Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

So đo tính toán (Phần 1/3) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.81 KB, 8 trang )

So đo tính toán (Phần 1/3)
Vì lợi ích cá nhân mà so đo tính toán, nhưng mà thực tế chỉ làm cho bạn mất
đi nhiều hơn mà thôi, điều mà bạn có sẽ rất ít; vì từ bây giờ nó sẽ huỷ hoại
tương lai của bạn.

So đo tính toán (Phần 1/3)
1. Tiền lương không phải là duy nhất
Cách đây ít lâu tôi có đến một “Mê cung”. Nghe nói “Mê cung” này xây dựng
là để phục vụ cho giải trí. Để thu hút khách đến thăm quan người quản lý “Mê
cung” đã tuyên bố r
ằng: “Những ai tìm đước cửa ra của “Mê cung”,sẽ được
lĩnh thưởng một triệu đồng”. Thế là mọi người đua nhau mau vé vào tham
quan “Mê cung”, rồi cứ quanh quẩn ở trong đó không tìm được đuờng ra. Có
người suốt một ngày quanh quẩn trong đó, không tìm được đường ra cũng
không thể quay lại đường cũ, cuối cùng đành phải kêu cứu.
Suốt mấy ngày liền, người đến thăm quan “Mê cung” vẫn không giảm, nhưng
không ai tìm được cửa ra, và thế là chẳng ai lĩnh được tiền thưởng.Trong số
họ có nhiều người tỏ vẻ luyến tiếc, ca thán số mình không may mắn, nhưng
họ không nghi ngờ thiết kế của “Mê cung”.
Một hôm, một kỹ sư đi vào trong “Mê cung”. Anh không phải đến để lĩnh
một triệu đồng tiền thưởng, mà là đế
n để tìm hiểu bí mật của “Mê cung”. Anh
cầm theo la bàn, thước, giấy bút; vừa đi vừa đo và vừa vẽ sơ đồ. Khi quay ra
cửa cũ anh tuyên bố với mọi người một tin bất ngờ: “Theo kết quả đo đạc vẽ
sơ đồ thì “Mê cung” cơ bản không có đường ra, cũng chính là nói những
người vào “Mê cung” bằng cửa nào thì đi ra bằng cửa ấy, không có cách nào
đến được cửa ra để lĩnh m
ột triệu đồng tiền thưởng như nhà quản lý đã công
bố. Nhiều người bị mê hoặc bởi những đồng tiền thưởng đó màlãng phí sức
lực và thời gian của mình ”.
Sau khi nghe được thông tin này, rất nhiều người cho rằng mình bị lừa, phải


đi khởi kiện nhà quản lý. Nhưng sau khi nghe người quản lý “Mê cung” nói,
thì họ đã từ bỏ ý định khởi kiện. Người quản lý nói rằng: “Chúng tôi thiế
t kế
“Mê cung” này, chỉ là muốn để mọi người thấy rằng khi bản thân gây nên trở
ngại cho mình, thì khó mà tưởng tượng được và không thể lường hết được.
Chúng ta có trí tuệ nhưng loại trí tuệ này thường khiến chúng ta rơi vào vong
lẩn quẩn do chính mình tạo ra.Tôi hi vọng mọi người khi đến “Mê cung” của
chúng tôi, thì cũng như đứng trước một cái gương, nó có thể soi tỏ mục đích,
phương hướng và tham vọng trong lòng bạn, vì th
ế mà khiến cho chúng ta
thích ứng được với hoàn cảnh. Điều đáng tiếc là, những người đến “Mê cung”
lại chỉ vì mục đích kiếm được khoản tiền thưởng, mà không hề hoài nghi điều
gì. Như vậy chứng tỏ các bạn chỉ có lòng tham, chỉ muốn hưởng thụ mà
không muốn lao động, không muốn thưởng thức cảnh đẹp của nó. Thực ra tất
cả mọi người đều đi từ trong “Mê cung” ra bằng cửa ra, trong đó chỉ có một
vị kỹ sư phát hiện bí mật của “Mê cung” – “Cửa vào ” chính là “cửa ra”.
Đúng vậy, khi bạn để lòng tham ngự trị , thì lúc đó bạn đã bị loá mắt chẳng
phân biệt.
Được trắng đen, phải trái. Các bạn trẻ mới bước vào xã hội, làm việc ở một
công ty nào đó, nếu bạn coi tiền l
ương là mục đích duy nhất thì tiền lương sẽ
làm cho bạn “hoa mắt”. Chúng ta cần phải hiểu rằng, tương lai quan trọng
hơn tiền lương rất nhiều.
Trong cuộc sống có khá nhiều người, dường như họ làm việc chỉ vì đồng
lương mà thôi, họ quá so đo tính toán, quá quan tâm đến mức độ cao thấp của
đồng lương, coi thu nhập cao thấp là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá giá trị
của b
ản thân và sự thành công trong cuộc sống. Quan điểm coi trọng tiền bạc,
tiền lương là trên hết thường tiềm ẩn trong mỗi bạn trẻ, ngoài tiền lương họ
dường như không quan tâm đến hứng thú của bản thân đối với công việc

