Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bị động tiêu cực (Phần 2/3) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.47 KB, 7 trang )

Bị động tiêu cực (Phần 2/3)
Tư tưởng tiêu cực ỷ lại thực ra cũng là hiện tượng khá phổ biến trong chúng
ta. Hạt giống tiêu cực không chỉ dựa dẫm vào hoàn cảnh xấu, mà cuộc sống
ổn định an nhàn cũng có thể trở thành mảnh đất màu mỡ cho nó phát triển.

Bị động tiêu cực (Phần 2/3)
2. Tiêu cực cũng có thể nảy sinh trong môi trường thuận lợi
So với hiện tượng suốt ngày ca thán, thì tiêu cực trong cuộ
c sống an nhàn dễ
bị phát hiện, nó thường được nguỵ trang bởi thái độ dường như tích cực, như
“biết thích ứng với cảnh ngộ thì vui”, “biết đủ thì thấy vui”. Nếu không có
những ý nghĩ đó thì tiêu cực đã bắt đầu giày vò ý chí của bạn, gặm nhấm lý
tưởng và niềm tin của bạn.
Năm 1988 Lam vào làm ở đài truyền hình, công việc đầu tiên của cô là hàng
ngày ngồi trực đi
ện thoại để thu thập thông tin. Sau bốn năm làm việc, Lam từ
một cô phóng viên trẻ đã trở thành một biên tập viên có bề dày kinh nghiệm.
Khi công việc đang thuận buồm xuôi gió, khi cô đã nắm được những kỹ xảo
làm tin tức truyền hình, thì cô lại cảm thấy công việc của mình quá nhàm
chán, vô vị. Vừa ra khỏi nhà cô đã biết hôm nay phải tiếp hạng người nào, họ
sẽ nói những gì, thậm chí trước khi ra khỏi nhà đã có thể viết được bản thảo,
sau đó bổ sung phần phỏng vấn vào là xong. Hàng ngày nhận tin, thu thập
tổng hợp tin, phát sóng thông tin đ
ã thành thói quen, dường như mục đích duy
nhất khi đi làm là nhận được tiền lương hậu hĩnh hàng tháng. Vào một buổi
tối khi nằm trên giường cô bỗng nhớ lại hồi học đại học, một cô giáo đã nói
rằng: Phóng viên truyền hình là một nghề lý tưởng, được đãi ngộ cao, được
mọi người tôn trọng; hàng năm lại có được khoản tiền thưởng đáng kể. Trong
xã hội mọ
i người thường để ý đến bạn, cho rằng bạn tài giỏi , có năng lực…
lâu dần bạn sẽ thấy tự thoả mãn với thực tại, không nghĩ đến việc phấn đấu


vươn lên, dần dần bạn sẽ trở thành con mèo “mập ú”.
Công việc không có sự thay đổi và thử thách thì sẽ trở nên vô bổ. nếu như
không tỉnh táo, thảo mãn với thực tại thì sẽ trở thành chú mèo mập, không
biết bắt chuột. Lam đã nhận thức được điều đó, cô nói: “Cuộc đời của con
người dường như đang đấu tranh với sức hút của tâm trái đất, cuộc đấu tranh
luôn tồn tại và thể hiện rất rõ trong hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất là lúc
người ta đứng trước hoàn cảnh khó khăn, có thể cảm nhận một cách rõ ràng
“lực cản”, nảy sinh tư t
ưởng đối kháng, không tìm cách khắc phục. Giai đoạn
thứ hai càng đáng sợ hơn, chính là khi ở vào trạng thái cuộc sống quá dễ chịu,
bị một sức mạnh tàng hình lôi kéo xuống. Con người ta không có áp lực, sẽ
giống như con ếch bơi trong chảo nước ấm, nhiệt độ tăng dần mà nó không
hay biết, khi nhiệt độ tăng cao thì nó lại không thể nhảy ra ngoài được nữa và
đành phải giãy giụa chờ chế
t”.
Lam không muốn mình trở thành con mèo mập, cũng không muốn là con ếch
trong chảo nước ấm, cô luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, cô không những
làm tốt công việc của mình mà còn tranh thủ thời gian học tập nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ. Ba năm sau cô đã là Phó giám đốc Đài truyền
hình.
Khi bắt đầu đảm nhiệm công việc gì đó trong công ty, trải qua thời gian thử
việc, và công việc dần ổn định theo quy củ, bạn sẽ không cảm thấy vất vả bận
rộn như trướ
c, bạn sẽ cảm thấy dần thích ứng với không khí làm việc ở công
ty, những việc lớn nhỏ đều làm tốt,quan hệ giữa bạn với cấp trên và đồng sự
cũng tốt hơn, kết thân với những người cùng trang lứa, gần gũi với mọi
người, ông chủ cũng đối xử tốt với bạn. Đây là ước muốn của nhiều người
làm công
ăn lương. Những người sống trong hoàn cảnh như vậy có thể có
người sẽ cho rằng không cần phải cố gắng nữa, không cần phải cần mẫn làm

