Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

DANH HOẠ RENOIR VƯỢT LÊN BỆNH TẬT docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.97 KB, 4 trang )

DANH HOẠ RENOIR VƯỢT
LÊN BỆNH TẬT
Không mấy ai biết được rằng Pierre
Auguste Renoir, một trong những họa sĩ
vĩ đại nhất thuộc trường phái ấn tư
ợng, bị
mắc chứng viêm khớp rất nặng. Các nhà
khoa học hiện đại cho rằng ngành y học
bị thiệt thòi lớn vì không kịp thời chú ý
tới những phương pháp riêng bi
ệt của tâm
- vật lý trị liệu, những phương pháp này
đã được nhà danh họa Pháp áp dụng một
cách trực cảm trong cuộc chiến đấu với
căn bệnh hiểm nghèo. Renoir có thể hoàn
toàn được xếp vào số những người đặt
nền móng cho khoa học về bệnh khớp.
Renoir mắc chứng bệnh này ở tuổi sáu
mươi, khi ông đang trên đỉnh vinh quang và sức sáng tạo đang trong
thời kỳ sung mãn.
Căn cứ vào những tấm ảnh, ta có thể theo dõi sự tiến triển của bệnh và
đánh giá được sức tàn phá của chứng viêm khớp: ở tuổi 55, thấy rõ

Renoir- Thiếu nữ - sơn dầu
những khớp ngón tay của Renoir bị sưng tấy lên. Sau 5 năm, các ngón
tay của ông càng đau nhức, nhưng họa sĩ vẫn có thể nắm cái tẩu trong
tay. Sau đó bệnh bắt đầu tăng nhanh: ở tuổi 62 ông cầm điếu thuốc lá
rất khó khăn. Chẳng mấy chốc đã xuất hiện sự cứng khớp ở vai bên
phải và sự teo một phần gân duỗi của các ngón tay và cổ tay. Điều đó
đã gây khó khăn cho sự cử động của các ngón. Tuy vậy, họa sĩ vẫn
sáng tác được hơn 400 họa phẩm.


Dần dần bệnh lan xuống bàn chân. ở tuổi 60, Renoir đã ph
ải chống can,
năm 68 tuổi, ông chỉ có thế đi lại bằng cách tì vào hai cây gậy. Năm 71
tuổi ông bị đột quỵ (có lẽ do bệnh viêm khớp đã “tiến đến” vùng c
ổ của
cột sống). Từ lúc đó, họa sĩ bị cột chặt vào chiếc xe đẩy của người tàn
phế. Nhưng ông vẫn vẽ cho đến giây phút cuối cùng
Trong những năm đầu bị bệnh khi họa sĩ sống ở Monmarte, bác sĩ
Juneart cho ông uống thuốc nhuận tràng và thuốc hạ sốt, tức là những
thứ thuốc thông thường vào thời gian đó được tất cả các bác sĩ kê đơn
cho các bệnh nhân có những triệu chứng tương tự. Không tin tưởng
mấy vào những thứ thuốc ấy, Renoir thiên về các bài luyện tập cơ thể.
Ông không đi bộ như các bác sĩ ép buộc mà tập thể dục cho đôi tay để
rèn luyện bàn tay và các ngón ấy. “Ông thích chơi bóng, thậm chí sáng
nào cũng đánh ky 10 phút trước khi vào xưởng vẽ làm việc”. Người
con trai thứ của Renoir đã viết về cha mình. Ông thích chơi bi-a bởi lẽ
môn này buộc ông phải chấp nhận những tư thế không tự nhiên. Sau
một, hai ván, ông thấy rất khoan khoái, dễ chịu.
Renoir nặn tượng, làm điêu khắc và làm gốm hoàn toàn theo trực cảm.
Dần dà ông thậm chí còn trang bị cả một xưởng gốm. Bấy giờ lợi ích
của các trẻ chơi và các bài luyện tập cơ thể đối với việc rèn luyện các
khớp là hết sức rõ ràng, ở khắp mọi nơi, những bài tập này được chỉ
định cho những người mắc bệnh thấp khớp. Còn hồi đó, điều này còn
quý hơn nữa bởi lẽ nó đã cho phép nhà họa sĩ thiên tài ti
ếp tục sáng tạo.
Việc điều trị ở các khu an dưỡng có nguồn nước khoáng nổi tiếng, khí
hậu ấm áp và ôn hoà của miền nam nước Pháp đã có tác dụng tốt đối
với Renoir. Lúc đầu ông đến đó vào những ngày nghỉ cùng với các gia
đình của Monet và Cezanne. Sau đó ông mua một trang trại lớn ở
Cansurmer gần Nise và dọn đến đấy.

Bệnh tật đã ảnh hưởng nhiều đến kỹ thuật và bút pháp của nhà danh
họa và buộc ông phải thay đổi cách vẽ. Khi ông không còn có thể cầm
bảng màu trong tay được nữa thì thoạt tiên ông kẹp nó giữa hai đầu gối
và mép giá vẽ. Sau đó ông nhờ buộc nó vào tay tựa của xe đẩy. Dần
dần ông rất khó cầm bút vẽ. Vợ ông, con trai hoặc ngư
ời mẫu phải buộc
bút vào tay họa sĩ. Cuối cùng Renoir đã thích nghi với cách giữ bút
bằng mu bàn tay và đưa những nét ngắn.
Chứng cứng khớp ở vai phải đã buộc ông chỉ vẽ những bức tranh nhỏ
khổ 30x30cm. Muốn vẽ những bức tranh cỡ lớn, ông phải di chuyển
toàn thân.
Bệnh tật đã khiến Renoir sáng chế ra tấm vải vẽ di động. Nó đư
ợc buộc
vào hai rulô bằng gỗ, chúng chuyển động được là nhờ hai bánh xe răng
cưa được nối với nhau bằng sợi dây xích xe đạp và đư
ợc quay bằng tay.
Điều đó cho phép xê dịch tấm vải vẽ theo chiều dọc. Nhờ cái thiết bị
thông minh ấy mà thế giới được chiêm ngưỡng kiệt tác Những người
đàn bà tắm của hoạ sĩ.
Hiện nay các bác sĩ thường khuyên các bệnh nhân nên làm công việc
mình ưa thích và có hứng thú như là phương pháp tâm lý trị liệu. Cách
đây hơn một thế kỷ, nhà danh họa Renoir đã nhận thức được rằng hội
họa đối với ông là một thứ thuốc tốt nhất. Ban đầu, khi không ngủ đư
ợc
vì đau đớn, ông cắn răng chịu đựng và lại lao vào vẽ. Ông vừa làm vi
ệc
vừa hát những giai điệu ưa thích trong các vở opera và khắc phục được
sự hành hạ của bệnh tật. Lòng yêu mến của bạn bè, sự quan tâm chăm
sóc của thân nhân cũng nâng đỡ ông rất nhiều trong cuộc chiến đấu với
căn bệnh viêm khớp. Và ông thấy mình là người hạnh phúc.

Lê Sơn

×