Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Flash Mob - phương thức hiệu quả về mặt hình ảnh trong tổ chức sự kiện ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.67 KB, 4 trang )

Flash Mob - phương thức hiệu quả về mặt hình ảnh
trong tổ chức sự kiện
Khái niệm Flash mob hiện nay có lẽ không còn xa lạ với nhiều người ở
Việt Nam, nhất là trong giới làm marketing, tổ chức sự kiện thì việc
theo dõi các hoạt động mới, hay các hình thức biểu diễn lạ là "nghề"
của chúng ta. Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên mà hình thức này được
quan tâm đặc biệt và sử dụng nhiều trong các sự kiện gần đây. Hãy thử
nhìn nó dưới góc độ tuyên truyền, quảng bá cho sự kiện và hiệu quả
thực sự của hoạt động này.
Hiện tượng Flash mob được xem là đã ra đời vào năm 2003, theo sáng kiến
của Bill Wasik, trưởng ban biên tập của tờ báo Harper’s Magazine. Vào thời
đó, các mạng xã hội chưa thịnh hành như bây giờ, và để huy động đám đông,
anh đã phát tán một email hướng dẫn cho tất cả những người mà anh quen
biết. Hơn 100 người đã đáp lời kêu gọi của anh và đã cùng xuất hiện tại cửa
hàng Macy’s ở New York. Họ tụ họp lại một cách bất ngờ, để rồi chớp
nhoáng rút lui sau khi đồng loạt vỗ tay reo hò thật lớn.

Flash Mob, dịch sát nghĩa là “một cuộc huy động chớp nhoáng” và một
nhóm người tụ tập nhau cùng nhảy múa ngẫu hứng. Thường thì sẽ có 1
nhóm sẽ tiên phong nhảy đầu, sau đó tất cả cùng hòa vào điệu nhạc. Kết thúc
bài, họ tự động giải tán như chưa có gì xảy ra.
Gây hiệu ứng lan tỏa một cách tự nhiên là màn đồng diễn tại khu vực công
viên 23/9, TP HCM của khoảng 200 thanh thiếu niên quảng bá cho thương
hiệu Oishi, tiếp đó là nhiều tiết mục tự phát của giới trẻ như flash mob chào
đón ban nhạc Back Street Boys của một số bạn trẻ ở Hà Nội, tiết mục Flash
mob 1000 người được đăng ký kỉ lục Việt Nam tại Festival cà phê Buôn Ma
Thuột 2011, Flash Mob ủng hộ đội tuyển đá bóng Việt Nam trong Seagames
26, hay gần đây nhất là màn Falsh mob 3000 người trong lễ hội Festival
Hoa Đà Lạt 2012.
Qua những lần tổ chức, có thể thấy hình thức biểu diễn này ngày càng tăng
về quy mô và số lượng, cũng như tầm quan trọng của sự kiện. Vậy tại sao


