Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

LOUVRE BẢO TÀNG MỸ THUẬT LỚN NHẤT THẾ GIỚI pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.33 KB, 11 trang )

LOUVRE BẢO TÀNG MỸ
THU
ẬT LỚN NHẤT THẾ GIỚI
Một trong các bảo tàng lớn và
đẹp nhất thế giới là bảo tàng
Louvre ở thủ đô Paris nước
Pháp. Đây vốn là một cung điện
hoàng gia, đã tồn tại hơn 800
tuổi đời chứng kiến nhiều đổi
thay trong đời sống nước Pháp.
Các vị vua và hoàng đế từ
Philippe II Auguste t
ới Napoleon
III đều đã để lại dấu ấn ở cung
điện này.
Tiền thân của bảo tàng Louvre là một pháo đài đã được vua Philippe II
Auguste (1165 - 1223) xây dựng vào năm 1190 để bảo vệ Paris khỏi
những cuộc tấn công của quân Viking, năm 1546 dưới thời vua
Francois I (1494 - 1547) nó đã bị phá hủy, và được kiến trúc sư Pierre
Lescot và nhà thiết kế Jean Goujon xây dựng lại thành một cung điện
nguy nga kiểu Phục Hưng. Móng của tòa thành cũ hiện nay đang được
để ở phòng Salle des Cariatides hay Cột và tượng. Năm 1564, nữ ho
àng
Catherin de Medicis (1573 - 1642) đã lệnh cho kiến trúc sư Philibert

phút cuối của phủ nhân Darias
Delorme xây bên cạnh cung điện Louvre một tiểu cung gọi là điện
Tuileries. Sau khi lên ngôi, vua Henri IV (1553 - 1610) đã nối vào giữa
Louvre và Tuileries một số tòa nhà mà nổi bật nhất là phòng tranh lớn
Grande Galerie dọc theo bờ sông Seine. Đức vua đã mời các nghệ sĩ
đến ở và làm việc tại Louvre, truyền thống này kéo dài t


ới 200 năm cho
đến thời hoàng đế Napoleon Bonerpart (1769 - 1821) thì m
ới chấm dứt.
Đến thời vua Louis XIII (1610 - 1643), Louvre có thêm chái Denon ở
phía nam, và chái Richelieu (tên của hồng y giáo chủ Richelieu) phía
bắc làm bộ tài chính; thời vua Louis XIV (1638 - 1643) có chái Sully
(tên ngài bộ trưởng của Henry IV) và quảng trường lớn Cour Carree
phía đông. Năm 1682, khi vua Louis XIV chuyển triều đình tới cung
điện Versailles thì Louvre đã bị bỏ trống. Đầu thế kỷ 19, cung điện đã
sống lại khi hoàng đế Napoleon Bonerpart tổ chức tại đây Hôn lễ với
Hoàng hậu Marie-Louise. Sau Cách mạng Pháp 1789, Napoleon I đến
Napoleon III đã sống ở Tuileries và dùng Louvre làm văn phòng. Vào
ngày 08/11/1793, hoàng đế đã cho sang sửa một phần Louvre thành b
ảo
tàng với 2.400 báu vật mở cửa đón khách. Năm 1871, Công xã Paris
nổi lên và đốt cháy Tuileries, từ đấy Louvre đã là cung điện duy nhất
còn tồn tại và tới nay trải dài từ Khải hoàn môn Carousel đi về phía tây
qua công viên Tuileries, quảng trường Concorde và Quảng trường
Charles de Gaulle. Bảo tàng Louvre hiện có diện tích là 400.000 mét
vuông, gồm 60.000 mét vuông trưng bày
Mặc dù nhiều vị vua đã sống ở Louvre song gần như chưa ai từng thật
sự yêu thích Louvre. Vua Francois I thường xuyên tới ở lâu đài xinh
đẹp Chambord và Clos-Luce - nơi ông thường xuyên tiệc tùng vui vẻ
với danh họa thiên tài người Italia Leonardo da Vinci và nhiều lần đư
ợc
họa sĩ tặng tranh làm kỷ niệm trong đó có bức tranh Nàng Mona Lisa.
Vua Louis XIV cũng thường xuyên lui tới cung điện Versailles do hồi
nhỏ đã mấy lần bị hú vía bởi các cuộc khởi nghĩa ở Paris. Chỉ có vua
Henry IV thật sự yêu nơi này, song thời gian ông ở Louvre rất ngắn
ngủi bởi đã bị một nhà sư điên đâm chết ngay bên ngoài cổng vào cung

