Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Khi học viên là người lớn doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.08 KB, 4 trang )

Khi học viên là người lớn
Khi những học viên lớn tuổi đến lớp học tiếng, họ luôn tự ti rằng họ đã
quá “già” để có thể học tốt. Nhưng nếu họ đã từng đi học thì bây giờ họ
đang sở hữu những điều kiện học tiếng thuận lợi hơn rất nhiều so với 5
hay 10 năm trước, khi họ còn là những cô cậu học trò.
Những học viên lớn tuổi luôn mang đến lớp những gì mà họ đã trải
nghiệm trong thực tế. Ngôn ngữ lại luôn phát triển và hoàn thiện theo
những yêu cầu muôn màu muôn vẻ của cuộc sống con người. Bởi vậy,
những kỹ năng đã được tôi rèn trong thực tế giúp ích rất nhiều trong việc
học ngoại ngữ. Không những thế, những học viên lớn tuổi luôn có mục tiêu
học tập rõ ràng và cụ thể. Họ không đến lớp để đạt những thành tích cao
trong trong học tập mà họ cần học thứ tiếng đó “hôm nay” là vì công việc
“ngày mai”. Đây là những ưu thế mà không phải học viên trẻ nào cũng có
được. Tuy nhiên sử dụng chúng như thế nào cho hiệu quả lại không phải là
vấn đề đơn giản. Sau đây là một số khó khăn khi bạn dạy những học viên là
người lớn.
Khó khăn đầu tiên là những học viên lớn tuổi thường rất bận rộn vì họ
vừa đi học vừa đi làm. Một số người đã lập gia đình còn phải chăm lo cho
gia đình, người thân. Vì thế, giáo viên hiếm khi giao bài tập về nhà vì nghĩ
rằng có giao thì học viên cũng khó mà hoàn thành được. Nhưng việc học
ngoại ngữ đối với người lớn không thể tự nhiên diễn ra mà không cần bất cứ
sự đầu tư nào từ người học. Bởi vậy, bài tập về nhà là một cách tạo áp lực
thúc đẩy học viên trong quá trình học tiếng. Thử yêu cầu học viên của bạn
dành 15 phút mỗi ngày để tự học. Giao bài tập về nhà đều đặn và đưa ra đáp
án vào đầu buổi học tiếp theo. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng hầu hết học
viên đều sẵn lòng thậm chí vui vẻ hoàn thành bài tập về nhà. Đương nhiên,
song song với việc đưa ra những yêu cầu cao đối với học viên (như sắp xếp
thời gian làm bài tập về nhà khi lịch làm việc kín đặc) giáo viên cũng cần
hướng dẫn và động viên họ một cách kịp thời và thích đáng. Đến sớm trước
giờ dạy nửa tiếng để giải đáp những thắc mắc của học viên, khuyến khích họ
hỏi bạn mỗi khi có vướng mắc trong học tập và khi trả bài tập đã được chữa