việc nữa.
Thế nhưng sự ổn định mà mọi người hâm mộ, sự tiện lợi mà mọi người mong
muốn chưa chắc đã thực sự kích thích lòng nhiệt tình làm việc và tạo lập
thành công trong sự nghiệp.D
ường như môi trường “ấm áp” càng làm cho vi
khuẩn nảy nở, trong môi trường ổn định càng khiến cho con người ta nảy sinh
tư tưởng têu cực thoã mãn một cách mù quáng, an phận thủ thường, không
chịu vươn lên.
Anh Hoà 42 tuổi, bố của hai đứa con, làm cán bộ quản lý nghiệp vụ công ty
Khoa học kỹ thuật. Năm năm qua đảm nhận công tác này, anh dần dần thấy
bớt căng thẳng hơn lúc đầu. Hàng ngày vật lộn với đống công văn giấy tờ và
hội họp, đối với mọi người mà nói có vẻ cũng phiền phức nhưng đối với nah
tất cả rất dễ dàng. Năm năm anh đã làm biết bao nhiêu công việc như vậy.
Nhưng dần dần anh Hoà cảm thấy không ổn: “Tôi không thể kỳ vọng gì vào
công việc của mình, càng không thể nói đến lòng nhiệt tình, đối với tôi công
việc như một ngọn nến đang cháy dần và chẳng có ý nghĩa gì cả, tôi không
biết giá trị của cuộc đời tôi ở đâu nữa”. Cuộc sống nhàn rỗi không đem lại
cho anh niềm vui. Sau khi cuộc sống này trở thành thói quen, niềm vui lúc
đầu cũng mờ nhạt d
ần theo năm tháng, khi đã có nó rồi thì không còn cảm
thấy vui vẻ nữa nhưng nếu bị mất đi thì lại làm cho ta đau khổ thực sự.
Hàng ngày lặp đi lặp lại một công việc, xử lý những sự vụ tương tự như nhau,
anh Hoà hiểu rõ mình phải thay đổi: “Không nên để cho hạt giống lười biếng
gặm nhấm thân ta”.
Công việc hàng ngày không hề có áp lực nào, anh Hòa bắt đầu suy nghĩ:
“Nhữ
ng năm tới bản thân mình hy vọng có một sự nghiệp ra sao? Thích công
việc như thế nào? Muốn làm công việc gì?”, “Lần này tôi phải tự lựa chọn
công việc cho mình”. Anh nói, “Tôi làm cán bộ quản lý hoàn toàn là do vận
may, chuyên ngành của tôi là kỹ sư vi tính, Trưởng phòng tổ chức là bạn thân

của tôi, tôi hay qua lại chỗ anh ấy chơi. Tình cảm giữa chúng tôi rất tốt. Khi
công ty thiếu chân cán bộ quản lý anh ấy liền sắp xếp cho tôi”.
Làm công tác quản lý, lương bổ
ng và quyền lực khiến anh cũng hài lòng,
nhưng anh vẫn thích được làm đúng chuyên ngành của mình. Anh Hòa cuối
cùng cũng hiểu ra rằng sáng tạo sẽ đem lại cho anh cảm giác thành công lớn
nhất. Vì thế anh quyết định làm một người lao động tự do. “Tôi cũng đã lo
nghĩ rằng làm như vậy mọi người sẽ cho mình là kẻ thất bại, nhưng tôi cũng
chỉ do dự như vậy chỉ vài phút mà thôi. Bởi vì mộ
t phương thức sống thành
công cần phải có sự điều chỉnh”. Cuối cùng anh đã thành công mỹ mãn trong
sự nghiệp khiến mọi người phải kinh ngạc. Anh trở nên khoẻ mạnh hoạt bát
hơn trước rất nhiều. Anh bộc bạch: “Mọi người đều cho rằng có dũng khí là
phải “nghiến răng mà chống chọi”, nhưng có khi điều cần phải làm thực sự lại
là “dám từ bỏ””.
Đương nhiên, điều này cũng không có nghĩa là phải từ bỏ cuộc sống nhàn tản
của mình để lựa chọn cuộc sống vất vả, gian khổ phấn đấu; mà cầ
n biết rằng
không thể vì cuộc sống nhàn tản mà từ bỏ ý chí phấn đấu vươn lên.
Bạn sống trong môi trường tốt, bạn đã từng có những ý nghĩ và hành vi sau
đây không : “Ôi dào, đằng nào thì cũng là công việc ấy, mai làm cũng được,
làm không xong thì ông chủ cũng chẳng trách đâu, nghỉ ngơi một chút đã”.
“Mạng công ty chậm hơn ở nhà, xem xong chương trình thời sự rồi làm việc
cũng được”, “Cứ qua loa cũ
ng chả việc gì, dù sao thì ông chủ cũng không
kiểm tra kỹ đâu”…. Trong khi tự mãn vì thành đạt và được mọi người khác
chúc mừng, bạn có ý thức rằng bản thân sẽ ở vào trạng thái nguy hiểm, sự
phát triển, tiền đồ của mình sắp bị huỷ hoại bởi suy nghĩ sai lầm của mình hay
không?
Vì tiền ít tôi mua cái máy vi tính nhưng không lắp modem kết nối mạng