điện. Gợi nhớ nhất về đức vua cũng là cái nổi bật cho cung điện L
ouvre
chính là Phòng tranh lớn Grande Galerie, cùng với ý tưởng thú vị cho
phép các nghệ sĩ có thể sống ở Louvre. Nhờ ông mà tất cả mọi giới từ
nghệ sĩ, thương nhân, người làm vườn, gái làng chơi, lao công đều có
thể qua lại.
Cuối thập niên 90, Louvre cũng có nhiều đổi mới mà lớn nhất là dự án
Đại Louvre của tổng thống Francois Mitterrand, xây dựng kim tự tháp
Louvre do kiến trúc sư người Mỹ - Trung Ieo Ming Pei thiết kế. Năm
1989, trên sân chính của bảo tàng đã xuất hiện kim tự tháp pha lê cao
21 mét, và nay là nơi du khách chơi đùa với những đàn chim câu hiền
lành. Kim tự tháp được thiết kế làm cổng chính vào bảo tàng giống nh
ư
một con tàu với cánh buồm vươn cao lộng gió và đẹp nhất vào đêm
trong ánh đèn vàng rực rỡ. Kim tự tháp đã đem lại vẻ hoàn mỹ, cũng
như sự dẫn dắt khoa học với ba lối đi từ tiền sảnh tới các phần khác
nhau của bảo tàng: Khu Denon là nơi tập trung khách du lịch đông
nhất. Khu Sully quy tụ nhiều bộ sưu tập, và khu Richelieu trưng bày
các tác phẩm mới.
Bảo tàng đang trưng bày tới 75 nghìn hiện vật trong đó có 6.000 họa
phẩm châu Âu từ thế kỷ XIII đến XIX, cùng các c
ổ vật đặt tại bảy phân
mục: Điêu khắc, Hội họa và Ngh
ệ thuật trang trí, Đồ họa Cổ Ai Cập, cổ
Đông phương, Hy Lạp, Etruscan, Cổ La Mã tuổi đời từ hơn 2.700 năm
tới nay. Ngoài mỹ thuật, bảo tàng cũng có nhiều triển lãm khác v
ề khảo
cổ, lịch sử, kiến trúc và đồ đạc từ thế kỷ 18.
Trong hàng nghìn bức họa vô giá, nổi bật là Nàng Mona Lisa, Đức mẹ
đồng trinh và Chúa hài đồng cùng thánh Anne và Đức mẹ đồng trinh

bên tảng đá của danh họa Italia Leonardo da Vinci (1452 - 1519), Buổi
hòa nhạc Champetre - họa sĩ Italia Tiziano Vecelli (Titian, 1488 -
1576), Tiệc cưới ở Cana - họa sĩ Italia Paolo Veronese (1528 - 1588),
Cái chết của Đức mẹ - họa sĩ Italia Michelangelo Merisi da Caravaggio
(1571 - 1610), Lễ đăng quang của Napoleon - họa sĩ Pháp Jacques
Louis David (1748 - 1825), Napoleon thăm những ngư
ời bị dịch ở Jaffa
- họa sĩ Pháp Baron Antoine-Jean Gros (1771 - 1835), Chiếc bè
Medusa - họa sĩ Pháp Theodor Gericault (1791 - 1824), Chân dung
Balthazar Castiglione - họa sĩ Italia Raffaello Sanzio (Raphael 1483 -
1520), Người đàn ông với chiếc găng tay - họa sĩ Italia Tiziano Vecelli
(Titian, 1488 - 1576), Gabrielle d’ Estrees - khuyết danh và của trường
phái Ecole de Fontainebleau, Nữ thần tự do trên chiến lũy - h
ọa sĩ Pháp
Victor-Eugene Delacroix (1798 - 1863),
Nàng Mona Lisa hay Nàng La Gioconda là một kiệt tác miêu tả một
thiếu nữ xinh đẹp với mốt cạo lông mày hồi xưa và nở một nụ cười bí
ẩn rất nhẹ nhàng làm cho khuôn mặt tươi tắn. Năm 1911, bức tranh đã
bị đánh cắp và năm 1913 lại được tìm thấy tại Florence. Sau 200 năm
tới bảo tàng Louvre, năm 2003 người ta đã giành một galery riêng -
phòng Salle des Etats, và một lớp kính chống đạn để bảo vệ và tôn bật
vẻ thanh tú, sự nổi tiếng của nàng Mona Lisa (khu Denon).
Buổi hòa nhạc Champetre ca ngợi thú điền viên qua một buổi dã ngoại.
Bức tranh rất chân thật và quyến rũ khi gắn vẻ đẹp ngắn ngủi của âm
nhạc với vẻ đáng yêu của phong cảnh với những cô gái đẹp như tiên n

