Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

TIẾNG VỌNG TỪ VẺ ĐẸP QUA TUYỂN TẬP TRANH NGÔ VĂN CAO pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.5 KB, 5 trang )

TIẾNG VỌNG TỪ VẺ ĐẸP
QUA TUYỂN TẬP TRANH
NGÔ VĂN CAO








Tranh Ngô Văn Cao đã mở ra
đầy triển vọng. ở đấy, ta nghe thấy tiếng vọng của con người trong
cuộc sống đầy tâm trạng
Nghệ thuật là hình tượng qua tư duy sáng tạo của người nghệ sĩ, không

NGÔ VĂN CAO-Đồng điệu - sơn
dầu
phải là hình họa đơn thuần theo nghĩa trường quy, kinh điển.
Nghệ thuật còn là quan niệm, khái niệm, không phải là cách nhìn trực
ảnh, trực giác.
Nghệ thuật vì vậy còn vượt ra ngoài cả sự phản ảnh. Nó giống như
những hồi ức hay những giấc mơ đầy tính tưởng tượng, lãng mạn của
người nghệ sĩ. Và nhờ tính lãng mạn, sức tưởng tượng, cộng với tài
năng thể hiện thì nghệ thuật mới đạt tới đỉnh cao của sự thành công.
Tranh Ngô Văn Cao đã mở ra đầy triển vọng. ở đấy, ta nghe thấy tiếng
vọng của con người trong cuộc sống đầy tâm trạng: Tiếng vọng, Mùa
xuân, Bè bạn, Đất và lửa, Sen tàn, Thanh âm một ngày mới, Ký ức
người Hà Nội, Những dấu chân tròn, Đất lành, Hạnh phúc, Ngược
dòng, Suy tư Đằng sau những cái tên ấy, biết bao vui buồn mà người
họa sĩ đã lý giải, nói giùm, hay tự bạch về mình? Tác giả đã vươn tới


cái đẹp nghệ thuật giàu Tâm - Tưởng, hiểu theo nghĩa nội hàm của 2
thuật ngữ Tâm hồn và Tư tưởng.
Tranh Ngô Văn Cao nổi bật 3 yếu tố: Hình - Màu - Chất liệu. H
ình tinh
giản, cách điệu cao, giàu tính khái quát hóa. Màu giàu cung bậc, giàu
sắc độ. Chất liệu biến hóa, kỹ thuật chắc tay trong điều hòa. Tôi th
ực sự
bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp của tranh Ngô Văn Cao. Ông đã bộc lộ những
tâm trạng vui buồn trong cuộc sống qua cái đẹp nghệ thuật.
Tác phẩm của ông giống như một dòng sông luôn vận hành để hợp lưu
cùng biển cả. Nhà văn Mỹ H.Thoreau đã nói: “Cuộc đời con người lúc
nào cũng phải giống như một dòng sông đang chảy. Vẫn một dòng
sông ấy, nhưng nước thì luôn đổi mới”. Hội họa của Ngô Văn Cao rất
trẻ, đầy sức sống, vì nó luôn vận hành, luôn tiếp thu những yếu tố mới
của vẻ đẹp hiện đại.
Trần Thức


TÔI VẼ BỨC TRANH "CHA TRUYỀN CON NỐI"
Giữa năm 1967, đế Quốc Mỹ ngày đêm điên
cuồng bắn phá hai miền nước ta. Hồ Chủ Tịch ra
lệnh tổng động viên, dồn hết trí lực vào công cu
ộc
kháng chiến thần thánh của dân tộc. Hàng ngàn
vạn thanh niên ở miền Bắc đã lên đường v
ào Nam
quyết cùng quân dân cả nước đánh thắng giặc Mỹ
xâm lược.
Ngày đó, vì yêu cầu công tác, tôi phải ở lại địa
phương làm việc. Nhưng hàng ngày, hàng giờ

chứng kiến cảnh giặc Mỹ đánh phá qu
ê hương, tôi
cũng không thể ngồi yên mà luôn nghĩ phải làm
một việc gì đó đóng góp và động viên cho công
cuộc kháng chiến của dân tộc. Thế là bằng ngòi
bút và bảng màu của mình, tôi đã sáng tác k
ịp thời
hàng chục bức tranh cổ động, nổi bật là b
ức Tất cả
cho tiền tuyến. Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm
lược, Sức mạnh nhân dân vô địch đặc biệt là b
ức
tranh Cha truyền con nối.
Cha truyền con nối là một cái mốc trong cuộc đời nghệ thuật của tôi.
Tôi còn nhớ ngày đó, hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân đoàn kết quyết

CHA TRUYỀN
CON NỐI-Tranh
cổ động của Phạm
Giang
tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát đã
sáng tác một ca khúc nổi tiếng của mình. Trong bài hát, tôi rất tâm đắc
với đoạn: “Như tiếng sấm vang rền, như tiếng sấm vang rền lời Bác
gọi, lời cha truyền con nối? “.
Cứ như thế hàng ngày tôi nhâm nhi những ý tứ đó và nó hình thành
trong đầu tôi, thế là tác ph
ẩm Cha truyền con nối ra đời. Trong tranh tôi
bố cục ba nhân vật. Trên cùng là một ông già quắc thước, tay cầm gậy
tầm vông (vũ khí điển hình cho cuộc kháng chiến của người Nam Bộ).
Tiếp theo phía dưới là chân dung người phụ nữ quàng khăn rằn, điển

hình cho vẻ đẹp của người con gái miền Nam với vẻ mặt hiền dịu
nhưng cương quyết khi đối mặt với kẻ thù. Điểm nổi bật được hiện tr
ên
đôi tay, hàng ngày mềm mại với việc nhà, nhưng khi có giặc đến cũng
sẵn sàng chắc tay súng. Nhân vật thứ ba là hình ảnh của học sinh miền
Bắc hồi bấy giờ, đầu đội mũ rơm, tay cắp cặp đi học. Hình ảnh ba nhân
vật ấy được thể hiện như một bức tượng đài cao vút tượng trưng cho
khối đại đoàn kết toàn dân từ đời ông đến đời cha và con cháu kế tiếp
nhau quyết tâm giành lấy độc lập cho dân tộc.
Phạm Giang

×