Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

THIÊN TÀI TỘI LỖI doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.66 KB, 8 trang )

THIÊN TÀI TỘI LỖI








Năm 1942, viên thống chế phát xít đầy quyền lực Goering của Đệ tam
đế chế đã bỏ ra một số tiền cực lớn để mua bức tranh Đức chúa Jesus
và người vợ bạc tình của một trong những danh họa Hà Lan thời kỳ
phục hưng là Jan Vermeer Delft (1632-1675). Ba năm sau, bỗng nhiên
người ta phát hiện ra rằng họa phẩm quí hiếm này được sáng tác không
phải bởi Vermmeer mà bởi một họa sĩ hiện đại, một nhà triệu phú kiêm
nhà sưu tập tranh là Jan Van Meegeren.
Sự kiện hết sức giật gân này đã được đưa vào bộ “Bách khoa toàn thư

Jan Van Meegeren tại phòng xử án
về tội ác và hình sự” xuất bản tại Genève.
Năng khiếu hội họa của Meegeren đã được bộc lộ ngay từ khi y còn
ngồi trên ghế nhà trường. Cứ hễ có chút thời gian rỗi rãi là y lại mò đ
ến
xưởng họa của thầy dạy vẽ Bartus Cartelling, một họa sĩ rất khéo tay.
Chính thầy Cartelling biết cách chế tạo các màu vẽ từ những nguyên
liệu tự nhiên và đã truyền nghề này cho cậu học trò trẻ tuổi.
Trước khi cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất bắt đầu, Viện Hàn
Lâm
Mỹ thuật ở Gaare đã phong danh hiệu nghệ sĩ nhân dân cho Meegeren.
Nhưng y vẫn chưa thấy yên tâm. Y cảm thấy mình có những khả năng
vô tận, y biết vẽ theo phong cách của Rembrandt và Hals, thế nhưng


dưới con mắt của những nhà phê bình nghiêm túc y chỉ là anh thợ vẽ
chân dung hợp thời trang, những tranh của y chỉ trang trí cho phòng
khách sang trọng của các biệt thự tư nhân nhưng rõ ràng không xứng
đáng để được đi vào lịch sử nghệ thuật. Điều đó làm cho y phát điên
lên. Làm cách nào để chứng minh được rằng y là một thiên tài?
Và y quyết định vẽ những bức tranh và gán cho chúng là những tác
phẩm của những họa sĩ vĩ đại nhất trong số những danh họa vĩ đại của
Hà Lan như Hals và Jan Vermeer. Y cũng tin vào tài nghệ của mình
không ai có thể phát hiện ra đó là thứ tranh rởm. Còn khi nào y ngả bài
thì các nhà phê bình sẽ hiểu rằng y sánh vai ngang hàng với những
danh họa mà họ đề cao.
Trong một số cửa hàng đồ cổ thường có bán những bức tranh không
mấy giá trị của thế kỷ XVII. Nếu như cạo bỏ một số lớp màu mà khô
ng
làm tổn hại đến nền tranh thì có thể có được một cơ sở tuyệt vời cho
một kiệt tác tương lai. Không một hóa chất nào, không một tia X-
quang nào có thể phát hiện ra một điều gì đáng nghi ngờ. Lại nữa. Chỉ
được dùng những sắc tố vốn có ở Vermeer, hoặc ở De Hook. Những
sắc tố ở thời kỳ sau này dễ bị lật tẩy. Điều đó có nghĩa là cần phải tự
mình pha chế các màu vẽ từ những chất liệu màu tự nhiên. Chính điều
này y đã học tập được ở Cartelling.
Cái khó nhất là những vết rạn trên tranh do lớp màu bị khô theo thời
gian. Van Meegeren đã khéo léo phết màu sao cho vẫn giữ được từng
vết rạn của lớp màu đầu tiên. Một công việc cực kỳ vất vả.
Song không phải chỉ có thế. Điều quan trọng là khi sấy khô trong lò
không được có sự biến đổi màu sắc. ở đây cần có những hóa chất bổ
sung thích hợp, những chất này cũng cần phải đi tìm và phải kiểm định
từng thứ một. Suốt một năm trời Meegeren hì hục thử màu, thể nghiệm
và đến cuối năm 1934 đã đạt được những thành tố khởi điểm cần thiết.
Chép lại một trong những bức tranh của Vermeer- việc này những