mình trần (khu Denon).
Đám cưới ở Cana được xây dựng trên kinh thánh, với hình ảnh Đứa
chúa và Đức mẹ đồng trinh. Tại đây, Đức chúa đã thực hiện phép mầu
đầu tiên biến nước thành rượu. Tranh còn có một điểm vui là hình ảnh

một người đàn ông say rượu với đôi mắt tròn và sáng không biết vì lý
do gì mà ông ta cứ nhìn đăm đắm xuống ngang ngực người phụ nữ
đang buồn chán ở bên cạnh (khu Denon).
Cái chết của Đức Mẹ đã từng bị hội đồng thầy tu và các nữ tu chỉ trích
vì họa sĩ đã vẽ Đức mẹ mặc một chiếc váy đỏ chói, đi chân không hơn
thế còn trôi bồng bềnh. Song vì sự chân thật, sự đối nghịch giữa tối và
sáng, phong cách của ông đã ảnh hưởng tới nhiều thế hệ họa sĩ.
Caravaggio đã phải sống rất khốn khổ và mất tại bãi biển ở Porto
Ercole, để lại nhiều tuyệt tác (khu Denon).
Lễ đăng quang của Napoleon là một câu chuyện lịch sử, cho thấy, với
những nung nấu về Moscow, Napoleon đã thành hôn với nàng
Josephine de Beauharnais và tự xưng đế trong một lễ đăng quang hết
sức trang trọng. Hoàng đế trong dáng điệu của vị thần Dớt tối cao, còn
Josephine như một nữ thần xinh đẹp trong bộ áo cưới tinh khôi bằng
đăng ten đính kim cương quỳ dưới chân chồng để nhận thụ phong, xa
xa bên trái là những thiếu nữ xinh đẹp cũng trong tà áo trắng tinh hoan
hỉ. Lễ đăng quang diễn ra trong khung cảnh đông vui, lãng mạn, và là
một tuyên ngôn về tình yêu cũng như là một thoáng về thời trang xưa.
Đây cũng là một bức tranh lớn nhất của bảo tàng, dài 10 mét, rộng bảy
mét.
Hấp dẫn không kém và còn gợi nỗi sợ khủng khiếp là bức tranh
Napoleon thăm những người bị dịch ở Jaffa miêu tả vị hoàng đế trẻ
dừng chân tại một bệnh viện dựng tạm ở Cận Đông. Mặc dù tàn sát ít
hơn Hitler song Napoleon vẫn là niềm kinh sợ của nhiều người trước
khi ông bị trục xuất. Trong các chiến dịch của ông, chỉ tính riêng quân
lính Pháp đã có 1,7 triệu người bị bỏ xác ngoài sa trường và để lại
những câu chuyện huyền thoại trong các bức tranh treo ở khu Denon.
Chiếc bè Medusa lại là một câu chuyệt lịch sử khác buồn nhưng oanh
liệt, về con tàu chiến Medusa của Pháp bị đắm ngoài bờ biển Tây Phi
năm 1816, mang theo vài trăm người và thiếu thuyền cứu sinh. Khoảng

