Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Cách sử dụng tủ lạnh tiết kiệm điện doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.94 KB, 4 trang )

Cách sử dụng tủ lạnh tiết
kiệm điện
Khi cho đồ vào tủ lạnh phải sắp xếp có tính toán, chừa các khoảng cách để
khí lạnh đối lưu, lượng điện hao tổn giảm xuống.
Tủ lạnh là thiết bị điện gia dụng thường xuyên cắm vào điện nguồn cả ngày
lẫn đêm và kéo dài từ ngày này qua tháng khác, hầu như không ngưng nghỉ.
Nếu sử dụng tủ lạnh đúng cách vừa tiết kiệm được điện năng tiêu thụ vừa
giữ cho tủ có tuổi thọ cao hơn.
Theo các chuyên viên về điện lạnh, nên đặt tủ lạnh ở nơi thông thoáng, hạn
chế đặt vào những góc nhà chật hẹp, lưng và hai vách bên hông tủ lạnh phải
cách tường chí ít là 10cm để bảo đảm thoát nhiệt. Bởi nhiệt độ xung quanh
truyền vào tủ lạnh nhiều sẽ ảnh hưởng khả năng tản nhiệt, điện hao nhiều
hơn.
Khi thực phẩm trữ lạnh trong tủ không nhiều, nên điều chỉnh cấp độ làm
lạnh ở mức trung bình hoặc thấp sẽ tiết kiệm điện hơn. Người tiêu dùng nên
sử dụng một nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ lạnh: với buồng giữ lạnh, nhiệt độ
ở mức 7 – 8 độ C là đạt, không cần thiết điều chỉnh độ lạnh tối đa. Với ngăn
đông lạnh, điều chỉnh nhiệt độ ở mức -18 độ C thay cho -22 độ là vừa đủ.
Nếu thực phẩm trữ lạnh nhiều, khi cho vào tủ lạnh phải sắp xếp có tính toán,
chừa các khoảng cách để khí lạnh đối lưu, lượng điện hao tổn giảm xuống.
Không nên để thực phẩm bít kín “họng” thổi hơi lạnh ra hoặc chất quá nhiều
– ken kín các ngăn trong tủ. Các loại thịt, cá tươi sống… nên cho vào các
hộp bằng thép hoặc inox thay thế cho hộp nhựa, bởi tính dẫn lạnh của kim
loại nhanh hơn, thời gian làm lạnh rút ngắn, ít hao điện.
Hạn chế mở cửa tủ lạnh liên tục vì khi mở cửa không khí lạnh bên trong tủ
sẽ đối lưu rất nhanh với không khí nóng bên ngoài tủ, làm cho nhiệt độ trong
tủ cao lên. Khi đó, bộ phận làm lạnh phải tăng thời gian hoạt động gây hao
điện, về lâu dài sẽ dẫn đến hư hỏng tủ.
Cần vệ sinh tủ lạnh khoảng 2 – 3 tháng/lần để vi khuẩn, nấm mốc không có
điều kiện phát sinh. Lau chùi phần rìa cao su ở cửa tủ lạnh cẩn thận sẽ giúp
phần cao su giữ được độ bền, đóng khít khao, không thất thoát hơi lạnh


nhiều làm hao điện.
Điện năng cho chiếu sáng thường chiếm trên 20% tổng điện năng tiêu thụ,
hơn nữa đèn được sử dụng vào giờ cao điểm khi mà phụ tải đỉnh rất lớn
buộc hệ thống điện phải huy động toàn bộ công suất, do đó vấn đề chiếu
sáng hiệu quả và tiết kiệm điện cần được quan tâm.


Sau đây là những giải pháp chủ yếu:

Sử dụng các đèn có hiệu quả sáng (lumen/W) lớn nhất. Trong chiếu sáng
trong nhà các đèn huỳnh quang compact tiêu thụ điện năng chỉ bằng điện
năng của đèn sợi đốt khi có cùng quang thông, vì thế cần thay thế việc sử
dụng đèn sợi đốt bằng đèn compact. Cần thay thế đèn huỳnh quang T10-
40W bằng các đèn T8-36W và 32W.
Sử dụng bộ đèn với máng phản xạ tốt thích hợp với mục đích và địa điểm sử
dụng làm tăng hệ số sử dụng quang thông của đèn.
Sử dụng chấn lưu điện tử tiêu thụ công suất nhỏ và có hệ số công suất cao và
chấn lưu sắt từ tổn hao thấp. Sử dụng triệt để ánh sáng tự nhiên sẵn có.
Bạn nên quét vôi hoặc sơn lăn tường nhà bằng màu sáng bởi vì chỉ cần bật ít
đèn mà nhà vẫn sáng bởi tính tương phản của màu tường hoặc đồ vật trong
nhà. Do đó bạn sẽ giảm được lượng bóng đèn trong nhà. Bạn đừng quên tắt
đèn khi ra khỏi phòng, đây là biện pháp tiết kiệm điện mà không mất chi phí.

×