Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

NGƯỜI ĐÀN BÀ XẤU XÍ CỦA WILLEM DE KOONING doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.55 KB, 5 trang )

NGƯỜI ĐÀN BÀ XẤU XÍ CỦA
WILLEM DE KOONING

Xấu xí và đầy tai tiếng hàng loạt các tranh phụ nữ (WOMAN) của
Willem de Kooning (1904-) ra đời vào những năm 50 của thế kỷ XX
làm người ta hoảng sợ. Cái liếc mắt dâm dật kỳ dị và nét bút cuồng
loạn đã làm công chúng bất bình. Thậm chí các nhà phê bình đã từng
tin tưởng rằng nghệ thuật trừu tượng là thứ nghệ thuật cuối cùng, cũng
bị choáng váng. Họ không biết liệu các nghệ sĩ còn muốn đẩy biên độ
nghệ thuật đến đâu.
Xấu xí và đầy tai tiếng hàng loạt các tranh phụ nữ (WOMAN) của
Willem de Kooning (1904-) ra đời vào những năm 50 của thế kỷ XX
làm người ta hoảng sợ. Cái liếc mắt dâm dật kỳ dị và nét bút cuồng
loạn đã làm công chúng bất bình. Thậm chí các nhà phê bình đã từng
tin tưởng rằng nghệ thuật trừu tượng là thứ nghệ thuật cuối cùng, cũng
bị choáng váng. Họ không biết liệu các nghệ sĩ còn muốn đẩy biên độ
nghệ thuật đến đâu.
Mọi nét bút như được đâm thẳng vào mặt tấm toan mà không có m
ột sự
định hướng nào cả. Hai bầu ngực to bè chiếm trọn vẹn trung tâm của
bức tranh. Dường như nó không phải được cố tình tạo ra, nhưng lại
được tạo một cách khá chính xác. Hoạ sĩ như vừa chối bỏ nhưng cũng
rất nâng niu chân trọng vẻ đẹp của người đàn bà. Điều này khiến cho
các tác phẩm của ông có một vẻ ngoài dữ dội nhưng sâu thẳ
m bên trong
đó lại là một sự đằm thắm hiếm có. Bức tranh này đã khiến người ta
mường tượng đến những tác phẩm điêu khắc đầu tiên của loài người
Venus thời Tiền sử. Chúng được phát hiện ra trước cả các nền văn
minh Ai Cập hay Hy Lạp. Khi đó người ta chỉ chú trọng đến chức năng
sinh nở của người phụ nữ nhiều hơn là nói lên vẻ đẹp của tạo hoá dành
cho phái giới này, thậm chí cả gương mặt cũng vậy. Có lẽ De Kooning