150 thủy thủ đã hợp nhau làm một chiếc bè trong điều kiện thiếu nước
và thức ăn. Công việc sắp xong thì viên thuyền trưởng bất tài và bè
đảng đã đến chiếm đoạt, một cuộc chiến xảy ra. Khi nghe tin này,
Theodor Gericault đã đến thăm nhà xác, nói chuyện với những người
sống sót thậm chí còn đóng một cái bè trong phòng vẽ, và đã dành một
năm để vẽ bức tranh. Đó là một bảng cáo trạng về sự phi nhân tính
được thể hiện bằng những sắc mầu của cái chết (khu Denon).
Được đánh giá cao bởi các chi tiết mang tính biểu tượng, bức tranh
Gabrielle d’ Estrees - Ecole de Fontainebleau, không chỉ là dừng lại ở
một họa phẩm về hai cô gái đang tắm sau khi nghịch bùn. Bên ph
ải bức
tranh là Gabrielle d , Estrees tình nhân của vua Henry IV đang được cô
em gái nhận định là đương mang thai v
ới cử chỉ rất gợi cảm lấy tay túm
núm vú của chị, và đằng xa là người hầu gái có lẽ là đang bận rộn khâu
tã cho đứa trẻ sơ sinh. Tranh theo phong cách cầu kỳ thuộc trường phái
Ecole de Fontainebleau (khu Richlieu).
Trong các tác phẩm điêu khắc cổ vật Hy La, nổi trội là bức tượng Nữ
thần chiến thắng Samothrace và Thần Vệ nữ Milo dỡ từ di tích ngôi
đền Parthenon. Bức tượng Nữ thần chiến thắng Samothrace với đôi
cánh cuồng phong đang ngả người ra phía trước khiến người xem có
cảm tượng về một nguồn năng lượng đang bị kìm hãm và nhớ đến
chiến thắng của những người Rhodia trước biển cách đây 2.190 năm
(khu Denon). Bức tượng Thần Vệ nữ Milo cao hơn ba mét và không có
tay lại gợi một câu hỏi khá vui: Nữ thần đã làm gì khi bà hãy còn tay
(khu Denon). Về tượng Cổ phương đông độc đáo nhất là loạt tượng Bò
đầu người, các nhà khảo cổ Pháp vào giữa thế kỷ 19 đã đào được cung
điện của vua Assyria Sargon II cách đây 2800 năm, cung điện này rộng
tới 23 a, quy mô của nó có thể thấy qua những trang trí hình bò đầu
người trên tường, điều kỳ lạ là các con vật có tới năm chân tỏ vẻ uy

hiếp từ phút đầu tiên (khu Richelieu). Về tượng thời Phục Hưng đ
ặc sắc
có hai bức tượng Nô lệ Esclaves của Michelangelo vốn ở trên khu mộ
của giáo hoàng Julius II. Nô lệ của họa sĩ Michelangelo là một trong ít
tác phẩm đầu tiên ở bảo tàng. Một người bạn của Michelangelo đã tặng
chúng cho vua Francois I vào các năm 1540 (khu Denon). Về tượng
của Pháp thì có Những con chiến mã c
ủa Marly của Guillaume Coustou
(1677 - 1746). Do những nghi thức tinh tế ở cung điện Versailles, vua
Louis luôn mệt mỏi và thường ra ngoài vui chơi. Ông đã cho xây dựng
công viên Marly làm lối đi bí mật trong các buổi vi hành, thế nhưng
Cách mạng Pháp đã phá hủy công viên, và những vật trang trí như
Những con chiến mã của Marly của Guillaume Coustou từng tô điểm
cho bờ hồ và quảng trường Concorde sau nhiều năm bị các tay đua xe
phân phối lớn lượn quanh đến năm 1984 đã được chuyển về trong bảo
tàng Louvre (khu Richelieu).
Để vào bảo tàng, ta phải qua cửa của kim tự tháp dẫn tới các gian hàng
và lối lên các tầng. Gần như toàn bộ phần ngầm của kim tự tháp là các
quán hàng và thính phòng. Phía sau kim tự tháp là khu trưng bày
Richelieu phần mở rộng thêm của bảo tàng và là chỗ để trưng bày các
tác phẩm mới chưa có chỗ để.
Khi du khách đi vào cửa khu Denon, ngay bên ngoài quán cà phê
ở khu
Denon tầng ngầm sẽ thấy ngay một xác ướp Ai Cập quắt queo và là
minh chứng cho kỹ thuật ướp xác thú vị đã hơn nghìn năm. Thời
Napoleon nhờ các chiến dịch ủng hộ nghiên cứu về Ai Cập, và sự giải
mã của Champollion về viên đá Rosetta thì những bí mật về chữ tượng
hình Ai Cập trong đó có cả thuật ướp xác đã được tiết lộ. Đi thẳng lên
tầng một tới khu Sully sẽ tới phòng Caryatides nơi tập trung những cột
kèo lớn, rồi tiếp tục tới tầng hai sẽ gặp các phòng tranh c

