Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

CÁC HÌNH VẼ PHẬT GIÁO CỔ ĐẠI TẠI HANG BAMIYAN, AFGANISTAN ĐÃ CHO THẤY SƠN DẦU CÓ NGUỒN GỐC TỪ CHÂU Á CHỨ KHÔNG PHẢI CHÂU ÂU NHƯ NGƯỜI TA VẪN NGHĨ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.36 KB, 3 trang )

CÁC HÌNH VẼ PHẬT GIÁO CỔ ĐẠI TẠI HANG
BAMIYAN, AFGANISTAN ĐÃ CHO THẤY SƠN DẦU CÓ
NGUỒN GỐC TỪ CHÂU Á CHỨ KHÔNG PHẢI CHÂU ÂU
NHƯ NGƯỜI TA VẪN NGHĨ
Vào năm 2001, cả thế giới thực
sự bàng hoàng khi Taliban phá
hủy 2 bức tượng phật khổng lồ
tại Bamiyan, Afganistan cùng
những hang đá với những hình
vẽ vô cùng đặc biệt được vẽ vào
khoảng thể kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 9 sau công nguyên. Tuy nhiên, sau
cuộc tàn phá, các nhà khoa học mới có cơ hội khám phá ra rằng, các
bức tranh ở đây được vẽ bằng công nghệ sơn dầu mà chỉ hàng trăm
năm sau mới được tìm ra tại Châu Âu. Các kết luận qua thí nghiêm b
ức
xạ đã được công bố trên tạp chí Analytical Atomic Spectrometry.
Trong các sách lịch sử và nghệ thuật Châu Âu, tranh sơn dầu ra đời v
ào
thế kỷ 15 tại Châu Âu. Nhưng các nhà khoa học từ Viện nghiên cứu
văn hóa quốc gia (Nhật Bản), Trung tâm nghiên cứu và phục hồi bảo
tàng (Pháp), Viện bảo tồn Getty (Mỹ) và ESRF g
ần đây lại cho rằng: họ
tìm thấy những mẫu sơn dầu tương t
ự tại hang Bamiyan. Trong các bức
vẽ vào khoảng thế kỷ thứ 7, hình Đức phật với áo cà sa ngồi trên một
đài những bàn tay và tạo vật thần thoại. 12 trong số 50 hang được tìm
thấy với tranh sơn dầu, một thứ dầu có lẽ được làm từ cây óc chó và
cây thuốc phiện.
Bằng các công nghệ tăng tốc điện tử, hồng ngoại và công nghệ phân
tích quang phổ, các nhà khoa học vô cùng ngạc nhiên khi bi
ết rằng: các


bức tranh được vẽ với nhiều tầng rất mỏng chồng chất lên nhau. Tuy
nhiên, màu vẽ ở đây là sự trộn lẫn giữa chất màu vô cơ và hữu cơ cho
nên việc sử dụng một trong những dụng cụ tăng tốc điện tử lớn nhất
trên thế giới là chưa đủ mà cần sử dụng nhiều kỹ thuật khác để nghiên
cứu một cách đầy đủ các bức tranh.
Và kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng: màu vẽ cũng như chất gắn kết
có thành phần vô cùng đa dạng. Ngoài lớp vẽ bằng dầu, các nhà khoa
học còn tìm thấy những lớp bằng nhựa cây, protein, keo và đôi khi là
một lớp nhựa bóng như sơn dầu. Các lớp bằng protein có thể đường
làm với lớp keo từ da hay trứng. Bên trong những lớp màu vẽ, các nhà
khoa học còn tìm thấy một hợp chất được sử dụng rất nhiều, một hợp
chất từ xưa đến nay không chỉ được sử dụng trong hội họa mà còn
trong công nghệ làm đẹp như là một chất làm trắng da. Đó là chì
cacbonat.
Có thể nói rằng: “ Đây là những bằng chứng rõ ràng nhất về tranh sơn
dầu, mặc dù dầu khô đã được sử dụng trong y học cũng như làm đẹp
bởi người La Mã và Ai Cập cổ” - Yoko Taniguchi, trưởng nhóm nghi
ên
cứu.
Nh
ững bức tranh này có lẽ là tác phẩm của những nghệ sỹ đã chu du
trên con đường tơ lụa, con đường thông thương giữa Trung Quốc,
xuyên qua sa mạc trung á đến Tây á. Mặc dù vậy, vì mội vài lý do
chính trị cho nên hoạt động nghiên cứu về những bức vẽ tại khu vực
Trung á là không nhiều và gặp không ít khó khăn.
“ Chúng tôi đã rất may mắn khi có cơ hội tham gia vào d
ự án bảo tồn di
sản thế giới tại Bamiyan. Và cũng hy vọng rằng những nghiên cứu
trong hiện tại và tương lai sẽ cung cấp những hiểu biết sâu hơn về kỹ
thuật hội họa dọc theo con đường tơ lụa và vùng Âu- á”- Taniguchi.



×