Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

tiểu luận nội dung và giá trị di chúc của hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (760.55 KB, 24 trang )






Tiểu luận Nội
dung và giá trị
Di chúc của Hồ
Chí Minh
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh ĐHBKHN
Page 1

I - MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

Bốn mốt năm trước, ngày 2 tháng 9 năm 1969, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước đang bước vào giai đoạn quyết liệt nhất, Bác Hồ kính yêu của dân tộc đã ra đi
vĩnh viễn. Trong thời khắc đau buồn của lịch sử dân tộc, khi mà “người tuôn nước mắt,
trời tuôn mưa” ấy, hàng chục vạn đồng bào tụ họp trên Quảng trường Ba Đình lịch sử,
cùng hàng chục triệu người Việt Nam từ mọi phương trời, miền Bắc và miền Nam, trong
và ngoài nước, khóc lặng, thành kính đón nhận từng dòng, từng chữ trong Di Chúc Người
gửi lại.
"Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể
bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.
Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên,
nhi đồng quốc tế.
Điều mong muốn cuối cùng của tôi là : Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây
dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp
phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới".
Đó là những lời cuối cùng trong bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Di


chúc là một tư liệu chính trị - lịch sử vô cùng quý giá của Đảng, Nhà nước và nhân dân
ta. Bác đã để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn Đảng, toàn dân, cho toàn thể bộ đội,
cho các cháu thanh niên và nhi đồng, cùng bầu bạn quốc tế. Sau 41 năm ra đời, ngày nay
đọc lại bản Di chúc bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngẫm nghĩ những lời Bác căn dặn,
ta càng xúc động, thấm thía công ơn trời biển của Bác đối với đất nước và dân tộc, càng
vững tin đi theo đường lối cách mạng đúng đắn và sáng suốt của Người.
Di sản mà Người để lại trong Di chúc không phải là của cải, tiền bạc, sự kế thừa địa vị
mà là những lời dặn dò tâm huyết, những bài học được đúc kết từ thực tế cuộc đời hoạt
động cách mạng của Người và từ kết quả của tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam đã
trải qua gần một nửa thế kỷ. Chính vì vậy, Di chúc của Người không những có ý nghĩa
thiêng liêng với hiện tại mà còn nguyên giá trị to lớn đối với tương lai.
T “Tim hiểu về nội dung và giá trị của Di chúc”
, nghiên cứu,
t lời căn dặn của Bác trước lúc đi xa,
c, tiến bộ , xứng đáng với những kì
vọng mà Bác đã giao phó.

2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài : nội dung và giá trị của bản Di chúc

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện lịch sử vô giá kết tinh những tinh hoa
đạo đức và tâm hồn cao đẹp, những nội dung cơ bản, những quan điểm cốt yếu của tư
tưởng Hồ Chí Minh, vạch ra phương hướng phát triển cho cách mạng Việt Nam cả hôm
nay và trong tương lai.
Di chúc là bản tổng kết thực tiễn kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng và phương hướng
phát triển của dân tộc, đồng thời thể hiện cô đọng nhân cách của vị lãnh tụ, anh hùng giải
phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá kiệt xuất Hồ Chí Minh. Di chúc kết tinh những giá
trị lịch sử, văn hoá, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó mỗi chữ, mỗi câu, mỗi
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh ĐHBKHN
Page 2


đoạn văn được viết ra đều là kết quả của sự suy ngẫm, chắt lọc sâu sắc tư tưởng, tình cảm
và trí tuệ của Người, là một chương trình hành động trong đấu tranh giải phóng dân tộc
và xây dựng lại đất nước sau khi nước nhà thống nhất.

3. Ý nghĩa của đề tài

Di chúc thiêng liêng của Người trở thành nguồn động viên, cổ vũ to lớn, là sự chỉ dẫn
quan trọng, để quân và dân Việt Nam tiến lên giành những thắng lợi vĩ đại trong sự
nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và
vạch ra phương hướng phát triển cho cách mạng Việt Nam trong các giai đoạn tiếp theo.
Cho đến ngày nay, bản Di chúc vẫn được coi là một văn kiện có giá trị lịch sử quan trọng
mà trong đó, sự kết hợp chặt chẽ giữa tính khoa học và tính thực tiễn trên nền tảng chủ
nghĩa nhân văn cao đẹp đã làm nên giá trị chân chính và bền vững của Di chúc Bác Hồ.
Di chúc kết tinh những tinh hoa đạo đức và tâm hồn cao đẹp, những nội dung cơ bản,
những quan điểm cốt yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh, vạch ra phương hướng phát triển
cho cách mạng Việt Nam cả hôm nay và trong tương lai.
Những lời căn dặn, những điều mong muốn của Bác luôn hiện diện và là kim chỉ nam
trên mỗi chặng đường phát triển của dân tộc. Bản di chúc đó mãi mãi vẫn là tấm gương
chiếu rọi cho các lớp hậu thế trên mỗi đoạn thác ghềnh của lịch sử.
ta
sâu sắc hơn , những phẩm chất cao quý
của Người. M lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại, cùng chung
tay xây , văn minh, ấm no và .

4. Kết cấu của đề tài

Đề tài gồm 3 phần : phần mởi đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó phần nội
dung bao gồm gồm 2 chương :
Chương I : Nội dung của Di chúc
Chương II : Giá trị của Di chúc

Trong quá trình trình bày đề tài chúng em không thể tránh khỏi những nhầm lẫn và sai
sót, mong các thầy cô thông cảm.

Chúng em xin chân thành cảm ơn !












Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh ĐHBKHN
Page 3

II – NỘI DUNG

Chương I : NỘI DUNG CỦA DI CHÚC

1. Vài nét về Di chúc

Tháng 9 năm 1969 Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, cùng với những hình ảnh ghi lại
tình cảm của toàn dân khắp bốn phương, bản Di chúc của Bác Hồ kính yêu được công bố.
Theo đó, năm 1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Bản Di chúc đầu tiên gồm 4 trang, do
tự tay Người đánh máy ở cuối trang đề ngày 15-5-1965. Bản Di chúc Người viết năm
1965 là bản duy nhất hoàn chỉnh, dưới có chữ ký của Người và bên cạnh có chữ ký chứng

kiến của đồng chí Lê Duẩn – Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng lúc bấy
giờ.
Năm 1968 Người viết bổ sung thêm một số đoạn gồm 6 trang viết tay. Ngày 10-5-
1969 Người viết lại toàn bộ phần mở đầu Di chúc gồm một trang viết tay (những năm
1966, 1967 không có bản viết riêng).
Bản Di chúc công bố năm 1969 chủ yếu dựa vào bản Người viết năm 1965 (trong đó
đoạn mở đầu là bản viết năm 1969, đoạn về việc riêng là phần đầu bản viết năm 1968).
Đến năm 1989, Bộ Chính trị cho phép công bố các Bản thảo Di chúc của Chủ tịch Hồ
Chí Minh.
Căn cứ theo tài liệu công bố của Bộ Chính trị (trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập –
Tập 12) các Bản thảo Di chúc được sắp xếp theo thứ tự thời gian Người viết, các bản bút
tích được in trước, sau đó các bản đánh máy và bản in được in tiếp sau đó. Cuối cùng là
bản Di chúc công bố chính thức năm 1969.

2. Hoàn cảnh ra đời

Lịch sự đã có sự trùng hợp thiêng liêng và kỳ diệu.
Ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên
ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Ngày 2-9-1969, Bác Hồ ra đi
từ khu vực nhà sàn đơn sơ cũng thuộc Quảng trường Ba Đình lịch sử.
Hai sự kiện diễn ra vào hai thời điểm khác nhau của đất nước nhưng lại gắn bó chặt
chẽ như một tất yếu lịch sử.
Bác Hồ chuẩn bị cho việc ra đi của mình thật là ung dung và thanh thản, ''để sẵn mấy
lời'' cho đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bè bạn khắp nơi khỏi thấy đột ngột.
Những điều dặn lại đã dẫn dắt toàn dân tộc bước tiếp trên con đường cách mạng đã được
chính Bác Hồ vạch ra từ năm 1930, với bản Chính cương vắn tắt mà cho đến nay vẫn còn
giữ nguyên giá trị, khẳng định tầm nhìn xa, trông rộng của thiên tài Hồ Chí Minh.
Từ năm 1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tự cảm nhận được sức khỏe của Người giảm
sút so với những năm trước đó. Người cho rằng, ở tuổi 75 Người thuộc lớp người “xưa
nay hiếm”. Tuy cảm thấy “tinh thần vẫn sáng suốt, thân thể vẫn khỏe mạnh”, nhưng

Người dự báo “Ai dám biết tôi sẽ sống và phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng được
mấy năm tháng nữa”. Rõ ràng Hồ Chí Minh đã dự cảm được thời khắc quan trọng của
thời gian còn lại ở cuối cuộc đời mình. Từ dự cảm đó, Người viết: “Vì vậy, tôi để lại
mấy lời này, chỉ nói tóm tắt vài việc thôi. Phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh ĐHBKHN
Page 4

và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước và đồng chí trong Đảng khỏi
cảm thấy đột ngột”.
Vì vậy, Người đã chủ động viết Di chúc, để lại tình thương yêu và những lời căn
dặn tâm huyết cho nhân dân ta, cho Đảng và bạn bè gần xa. Tuy sức khỏe giảm sút,
nhưng ở Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn nồng cháy một tình yêu lớn và tinh thần trách nhiệm
cao với đồng chí, đồng bào, toàn dân tộc, với cách mạng Việt Nam và với cách mạng thế
giới.

