Tải bản đầy đủ (.ppt) (78 trang)

Chuong 5 (nhan giong hoa) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.23 MB, 78 trang )


CHƯƠNG 5
NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY HOA

I. Nhân giống hoa lan

1. Các giống hoa lan
a. LAN HOÀNG HẬU (Cattleya)
b. HOÀNG THẢO (Dendrobium)
c. LAN HỒ ĐIỆP (Phalaenopsis)
d. VŨ NỮ (Oncidium)
e. VÂN LAN (Vanda)
f. ĐỊA LAN (Cymbidium)
g. LAN ĐAI TRÂU (Rhynchostylis)

Cymbidium lowianum Dendrobium crystallinum

a. Lan Hoàng thảo (Dendrobium)a. Lan Hoàng thảo (Dendrobium)

Vanda tessellate
Lan hài Paphiopedilum
Lan Hồ Điệp Phalaenopsis

Lan Hoàng hậu tím (Cattleya)
Lan Hoàng hậu vàng (Cattleya)

Lan Vũ nữ (Oncidium)

a. Phương pháp nhân giống vô tính bằng tách chồi, chia thân

Ở phương pháp này người ta lợi dụng sự đâm chồi, nẩy cành


của cây.

Nguyên lý chung là vào cuối mùa sinh trưởng của cây, cắt rời
chân cây mẹ thành từng đơn vị, mỗi đơn vị gồm có 3 giả hành
và mỗi đơn vị này được trồng vào một chậu mới.

Hoặc tách cây con sinh ra trên các giả hành để trồng vào
chậu mới.

Phương pháp này được sử dụng với các giống Lan đa thân
như Cattleya, Cymbidium, Paphiopedilum
2. Phương pháp nhân giống vô tính

b. Phương pháp chiết cành (cắt đoạn thân).

Thường được áp dụng với Dendrobium, Thunia,

Tạo ra cây con trên giả hành (Keikis) một cách tự nhiên.

Khi cây con này phát triển tốt, có rễ từ 5-7 cm (không nên
để rễ ra quá dài), có thể tách khỏi giả hành.

c. Nhân giống Phong lan bằng phương pháp nuôi cấy
mô, tế bào.

Nuôi cấy mô tế bào là biện pháp nhân giống hữu hiệu nhất
trong các phương pháp nhân giống vô tính.

Bằng kỹ thuật này cho phép tạo ra một quần thể cây con
đồng đều, giữ nguyên đặc tính di truyền của bố mẹ.


Hệ số nhân giống cao vì vậy có khả năng đáp ứng được
cây giống phục vụ cho công nghiệp hoá nền sản xuất nông
nghiệp.

QUY TRÌNH NHÂN NHANH GIỐNG LAN ĐAI TRÂU
a. Chuẩn bị mẫu

Nguồn mẫu: Sử dụng nguồn mẫu là những chồi non
hoặc các protocorm.

Chọn mẫu: Quan sát kỹ và chọn các bình mẫu lan Đai
Trâu sạch (không bị nhiễm vi sinh vật), sinh trưởng
mạnh, hình thái cây bình thường.

b.Chuẩn bị môi trường nhân nhanh

Thành phần môi trường nhân nhanh: Vacin and Went, 50 g
khoai tây, 50 g chuối tiêu (chuối chín đã bóc vỏ), 1 g pepton,
10 g đường sacaroza, 100 ml nước dừa, 1 g than hoạt tính,
6,5 g agar /lít, pH 5.3 - 5.5.

Môi trường được phân phối vào các bình tam giác. Mỗi bình
tam giác cho 70-80 ml môi trường.

Môi trường được hấp khử trùng ở 121
0
C trong 20 phút

c. Thao tác thực hiện


Bình mẫu được lau sạch, đưa vào buồng cấy vô trùng. Cấy 10
– 15 cây/bình.

Protocorm được tách thành các cụm nhỏ (4 – 6 protocorm) và
cây 6 – 8 cụm protocorm /bình.

Trên môi trường này, các protocorm tiếp tục nhân nhanh để
hình thành protocorm mới và hình thành cây.

Khi protocorm hình thành cây ta tách riêng cây ở lần cấy
chuyển tiếp theo để cây sinh trưởng tốt.

Chồi được nuôi đến khi có 4 – 5 lá, trọng lượng > 1,5g là đủ để
ra cây.

d. Điều kiện nuôi cấy

Mẫu được nuôi cấy trong điều kiện 16 giờ sáng/8 giờ tối

Cường độ ánh sáng 2500 lux

Nhiệt độ nuôi cấy 25
0
C

Sau 6-8 tuần cấy chuyển 1 lần

e. Kỹ thuật nuôi cấy lớp mỏng


Hạt lan sau khi đã nẩy mầm (sau 4-5 tuần gieo hạt), protocorm
hoặc cây con (sau khi vào mẫu được 8-10 tuần) có thể cấy
qua môi trường nhân nhanh hoặc sử dụng kỹ thuật nuôi cấy
lớp mỏng tế bào để làm tăng nhanh lượng mẫu nhân ban đầu.

Lớp mỏng tế bào được cắt theo chiều ngang của đoạn thân,
kích thước đoạn cắt là 0,3-0,5mm.

Môi trường nuôi cấy lớp mỏng: VW + 100 ml nước dừa, 1 mg
BA, 20 g đường saccaroza, 6,5 agar, pH 5,3-5,5.