một hoạt động rất "quần chúng", dân dã và có vẻ không trật tự lắm lại được
các nhà làm sự kiện quan tâm như vậy?
Một số ưu điểm của hoạt động này:
- Khả năng lôi kéo đám đông: Thường bắt đầu từ một nhóm nhỏ, nhưng chỉ
sau khi nhạc được bật lên, nhóm người thể hiện một vài động tác, thì rất
nhiều bạn trẻ xung quanh sẽ nhanh chóng “bị” lôi kéo vào điệu nhảy này.
Chưa kể đến sự chú ý của rất nhiều người đi đường xung quanh. Phần lớn ai
cũng cảm thấy rất ngạc nhiên và hứng thú trước những màn nhảy nhót đông
đảo và “thần tốc”. Có rất nhiều người sẽ nhanh tay quay phim, chụp ảnh rồi
post lên mạng theo trào lưu hiện nay, bất cứ cái gì cũng có thể chia sẻ với
cộng đồng.
-Sự ngẫu hứng: Không cần những động tác vũ đạo chuẩn xác, mọi người đều
có thể tham gia và học theo điệu nhảy rất nhanh.
-Tinh thần tập thể: Tất cả mọi người cùng liên kết với nhau để hoàn thành
bài nhảy. Bài nhảy không yêu cầu về vũ đạo hay kỹ thuật, mà chủ yếu là
lượng người tham gia và có “lửa” hết mình hay không. Chỉ cần đều là đẹp -
vì số lượng người tham gia rất đông.
-Thích hợp cho đối tượng là sinh viên học sinh: Đối với những đối tượng
này, những hoạt động cộng đồng luôn mang lại sự thích thú, vì vậy Flash
Mob cũng không là ngoại lệ.
Nhiều ý kiến cho rằng Flash Mob là một hình thức quảng cáo mang tính "du
kích" + "lan truyền" có nghĩa là nó gây bất ngờ cho mọi người, gây ấn tượng
khá lâu cho người tham gia lẫn người xem và tính lan truyền rất mạnh
"Virus of marketing".
Các agency nếu biết cách tổ chức đúng hình thức này thì sẽ lợi nhuận nhiều
lần so với các hình thức quảng cáo khác bởi vì phần lớn đối tượng của Flash
Mob là các bạn trẻ năng động, sáng tạo, nhạy bén. Các sản phẩm quảng bá
trong các hoạt động này là các mặt hàng tiêu dùng nhanh (bánh, kẹo ),
thiết bị công nghệ mới (điện thoại, máy tính ), thời trang hay là các sự kiện
cần thu hút sự chú ý đặc biệt.

Một vài điều cần xem xét khi tổ chức Flash mob ở Việt Nam:
- Khả năng lôi kéo chưa thuyết phục: Từng tham gia trực tiếp một tiết mục
flash mob với vai trò khán giả, người viết nhận thấy khả năng lôi kéo của
các "diễn viên" flash mob chưa thuyết phục. Họ chưa tạo được không khí lôi
cuốn thực sự khiến người tham dự muốn hòa mình vào, thêm vào đó các
điệu nhảy chưa thực sự phổ biến để nhiều người biết đến nên tâm lý e ngại
khi hòa mình vào nhảy nhót mà không biết nhảy thế nào, sợ sai khiến người
xem không dám hưởng ứng dù rất muốn.
- Diễn biến chưa thực tế: Như màn Flash mob của Oishi, những người "dân
thường" như ông đạp xích lô, cô bán hàng rong cũng hòa vào điệu nhảy vô
cùng chuyên nghiệp khiến người xem biết rõ là tiết mục được dàn dựng và
tập luyện từ trước. Với những tiết mục như thế này, có lẽ mục đích chủ yếu
là gây sự chú ý tức thời, cộng thêm với các công cụ khác như quay phim
bằng điện thoại, upload lên các trang chia sẻ và mạng xã hội và một đội ngũ
forum seeding lan truyền đi một cách rất tự nhiên khiến cho sự kiện được
chú ý. Nếu đúng tinh thần của Flash mob, màn trình diễn cần thực tế hơn.
- Chưa làm rõ được mục đích cần truyền tải: Nếu như ví dụ về Oishi ở trên
đã làm rất tốt công tác truyền thông thì trong Festival Cà phê Buôn Ma
Thuột hay Festival Hoa Đà Lạt, màn Flash Mob chưa thực sự phát huy hiệu
quả. Mặc dù như với màn Flash mob lập kỷ lục trong Festival Cà phê, đơn vị
tổ chức đã cố gắng truyền thông những thông điệp gần gũi và ý nghĩa khi nói
về màn biểu diễn này nhưng công bằng mà nói, để nghĩ về 2 tiết mục Flash
Mob xôm tụ của hai sự kiện trên, người xem chỉ nhớ rằng "rất đông và náo
nhiệt" chứ không mấy ai hiểu ý nghĩa của hoạt động này.
Hi vọng rằng, với một hoạt động mang tính thời thượng và hiệu quả về mặt
hình ảnh, cùng với chi phí thấp, không khó thực hiện thì ngày càng có nhiều
sự kiện xuất hiện Flash Mob với sự sáng tạo nhiều hơn, hiệu quả mang lại
lớn hơn nữa.


×