3. Bản di chúc công bố năm 1969

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh
nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn.
Đó là một điều chắc chắn.
Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng
bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng, thǎm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi
đồng yêu quý của chúng ta.
Kế theo đó, tôi sẽ thay mặt nhân dân ta đi thǎm và cảm ơn các nước anh em trong
phe xã hội chủ nghĩa, và các nước bầu bạn khắp nǎm châu đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ
cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.
*

* *
Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu
rằng "Nhân sinh thất thập cổ lai hy", nghĩa là "Người thọ 70, xưa nay hiếm".
Nǎm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là lớp người "xưa nay hiếm" nhưng tinh thần, đầu óc
vẫn rất sáng suốt, tuy sức khoẻ có kém so với vài nǎm trước đây. Khi người ta đã ngoài
70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp. Điều đó cũng không có gì lạ.
Nhưng ai mà đoán biết tôi còn phục vụ cách mạng, phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân
dân được bao lâu nữa?
Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và
các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn
khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.
Trước hết nói về Đảng - Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai
cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh ĐHBKHN
Page 5

đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hǎng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến
thắng lợi khác.
Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng
chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn
con ngươi của mắt mình.
Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê
bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của
Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.
Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm
nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn
Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung
thành của nhân dân.
Đoàn viên thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hằng hái xung phong,
không ngại khó khǎn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chǎm lo giáo dục đạo đức cách

mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa
"hồng" vừa "chuyên".
Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần
thiết.
Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng
gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều nǎm chiến
tranh.
Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hǎng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng,
nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng.
Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không
ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh
nhiều của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi
hoàn toàn.
Còn non, còn nước, còn người, Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày
nay!
Dù khó khǎn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc
Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam
Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh
dũng đánh thắng hai đế quốc to - là Pháp và Mỹ; và đã góp phần xứng đáng vào phong
trào giải phóng dân tộc.
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh ĐHBKHN
Page 6

Về phong trào cộng sản thế giới - là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi
càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì
tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hoà hiện nay giữa các đảng anh em!
Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục
lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa
quốc tế vô sản, có lý, có tình.

Tôi tin chắc rằng các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết
lại.
*
* *
Về việc riêng - Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách
mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối
hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.
Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì
giờ và tiền bạc của nhân dân.
*
* *
Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn
thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.
Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh
niên, nhi đồng quốc tế.
Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu,
xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và
góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
Hà nội, ngày 10 tháng 5 nǎm 1969
Hồ Chí Minh
4. Nội dung cơ bản của Di chúc

Phần đầu: Về sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, Người khẳng định giải phóng miền
Nam và qua đó, giải phóng hoàn toàn và thống nhất đất nước như một tất yếu, dù phải
kéo dài, đặc biệt ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Người đã nói: "Thắng
giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay". Sự thật đã diễn ra như Người đoán. Bác
mất năm 1969, sáu năm sau, dân tộc Việt Nam giành đại thắng tháng 4/1975.
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh ĐHBKHN
Page 7


Phần thứ hai: Nói về Đảng, về Đoàn viên và thanh niên. Về Nhân dân lao động,
cuộc kháng chiến chống Mỹ, về phong trào cộng sản thế giới, cuối cùng là về việc
riêng.
1968)
như sau:
-
, để đạt được mục tiêu độc lập dân tộc, hòa bình,
thống nhất đất nước.
-

đối với con ngư .
- , xây dựng lại quê hương
đất o nhân dân.
- – , h -
, d ,
- , đổi , lang phí .
-
, .
- , niềm tin ở sức
mạnh của nhân dân
- Vấn đề xây dựng lực lượng cách mạng cho đời sau.
- Vấn đề phong trào cộng sản thế giới và việc cảm ơn nhân dân các nước giúp đỡ
cuộc kháng chiến của Việt Nam. Vấn đề đền ơn đáp nghĩa những người đã hy sunh,
thương binh, gia đình có công với cách mạng.
- , với vi
.
y p
, .



Chương II : GIÁ TRỊ CỦA DI CHÚC

1. Tổng kết những giá trị bao trùm trong Di chúc của Người

Di chúc của Bác cũng như tất cả các tác phẩm, lời nói, bài viết của Bác bao giờ cũng
giản dị dễ hiểu đối với nhân dân, trước hết đối với công - nông là bộ phận lớn nhất trong
nhân dân. Song nó luôn luôn hàm chứa những tư tưởng lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Trích nguyên văn trong “ Đề cương tuyên truyền 40 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch
Hồ Chí Minh (2/9/1969 – 2/9/2009) ” :
a. Di chúc là tâm nguyện, tình cảm, ý chí, niềm tin, trách nhiệm của Chủ tịch Hồ
Chí Minh với Tổ quốc, nhân dân và sự nghiệp cách mạng.

Di chúc thể hiện sự tự nhận thức sâu sắc về bản thân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Người đón nhận quy luật cuộc sống bằng phong thái ung dung, tự tại, chuẩn bị việc ra đi
của mình bằng những lời tâm huyết dặn lại. Tâm nguyện của Người: “Suốt đời tôi hết
lòng phụng vụ Tổ quốc, phụng vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh ĐHBKHN
Page 8

giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phụng vụ lâu
hơn nữa, nhiều hơn nữa”. Ý chí, niềm tin, tinh thần lạc quan cách mạng, trách nhiệm với
nhân dân của Người thể hiện sâu sắc ở dự báo về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
Mỹ và ngày thống nhất đất nước, ở những chỉ dẫn về công việc của sự nghiệp cách mạng
còn dang dở. Di chúc là tâm sự của một người đã hy sinh hạnh phúc riêng tư, hiến dâng
trọn cuộc đời cho Tổ quốc và nhân dân; là tấm lòng chung thuỷ với “các nước anh em”
và “bầu bạn khắp năm châu”.

b. Di chúc là công trình lý luận về xây dựng và củng cố Đảng cầm quyền.

- Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Đảng ta là một Đảng cầm

quyền”. Để đáp ứng được nhiệm vụ lãnh đạo xã hội, Đảng phải luôn vững mạnh về chính
trị, tư tưởng, tổ chức và gắn bó máu thịt với nhân dân, không ngừng nâng cao bản chất
giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam
cho mọi hoạt động của mình. Di chúc nêu những vấn đề cốt yếu của công tác xây dựng
Đảng, đó là: giữ gìn mối đoàn kết trong Đảng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ,
nguyên tắc tự phê bình và phê bình, rèn luyện đạo đức cách mạng, nêu cao tinh thần trách
nhiệm, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân của mỗi cán bộ, đảng viên. Công tác chỉnh đốn
Đảng là nhiệm vụ chiến lược, là công việc thường xuyên để giữ vững vai trò lãnh đạo của
Đảng cầm quyền.

- Sự nghiệp cách mạng là một sự nghiệp bền bỉ, dài lâu, tiếp nối từ thế hệ này sang thế
hệ khác. Đảng cầm quyền phải chăm lo phát triển lực lượng cho hiện tại và chuẩn bị cho
tương lai một thế hệ trẻ vừa “hồng” vừa “chuyên”, có như vậy mới thực hiện thành công
lý tưởng xây dựng một xã hội mới, tiến bộ, văn minh. Bác dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”, đó là công việc: bồi dưỡng
lý tưởng cộng sản, giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức rèn luyện đạo đức cách mạng,
đào tạo nguồn nhân lực kế tục sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa.

- Cách mạng Việt Nam không thể tách rời cách mạng thế giới. Sự vững mạnh của
Đảng còn được khẳng định trong mối quan hệ đoàn kết chặt chẽ với các đảng cộng sản và
bè bạn quốc tế. Điều Bác dặn trong Di chúc “về phong trào cộng sản thế giới” là định
hướng quan trọng cho quan hệ đối ngoại của Đảng, đó là nguyên tắc đoàn kết quốc tế dựa
trên “nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình”.

c. Di chúc là tác phẩm bàn về xây dựng xã hội XHCN ở Việt Nam.

- Di chúc là điểm kết tinh tư tưởng của Bác về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam, mối quan hệ giữa công bằng
và tiến bộ xã hội, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá trong xây
dựng xã hội mới, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và sức mạnh thời đại, động lực lợi ích và

chăm lo chu đáo tới cuộc sống con người, tư tưởng trọng dân, coi dân là gốc, là chủ thể
của sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước.

- Di chúc như một kế hoạch, một chương trình hành động của toàn Đảng, toàn dân về
sự nghiệp xây dựng đất nước sau chiến tranh với những chỉ dẫn về đào tạo nguồn nhân
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh ĐHBKHN
Page 9

lực cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; phát triển kinh tế và văn hoá, nâng cao đời
sống nhân dân.

