Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ẤN TƯỢNG PHẠM VĂN HẠNG pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.87 KB, 5 trang )

ẤN TƯỢNG PHẠM
VĂN HẠNG


Là một nghệ sĩ suốt đời rong ruổi qua nhiều vùng đất, ở đâu Ông cũng
để lại những dấu ấn bằng nhiều tác phẩm điêu khắc, đó chính là khát
vọng cháy bỏng trong con người nghệ sỹ - Điêu khắc gia Phạm Văn
Hạng.
Sinh ra từ một gia đình nghèo ở Đà Nẵng, từ nhỏ Phạm Văn Hạng đã
đam mê nghề điêu khắc, hội họa. Ngày ngày chứng kiến cảnh đau
thương của chiến tranh, ông luôn mong những ngày yên bình, nên ngay
từ những tác phẩm đầu tay ông đã định hình cho tác phẩm là chủ đề
ngưỡng vọng hòa bình, khát khao gìn giữ hòa bình.
Từ những năm 1970, tác phẩm mỹ thuật Chứng tích của ông (do Trịnh
Công Sơn đặt tên) đã gây nên cơn chấn động trong dư luận khi nổi lên
trong bức tranh là những khúc ruột, mảnh gan, máu của nạn nhân chiến
tranh. Theo giáo sư mỹ thuật Nguyễn Quỳnh nhận xét: “Lối làm tác
phẩm này táo bạo không thua gì một số họa sĩ Hoa Kỳ trong thập niên
1950, 1960” . Sau đó và cho đến tận bây giờ tác phẩm nào của ông từ
tranh cho đến điêu khắc cũng luôn hướng tới sự khao khát ngưỡng
vọng và giữ gìn hòa bình. Một số tác phẩm tiêu biểu như: Người mẹ
dũng sĩ, Đài tưởng niệm ở Đà Nẵng, Đài tưởng niệm ở Hà Nội Cho
đến các vườn tượng như : Vườn tượng Đà Lạt, Đà Nẵng, TPHCM
Chính những vườn tượng đó đã thể hiện tư tưởng của ông, chủ yếu là
hình ảnh chim bồ câu, trẻ em, những bầu vú mẹ Ông khát khao một
ngày nào đó đất nước sẽ có một bức tượng mang tên Hòa bình.
Không như những nghệ sĩ khác có vợ, con luôn kề cạnh lo chuyện bếp
núc, Phạm Văn Hạng thích làm việc độc lập, trong một môi trường
riêng biệt, thích tự tay nấu ăn để ăn khi nào thích. Thời gian làm việc
của ông không đánh dấu bằng kim đồng hồ mà quyết định bằng ý tưởng
sáng tạo. Một ngày của ông bắt đầu từ 9 giờ, ăn trưa lúc 14 giờ, ăn tối


lúc 20 giờ và kết thúc lúc 3 giờ sáng hôm sau, cũng có thể bắt đầu lúc 1
giờ và kết thúc 17 giờ. Bạn bè đã gán cho ông những biệt danh như:
“Con quỷ thánh thiện”, “Nghệ sĩ trong đêm”. Ông là sự kết tinh bởi tài
năng và sự độc đáo.
Khi xem triển lãm “Bản diện Kim cương Bất hoại” của tôi, Điêu khắc
gia Phạm Văn Hạng đã rất khen 2 bức chân dung tôi vẽ Danh họa
Nguyễn Gia Trí và Giáo sư Văn Như Cương. Đã khiến tôi xúc động và
thầm cảm ơn ông, được xem đó như là một trong những thành công
nhất của triển lãm.


Hai tác phẩm: Danh họa Nguyễn Gia Trí (tranh trên) và Giáo sư
Văn Như Cương (tranh dưới) giới thiệu trong triển lãm
được Điêu khắc gia Phạm Văn Hạng rất tán thưởng

Điêu khắc gia Phạm Văn Hạng & Họa sỹ Đinh Quang Tỉnh

×