người khác cũng có thể làm được. ý đồ của Van Meegeren còn đi xa
hơn nữa. Y không chỉ tự mình vẽ tranh thay cho nhà danh họa thế kỷ
17 là Vermeer mà còn sáng tạo một họa phẩm làm đảo lộn cả những
khái niệm về con đường sáng tác của họa sĩ. Chẳng hạn, tất cả các tác
phẩm nổi tiếng của Vermeer đều mang tính chất thế tục-cảnh nội thất,
chân dung, phong cảnh còn y lại miêu tả Đức chúa và sẽ bảo rằng đó
chính là Vermeer vẽ.
Meegeren định chế giễu những kẻ ra vẻ sành điệu về nghệ thuật và bọn
lái tranh tham lam một cách độc đáo: sau khi bức tranh được công
nhận, y sẽ tự phanh phui trò giả mạo của mình và sẽ hoàn lại số tiền
mua tranh cực lớn!
Thời cơ ấy đã tới Meegeren kiếm được một bức tranh “xịn” của thế kỷ
XVII “La-da sống lại”. Y gỡ tấm vải ra khỏi khung, cắt bớt một mảnh
50cm ở phía bên trái và cũng thu hẹp bớt cái khung cho khớp. Những
mẩu cắt được cất kỹ trong hòm. Lần đầu tiên trên thế giới kẻ làm tranh
giả quan tâm đến việc bảo quản các chứng cứ tố giác y.
Chọn đề tài nào đấy? Sau khi đắn đo suy nghĩ, y dừng lại ở đề tài Đức
chúa Jesus và tông đồ ở Emmaus vốn rất ít khi được các nhà danh họa
khai thác, và lại càng mang tính chất giật gân đối với Vermeer.
Sau nửa năm trời miệt mài lao động, bức tranh đã được ho
àn thành trên
mức tuyệt vời. Đến nỗi y quyết định làm hỏng đi một chút. Y lấy dao
vẽ làm xước ở vài chỗ và cắt bớt một mẩu ngón tay út của Chúa hơi
cong lên. Mùa thu năm 1937, bức tranh được đưa ra giới thiệu với
Bredius, một chuyên gia có uy tín nhất trong số các nhà nghiên cứu
nghệ thuật và giám định viên. Ông này rất đỗi kinh ngạc trước kiệt tác
mới được tìm ra, bèn cho gợi thợ chụp ảnh đến chụp bức tranh quý
hiếm này rồi ghi ở mặt sau tấm ảnh: “Đây là một tác phẩm tuyệt vời
của Vermeer vĩ đại, nhờ ơn Chúa, nó đã được đưa ra khỏi sự qu
ên lãng.

Đề tài của bức tranh hầu như độc nhất vô nhị đối với toàn bộ sáng tác
của ông: ở đây có chiều sâu của tình cảm mà không thể tìm thấy được
trong bất cứ bức tranh nào của ông Bố cục, sự biểu cảm, màu sắc-tất
cả hòa quyện với nhau trong kiệt tác này của thứ nghệ thuật cao cả
nhất ”. Trong một bài báo vi
ết sau đó, Bredius khẳng định: “ở đây mỗi
một tấc không thể thuộc về một ai khác, ngoài Vermeer”.
Số tiền mua bức tranh rất lớn. Trong một tấm khung tráng lệ được thửa
riêng, bức tranh Đức chúa Jesus và tông đồ ở Emmaus được giới thiệu
với công chúng trong Viện bảo tàng Boimanse, được giành riêng cho
triển lãm những bức tranh của Vermeer. Số lượng khách đến xem đã
đạt con số kỷ lục. Báo chí đã làm rùm beng về “phát hiện nghệ thuật
của thế kỷ”. Bức tranh đã được canh giữ cẩn trọng bởi đội vệ binh mặc
lễ phục, người đến xem không được phép đến gần tác phẩm.
Khi Meegeren cúi xuống để xem rõ hơn các nhà phục chế đã xử lý như
thế nào với các vết xước và vết nứt thì y bị các vệ binh kiên quyết đẩy
sang một bên.
Kẻ chiến thắng bí mật chỉ còn mỗi một chuyện tuyên bố về việc giả
mạo và hoàn lại tiền. Song con người ta vốn yếu đuối. Say sưa với
thành công của mình, y đã dùng số tiền khổng lồ thu đư
ợc một cách bất
chính để đi chu du khắp châu Âu và tiêu xài thả cửa trong các hộp đêm
và các sòng bạc. Vấn đề trả lại tiền không còn khiến y bận tâm nữa.
Bức tranh rởm thứ hai - bức Người nghiện rượu dường như của Peter
De Hook- đã được đưa ra khỏi giá vẽ và ra khỏi lò của Van Meegeren
vào mùa hè năm 1938. Họa phẩm này được thực hiện một cách điêu
luyện hơn so với bức tranh rởm đầu tiên.
Cuối tháng 5 năm 1945, hai sĩ quan thuộc Cục An ninh quốc gia Hà
Lan đã xuất hiện trong ngôi nhà lộng lẫy của Meegeren. Họ không có
điều gì nghi ngờ về công việc bất hợp pháp của y, họ chỉ còn làm rõ