- Di chúc có giá trị văn hoá rất lớn. Đó là tinh thần nhân văn sâu sắc thể hiện trong
ứng xử với nhân dân, đồng chí, bè bạn. Qua lời dặn dò về việc riêng, Chủ tịch Hồ Chí
Minh còn đề cập đến việc xây dựng một đời sống văn hoá mới; một lối sống tiết kiệm,
không lãng phí.

2. Tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích các giá trị nội dung cơ bản của Di chúc

Tư tưởng đoàn kết

Theo số liệu thống kê, trong 1.921 bài viết của Bác có tới 839 bài Bác đề cập đến vấn
đề đoàn kết thống nhất và có tới 1.809 lần Bác dùng từ “đoàn kết”, “đại đoàn kết”. Trong
bản Di chúc, chỉ có chưa đầy 20 dòng nói về Đảng nhưng đã có đến 5 lần Chủ tịch Hồ
Chí Minh nhắc đến đoàn kết.
Suốt cuộc đời mình, mối quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh là vấn đề đoàn kết
nhằm tập hợp lực lượng, phát huy đến mức cao nhất sức mạnh dân tộc và sức mạnh quốc
tế, vì mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng trên được thể hiện
rõ nét qua Di chúc của Người. Ba mươi năm đã qua, kể từ khi Hồ Chí Minh viết những
dòng cuối cùng của bản Di chúc lịch sử. Đây là thời gian thích hợp nhất để toàn Đảng,
toàn dân và mỗi người chúng ta suy ngẫm về tư tưởng đoàn kết trong di sản cuối cùng mà

Người để lại cho dân tộc Việt Nam.

a. Về đoàn kết trong Đảng

Trong Di chúc để lại, điều đầu tiên Bác nói về Đảng, Bác căn dặn: Đoàn kết là một
truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của nhân dân ta. Các đồng chí từ Trung ương
đến các chi bộ cần phải "giữ gìn sự đoàn kết của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt
mình".
PGS.TS Bùi Đình Phong, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ cho biết, nghiên cứu Di
chúc Bác Hồ mỗi năm, ông lại phát hiện thêm những nét mới. Sau những dòng chữ này là
những tổng kết kinh nghiệm cả một đời hoạt động vì nước vì dân của Bác. Không chỉ căn
dặn toàn Đảng giữ gìn sự đoàn kết, Bác cũng chỉ rõ cách thức, phương pháp để thực hiện
đoàn kết trong Đảng: "Bác nói nguyên lý đoàn kết: Không thực hiện dân chủ thì không
đoàn kết được, nhất là dân chủ trong Đảng. Vì Đảng ta cầm quyền, không dân chủ trong
Đảng thì làm sao dân chủ trong dân được. Bác dạy phải thường xuyên phê bình, phát
triển đoàn kết, tức là không phải hôm nay làm, mai không làm".
Theo TS Chu Đức Tính, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh, gần 30 năm nghiên cứu về
Bác, nhận thấy ý nghĩa gốc rễ, có tính nền tảng của nửa dòng chữ duy nhất Bác viết thêm
vào Di chúc năm 1966: Bác viết: "Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau". Bác dạy
Đảng ta: “Phê bình việc chứ không phê bình người. Học tập Chủ nghĩa Mác là phải sống
với nhau có tình có lý. Ta xử lý dựa trên nguyên tắc, điều lệ Đảng, nhưng thấm đẫm tình
người ”.
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh ĐHBKHN
Page 10

Cũng theo TS Chu Đức Tính, vấn đề mất đoàn kết luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh
giải quyết một cách bao dung, nhẹ nhàng mà thấm thía. Đây vẫn sẽ là một bài học quý
báu trong xử lý vấn đề mất đoàn kết trong Đảng đang diễn ra ở một số nơi hiện nay.
“Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ
Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân

dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”.
Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, nhờ đoàn kết chặt chẽ mà mới tròn một tuổi, Đảng
đã lãnh đạo nhân dân ta làm nên cao trào cách mạng 1930-1931; 15 tuổi, Đảng đã lãnh
đạo nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám thành công, khai sinh
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhờ đoàn kết, thống nhất mà Đảng đã tập hợp được
lực lượng, phát huy được sức mạnh của cả dân tộc và thời đại vào cuộc kháng chiến
trường kỳ suốt 30 năm, đánh thắng hai đế quốc là Pháp và Mỹ, hoàn thành thắng lợi sự
nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà. Cũng chính nhờ sự đoàn
kết, thống nhất ấy mà Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành thắng lợi sự nghiệp Đổi
mới.
Đã 41 năm Bác Hồ không cùng cả nước vui ngày Quốc khánh. Nhớ Người, chúng ta
càng thấm thía: Hạnh phúc của Đảng ta là có người Chủ tịch Đảng nghiêm khắc với bản
thân, mà hết sức bao dung, nhân ái vì sự đoàn kết trong Đảng vì thắng lợi cuối cùng của
cách mạng.

b. Về đoàn hết toàn dân

Theo Hồ Chí Minh ''…chỉ đoàn kết trong Đảng cách mạng cũng không thành công
được, còn phải đoàn kết nhân dân cả nước. Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã nhận thấy một
trong những truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc Việt Nam là đoàn kết. Trên cơ sở
khối đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng mà Hồ Chí Minh tin tưởng chắc chắn
rằng mọi ý đồ xâm lược, phá vỡ khối đoàn kết dân tộc sẽ bị đánh bại: ''Tổ quốc ta nhất
định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà''. Khi đất nước
bước vào thời kỳ xây dựng, Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định: dựa vào lực lượng vĩ đại
của khối đoàn kết dân tộc, chúng ta sẽ giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ,
cuộc chiến đấu chống nghèo nàn, lạc hậu xây dựng chủ nghĩa xã hội trên toàn đất nước
Việt Nam.

Sức mạnh của toàn thể dân tộc Việt Nam không chỉ là phép tính giản đơn của sự đoàn
kết trong Đảng cộng với khối đoàn kết của những người ngoài Đảng, mà chính là sức

mạnh tổng hợp của sự đoàn kết, sự gắn bó mật thiết giữa Đảng với dân. Chính truyền
thống đoàn kết của dân tộc đã được những người cộng sản Việt Nam kế thừa, phát triển,
tạo nên một truyền thống mới Hồ Chí Minh viết: Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ
quý báu của Đảng và của dân ta''. Có thể nói, Hồ Chí Minh đã đặt trọn niềm tin vào
truyền thống đó. Với Hồ Chí Minh, tương lai của đất nước, vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế được quyết định bởi chính truyền thống đoàn kết, ý cuối cùng, những
dòng Di chúc cuối cùng của Hồ Chí Minh được viết ra với tâm nguyện: ''Điều mong
muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước
Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng
vào sự nghiệp cách mạng thế giới''.

Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh ĐHBKHN
Page 11

Trong điều kiện Đảng cầm quyền, khối đoàn kết dân tộc được quyết định bởi sự quan
tâm, tinh thần tận tuỵ phục vụ nhân dân của cán bộ, đảng viên Hồ Chí Minh gọi đó là
''công việc đối với con người''. Trong Di chúc, Hồ Chí Minh đã để lại những lời căn dặn
không chỉ về quan điểm tư tưởng mà cả những chỉ dẫn khá cụ thể, tỉ mỉ. Đó không chỉ là
việc đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, gia đình liệt sĩ mà còn là lựa chọn những
người đã trực tiếp chiến đấu ngoài mặt trận đưa đi đào tạo, bồi dưỡng để họ trở thành ''đội
quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta''. Đối với
những người ở hậu phương, nông nhân, công dân, thanh niên, phụ nữ… sự quan tâm đó
cũng chu đáo đầy đủ. Hồ Chí Minh là người đầu tiên đã nghĩ đến và có giải pháp thích
hợp để biến chủ nghĩa anh hùng trong chiến đấu thành tinh thần phấn đấu, niềm say mê
trong xây dựng hoà bình. Di chúc của Người có đoạn: ''Trong bao năm kháng chiến
chống thực dân Pháp, tiếp đến chống đế quốc Mỹ, đồng bào ta, nhất là đồng bào nông
dân đã luôn luôn hết sức trung thành với Đảng và Chính phủ ta, ra sức góp của góp
người, vui lòng chịu đựng mọi khó khăn gian khổ. Nay ta đã hoàn toàn thắng lợi, tôi có ý
đề nghị miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp để cho đồng bào
hỉ hả, mát dạ, mát lòng, thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất''.


