Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

CON ĐƯỜNG NGHỆ THUẬT CỦA HỌA SĨ MẠNH CƯỜNG pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.22 KB, 4 trang )

CON ĐƯỜNG NGHỆ THUẬT
CỦA HỌA SĨ MẠNH CƯỜNG

MẠNH CƯỜNG-Người với biển - sơn dầu

Họa sĩ Mạnh Cường đã có hơn 40 năm gắn bó với Hải Phòng. Thành
phố Cảng ồn ào tràn đầy nắng và gió biển, nhộn nhịp với những âm
thanh công nghiệp đã hút hồn người họa sĩ từ Hà Nội dành cả cuộc đời
neo đậu tại miền đất đầu sóng ngọn gió. Yêu biển, yêu con người đất
Cảng và ông cũng dã thành danh từ chính nơi đây.
Năm 1966 tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội, Mạnh Cường về nhận
công tác tại Sở Văn hóa Thông tin Hải Phòng và trở thành người cùng
thời với các họa sĩ: Tố Mỹ, Trịnh Lâm, Trần Văn Thọ, Trần Anh Giao,
Trần Anh Vinh, Trần Đình Diệu, Khắc Nghi, Kim Thanh. Mỗi người
một vị trí công việc nhưng đều chung không khí lao động nghệ thuật-
sáng tác tranh mỹ thuật, tranh cổ động để phục vụ sản xuất và chiến
đấu. Ông vào nhà máy, công trường để tìm đến những dáng vẻ của
công nghiệp, và đi thực tế sáng tác nơi đảo xa như: Cát Bà, Cô Tô. Từ
các bà mẹ đến người chiến sĩ, từ chị công nhân đến các em bé đều là
những nhân vật trong tranh của ông. Những ký họa, những mảng màu,
nét vẽ cùng với những giọt mồ hôi đổ xuống mặt giấy vẽ, với bao hy
vọng tìm ra một vẻ đẹp mang đầy chất hội họa.
Nhưng rồi ông bỗng nhận ra những bức vẽ của mình chưa thoát kh
ỏi sự
nệ thực, chỉ dừng lại ở “ghi chép” thiên nhiên, sự vật, mà hội họa cần
một sáng tạo được phản chiếu qua lăng kính tư duy của người nghệ sĩ.
Thất vọng, ông tự hủy hết đống tranh từ bao năm để tìm đến một cái
nhìn khác, một cái nhìn khái quát đầy tính hội họa theo đúng nghĩa của
nó.
Mỗi khi tìm thấy cấu tứ để xây dựng một đề tài cho tác phẩm. Ông
thường trăn trở bỏ ra nhiều thời gian tìm hình, xây dựng bố cục cùng


với các mảng màu nóng lạnh, đan xen, hài hòa giữa nét và hình được
cân đối theo qui luật của thị giác, từ đó tạo ra được những bút pháp
khoáng hoạt, bố cục chặt chẽ khiến cho các tác phẩm của ông hàm ch
ứa
một phẩm chất nghệ thuật hiện thực pha chất lãng m
ạn đầy ắp cảm xúc.
Ông vẽ về quê hương, con người, thành phố, biển cả Tất cả đều được
thi vị hóa theo cách nhìn của ông, diễn giải cho một mối quan hệ con
người với thiên nhiên, con người với con người thấm đẫm tính nhân
văn và đó cũng là cái tâm, cái tình trong ông được trải rộng trong mỗi
tác phẩm của ông.
Trong những năm 90 của thế kỷ trước, ngoài công việc của một Giám
đốc Trung tâm triển lãm Mỹ thuật thành phố, ông đã tổ chức và cùng
tham gia nhiều cuộc triển lãm ở Hải Phòng và toàn quốc. Ông tổ chức
thành công triển lãm mỹ thuật Hải Phòng tại Thủ đô Hà Nội năm 2000.
Và cũng ở thời điểm này, hòa cùng với phong trào mỹ thuật của thành
phố, với cương vị Hội trưởng Hội Mỹ thuật Hải Phòng, ông đã cho ra
đời nhiều tác phẩm sơn dầu, sơn mài khổ lớn đư
ợc công chúng biết đến
như: Trăng Tam Bạc, Quán hoa mùa xuân, Chiều quê, Bộ đội hải đảo,
Dũng sĩ Cát Bi, Trước giờ ra khơi, Làng chài cổ, Giấc mơ cá, Tuổi hai
mươi, Thợ trẻ, Định canh định cư , Người với biển Năm 1997 ông
triển lãm cá nhân tại Hà Nội. Mạnh Cường đã đoạt nhiều giải thưởng
trong các cuộc triển lãm khu vực đồng bằng sông Hồng từ năm 1996
đến năm 1999, giải thưởng văn học nghệ thuật mang tên Nguyễn Bỉnh
Khiêm của Hải Phòng năm 1995, 1997, 1998. Ông là một trong bốn
họa sĩ Hải Phòng có tranh được tuyển chọn vào sách Mỹ thuật Việt
Nam thế kỷ 20.
Sự đam mê nghề nghiệp, khát vọng sáng tạo khiến ông tìm đến những
sáng tác điêu khắc tượng đài mang tính lịch sử truyền thống. Ông đã

cùng Phú Cường (Hà Nội) đoạt 2 giải Nhất cuộc thi Mẫu tượng đài: N

tướng Lê Chân cao 7 mét được dựng tại trung tâm thành phố năm 2000
và mẫu tượng đài danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm được dựng
tại Thư viện Hải Phòng. Đó là hai công trình tượng đài mang tính tư
tưởng và tính nghệ thuật cao, là niềm tự hào của người Hải Phòng.
Họa sĩ Mạnh Cường đã ra đi vào cõi vĩnh hằng, để lại bao sự thương
yêu, tiếc nhớ cho đồng nghiệp và người yêu tranh tượng. Những tác
phẩm của ông, hình ảnh của ông vẫn còn lưu l
ại với đời. Xin cho những
trang viết trên là những nén hương thắp lên nỗi niềm của các họa sĩ đất
Cảng tưởng nhớ ông.
Quang Ngọc


×