Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

CỐ HOẠ SĨ NGUYỄN THUỶ TUÂN - CUỘC ĐỜI VÀ NGHỆ THUẬT doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.66 KB, 5 trang )

CỐ HOẠ SĨ NGUYỄN THUỶ
TUÂN - CUỘC ĐỜI VÀ NGHỆ
THUẬT


Nguyễn Thủy Tuân -Chơi sáo

Sắp đến ngày giỗ đầu cố họa sĩ Nguyễn Thủy Tuân. Tôi viết đôi điều
về - Nguyễn Thủy Tuân như tôi biết? như một nén nhang thơm gửi tới
hương hồn Ông của một người bạn già.
Tôi quen biết anh chị Thủy Tuân trong cỗ cưới cô con gái Nguyễn Mai
Hương là học trò của tôi tại trường đại học Mỹ thuật Việt Nam. Sau
này còn gặp anh chị nhiều lần trong các chuyến đi thăm quan và vẽ
nhiều ngày trên nhiều vùng miền của đất nước do Câu lạc bộ Hội tổ
chức nên chúng tôi càng thân tình hơn. Mặc dù tuổi đã cao ông vẫn là
một họa sĩ chịu “đi và vẽ”. Chắc thời trẻ ông còn ham đi hơn.
Nguyễn Thủy Tuân sinh trưởng trong một dòng họ có nhiều truyền
thống lịch sử lâu đời. Quê gốc thôn Du lâm nội, phủ Đông Ngàn, xứ
Kinh Bắc nay là xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội. Là hậu duệ đời thứ
30 của vua Lý Thái Tổ và hậu duệ đời thứ 13 của Hoàng Giáp Trung
Thần Lan quận công Nguyễn Thực.
Họa sĩ Thủy Tuân sinh năm 1927 tại Hà Nội. Tốt nghiệp khoa Toán
trường Đại học tổng hợp Hà Nội. Những tưởng theo con đường toán
học. Ai ngờ đâu ông trở thành họa sĩ dù ông vốn có năng khiếu và đam
mê nghệ thuật hội họa. Hơn thế ông còn lấy con đường nghệ thuật hội
họa làm cái nghề - cái nghiệp trong gần 40 năm công tác thông tin cổ
động tại Sở văn hóa Hà Nội. Cuộc đời của ông đúng là “Sinh ư nghệ -
Tử ư nghiệp”. Đặc biệt, Ông còn truyền tình yêu hội họa và hướng
nghiệp cho các con: họa sĩ Nguyễn Thủy Liên, họa sĩ Nguyễn Quốc
Vinh, họa sĩ Nguyễn Mai Hương sau này đều trở thành họa s
ĩ quen biết