Sự nghiệp xây dựng đất nước cần có khối đoàn kết đông đảo rộng rãi, mạnh mẽ và
chắc chắn. Khối đoàn kết đó không chỉ gồm toàn bộ những người từ phía ''bên này'' mà
có cả người của phía “bên kia”. Người cho rằng sự nghiệp xây dựng đất nước cần đến lực
lượng của tất cả mọi người ''không để sót một người nào''. Hồ Chí Minh viết trong Di
chúc: ''Đối với những nạn nhân của chế độ cũ, thì Nhà nước phải dùng vừa giáo dục, vừa
phải dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện''.
Đây không chỉ là quan điểm tập hợp lực lượng hết sức rộng rãi mà còn thể hiện sâu sắc tư
tưởng bao dung, nhân ái Hồ Chí Minh.

c. Về đoàn kết quốc tế

Theo Hồ Chí Minh, mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam đều do Đảng Cộng sản
lãnh đạo với sự đoàn kết, thống nhất về đường lối đúng đắn, sáng tạo; toàn dân đoàn kết
trong Mặt trận dân tộc thống nhất; nhân dân thế giới đoàn kết ủng hộ, giúp đỡ cách mạng
Việt Nam. Người kết luận: ''Đó là ba bài học lớn mà mỗi cán bộ và đảng viên ta cần ghi
sâu vào lòng và phát huy thêm mãi''.
Đoàn kết quốc tế là một tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh. Tư tưởng đó được Người đề
cập khá đậm nét trong Di chúc.
Trước hết, Hồ Chí Minh khẳng định, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước của nhân dân Việt Nam không thể tách rời sự đoàn kết, sự ủng hộ, giúp đỡ tận tình
của các nước xã hội chủ nghĩa và bầu bạn khắp năm châu. Vì vậy, một trong những dự
kiến đầu tiên, ngay sau khi chiến tranh kết thúc của Hồ Chí Minh là thay mặt nhân dân ta,
Người sẽ đi thăm, cảm ơn và mở rộng hơn nữa khối đoàn kết quốc tế đối với Việt Nam.
Trước khi qua đời, điều Hồ Chí Minh băn khoăn, day dứt nhất là sự bất hoà trong
phong trào cộng sản quốc tế. Thực tế cho thấy, với uy tín nhiệt tình cách mạng và chủ
nghĩa quốc tế trong sáng, ngay từ những năm 1920, Hồ Chí Minh đã có những đóng góp
quan trọng vào sự đoàn kết, thống nhất giữa các lực lượng cách mạng trên thế giới. Khi đi
vào cõi vĩnh hằng, chắc Hồ Chí Minh cũng thấy yên lòng, bởi vì, tuân theo Di chúc của
Người. ''trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý có tình'',

Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh ĐHBKHN
Page 12

Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã đang và sẽ tiếp tục làm hết sức mình vì
hoà bình, đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc.
Suốt cuộc đời mình, Hồ Chí Minh gắn bó trọn vẹn với dân tộc, với Đảng Cộng sản
Việt Nam: với nhân dân và bạn bè quốc tế. Cũng suốt đời mình, Người phấn đấu, cống
hiến cho sự đoàn kết thống nhất của Đảng của dân tộc và quốc tế. Vì vậy, trước khi qua
đời Người ''để lại muôn vàn tình thân yêu” cho toàn Đảng, toàn dân toàn quân cho các
cháu thanh niên, nhi đồng Việt Nam và cho đồng chí bầu bạn, thanh niên, nhi đồng quốc
tế.
Những tư tưởng, quan điểm nêu trên của Hồ Chí Minh vẫn được Đảng, nhân dân Việt
Nam và bạn bè quốc tế đón nhận suy ngẫm và vận dụng. Tư tưởng Hồ Chí Minh, trong
đó có tư tưởng về đoàn kết được để hiện sâu sắc trong Di chúc của Người vẫn sống động
cùng nhân dân đất nước và thời đại.

Xây dựng và chỉnh đốn Đảng

Trong Di chúc để lại cho dân tộc ta, vấn đề “trước hết” được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề
cập là về Đảng. Như vậy, vấn đề xây dựng Đảng được Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan
tâm không chỉ sinh thời mà còn đặc biệt lưu ý, căn dặn lại cho toàn Đảng ta trước khi đi
xa. Vượt qua ngôn ngữ, hình thức của một bản Di chúc thông thường, những vấn đề viết
về xây dựng Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc mang tầm lý luận sâu sắc.
Như chúng ta đã biết, từ những ngày đầu mới thành lập cho đến nay, Đảng ta luôn
luôn giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa Mác-Lênin, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã
hội, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của cách
mạng Việt Nam trong mỗi thời kỳ cụ thể của Cách mạng.
Bác Hồ chính là nhà chiến lược và sách lược tài tình, nhà tổ chức lực lượng thiên tài,
nhà cổ động chính trị vĩ đại, người có công rèn luyện, giáo dục bao lớp cán bộ ưu tú của
Đảng, Người đã đưa chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, Người đã vận dụng và phát

triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin trong những điều kiện cụ thể của cách mạng Việt
Nam.
Thực hiện Di chúc của Người, Đảng ta luôn khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin là nền
tảng tư tưởng chính trị của Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ một Đảng Cộng sản cầm quyền, sau Lênin, đã nhấn
mạnh việc Đảng Cộng sản trở thành đảng cầm quyền cùng những lo lắng, răn đe. Không
phải chỉ trong Di chúc, mà hầu hết những tác phẩm của Hồ Chí Minh từ năm 1945, khi
Đảng Cộng sản bắt đầu cầm quyền sau Cách mạng tháng Tám, ngay sự cầm quyền ấy
chưa hoàn toàn trong phạm vi cả nước, vừa xây dựng chính quyền vừa kháng chiến,
Người đã luôn luôn nhắc đến việc chính quyền do Đảng Cộng sản phải là chính quyền vì
dân, do dân, gắn bó với dân, trung thành với dân, người đầy tớ trung thành của dân. Bức
thư đầu tiên Người gửi các đồng chí Bắc Bộ năm 1947, khi kháng chiến chống Pháp mới
bắt đầu vài tháng và khi mà các quốc gia xã hội chủ nghĩa chưa ai cảnh giác con đường
hiểm nguy của Đảng Cộng sản cầm quyền mà thoát ly nguyên lý cộng sản cơ bản - tức
phục vụ dân, lấy dân làm gốc - thì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã báo động với ý thức và lời lẽ
vừa thiết tha vừa nghiêm khắc, lấy sự việc ngay trong đời sống hằng ngày. Cho nên, bài
học lớn nhất mà chúng ta rút ra từ Di chúc của Người chính là phần cốt lõi này.
Đảng ta là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất, đoàn kết, gắn bó với nhân dân, đại diện
cho quyền lợi của giai cấp và của dân tộc, được nhân dân tin yêu, đùm bọc, ủng hộ, giúp
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh ĐHBKHN
Page 13

đỡ. Muốn có được sự đoàn kết nhất trí đó, như Bác đã nói là ngay trong Đảng cần phải
thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình. Là
một người theo chủ nghĩa cộng sản, là người phương Đông đồng thời cũng là người con
của đất Việt, lịch sử hàng ngàn năm đã đặt cho trí tuệ của Người sự suy nghĩ có chiều
sâu, bao quát bởi bao nhiêu triều đại ngả nghiêng khi không hiểu lời của Nguyễn Trãi:
Dân nâng thuyền và dân có thể lật thuyền. Chủ tịch Hồ Chí Minh thấm nhuần lời dạy của
người xưa: Tu thân, tề gia, trị quốc. Đảng Cộng sản cầm quyền mà không coi trọng tu
thân thì khó tề gia, càng khó trị quốc. Đảng lãnh đạo gồm năng lực tiên phong và đạo đức

tiên phong. Bài học này đâu cũng có, lúc nào cũng có. Đảng không gương mẫu, nặng tư
lợi, nặng chức quyền thì Đảng chỉ còn là một hàng hội. Đảng viên háo danh, tự ca ngợi
mình mà tham lam, lợi dụng chức quyền, dung túng cho vợ con thân thuộc phạm các tội
lừa đảo, ăn hối lộ, buôn lậu tức vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội thì còn tệ hơn một
tội phạm thường dân. Tiên phong là làm gương, lãnh đạo là dẫn đường - không làm
gương thì chẳng thể dẫn đường đúng.
Chúng ta luôn ghi nhớ rằng, tư cách, phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng
ngày của mọi công dân không phân biệt bất cứ ai mà Bác thường xuyên căn dặn, nhắc
nhở là cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư.
Theo Bác Hồ:
Người có nhân là người có tấm lòng nhân hậu, tình thương yêu, giúp đỡ đồng bào,
đồng chí. Nhân là tâm và tâm là nhân.
Người có nghĩa là người có chí khí, lòng dạ ngay thẳng, không có tư tâm, tà tâm,
không lắt léo, không uốn công cuộc đời, không luồn cúi, xu nịnh, xu thời. Trọng nghĩa là
đức tính của con người.
Người có trí là người có đầu óc sáng suốt, trong sạch, biết xem người, biết xét việc,
biết nhân tình thế thái mà liệu bề ứng xử.
Người có dũng là người dũng cảm, gan góc, có gan bảo vệ lẽ phải, có gan đấu tranh
với những việc làm sai trái, không sợ khó, không sợ khổ, có gan chịu đựng để mưu cầu
việc lớn.
Người có liêm là người không tham địa vị, tiền tài, sự quyến rũ mềm yếu, quan minh
chính đại, sống cuộc đời liêm khiết, tử tế, đàng hoàng.
Cần là cần cù, cần mẫn trong công việc, chịu thương chịu khó, một nắng hai sương,
lao động vì lợi ích chung và lợi ích riêng mình.
Kiệm là tiết kiệm, không xa hoa lãng phí, không tiêu xài bừa bãi, không lấy của công
làm của riêng; tiết kiệm nhưng không bủn xỉn, cái gì đáng tiêu dù phải mất số tiền lớn
cũng phải tiêu, cái gì không đáng tiêu dù chỉ là một đồng cũng không được tiêu.
Bác căn dặn cho cán bộ, đảng viên một luận điểm quan trọng như sau: “Trước mặt
quần chúng không phải ta cứ viết lên trán chữ cộng sản mà ta được họ yêu mến. Quần
chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình

phải làm mực thước cho người ta bắt chước”, “Nếu chính mình tham ô bảo người ta liêm
khiết có được không? Không được. Mình trước hết phải siêng năng trong sạch thì mới
bảo người ta trong sạch, siêng năng được” Bác Hồ có nhắc nhở rằng trong học tập, lao
động, công tác cũng như trong cuộc sống đời thường của từng người ở xã hội ta vào thời
kỳ cách mạng nào cũng thế, nếu sự bất liêm, bất chính, lãng phí, tham ô, lười biếng, vô
trách nhiệm, thu vén cá nhân, ích kỷ vì lợi ta hại người… còn lẩn khuất đâu đó bằng sự
dối trá với chính mình, với tập thể và cộng đồng thì đó là “kẻ thù nội xâm” nguy hiểm
khôn lường.
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh ĐHBKHN
Page 14

Như Bác đã dạy: “Nói miệng, ai cũng nói được. Ta cần phải thực hành. Kháng chiến,
kiến quốc, ta phải cần kiệm. Nhưng tự mình phải cần và kiệm trước đã. Trước hết, mình
phải làm gương. Làm gương về cả ba mặt: Tinh thần, vật chất và văn hóa. Không có gì là
khó. Khó như cách mạng mà ta đã làm được và đã thành công. Muốn làm được ta phải:
quyết tâm, trí tâm và đồng tâm. Ta nhớ ba chữ ấy, thực hành làm gương nêu ba chữ ấy
lên, tất cả các đồng chí phải thành công”.
Mục đích xây dựng một xã hội đạo đức, dân chủ, công bằng, văn minh, tiến bộ là lý
tưởng sống của Hồ Chí Minh. Người lo sợ về một xã hội vô đạo đức, lo sợ cho một đội
ngũ cán bộ vô đạo đức, thoái hóa, biến chất, vì vộ đạo đức sẽ đẻ ra biết bao tai họa mà
chính Người đã được chứng kiến nhiều nơi trên thế giới. Vì vậy, vấn đề đạo đức xã hội,
đạo đức con người là một vấn đề mà Người suốt đời quan tâm.

Xây dựng chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau

“Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong,
không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng
cho họ, đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”,
vừa “chuyên”.
Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.”

Người đã chỉ ra rằng muốn giáo dục cộng sản cho đoàn viên thanh niên phải gắn liền
việc học tập, rèn luyện của họ với cuộc đấu tranh chung của xã hội. Người nói: "Đoàn
thanh niên cộng sản chỉ xứng đáng với danh hiệu của nó là đoàn thể của thế hệ cộng sản
trẻ tuổi, nếu biết gắn từng bước học tập, giáo dục và rèn luyện của mình với việc tham gia
cuộc đấu tranh chung của những người lao động chống lại bọn bóc lột".
Cũng với quan điểm ấy, Bác Hồ đã dạy: "Giáo dục thanh niên không thể tách rời mà
phải liên hệ chặt chẽ với những cuộc đấu tranh của xã hội".
Trong suốt cuộc đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành rất nhiều tình cảm lớn lao cho thế
hệ trẻ, thế hệ mà Người khẳng định sẽ là người chủ tương lai, là rường cột của nước nhà.
Điều đó thể hiện rất rõ qua các cuộc gặp gỡ và qua nhiều bài viết của Người dành cho thế
hệ trẻ (theo Người, thế hệ trẻ bao gồm: thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, trong đó thanh
niên là lực lượng quan trọng nhất), đồng thời chính Người tổ chức huấn luyện, lãnh đạo
và rèn luyện phát triển lực lượng thanh niên cách mạng Việt Nam.
Ngay từ thời niên thiếu, được trực tiếp chứng kiến các phong trào yêu nước của nhân
dân dân ta đầu thế kỷ XX như: phong trào Đông Du, phong trào Đông Kinh nghĩa thục,
phong trào Duy Tân, phong trào chống thuế ở Trung Kỳ… Người đã thấy rõ sự đóng góp
của tuổi trẻ Việt Nam trong sự trường tồn và phát triển bền vững của dân tộc. Họ là lực
lượng tham gia đông đảo và nhiệt tình nhất, hùng hậu nhất, dũng cảm nhất trong các cuộc
chống xâm lăng, là những con người có lý tưởng, giàu đức hy sinh, sẵn sàng xả thân và
trở thành một lực lượng chủ yếu của cách mạng.
Tìm đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, Người nhận ra rằng cách mạng muốn thành công,
trước hết phải tập hợp lực lượng cách mạng, làm cho lực lượng này giác ngộ cách mạng,
giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó vai trò của lực lượng thanh niên được Người
khẳng định là rất quan trọng. Tháng 6/1925, Người thành lập Việt Nam thanh niên cách
mạng đồng chí hội, qui tụ tất cả những thanh niên Việt Nam yêu nước đầy nhiệt huyết
vào trong một tổ chức thống nhất. Từ đây, những hoạt động của Hội chính là nhân tố
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh ĐHBKHN
Page 15

quan trọng và ảnh hưởng đến việc ra đời các tổ chức cộng sản và việc thành lập Đảng sau

này.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không những chỉ ra khả năng cách mạng to lớn của tuổi trẻ
trong cách mạng mà Người còn chỉ ra tiềm năng to lớn của tuổi trẻ trong công cuộc kiến
thiết xây dựng nước nhà. Trong Thư gửi các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên
của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, tháng 9/1945, Người gửi gắm niềm tin tưởng của
mình vào thế hệ trẻ: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt
Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay
không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Năm 1947, Ngư khẳng
định: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay
suy, mạnh hay yếu, một phần lớn là do các thanh niên”.
Hồ Chí Minh xem xét thanh niên một cách toàn diện, thấy rõ vị trí, vai trò của thanh
niên: “Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là
người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai”, vì vậy, Người yêu cầu, đòi hỏi thanh
niên phải tự giác rèn luyện, không ngừng học tập, xung phong gương mẫu trong công
việc. Gắn yêu cầu đặt ra đối với thanh niên, hiểu rõ vị trí, vai trò to lớn của thanh niên,
Người đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục cho thanh niên và chỉ ra tầm quan trọng của
việc giáo dục, bồi dưỡng, phát huy vai trò của thế hệ trẻ trong mọi thời kỳ cách mạng.
Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra yêu cầu cho Đảng đối với công tác giáo dục
thanh niên và xem đây là trách nhiệm của Đảng, các cơ quan giáo dục, đến các đoàn thể
quần chúng: “Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành
những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng
thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.
Theo Người, cách mạng là sự nghiệp lâu dài khó khăn và là trách nhiệm của nhiều thế
hệ. Vì vậy, việc bàn giao thế hệ không chỉ là trao lại những gì đã có mà điều quan trọng
và khó khăn hơn nhiều là chuẩn bị và trang bị cho thế hệ sau những điều cần thiết, định
hướng cho thanh niên những công việc phải làm để họ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục
tiêu của cách mạng. Chính vì vậy, vấn đề quan tâm, giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ chính là
thực hiện theo quy luật khách quan nhằm đưa sự nghiệp cách mạng của đất nước không
ngừng phát triển.
Vấn đề quan tâm hàng đầu của bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là chăm lo

giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ. Người căn dặn thanh niên phải: “Yêu Tổ
quốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu lao động, yêu khoa học và yêu kỷ luật”.
Việc giáo dục, bồi dưỡng cho một thế hệ là công việc hết sức công phu và bền bỉ, vì
vậy, Người quan niệm việc giáo dục, đào tạo và rèn luyện cho thế hệ trẻ là sự nghiệp
“trồng người” và Người nêu tư tưởng chiến lược: “Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích
100 năm trồng người”. Công tác giáo dục phải tạo nên một thế hệ vừa giỏi chuyên môn,
có trình độ cao, phù hợp với sự phát triển của xã hội; đồng thời phải có đạo đức cách
mạng, phải trở thành là lực lượng “vừa hồng, vừa chuyên”. Hồ Chủ tịch cho rằng giáo
dục bồi dưỡng cho thế hệ trẻ phải chú ý đến cả hai yếu tố đạo đức và tài năng trong đó
lấy đạo đức làm gốc. Đức – Tài là hai nhân tố làm cho cán bộ nói riêng, con người nói
chung trở lên hữu ích đối với xã hội, không thể tách rời cũng không thể tuyệt đối hoá mặt
này mà phủ nhận hay xem nhẹ mặt kia.



Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh ĐHBKHN
Page 16

Khẳng định thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến chống Mĩ

Trước khi từ giã cõi đời, điều mong muốn thiết tha, nỗi niềm canh cánh, khắc khoải
trong trái tim nhà ái quốc vĩ đại là: miền nam chưa giải phóng, đất nước còn chia hai,
đồng bào hai miền đang chịu bao nhiêu chết chóc đau thương. Người viết: “Dù khó khăn
đến mấy, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn, Tổ quốc thống
nhất, đồng bào sum họp một nhà”.
Mở đầu bản Di chúc, Bác Hồ đã nói ngay về cuộc chống Mỹ cứu nước. Sự ngưỡng mộ
Bác, niềm tin và làm theo lời Bác chiếm vị trí tuyệt đối trong khối óc, trái tim và hành
động người Việt Nam yêu nước. Đột ngột Bác qua đời khi sự nghiệp cách mạng còn đang
dang dở! Hàng triệu triệu người Việt Nam đang thực hiện chân lý theo lời Bác dạy:
''Không có gì quý hơn độc lập tự do'', ''mất nước là mất tất cả”, cho nên không có gì lo

lắng hơn số phận của công cuộc kháng chiến cứu nước lúc bấy giờ khi không còn Bác
trực tiếp dẫn dắt. Chính vì vậy không phải bắt đầu bằng cách nói triết lý về cái sống cái
chết, bằng việc riêng hay bằng vai trò lãnh đạo của Đảng, đành rằng những vấn đề đó đều
là đặc sắc của bản Di chúc, mà Bác Hồ đã mở đầu Di chúc bằng cách căn dặn: ''Cuộc
chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ hy sinh nhiều hơn nữa,
song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó 1à một điều chắc chắn''.
Nói ngay về công cuộc chống Mỹ cứu nước là nói trúng vào tâm lý người Việt Nam
yêu nước bấy giờ. Đấy là một mẫu mực về nghệ thuật tuyên truyền, nghệ thuật công tác
tư tưởng, nghệ thuật của người lãnh đạo, quản lý. Làm đúng những quy luật của tâm lý
học không chỉ cần đối với nghề dạy học, mà thật vô cùng cần thiết đối với người cán bộ
tuyên huấn, cán bộ dân vận và mọi cán bộ lãnh đạo.
Sự nghiệp kháng chiến cứu nước của chúng ta không phải nhờ vào may rủi, mà thắng
lợi của nó là kết quả của sự vận động của quy luật khách quan, là sự kết hợp hài hòa của
nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. Đó là thắng lợi của sự nghiệp chính nghĩa, phù
hợp với sự tiến bộ của xã hội, được nhân dân thế giới nhiệt liệt đồng tình và ủng hộ, kết
hợp được sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, là thắng lợi của sức mạnh thần kỳ của
chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng vô cùng sáng suốt. Hơn nữa, lời căn dặn
của Bác về thắng lợi cuối cùng thuộc về nhân dân ta còn xuất phát từ thực tiễn sống động
mà nhân dân ta đã chiến đấu anh hùng dưới ngọn cờ của Đảng, của Bác, nhất là từ năm
1965, ta càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng, địch càng đánh càng suy yếu, càng
đánh càng thua. Càng thể hiện tư tưởng lý luận và thực tiễn, khi trong lời căn dặn của Bác
hàm chứa rất sâu sắc phép biện chứng duy vật, thế giới quan cách mạng. Nhân dân ta còn
phải kinh qua gia khổ, hy sinh nhiền hơn nữa, song nhất định thắng, chúng ta nhất định
thắng song còn phải hy sinh, gian khổ nhiều hơn nữa.
Thực tiễn đã diễn ra đúng như lời Bác dạy. Năm 1972, đế quốc Mỹ đã leo thang chiến
tranh đến đỉnh điểm, nhân dân ta đã trải qua gian khổ, hy sinh vô cùng to lớn và chiến
đấu quả cảm vô song. Năm 1973 mở ra cuộc đấu tranh trên cả ba mặt: chính trị, quân sự,
ngoại giao. Binh lính Mỹ đã phải rút khỏi miền Nam Việt Nam. Rồi chiến dịch Hồ Chí
Minh lịch sử đã đưa đến Đại thắng mùa xuân năm 1975.


Tư tưởng nhân văn cao cả

Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh ĐHBKHN
Page 17

Ánh sáng của các tư tưởng nhân văn cao cả trong Di chúc của Người đã,đang và sẽ
mãi tiếp tục soi sáng các mục tiêu, những bước đường của nhân dân ta đi đến dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

a. Quan điểm vì con người và giải phóng con người

Trong Di chúc của Người, cái làm nên giá trị tinh thần lớn lao và mang ý nghĩa cải tạo
thực tiễn sâu sắc là quan điểm vì con người và giải phóng con người thấm đượm chủ
nghĩa nhân đạo cao cả, một triết lý nhân sinh mà Người đã dày công xác lập.
Xuyên suốt trong Di chúc của Người đó là tình yêu thương đối với tất cả mọi tầng lớp
người trong xã hội. Việc đầu tiên mà Người quan tâm ngay sau khi cuộc chống Mỹ, cứu
nước của nhân dân ta đã hoàn toàn thắng lợi là "công việc đối với con người”. Người chỉ
rõ, công việc toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải ra sức làm là mau chóng hàn gắn
vết thương nghiêm trọng do đế quốc Mỹ gây ra trong cuộc chiến tranh xâm lược dã man
đã gây ra biết bao đau thương cho mỗi người dân Việt Nam; "Đảng cần phải có kế hoạch
thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân
dân". Theo Người, đó là công rất to lớn, nặng nề, và phức tạp, mà cũng là rất vẻ vang, bởi
nó luôn mang nội dung tư tưởng nhân văn cao cả là chiến đấu chống lại những gì đã cũ
kỹ, hư hỏng đem lại cho xã hội và mọi người những cái mới mẻ, tốt tươi.
Trong Di chúc, Người đã căn dặn phải có những chính sách, việc làm cụ thể đối với
từng đối tượng, từ những anh hùng liệt sĩ, thương binh và cha mẹ, vợ con của thương
binh, liệt sĩ đến những chiến sĩ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân dân và thanh
niên xung phong và các lực lượng thanh, thiếu niên, phụ nữ đã đóng góp xương máu và
công sức cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tư tưởng nhân văn
cao cả trong vĩ đại của Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở đó, bởi đối tượng quan tâm của

Người còn là “những nạn nhân của chế độ xã hội cũ, như trộm cắp, gái điếm, cờ bạc,
buôn lậu, v.v., thì Nhà nước phải dùng vừa giáo dục, vừa phải dùng pháp luật để cải tạo
họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện".
Đối với các liệt sĩ, Người căn dặn phải làm những việc cần thiết nhất để “ghi sự hy
sinh anh dũng của các liệt sĩ”, đồng thời “để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho
nhân dân ta”. Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao động
và túng thiếu, thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp
tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ bị
đói, bị rét.
Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình trong sự
nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc, Người căn dặn: chúng ta phải tìm mọi
cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, phải mở những lớp dạy nghề thích hợp cho họ,
để họ có được hành trang cần thiết bước vào cuộc sống tự lập, tự lực cánh sinh.
Đối với những chiến sĩ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên
xung phong đã được rèn luyện trong chiến đấu Người yêu cầu "Đảng và Chính phủ cần
chọn một số ưu tú nhất, cho các cháu ấy đi học thêm các ngành, các nghề, để đào tạo
thành những cán bộ và công nhân có kỹ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng
vững chắc", làm cho họ trở thành lực lượng nòng cốt xây dựng thành công chủ nghĩa xã
hội ở nước ta.
Để xây dựng một nước Việt nam xã hội chủ nghĩa, giàu mạnh và văn minh trong suốt
quá trình lãnh đạo cách mạng, Người thường nhắc nhở chúng ta: “Muốn xây dựng chủ
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh ĐHBKHN
Page 18

nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Do đó Đảng và Chính
phủ phải luôn chăm lo công tác giáo dục, đào tạo, rèn luyện cho lớp người trẻ tuổi để kế
tục sự nghiệp cách mạng, trước lúc đi xa, Người căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng
cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Người chỉ rõ cần phải sửa đổi chế
độ giáo dục cho phù hợp với hoàn cảnh mới, đặc biệt là chăm lo giáo dục đạo đức cách
mạng, giáo dục tinh thần yêu nước cho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ trở thành

những người kế thừa xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”.
Đối với phụ nữ, Người luôn dành sự quan tâm chăm lo đặc biệt, trong Di chúc Người
chỉ rõ mục tiêu vươn tới mang tính nhân văn cao cả của người phụ nữ trong chế độ mới:
"Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ". Người yêu
cầu: "Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp
đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo".
Mang trong mình đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng
cây” của người Việt Nam, với đối tượng là nông dân, Người đề nghị miễn thuế nông
nghiệp một năm để đồng bào thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất, sau nhiều năm
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đồng bào ta đã ra sức góp của, góp
người, chịu đựng mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành
độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Theo Người, chủ nghĩa xã hội không phải là cái gì khác mà chính là làm mọi người
được ăn no, mặc ấm, được sung sướng và tự do. Chủ tịch Hồ Chí minh khẳng định: “Nếu
nước nhà độc lập mà dân không không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng
chẳng có nghĩa lý gì”. Vì vậy, suốt cuộc đời hết lòng phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân,
trước lúc đi xa, mong muốn cuối cùng của Người là: "Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết
phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu
mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới".
Triết lý nhân sinh của Người là sự gắn kết giữa chủ nghĩa nhân đạo cao cả với tư
tưởng nhân văn sâu sắc. Cội nguồn của chủ nghĩa nhân đạo và tư tưởng nhân văn ấy là
truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam kết hợp với truyền thống nhân ái của nhân
loại. Nội dung cốt lõi của chủ nghĩa nhân đạo và tư tưởng nhân văn ấy là lòng thương
yêu, quý trọng con người gắn với lòng yêu nước, yêu dân nồng nàn. Mục tiêu cao cả của
chủ nghĩa nhân đạo và tư tưởng nhân văn ấy là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải
phóng con người. Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh thể hiện trong Di chúc là chủ nghĩa
nhân văn cách mạng sáng ngời lý tưởng cộng sản.