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY NGOÀI VƯỜN
a. Thiết kế nhà trồng cây

Nhà trồng cây lan thông thoáng có nhiều gió, giảm được
bệnh.

Nhà trồng lan phải có mái che nắng và che mưa.

Về mùa hè dùng các loại lưới che 70% ánh sáng, mùa
đông dùng lưới che 40- 50% ánh sáng.

Mái che có thể sử dụng ni long hay tấm nhựa.

Chậu cây để trên giàn cao cách mặt đất 40-50 cm.

b. Chuẩn bị giá thể

Bộ rễ cây lan rất ưa loại giá thể mềm và xốp: Rong biển, than
củ, rễ dương xỉ, vỏ dừa khô.


Trước khi trồng cây ta xử lý giá thể và chậu trồng cây bằng
KMnO4 với nồng độ 0,1% (1 gam/lít nước) trong 30 phút
- Ngâm giá thể hoặc chậu ngập trong dung dịch KMnO4
- Chậu vớt ra để khô còn giá thể vắt sạch sau đó rửa lại bằng
nước sạch 3 lần.
- Mỗi lần chuyển sang chậu nước mới cần phải vắt kiệt nước

Cây mẹ Chồi nách
Mẫu sạch
Nhân nhanh mẫu bằng cắt lát mỏng

Tạo cây hoàn chỉnh
Cây ở vườn ươm 2 tháng
Cây ở vườn ươm 10 tháng

c. Kỹ thuật trồng cây lan Đai Trâu

Cây Đai Trâu khi đủ tiêu chuẩn (khối lượng > 1,5 gram/cây, có
3 – 4 lá, 3 – 4 rễ) ta đưa ra ngoài phòng trong điều kiện có ánh
sáng tự nhiện, râm mát để khoảng 1 tuần cho cây tập làm
quen dần với điệu kiện bên ngoài sau đó bỏ nút, gắp cây ra
khỏi bình nuôi cấy rửa thật sạch agar rồi để cho ráo nước sau
đó tiến hành trồng.

Cây in vitro trồng với mặt độ 300-400 cây/m2 thường ta trồng
vào các rổ hay khay, mỗi cây quấn một lượng nhỏ dớn vào bộ
rễ sao cho phần cổ rễ hở ra không quấn rễ quá chặt sau đó
xếp cây vào gần nhau.




Sau khi trồng 2-4 tháng cây sinh trưởng phát triển tốt các lá
vươn dài xếp kín nhau thì tách để trồng thưa ra.

Dùng chậu nhựa để trồng tùy theo kích thước chậu mà ta có
thể trồng từ 2-5 cây/ chậu.

Khi tách chuyển sang chậu khác ta nhẹ nhàng nhấc từng cây
có quấn rong biển sẵn ban đầu lúc này cây đã có thể có thêm
từ 3 – 4 rễ mới vì vậy ta tiếp tục quấn thêm rong biển cho kín
hết các rễ.

Trong trường hợp nếu các chậu quá sâu ta lót dưới đáy chậu
một lớp xốp và có thể thêm một ít xơ dừa để cho thoát nước
và có độ thoáng khí.

Tiếp tục chuyển chậu (tách 1 cây/ chậu) khi các cây trong chậu
lá đã xếp khít nhau (3-4 tháng tùy điều kiện cụ thể)

d. Chăm sóc lan Đai Trâu cấy mô

Cây sinh trưởng, phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 22-27
0
C.

Không ưa điều kiện giá thể quá ẩm nhưng rất thích hợp với
ẩm độ không khí cao.

Tưới nước cho Đai Trâu tốt nhất là phun sương trên lá


Cây in vitro sau trồng 1-3 tuần tiến hành tưới dinh dưỡng ở
nồng độ thấp (1 gam/lít nước) với dinh dưỡng có hàm lượng
Nitơ cao như Yogen hay Growmore 30:10:10 từ 1- 2 lần/tuần.

Cây >8 tháng tuổi dùng các loại phân cân đối (20:20:20) còn
cây trước khi ra hoa 2 tháng dùng loại phân có hàm lượng P
cao (10:30:10) và với hàm lượng 2 gam/lít.

Tưới dinh dưỡng cũng như tưới nước ta dùng biện pháp
phun sương cho thật ướt lá còn khi cây đã ra chậu riêng thì
có thể luân chuyển 1 lần tưới lá 1 lần tưới gốc.

e. Phòng trừ sâu bệnh cho lan Đai Trâu.

Bệnh thối khuẩn:
-
Bệnh này thường gặp nhất vào mùa hè nhiệt độ cao và mùa
xuân khi ẩm độ không khí cao.
-
Điều kiện môi trường thông thoáng sạch sẽ làm hạn chế sự
hình thành bệnh một cách đáng kể.
-
Khi bị thối khuẩn lá cây phồng lên như bị luộc chín, khi động
vào có nước chảy ra vì vậy sẽ lan rất nhanh ra môi trường
xung quanh đặc biệt khi tưới nước.
-
Cây khi đã bị bệnh thì rất khó chữa mà biện pháp tốt nhất là
phòng bệnh.
-

Khi có cây bị thối ngay lập tức ta phải loại bỏ ngay. Điều kiện
mùa hè nhiệt độ cao mưa nhiều và mùa xuân ẩm độ cao ta nên
phun phòng 1 tuần/lần bằng thuốc SOM5D hay Alliet với nồng
độ 0,2% (2 gam/lít) phun ướt lá và giá thể.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×