và đến thệ hệ các cháu cũng là những họa sĩ Nguyễn Thu Thủy,
Nguyễn Trí Đức, Nguyễn Thu An… trong đó có những tác giả nhận
được giải thưởng trong các triển lãm mỹ thuật có tính toàn quốc của
nhiều chuyên ngành… Hiếm có một gia đình đông đảo họa sĩ của Thủ
đô Hà Nội như vậy.
Nguyễn Thủy Tuân được biết đến trong vai trò họa sĩ đồ họa, khi Ông
nhận được giải A triển lãm tranh cổ động Toàn quốc năm 1980. Từ
thực tiễn sáng tác, công tác thông tin cổ động, Ông đã nghiên cứu tổng
kết viết thành sách: “Sổ tay công tác thông tin cổ động”, đó là những
cuốn sách bổ ích cho những ai làm công tác thông tin cổ động.
Đó mới chỉ là “bề nổi” – Tranh cổ động và công tác thông tin cổ động.
Ông còn “bề chìm” – Sự đam mê nghệ thuật hội họa đã hút hồn ông.
Đó là tranh sơn dầu, tranh khắc gỗ và các công trình nghiên cứu, sách
như: “Cách điệu trong nghệ thuật tạo hình”, “Hội họa trong nghệ thuật
trang trí” và còn nhiều tư liệu chưa kịp công bố…mới thực sự tạo nên
vị thế đích thực – của họa sĩ Nguyễn Thủy Tuân.
Họa sĩ Thủy Tuân đã định hình một phong cách sáng tác “đi và vẽ”.
Ông sống với những gì mình vẽ, vẽ những gì mình từng sống và thể
hiện sinh động, thể hiện cụ thể trong các tác phẩm sơn dầu: Thành nhà
Hồ, Thành nhà Mạc, Bia Vĩnh Lăng, Đền Lý Nam Đế, Đền Kỳ cùng,
Chùa Bích Động, Chùa Yên Tử, Phố cổ Hội An, Văn Miếu Quốc Tử
Giám, Ô Quan Chưởng. Đa phần tác phẩm của ông là tranh phong c
ảnh
các danh thắng gắn với kiến trúc cổ và ánh sáng là nhân v
ật chính trong
tranh phong cảnh Thủy Tuân nhưng không phải cùng một cảnh vật
trong một không gian mà là ánh sáng của ban mai, trưa hè, hoàng hôn
và đều đem lại nội dung cảm thụ khác nhau. Đó chính là cái duyên của
tranh phong cảnh Thủy Tuân. Còn các tranh sinh hoạt đời thư
ờng: Thổi

sáo, Hút thuốc lào, Người Lô Lô ở Tuyên Quang thể hiện nét đẹp
truyền thống giản dị của dân tộc.
Cũng như nhiều họa sĩ cùng thế hệ, ông vẽ sơn dầu theo quan niệm tạo
hình truyền thống phương đông Việt Nam. Ông thường sử dụng cả hai
thủ pháp gợi và tả, không vẽ trên cái thấy thường tình, mà vẽ theo cái
thuộc, cái cảm. Một phong cách nghệ thuật sơn dầu đậm bản sắc dân
tộc trong lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam.
Tranh khắc gỗ của Thủy Tuân lại biết tiếp thu nét tinh hoa của nghệ
thuật khắc gỗ truyền thống bằng hệ thống nét đen, không gian ước lệ
kết hợp hài hòa với hình thức tạo hình hiện đại trong xử lý bố cục,
không gian, ánh sáng, diễn hình, diễn màu thể hiện cụ thể trong các tác
phẩm: Hát quan họ, Tháp chuông chùa Trăm gian, Ngoại thành Hà N
ội,
Phiên chợ miền núi vừa mộc mạc chân quê vừa tinh tế và hiện đại.
Là một họa sĩ Hà Nội biết sử dụng 5 ngoại ngữ: Hán, Anh, Pháp, Đức,
Nhật nên điều này đã thực sự giúp ông tiếp cận thông tin thường nhật
nghệ thuật thế giới. Qua đó nạp thêm nhiều tư liệu cho sáng tác v
à công
bố các công trình nghiên cứu mỹ thuật. Ông chính là của hiếm trong
giới mỹ thuật của chúng ta.
Định hình, định vị một phong cách nghệ thuật hiện thực giàu chất thơ
theo cảm quan cùng thế hệ mình. Bởi lẽ phong cách suy cho c
ùng chính
là cuộc đời họa sĩ Nguyễn Thủy Tuân
Nguyễn Thủy Tuân như tôi biết, đi và vẽ, công bố các tác phẩm trong
các triển lãm mỹ thuật các sưu tập trong và ngoài nước. Các công trình
nghiên cứu tham luận, tiểu luận trong các cuộc hội thảo, tọa đàm là
“niềm vui lớn” của ông như cách nói của Các Mác về nghệ thuật cho
chính mình, gia đình, bạn bè. Một họa sĩ luôn biết tự vượt chính mình
trong nghệ thuật.

LÊ QUỐC BẢO


×