một điều là những kiệt tác hội họa đã đến với y từ đâu và từ người nào,
nhất là bức tranh nằm trong sưu tập của tên th
ống chế phát xít Goering.
Van Meegeren đã thô bạo đẩy hai viên s
ĩ quan ra khỏi cửa. Y có thể nói
gì? Chẳng nhẽ lại nói cuội rằng y có được nhũng bức tranh đó theo di
chúc của một bà lão ltalia nào đó? Bây gi
ờ, sau chiến tranh, mọi cái đều
dễ dàng kiểm tra được. Nhưng y vẫn bị tình nghi. Người ta hỏi thẳng y
rằng y có cộng tác với bọn quốc xã hay không?
Một lần y đã buột miệng gọi tất cả là lũ ngốc và tuyên bố rằng những
bức tranh của Vermeer là do y tự tay mình vẽ ra. Song không ai tin y
cả.
Thấy vậy, y bèn đề nghị các điều tra viên đến Nia là nơi cất giữ một
mảnh vải gai và một đoạn khung cũ được cắt ra từ bức tranh Đức chúa
Jesus và tông đồ ở Emmaus. Nhưng vẫn không ai tin cả.
Cực chẳng đã y xin tự nguyện vẽ một bức tranh mới của Vermeer ngay
tại xưởng họa của mình trước sự chứng giám của cảnh sát và của tất cả
những ai muốn xem.
Bức tranh thứ mười của Vermeer - bức Đức chúa Jesus thời trẻ đang
giảng đạo trong đền được y hoàn thành trước đông đảo công chúng.
Cả nước Hà Lan theo dõi sự kiện hiếm có này: kẻ giả mạo không chỉ
thú nhận rằng y là kẻ làm đồ giả mà còn chỉ ra những bằng chứng để
xác nhận thiên tài của y. Y giúp đỡ các nhà hóa học, chỉ đạo những
chuyên gia X- quang, đưa ra nh
ững lời góp ý có giá trị đối với cảnh sát.
Và y đã thuyết phục được mọi người.
Sáng ngày 29 tháng 10 năm 1947, một người đàn ông 58 tuổi bước
vào phòng xử án. Gian phòng trông giống như viện bảo làng mỹ thuật:
trên ba bức tường treo đầy những kiệt tác- bộ sưu tập đầy đủ các tác

phẩm làm giả của Van Meegeren. Giới báo chí toàn thế giới đã có mặt
đông đủ ở đây.
Công tố viên đã kết thúc bản luận tội của mình như sau:
Toàn bộ thế giới nghệ thuật vô cùng sửng sốt. Bản thân giá trị của
những lời phán xét thẩm mỹ bị nghi ngờ.
Y bị kết án một năm tù giam. Những bức tranh rởm được hoàn lại cho
các chủ nhân. Người ta trông đợi vào sự khoan hồng của đức vua.
Nhưng Van Meegeren không chờ đợi được tới ngày đó. Y đã chết do
một cơn đau tim sau phiên tòa chừng nửa tháng.
Trong tháng 12 năm ấy, qua cuộc điều tra dư luận, y đã trở thành ngư
ời
nổi tiếng nhất nước Hà Lan.
Còn đối với những kẻ sống bằng nghề buôn bán tranh thì ngay cả giờ
đây, y vẫn là một cơn ác mộng khủng khiếp.
Lê Sơn (theo “VEK”)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×