b. Bao trùm nhất, quan trọng nhất trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh được
thể hiện trong Di chúc là sự quan tâm đến người cộng sản, đến Đảng.


Đây thực sự là nét độc đáo trong tư tưởng nhân văn của Người. Tháng 5/1968, khi
soạn thảo Di chúc, Người viết: “Theo ý tôi, việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại
Đảng”. Quan tâm đến Đảng đầu tiên, hướng đến việc hoàn thiện công việc lãnh đạo của
Đảng, Người đặc biệt nêu lên ý nghĩa nhân văn trong việc Đảng vừa là người lãnh đạo,
vừa là người đầy tớ trung thành với nhân dân.
Xã hội mới theo hướng lấy con người làm trung tâm ở nước ta trong tư tưởng nhân
văn Hồ Chí Minh phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Lý tưởng của Đảng Cộng sản là
chống áp bức, bóc lột, mang những giá trị chân chính của con người trả lại cho con
người. Bản chất của xã hội lấy con người làm trung tâm hoà quyện và thống nhất với mục
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh ĐHBKHN
Page 19

đích lý tưởng của Đảng. Với lý tưởng tiền tiến và đạo đức cao đẹp, nhân cách người cộng
sản phải trở thành biểu tượng trung tâm của xã hội mới. Đó là những con người biết đặt
lợi ích của Đảng của nhân dân lên trên hết và trước hết.
Trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, xã hội lấy con người làm trung tâm đòi hỏi
trước hết: “Mỗi đảng viên là cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng”. Theo
Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cán bộ, đảng viên có đạo đức cách mạng là những người có
văn hoá; phải xung phong gương mẫu làm trước thiên hạ và phải hưởng bổng lộc sau
thiên hạ; cái gì lợi cho Đảng, cho dân thì khó mấy cũng làm, cái gì hại đến Đảng, đến dân
thì kiên quyết chống lại.
Là người đầy tớ trung thành của nhân dân trong một xã hội nhân đạo thì những người
lãnh đạo phải thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ lao động của mình. Trước đây, Chủ tịch Hồ
Chí Minh nói rằng: “Dân chủ là thế nào? Là dân làm chủ. Dân làm chủ thì chủ tịch, bộ
trưởng, thứ trưởng, uỷ viên này khác là làm gì? Làm đầy tớ. Làm đầy tớ cho nhân dân,
chứ không phải làm quan cách mạng”.

3. Thực hiện di chúc của Người : Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương
Bác Hồ vĩ đại


Người nói: "Cả đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc và
hạnh phúc của nhân dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội,
xông pha sự hiểm nghèo, là vì mục đích đó. Đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết, tranh được
chính quyền, uỷ thác cho tôi gánh vác việc Chính phủ, tôi lo lắng đêm, ngày, nhẫn nhục,
cố gắng vì mục đích đó ". “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách
mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối
hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.Sau khi tôi đã
qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của
nhân dân”. “Phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh
khác…” thì Bác Hồ “sẽ không có điều gì phải hối hận…” tuy nhiên Người chỉ tiếc một
điều đó là: “chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”. Bản
thân Bác suốt đời là một tấm gương trong sáng phục vụ Tổ quốc và nhân dân.
Người khuyên cán bộ phải cần, kiệm, liêm, chính, phải thật sự là người đầy tớ của
nhân dân. Bác đã làm gương trước, sống giản dị, thanh bạch, khiêm tốn để làm đúng điều
người dạy: “Cán bộ Đảng, chính quyền, ngay cả Bác là cán bộ cao nhất đều là đầy tớ của
nhân dân, phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, phải cần, kiệm, liêm, chính”.
Nói đi đôi với làm, những việc Bác làm đều là “mực thước” cho mỗi chúng ta, đó
chính là lẽ sống “Thật” và “Thật sự”. Vì “Thật” đối lập với giả, với dối. “Thật sự” đối lập
với qua loa, nửa vời. Đó là “Thuốc hay đắng miệng chữa được bệnh; lời thẳng trái tai lợi
cho việc làm” (Khổng Tử) - là thứ vũ khí hữu hiệu để chống lại những kẻ gian giảo, xảo
quyệt nói không đúng với làm, nói một đằng làm một nẻo, dùng lời nói để giấu giiếm tội
lỗi, làm trắng đen lẫn lộn, chính tà bất phân, như Bác đã chỉ cho chúng ta: “Có những kẻ
miệng thì nói phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, nhưng bị vật chất dỗ dành mà phạm
vào tham ô, lãng phí, hại đến tổ quốc, nhân dân”.

3.1. Toàn Đảng toàn dân toàn quân thực hiện Di chúc của Người

Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh ĐHBKHN
Page 20


Khi vĩnh biệt Người, chúng ta đã nguyện “Giương cao mãi mãi ngọn cờ độc lập dân
tộc, quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc,
thống nhất đất nước, để thoả lòng mong ước ngủa Người”. Và lời thề ấy của chúng ta
được thực hiện trọn vẹn vào ngày 30-4-1975. “Toàn dân ta đoàn kế nhất trí, bền bỉ đấu
tranh thì chậm lắm là 15 năm nữa Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất, Bắc Nam nhất định
sẽ sum họp một nhà”.
Cả nước đồng lòng đã thề với Người: “Đem hết sức mình tiếp tục phấn đấu thực hiện
lý tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa cao đẹp mà Người đã vạch ra cho giai
cấp công nhân và nhân dân ta, đem lại phồn vinh cho đất nước, hạnh phúc cho đồng
bào”(4). Sau Đại thắng mùa Xuân 1975, cả dân tộc bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội,
để “đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”, đó là “ham muốn tột
bậc” của Bác Hồ và cũng là lòng trung thành của các thế hệ người Việt Nam đối với Bác,
đối với con đường Người đã chọn. Trong thời điểm cam go của lịch sử những năm đầu
của thập kỷ chín mươi, của thế kỷ XX, khi CNXH thế giới lâm vào thoái trào, trước thế
nước có những thử thách hiểm nghèo, nhưng Đảng ta đã làm tốt sứ mệnh đảm nhận trọng
trách với lịch sử, lãnh đạo nhân dân bước vào công cuộc đổi mới, đưa đất nước tiếp tục đi
lên. Những thành tựu của công cuộc đổi mới được thế giới đánh giá “Đó chính là sự mở
ra cho thế kỷ mới. Vì chính sách đổi mới thật sự vì dân giàu nước mạnh”; “Là tiền đề để
Việt Nam phát triển mạnh trong thế kỷ XXI”.
“Vĩnh biệt Người chúng ta thề:
Suốt đời học tập đạo đức, tác phong của Người; bồi dưỡng phẩm chất cách mạng,
không sợ gian khổ, không sợ hy sinh, rèn luyện mình thành những chiến sĩ trung thành
với Đảng, với dân, xứng đáng là đồng chí, là học trò của Hồ Chí Minh”
Hội nghị Trung ương 4 (khoá VIII, lần II, 2-1999) đã ra Nghị quyết “Về một số vấn đề
cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng”, nhằm xây dựng, chỉnh đốn Đảng, để
Đảng đủ phẩm chất, năng lực đối với vận mệnh của Đảng phải tiếp tục tự chỉnh đốn, nâng
cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của mình, khắc phục cho được các khuyết điểm,
các biểu hiện tiêu cực và yếu kém. Với Nghị quyết này, Đảng ta thực hiện lời căn dặn của
Bác trong Di chúc “Việc cần làm trước tiên là chỉnh đốn Đảng”(6). Đây là vấn đề sống