mình lựa chọn, họ cũng không cần biết công việc có phù hợp với khả năng
của mình hay không. Thậm chí có những người vì lý do tiền lương mà nay
công ty mai ngày mai doanh nghiệp khác, t
ừ ngành này chuyển sang nghành
khác. Trong công ty họ phân rạch ròi lợi ích của cá nhân và lợi ích của công
ty, khi làm việc thì so đo tính toán, cho rằng thù lao thế nào thì làm công việc
thế ấy, chẳng việc gì phải dốc hết sức mình vào công việc khi tiền lương thấp.
Họ luôn cho rằng công ty không phải là nhà mình, việc gì mình phải dốc hết
nhiệt huyết chứ.
Trong số họ có người cho rằng, họ bán trí lực và thể lực chio công ty, công ty
trả tiền lương cho họ
để duy trì sự sinh tồn, thực hiện sự trao đổi tương
đương, là hoàn toàn hợp tình hợp lý. Thậm chí , có người cho rằng, tiền lương
hiện tại quá thấp, bèn lẩn tránh hoặc làm việc qua lao tắc trách, trong lòng
nghĩ rằng mình làm như vậy là để trả thù ông chủ. Nhưng họ không bình tĩnh
và suy nghĩ một chút: Vì quá so đo tính toán sự cao thấp của đồng lương, đòi
hỏi sự trao đổi tương đương giữa sức lự và tiền lương mà họ đã vứt bỏ một
thứ còn quan trọng hơn tiền lương đó là tiền
đồ của họ. Vì không hài lòng với
đồng lương mà ông chủ trả cho họ, cho nên họ sẽ tiếp tục thay đổi việc làm,
liên tục chuyển công ty, hoặc làm việc không có tinh thần trách nhiệm, nếu
kéo dài tình trạng này, thì vì quá quan tâm đến lợi ích trước mắt mà họ đã bỏ
lỡ cơ hội học tập, tích luỹ kinh nghiệm chuyên nghành và phát triển bản thân.
Vô hình trung họ đã đem cơ hội thành công của mình trao vào tay người khác,
làm mất di hy vọng và ti
ền đồ của mình, và suốt đời chỉ có thể làm một người
bình thường, không thành đạt.
Một cô gái đi vào tiệm hàng bán đồ trang sức, cô thấy hai chiếc vòng tay
chẳng khác gì nhau, một chiếc giá 250 ngàn đồng, một chiếc kia lại có giá
500 ngàn đồng, cô đành quyết định mua chiếc rẻ hơn. Sau khi cô ra khỏi tiệm

một nhân viên bán hàng nói với đồng sự: “Đây là thủ thuật bán hàng không
bao giờ lỗi thời”.
Trong cuộc sống có các loại c
ạm bẫy, nhưng những người bị lừa bị rơi vào
cạm bẫy thường là những người có lòng tham.
Một nhà tâm ký học người Mỹ, ngài Williams sau nhiều năm nghiên cứu, đã
chứng minh rằng: Phàm là những người quá chú trọng tiền bạc thường gặp
bất hạnh, thậm chí đa bệnh hoặc đoản mệnh. Trong số họ có tới 90% mắc
bệnh tim, nhữung người này thờ
i gian cảm thấy đau khổ sẽ nhiều hơn những
người không hay so đo tính toán thiệt hơn. Nói cách khác họ mặc dù biết tính
toán, biết thu vén cho lợi ích cá nhân nhưng lại không có cuộc sống tốtt đẹp.
Những người như vậy trong cuộc sống thường rất vất vả, và thường xuyên
cảm thấy không vui. Một người quá khéo léo tính toán, thường là người hay
chi li so đo hơn thiệt, mặc dù vẻ bề ngoài anh ta tỏ ra hào phóng, nhưng trong
lòng anh ta lại không như vậy. Trước hết bản thân sự tính toán khiến người ta
mất đi sự bình tĩnh, rơi vào vong xoáy của công này việc nọ. Mà một người
thường xuyên mất bình tĩnh thì sẽ
dễ vbị mắc chứng lo lắng trầm trọng. Một
người luôn sống trong tâm trạng lo lắng không những không thể vui vẻ, mà
thậm chí sẽ rất đau khổ.
Những người hay tính toán thiệt hơn, trong cuộc sống rất khó được thăng
bằng và thoả mãn, mà ngược lại họ thường bất mãn và phẫn nộ. Thường có ý
kiến tranh luận với người khác, trong lòng không lúc nào thấy thoải mái, luôn
tồn tại s
ự xung đột và gây sự với người khác.
Người thích tính toán thì tâm linh luôn bị trói buộc, hàng ngày họ chỉ sống
trong những sự việc cụ thể mà không tự thoát ra được. Chỉ quen nhìn sự việc
trước mắt mà không có sự tính toán lâu dài. Điều nghiêm trọng hơn là, trong
cuộc sống có biết bao nhiêu việc phái làm, và việc gì họ cũng tính toán thiệt