hãy đảm bảo bạn đã giảng giải cho từng học viên những vấn đề họ đang gặp
phải. Bạn sẽ bất ngờ với những tiến bộ trông thấy của học viên.
Vấn đề thứ hai thường nảy sinh khi dạy người lớn là việc học viên
không biết cách học thế nào là hiệu quả. Chẳng hạn, có những học viên
lớn tuổi phàn nàn rằng họ đã thử xem chương trình truyền hình hay nghe đài
phát thanh bằng tiếng Anh nhưng không thấy có tiến bộ gì trong việc học
tiếng. Điều họ cần là phương pháp học thật sự hiệu quả. Vì thế, hãy giới
thiệu cho họ những phương pháp tự học từ kinh nghiệm của chính bản thân
bạn, một người đã từng học và bây giờ đang dạy ngoại ngữ. Ví dụ:
1) Đọc to một bài khoá một cách chậm rãi, tốt nhất là sau khi được nghe
băng đọc mẫu: Đọc to và chậm khiến người học phải phát âm rõ từng từ và
nhờ đó làm bộ phận phát âm trở nên linh hoạt hơn. Còn đọc sau khi nghe
băng mẫu sẽ giúp học viên bắt chước phát âm chuẩn của từng từ. Theo một
số nghiên cứu gần đây, thì việc đọc to một bài khoá giúp người học có khái
niệm chung nhất về cách phát âm tự nhiên của ngôn ngữ và giúp họ nắm
được rất nhiều cấu trúc cần thiết khi nói và viết tiếng Anh.
2) Tìm những tài liệu học phù hợp với trình độ hiện tại: Những nguồn tài
liệu cao hơn trình độ học viên (như những bộ phim, chương trình truyền
hình hay phát thanh do người bản xứ thực hiện ) sẽ rất khó hiếu đối với
những người mới bắt đầu nên không mấy hiệu quả. Giáo trình mà học viên
đang sử dụng trong khoá học cung cấp những ngữ liệu ngôn ngữ phù hợp
với trình độ của họ. Tận dụng chúng thay vì xếp xó sau khi học xong sẽ giúp
họ tiến bộ hơn trong quá trình học tiếng. Ngoài ra, những tài liệu học tiếng
có trình độ tương đương trong thư viện hay ngoài hiệu sách cũng rất hữu ích.
3) Viết nhật ký bằng tiếng Anh: Đây là một cách đơn giản, kinh tế mà lại
hết sức hiệu quả để luyện tập tiếng Anh. Dù vốn tiếng Anh của bạn chỉ mới
có những từ và cấu trúc cơ bản và đơn giản nhưng nó giúp bạn có ý thức áp
dụng những từ đã học vào thực tế cũng như hình thành thói quen dùng tiếng
Anh một cách tự nhiên.
Khi luyện tập kỹ năng nói, những học viên lớn tuổi thường rất ngại nói

trước đông người. Và mặc dù giáo viên hết lời động viên nhưng họ vẫn
không mở miệng. Lúc này hãy tổ chức những hoạt động mà khi tham gia họ
sẽ phải rời khỏi chỗ ngồi và đứng trước mọi người. Hãy chia họ thành nhiều
nhóm mà bạn là một thành viên. Bạn sẽ thấy lớp học ngay lập tức trở nên sôi
nổi và học viên cảm thấy thoải mái vì được đi lại và trực tiếp nói chuyện với
nhau.
Một vấn đề khác mà giáo viên thường gặp khi bắt đầu dạy lớp người
lớn là hầu hết học viên đều mang theo kim từ điển. Bất cứ khi nào đọc
một bài viết tiếng Anh trên lớp là họ lại lấy máy và tra nghĩa từng từ nên
việc đọc diễn ra rất chậm chạp mà lại không hề hiệu quả. Là một giáo viên
bạn hiểu rằng việc đọc từng từ không chỉ làm giảm tốc độ đọc mà còn ảnh
hưởng đến việc hiểu ý nghĩa toàn bài. Đề nghị học viên cất máy đi thì không
có mấy tác dụng vì họ lại cảm thấy bất an khi không hiểu nghĩa của từng từ.
Nhưng có một biện pháp rất đơn giản và hiệu quả để giải quyết vấn đề. Hãy
hạn chế thời gian đọc của học viên (khoảng 15 – 20 phút) sau đó yêu cầu họ
thảo luận theo nhóm những câu hỏi liên quan tới bài đọc trên bảng. Đừng chỉ
đơn giản hỏi ý chính của từng đoạn mà hãy yêu cầu họ tóm tắt những cách
giải quyết vấn đề trong bài có liên quan đến những kỹ năng cần thiết trong
cuộc sống (như những điều nên và không nên làm khi đi phỏng vấn, những
cách hiệu quả để bắt chuyện .v.v…). Những học viên sẽ thấy chúng cực kỳ
hữu ích trong thực tế. Một khi họ nhận ra rằng họ có thể tận dụng được bài
khoá mà không cần phải biết tất cả các từ trong bài, họ sẽ bớt ỷ lại vào từ
điển. Không những thế, thông qua những hoạt động như thế học viên sẽ đạt
được những tiến bộ nhất định trong việc nâng cao tốc độ đọc cũng như các
kỹ năng tóm lược ý trong bài

×