còn của Đảng, của chế độ ta.
Để làm cho được điều đã hứa với Người “rèn luyện mình thành những chiến sĩ trung
thành với Đảng, với dân”, Đảng ta đã ra Nghị quyết “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” (tại Hội
nghị BCH Trung ương lần thứ 7, khoá IX, 1-2003) nhằm thực hiện nhiệm vụ chiến lược
phát huy sức mạnh toàn dân tộc, huy động tối đa nội lực, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là
ước nguyện của chúng ta thực hiện tư tưởng vĩ đại của Người: Nhân dân là lực lượng
quyết định mọi thắng lợi; Nước lấy dân làm gốc; Dân chúng (công, nông) là gốc cách
mạng; Có lực lượng của dân, việc to tát mấy, khó khăn mấy cũng làm được, đúng như
chân lý Người dạy: “gốc có vững cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”;
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”; “Quyền
hành và lực lượng đều ở nơi dân”.
Để xứng đáng với Bác kính yêu, trong dịp kỷ niệm 116 năm ngày sinh của Người (19-
5-2006), Đảng đã phát động cuộc vận động “Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh” để xây dựng đội ngũ đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, có phẩm chất
đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, hết lòng
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh ĐHBKHN
Page 21

hết sức phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Đây là một quyết định quan trọng có ý
nghĩa lịch sử, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng Việt Nam, tình cảm và nguyện
vọng của toàn Đảng toàn dân ta. Đó là việc làm thiết thực làm theo Di chúc của Bác và
giữ trọn lời thề với Người. Mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của
Ðảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân,
nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức
và tính kỷ luật. Phải đi sâu đi sát thực tế, gần gũi quần chúng, thật sự tôn trọng và phát
huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân. Phải cố gắng học tập, rèn luyện, nâng cao trình
độ hiểu biết để làm tốt mọi nhiệm vụ. Ðó là một cách thiết thực để học tập tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh. Ðó cũng là một việc làm cần thiết để giúp tất cả cán bộ, đảng viên

đều tiến bộ, góp sức nhiều hơn nữa cho sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời kỳ mới
Trước khi vĩnh biệt, Bác Hồ gửi lại điều ước mong “Điều mong muốn cuối cùng của
tôi là, toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình,
thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách
mạng thế giới”. Đảng của Người, nhân dân của Người, đất nước của Người báo cáo với
Bác rằng đã, đang và sẽ đưa điều mong muốn đó của Người thành hiện thực.

3.2. Liên hệ bản thân : Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Chúng ta, những thanh niên sinh viên Việt Nam cần cố gắng nhiều hơn nữa, nỗ lực
hơn nữa để xứng đáng với niềm tin yêu của Bác. Và học tập, làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh cũng là cách giúp chúng ta hoàn thiện bản thân mình. Có nhiều cách để học
tập, làm theo tấm gương của Bác, nhưng nên chăng trước hết chúng ta thực hiện chính
những lời dạy của Bác về thanh niên, rèn luyện những phẩm chất đạo đức mà Bác đòi hỏi
ở thế hệ tương lai của nước nhà.
Một là, phải luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng “trung với nước, hiếu với dân,
nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh
thắng”; không sợ gian khổ, hi sinh, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất và anh dũng chiến
đấu, xung phong đi đầu trong sự nghiệp cách mạng.
Hai là, tin tưởng sâu sắc ở lực lượng và trí tuệ của tập thể, của nhân dân; tăng cường
đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau; nâng cao ý thức tổ chức và kỉ luật; kiên quyết chống chủ
nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tự do.
Ba là, luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn và giản dị; chống kiêu căng,
tự mãn; chống lãng phí, xa hoa; thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh để giúp
nhau cùng tiến bộ mãi.
Bốn là, ra sức nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học, kĩ thuật và quân sự để
cống hiến ngày càng nhiều hơn cho Tổ quốc, cho nhân dân.
Năm là, luôn luôn chú ý dìu dắt và giáo dục thiếu niên và nhi đồng, làm gương tốt về
mọi mặt cho đàn em noi theo.
Nếu thực hiện được những lời căn dặn trên đây của Bác, là chúng ta đang giáo dục bản

thân mình một cách toàn diện, sống tốt hơn và cống hiến nhiều hơn cho đất nước và xã
hội. Đặc biệt, thanh niên, sinh viên cần đẩy mạnh việc trau dồi những phẩm chất đạo đức
mà Hồ Chí Minh đòi hỏi ở những con người Việt Nam trong thời đại mới: Trung với
nước, hiếu với dân; Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư; Lòng yêu thương con
người; Tinh thần quốc tế trong sáng v.v.
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh ĐHBKHN
Page 22

Học tập đạo đức của Bác Hồ, chúng ta còn có thể học tập qua chính những tấm gương
thầy cô, bè bạn xung quanh. Và hãy để việc học tập đó đi vào chính cuộc sống hàng ngày
của thanh niên, sinh viên, chứ không phải là những hoạt động có tính chất phong trào.
Bởi học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là để giúp chúng ta sống tốt hơn,
đẹp hơn.

III – KẾT LUẬN

Trong lịch sử hiện đại và trong số các vị lãnh tụ cách mạng trên thế giới, Hồ Chí Minh
là một người đặc biệt. Những người yêu chuộng tự do, hoà bình trên thế giới đều gọi Hồ
Chí Minh là Bác Hồ.
Người đã hoàn thành đầy đủ sự nghiệp của đời mình, cũng chính là sự nghiệp của dân
tộc Việt Nam và của cả loài người tiến bộ. Vượt lên tất cả, khi mất đi, Hồ Chí Minh
không phải là một kỷ niệm của quá khứ, Người sống mãi. Người cùng những cống hiến
và phẩm cách cao quý của mình gắn liền với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt
Nam, tiếp thu những tinh hoa của loài người mà đỉnh cao là học thuyết Mác- Lênin - ánh
sáng tư tưởng của thời đại trở nên diệu kỳ trong ký ức tất cả mọi thời đại. Cùng với thời
gian, di sản tư tưởng của Người và bản Di chúc “hiện nay và mai sau, không chỉ là của
riêng nhân dân Việt Nam, mà còn dành cho tất cả các dân tộc, các Đảng đấu tranh về chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, dù ở châu Á, châu Âu hoặc bất cứ nơi nào trên các
lục địa”.
Mỗi điều Hồ Chí Minh trăn trở, dặn lại trong Di chúc đều chứa chan tấm lòng một

hiền nhân đối với con người, với thiên nhiên, với quê hương đất nước, phản ánh tư tưởng,
tình cảm, đạo đức và tâm hồn một người con ưu tú của dân tộc Việt; hiện thân tinh thần,
tài năng và tâm hồn của người dân Việt; hiện thân của tinh thần yêu tự do tha thiết, bình
dị mà vĩ đại, dân tộc mà thời đại. Đó là di sản bất hủ, đậm đà bản sắc dân tộc và thời đại,
“là sự thức tỉnh của nhân tâm, của trí tuệ, của dũng khí” Hồ Chí Minh gửi lại cho các thế
hệ mai sau. Cuộc đời Người, với những gì Người đã đi, đã đến và chiến thắng; với tất cả
những gì Người đã làm, đã nêu gương và để lại, có lý và có tình, sẽ sống mãi qua các thời
đại.
Dù Người đã đi xa, song trên các trang của lịch sử, cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng và
tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh vẫn sẽ vinh quang chói lọi như sao Bắc đẩu. Mưu
cầu hạnh phúc cho hết thảy mọi con người, hướng dẫn loài người đi đến một tương lai tốt
đẹp hơn, Người và bản Di chúc gửi lại “tiếp tục là nguồn cảm hứng” cho hậu thế, “để
không yếu đuối trong đấu tranh giành lấy tương lai, để không dừng lại ở điều đạt được
mà luôn luôn tiến lên phía trước”.
Có thể nói, Di chúc của Bác Hồ là lời hịch vang dậy núi sông, là Cương lĩnh hành
động trước mắt và lâu dài của Đảng và nhân dân ta. Nó hàm chứa những lý luận cách
mạng rất sâu sắc mà trên đây mới chỉ nói đến một cách cơ bản. Chúng ta còn phải thường
xuyên, liên tục nghiên cứu, thấm sâu hơn nữa, biến thành hành động thực tế, thực hiện
nghiêm chỉnh Di chúc của Người. Chúng ta thấm sâu hơn nữa, thực hiện đầy đủ hơn nữa,
tốt hơn nữa lời thề vĩnh biệt Bác, đặc biệt phấn đấu theo mong muốn cuối cùng của Bác:
''Xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và
góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới''.


Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh ĐHBKHN
Page 23





Tài liệu tham khảo

- Hồ Chí Minh toàn tập – NXB Chính trị Quốc gia
- Học tập đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh - NXB Thông Tấn
- Điếu văn của ban chấp hành Đảng lao động Việt Nam
- Ba mươi lăm năm thực hiện di chúc của Bác Hồ - TBT Nông Đức Mạnh
- Tạp chí Tuyên giáo
-
- Đề cương tuyên truyền 40 năm thực hiện di chúc chủ tịch Hồ Chí Minh (2/9/1969-
2/9/2009)
- 35 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- 40 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh - NXB Chính trị - Hành chính
- - - c gia

×