đã ít nhiều học tập được tinh thần đó từ nền nghệ thuật cổ xưa. Tuy
nhiên hình ảnh người phụ nữ đương đại ở đây còn nhiều ẩn ý hơn thế
nữa. Vào những năm 50 của thế kỷ XX, phong trào giải phóng phụ nữ,
bùng lên. Vấn đề giới tính cũng được đặt ra gắt gao trong xã hội châu
Âu, và đặc biệt ở Mỹ. Do đó tác phẩm này không chỉ đơn thuần là mô
tả một người đàn bà, mà ở đó còn mang trong mình các giá trị về tính
nữ và quan niệm xã hội về tính nữ. Yếu tố Sex trong xã hội nhiều lúc
được xem như là trò giải trí, điều mà trước đây vốn được xem là thiêng
liêng. Vậy nên đôi mắt tròn mở to của người đàn bà này đã trở thành
cái liếc dâm dật. Nhưng đồng thời nó cũng gần với cái nhìn ngạc nhiên
của phái giới này đối với chính mình. Bộ ngực đồ sộ đã mất đi tính
thiêng liêng của nghệ thuật cổ xưa, trở thành sự khêu gợi một cách thái
quá. Nó không những thế còn khiến người ta liên tưởng đến các cô
nàng Marilyn với bộ ngực đồ sộ đầy tính biểu tượng của thời đại bấy
giờ. Tuy nhiên cái sự to bè xấu xí lại ít nhiều tạo cho các Woman này
cái vẻ đàn ông của thời đại công nghiệp. Sự ra đời hàng loạt các tác
phẩm Woman của De Kooning đã càng khẳng định thêm dụng ý này
của ông.
Hàng loạt các bức tranh này của ông không chỉ là một cú sốc trong
nghệ thuật thời bấy giờ mà còn góp phần tạo ra một khuynh hướng
nghệ thuật mới. Đó là hội họa hành động (Action painting). Một vài
bức tranh Người đàn bà của Dekooning không chỉ có giá trị từ cái nhìn
thấy hiện diện trên tác phẩm, mà còn liên quan đến quá tr
ình hình thành
tác phẩm. Không ít lần ông đã tự bịt mặt mình, cầm những tuýp màu
hay những chổi vẽ to bản lao thẳng vào bức tranh. Ông cho r
ằng mọi tri
giác của con ngư
ời đều phá hỏng đi cái tinh thần vốn có. Do đó khi hoạ
sĩ không còn nhìn thấy tác phẩm của mình đang được hình thành như

thế nào, thì những hình ảnh từ tinh thần sẽ được chuyển tải trực tiếp l
ên
bề mặt tranh. Với quan niệm này ông cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng của
học thuyết tinh thần tự động trong lý thuyết của Simund Freud – người
đã làm thay đổi hẳn thế giới hội hoạ vào những năm 60 của thế kỷ XX.
Từ việc phát minh ra các cách vẽ tinh thần tự động như vậy, các tác
phẩm của ông đã tạo nên những ảnh hưởng không nhỏ trong trường
phái hội hoạ New York.
Ngoài những bức tranh về phụ nữ, William Dekooning còn là tác giả
của hàng trăm các tác phẩm trừu tượng khác, cũng rực rỡ và mạnh mẽ
không kém. Điều này còn chứng tỏ huyết thống Hà Lan chảy trong con
người ông. Willem de Kooning sinh tại Rotterdam và học mỹ thuật ở
trường Bruxelles. Ngay trong tác phẩm người đàn bà cũng vậy, tuy là
nguệch ngoạc nhưng cái hoà sắc ở đây lại cho thấy một tâm hồn lãng
mạn và một năng khiếu về màu sắc, thiên phú cho các hoạ sĩ Hà Lan.
Đồng thời trên các tác phẩm này, Willem de Kooning còn chịu ảnh
hưởng không nhỏ từ người bạn thân của m
ình là Arshile Gorky khi ông
di cư sang Mỹ. Arshile Gorky là hoạ sĩ siêu thực có màu sắc trừu tư
ợng
khá nổi bật ở Mỹ thời bấy giờ. Tính chất siêu thực từ các hình ảnh đến
các mảng màu bị nhoè lẫn vào với nhau trong việc sử lý hình thể đã tác
động mạnh đến Willem de Kooning. Cộng vào đó là các nét đen, khi th
ì
gợi, khi thì tả. Điều này ta có thể nhìn thấy khá rõ nét trong các tác
phẩm Người đàn bà của ông.
Cho dù xấu xí và man rợ, seri “woman” (người đàn bà) của Willem de
Kooning hiện được treo một cách trang trọng trong Bảo tàng Nghệ
thuật Đương đại New York. Ngày nay, nó được xếp vào hàng các tác
phẩm có giá trị nhất của hội hoạ Mỹ thập niên 50 th

ế kỷ XX. Tác phẩm
khai mở cho khuynh hướng nghệ thuật biểu hiện trừu tượng Mỹ, cũng
như được xếp vào loại nghệ thuật phi hình thể, cho dù mọi hình ảnh
đều được hiện diện một các rõ ràng
Trang Thanh Hiền

×