hơn. Sự tính toán quá mức này sẽ tiềm ẩn trong lòng, sẽ tích tụ lại khiến cho
họ thấ
y lo lắng, mà người luôn trong sự lo lắng thì không thể có cuộc sống tốt
đẹp được.
Người hay tính toán là người muốn được nhiều. Mà muốn được nhiều thứ thì
sống không thoải mái. Như vậy trong cuộc sống nếu quá so đo tính toán thiệt
hơn thì chỉ chuốc lấy phiền toái và buồn phiền mà thôi.
Người hay tính toán này nọ, tất nhiên sẽ coi trọng những điều còn “Mờ ám”,
họ luôn phát hiện vấn đề
, phát hiện lỗi lầm, lúc nào cũng lo lắng, đề phòng,
trong lòng luôn có “màu hắc ám”.
Theo nghiên cứu cho thấy những người hay toan tính tim thường đập nhanh
hơn người bình thường, ngủ không ngon giấc , thậm chí còn hay mất ngủ; hệ
thống tiêu hoá không tốt, khí huyết không điều hoà, sức miễn dịch kém, dễ
mắc bệnh thần kin, bệnh ngoài da; thường sống khác thưuờng đối lập với mọi
người. Đây là sự bất hạnh lớn nhất của họ. Họ luôn là người tham lam, làm
cái gì cũ
ng xem bản thân có được lợi lộc gì không, trong đầu họ luôn có sự
tính toán, họ luôn bị sự ính toán ngự trị, khiến sinh mạng chịu áp lực lớn, khó
giải thoát.
Điều thú vị là ngài Williams đã từng là người hay toan tính. Ông biết rõ cửa
hàng tất nào ở Oasinhtơn rẻ nhất, cho dù chỉ rẻ hơn vài xu; ông biết rõ trong
vòng 30 dặm nhà hàng nào tặng cho khách chiếc khăn ăn, thậm chí ông còn
nhớ rõ tuyến xe nào vé rẻ hơn 5 xu nếu đi cùng tuyế
n đường, khi nào mua vé
xem phim giá rẻ nhất… Ông thật là mẫu người biết tính toán. Chính vì vậy,
ông luôn lụôn bị bệnh, chưa đến tuổi 30 mà ông thường xuyên đến “thăm”
bệnh viện. Đương nhiên ông cũng biết được bệnh viện nào bán thuốc rẻ nhất.
Có điều ông chẳng có lúc nào sống thaỏi mái vui vẻ.
May mà đến năm 32 tuổi thì Williams tỉnh ngộ, ông bắt đầu nghiên cứu về