internet, một người bạn thấy vậy liền nói: “Không có modem kết n
ối mạng thì
còn ra gì nữa, tôi cho cậu một bộ mang về tự lắp nhé, hàng xịn đấy”.
Nghe theo anh bạn tôi mang về lắp, tôi cảm thấy máy tính của mình lần đầu
tiên thực sự trở thành phương tiện giao lưu có nghĩa.
Về sau đọc báo điện tử tôi mới biết PNP chính là tiếng Anh viết tắt có nghĩa
là “phát nhanh dùng nhanh”. Tính “mở cửa” của hệ thống phần cứng và phần
mềm rất linh ho
ạt: mỗi linh kiện lắp ở máy từ CPU bên trong máy đến những
ổ cắm ở bên ngoài đều phải đạt tiêu chuẩn, thông dụng, sử dụng trong máy
nào cũng có thể vận hành tốt, phát huy được công hiệu của nó.
Ý nghĩ và hành vi tiêu cực, không chỉ huỷ hoại cuộc đời, sự nghiệp của bản
thân mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến mồ hôi công sức của ông chủ và công
nhân khác trong công ty. Ông chủ tạo ra môi trường làm việc tốt nhằm nâng
cao hiệu suất làm việc, cổ vũ tinh thần làm vi
ệc của công nhân, thể hiện thực
lực của công ty; cán bộ công ty hoà nhã thân mật với cấp dưới, nhằm đoàn kết
công nhân trong công ty, tạo ra không khí làm việc tốt, tiện lợi cho việc triển
khai công việc. Nghiệp cụ chuyên môn ổn định có quy củ, chứng tỏ công ty
có chiều hướng phát triển tốt. Nếu nguồn vốn vá sức lao động được điều
chỉnh sẽ tạo thành sức mạnh tổng h
ợp thúc đẩy công ty phát triển, công nhân
sẽ có việc làm và thu nhập ổn định. Do đó mỗi công nhân sẽ càng nhiệt tình
làm việc, lập nhiều thành tích xuất sắc. Nhưng có những người khi đã khá giả
rồi thì lại muốn có công việc ổn định ở trong cơ quan nhà nước. Chúng ta cần
phải biết rằng bất kỳ công ty nào cũng không thể có cơ cấu phúc lợi “bao cấp”
cho công nhân, càng không phải là viện dưỡng lão. Công ty tuyển dụng công
nhân, nhằm mục đích để công ty và cá nhân công nhân cùng phát triển, tức là
đồng thời với việc thực hiện thu lợi nhuận cho công ty, thì phải đảm bảo thu
nhập cho mỗi công nhân và thực hiện giá trị của bản thân họ.

Nếu một người không phát triển được nữa thì trở nên trì trệ, công ty không có
nghĩa vụ phải phụng dưỡng anh ta. Công ty cần những công nhân dồi dào sinh
lực, có chí tiến thủ, biết sáng tạo và dám bỏ công sứ
c tâm huyết xây dựng
công ty. Cho dù ông chủ có lương thiện đến mấy, công ty có nhân đạo đến
mấy, thì cũng không thể cho người công nhân mang tư tưởng tiêu cực “đục
nước béo cò”, phá hoại danh tiếng và không khí làm việc của công ty.

×