không", anh Long tư vấn, kiểm tra bụi,
có thể chụp một bức ảnh trên nền trắng như tường hoặc tờ giấy, để độ mở
hẹp (khoảng f/22), qua đó dễ phát hiện các nhược điểm của cảm biến nhất.
Một thủ thuật khác mà giới sành chơi máy ảnh thường dùng để kiểm tra máy
cũ có bị điểm "chết" hay không là tháo ống kính, đậy nắp thân máy và chụp
3 bức ở chế độ manual, chỉnh ISO thấp và thời gian chụp là 1/20 giây. Nếu
bức hình chép ra máy tính có đốm xanh, đỏ, thì nên xem xét lại trước khi
mua.
Theo anh Long, nếu chủ hàng quảng cáo là máy ảnh chưa tháo mở, thì có thể
dùng các phần mềm như Opanda, Acdsee, DPP để xem số serial trên máy có
trùng với tấm hình chụp được hay không. Bên cạnh xem máy, việc kiểm tra
các phụ kiện như pin, thẻ nhớ, sạc cũng khá quan trọng.
Với những thiết bị bán kèm ống kính, người dùng cũng cần kiểm tra kỹ.
Theo anh Nguyễn Hải, khi cầm một chiếc ống kính, lắp vào máy, kiểm tra
khả năng lấy nét, tốc độ chụp hay các điều chỉnh bằng tay, dễ dàng nhận biết

lens đó còn tốt hoặc không. Ngoài ra, người mua có thể kiểm tra ống kính có
bị mốc bằng xem ngược từ thấu kính lên, nhìn về phía đuôi, hướng lens về
phía nguồn sáng để phát hiện dấu tích của "rễ tre", một dạng mốc thường
gặp trên các ống kính.

×