những người hay toan tính thiệt hơn. Ông “bám theo” hàng m
ấy trăm người
và cuối cùng đưa ra kết quả khiến người ta phải ngạc nhiên. Hiện nay ông đã
hoàn toàn khoẻ mạnh, không mắc chứng bệnh hay lo nữa, ngày ngày ông
sống vui vẻ chứ không lo lắng như trước.
Tính cách phẩm chất của một người là vốn quý trong đời, khi chập chững
bước vào đời, chúng ta không nên dùng tiền bạc làm tiêu chuẩn duy nhất để
đo giá trị của bản thân, cần phải quyết tâm coi vi
ệc bồi dưỡng phẩm chất làm
cái vốn cho sự nghiệp sau này; làm bất cứ việc gì cũng phải chú ý đến việc
bồi dưỡng phẩm chất cho mình. Chúng ta cần nhận thức một cách rõ ràng
rằng: Trong công tác cố nhiên có nhiều vấn đề cần gải quyết, đồng thời chúng
ta cần giải quyết vấn đề ăn uống, vấn đề sinh tồn; nhưng vấn đề đáng quý hơn
là trong công tác chúng ta phát triển tiềm năng của mình, cố gắng làm những
việc giá trị không mờ ám. Trong quá trình công tác không coi trọng sự nhiều
ít của ti
ền lương là nhân tố duy nhất. Phải làm cho tinh thần luôn thoải mái,
bồi dưỡng nghiệp vụ, dám đối mặt với những vấn đề hóc búa về nghiệp vụ,
luôn tìm tòi nâng cao tay nghề, dần dần địa vị của bạn sẽ được nâng lên là lẽ
đương nhiên, cuối cùng bạn sẽ thành đạt trong sự nghiệp, khiến mọi người
thán phục.
Một sinh viên tốt nghiệp Đại học Tài chính khoa kế toán, đến làm việ
c ở công
ty hàng không. Cậu ấy đã tận dụng thời gian rảnh rỗi học thêm chuyên
nghành hải quan. Sau mấy năm cậu đã nắm chắc được nghiệp vụ, chuyên
ngành hải quan, có quan hệ tốt với mọi người trong công ty, về công tác cơ
bản rất thuận lợi. Nhưng dần dần những công việc vặt đã khiến cậu ta chán
nản, không hứng thú nữa. Tiền lương lại ít, khiế
n cậu ta nảy sinh ý định
chuyển công ty khác. Các đồng sự khuyên cậu ta, với tay nghề và năng lực

chuyên ngành vững vàng như cậu thì nhiều công ty cần lắm, có người đã tỏ ra
tốt bụng giới thiệu cho cậu một công ty đang cần kế toán, trả lương hậu hĩnh.
Thế là cậu ta vội vàng viết đơn xin từ chức sang làm ở công ty khác với tiền
lương cao hơn. Nhưng sau nửa nă
m chuyển đi cậu ta mới biết mình bị lừa:
Trong khi cậu ta định chuyển đi thì công ty hàng không cũng đang tiến hành
khảo sát, chuẩn bị nâng lương và thăng chức cho cậu ta. Khi biết được tin này
cậu ta hối hận nhưng cũng đã muộn rồi
Như vậy có thể khẳng định rằng, chúng ta không thể chỉ nhìn lợi ích trước
mắt “tham bát bỏ mâm”, để rồi làm mất đi cơ
hội phát triển lâu dài của mình.
Nếu chỉ quan tâm đến sự cao thấp của đồng lương và coi đó làm mục tiêu
phấn đấu, thì nhất định sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc thể hiện và phát huy
tài năng của mình. Điều quan trọng là bạn còn trẻ mà đã bị những đồng lương
làm “loá mắt”, thì lâu dần bạn sẽ trở thành “nô lệ” của đồng tiền . Một người
ngoài sự hưởng thụ ti
ền bạc, không có mục tiêu theo đuổi cao hơn, thì cuộc
sống sẽ mất đi niềm vui, dần dần bạn sẽ mất đi bạn bè, mất đi cái quý giá
trong đời.
Chúng ta nên có niềm tin “bất luận cuộc sống hiện đại cần tiền như thế nào,
nhưng công việc và niềm vui là quan trọng nhất, tiền chỉ là thứ kèm theo”.
Những người chỉ tin vào sức mạnh của đồng ti
ền, cuối cùng nhất định sẽ huỷ
hoại đời mình bằng những đồng tiền đó. Phàm những người coi tiền bạc là
tiền đề đầu tiên, thì xuất phát điểm của họ sẽ rất tầm thường, làm sao có thể
vươn tới lý tưởng cao đẹp? Những người quá coi trọng đồng tiền bị đồng tiền
“thao túng”, thì mãi mãi chỉ là “nô lệ” của nó mà thôi. Nếu một ngày nào đó
h
ọ kiếm được khoán tiền lớn thì sao? Có lẽ lúc đó họ phải nghĩ cách để bảo
vệ khoản tiền đó và lại tìm cách để kiếm đựoc nhiều tiền hơn, và thế là lúc

nào họ cũng sống trong lo âu, toan tính. Thực ra con người ta vất vả cũng là
vì sự sinh tồn, nhưng điều quan trọng hơn là phải tích cực sáng tạo, tạo ra
điều kiện để phát huy năng lực và tài n
ăng của mình, thực hiện giá trị của bản
thân để có cuộc sống tốt đẹp.

×