ủa Pháp thế kỷ
14 - 17 và rồi xuôi thang máy xuống sẽ tới các hào quanh cung đi
ện của
các vua Pháp gợi nhớ lịch sử tám thế kỷ hào hùng của nước Pháp.
Phòng Caryatides đã từng là vũ trường để các vị vua và triều thần nhảy
múa, nhưng giờ đây chỉ trưng bày cột và tượng; quan khách sẽ được
ngắm thỏa thích những bức tượng lớn bằng đá cẩm thạch với rất nhiều
cử chỉ dáng điệu như muốn trò chuyện, như vị thần truyền tin Hermes
cúi người xuống để thắt chặt đôi dép cỏ vạn dặm, nữ thần tình yêu
Aphrodite vừa tắm xong còn hở đôi búp sen duyên dáng
Lên tầng một khu Denon, sẽ thấy gian Người Etruscan, một dân tộc bí
ẩn đã từng sống ở thung lũng Tiber và Arno trước khi người La Mã t
ới;
họ quan niệm rất nhẹ nhàng về cái chết. Điều ấy được thể hiện qua Cỗ
quan tài của một cặp vợ chồng đang mỉm cười, ngả người ôm lấy nhau
sau khi đã ăn bữa cơm cuối cùng.
Nằm ở Grande Galerie dài 300 mét tầng hai khu Denon là gian hi
ện vật
Italia. Tại đây lưu giữ Nàng Mona Lisa, Đức mẹ đồng trinh v
à Chúa hài
đồng cùng thánh Anne và Đức bà Maria bên tảng đá - Leonardo da
Vinci, Buổi hòa nhạc Champetre - Titian, Tiệc cưới ở Cana - Paolo
Veronese, Cái chết của Đức mẹ - Michelangelo Merisi da Caravaggio,
La Belle Jardiniere - Raphael, Ông và cháu - Domenico Ghirlandaio,
Bốn mùa - Giuseppe Arcimboldo, và các họa sĩ Pháp như Napoleon
thăm những người bị dịch ở Jaffa - Baron Antoine-Jean Gros, Tự họa
cùng con gái - Elizabeth Louise Vigee-Le Brun, Chiếc bè Medusa của
Theodor Gericault,
Tháng 11 năm 1993, bảo tàng đã cho ra mắt khu Richelieu diện tích
69.000 mét vuông trưng bày 12.000 họa phẩm của Pháp và Bắc Âu

trong 165 phòng và ba sân mái che. Cùng với khu Richelieu ở tầng ba
khu Sully cũng có gian trưng bày hội họa Pháp nh
ư Gabrielle d’ Estrees
- Ecole de Fontainebleau, Những người chăn cừu Arcadia - Nicolas
Poussin, Gia đình tá điền - Louis Le Nain, Quan tòa Seguier - Charles
Le Brun, Cậu bé với con quay - Jean-Baptiste-Simeon Chardin, Diana
ngồi nghỉ sau khi tắm - Francois Boucher, Cảm hứng - Jean-Honore
Fragonard Ngoài ra là Chân dung vua Charles I nước Anh - Anthony
Van Dyck (Bỉ), Bà Helene Fourment cùng hai con - Peter Paul Rubens
(Đức), Nàng Bathseba đang tắm - Rembrandt Harmenszoo van Rijn
(Hà Lan), cùng các vật báu của các nền văn minh cổ đại như Sumer,
Babylon, Assyria và Ba Tư.
Từ ngày 14 tháng chín năm 2005, ban quản lý đã cấm mọi hoạt động
quay phim chụp ảnh trong bảo tàng. Tuy nhiên, du khách vẫn có thể
mua được bưu thiếp, tranh và sách gi
ới thiệu về các báu vật, lịch sử của
bảo tàng tại các quầy hàng ngay cổng vào, cũng như thuê h
ọa sĩ vẽ giúp
một bức tranh ở Louvre để làm vật trang trí hay đồ thờ.
Lúc nào, bảo tàng cũng rất đông khách, mỗi năm thu hút gần năm triệu
lượt viếng thăm, đặc biệt là năm 2003 và 2005 nhờ tiểu thuyết và bộ
phim Mật mã da Vinci của nhà văn Dan Brown dựa trên tranh của họa
sĩ Leonardo da Vinci lấy từ bộ sưu tập của bảo tàng, trong thời gian ba
năm, mỗi năm đều có hơn 7,5 triệu khách đổ xô tới đây để giải mã bức
tranh Nàng Mona Lisa
Bảo tàng Louvre mở cửa hàng ngày từ chín giờ sáng đến sáu giờ tối, v
à
mở ở kim tự tháp từ chín giờ sáng đến mười giờ tối.
CHU MẠNH CƯỜNG


×