Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Điều gì tạo nên một câu chuyện hấp dẫn? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.65 KB, 5 trang )

Điều gì tạo nên một câu chuyện hấp
dẫn?


Những bộ phim mà bạn yêu thích, phần lớn có nhân vật làm bạn mê đắm.
Khán giả xem một tác phẩm điện ảnh không chỉ đơn giản muốn được thích
hoặc mến yêu những người họ thấy trên màn ảnh, họ muốn được ĐẮM
CHÌM trong những nhân vật đó, cho dù họ có thích hay không. Những
người anh hùng vĩ đại khiến ta hào hứng trong khi những kẻ gian trá độc ác
lại làm cho ta tức điên.

Một bộ phim hay luôn chứa đựng trong nó một vấn đề nhất định. Đó không
chỉ là cái mà người ta muốn, nó là thứ cần phải đạt được, dù mối nguy hiểm
có như thế nào, giống như trong bộ phim Indinana Jones and the Raiders of
the Lost Ark. Hay nó là thứ mà rất nhiều nhân vật mong muốn, giống như
bức tượng đen, nhỏ trong The Maltese Falcon. Đôi khi, nó cũng có thể là thứ
không nhìn thấy – ví như tự do cho nhân dân trong Lawrence of Arabia hoặc
Gandhi. Tất cả những thứ đó làm thành nhiệm vụ của nhân vật - thậm chí
mang đến cho nhân vật chính sức mạnh siêu nhiên. Nó có thể là thứ mang
tính cá nhân (tình yêu) hoặc vì lợi ích của tất cả mọi người (cứu thế giới khỏi
bàn tay của người ngoài hành tinh) nhưng nó phải mạnh mẽ và phát triển lên
tột bực khi câu chuyện được hé mở.

Phim luôn có những trở ngại, XUNG ĐỘT. Đây chính là trọng tâm của một
bộ phim. Ai đó muốn một thứ gì, nhưng người và vật cứ chắn ngang đường
của người này khi anh ta cố đạt mục tiêu đặt ra. Đôi lúc, trở ngại này xảy ra
đối với cả người hùng và nhân vật phản diện và mục đích cuối cùng đều
quan trọng với cả hai bên, như trong phim Jingle All the Way. Arnold
Schwarzenegger và Sinbad giành giật với nhau một món quà giáng sinh cho
cậu con trai. Cả hai đều không được phép thua cuộc. Trở ngại và xung đột
có thể được thể hiện dưới dạng vật chất hoặc tinh thần. Tuy nhiên, chúng


phải hiện diện trong câu chuyện của bạn, nếu không, bạn chẳng có chuyện
nào cả. Hầu hết các câu chuyện hay, nhân vật chính cũng mang trong mình
một xung đột nội tâm, những thứ thuộc về tâm trí, tinh thần của họ, chỉ có
thể được giải quyết trước thời điểm cô/anh ấy đạt được kết quả - tức là mục
tiêu vật chất của câu chuyện. Một số người gọi con quỷ nội tâm này là “ma”
trong khi những người khác gọi đó là “vết thương”.

Bạn cũng cần có móc câu. Đây là một thuật ngữ trong khi viết bài hát, nó mô
tả thứ thu hút được sự chú ý của mọi người. Hollywood gọi đó là hướng tới
đông đảo khán giả. Nói đơn giản hơn là “giả sử”. Ví dụ trong phim Galaxy
Quest, một ý tưởng có thể đưa ra là: giả sử những diễn viên trong đoàn làm
một bộ phim khoa học giả tưởng đang tạm thời ngừng quay, tuy vậy họ vẫn
nổi tiếng, bị cuốn vào cuộc chiến không gian với người ngoài hành tinh,
những người tin rằng phim của họ là tư liệu về cuộc sống ngoài trái đất?”.
Một giả định tốt sẽ khiến kịch bản của bạn nổi bật hơn. Đó là lý do tại sao
khán giả sẵn sàng hy sinh sự thoải mái ở nhà và ném tiền họ khó nhọc kiếm
được để đi xem ngoài rạp.

Hollywood chú ý tới các thể loại phim. Một số nhà sản xuất thường có xu
hướng quan tâm đặc biệt tới một số loại phim nhất định, vì vậy, bạn hãy tiếp
cận họ bằng những thứ mà họ có thể cho là ý tưởng thú vị. Những kịch bản
thành công thường mang một dáng vẻ mới nhưng người ta vẫn xác định
được thể loại của nó. Bạn biết rõ điều gì khiến ý tưởng của mình trở thành
độc nhất nhưng bạn có thể nhanh chóng diễn tả nó cho người khác được
không? Liệu đó có phải là một câu chuyện hãi hùng, tiết tấu nhanh, tình cảm
hài hước hay phiêu lưu hành động?

Bạn cần giới thiệu tác phẩm của mình như một người trong cuộc. Do số
lượng các kịch bản đem đi duyệt khá lớn, nên BẤT CỨ ĐIỀU GÌ khiến tác
phẩm của bạn khác lạ, nó sẽ lọt vào vòng sau. Nếu bạn không hiểu được trò

chơi, sẽ không có ai chơi cùng bạn. Biên kịch phải bám sát những quy ước,
bao gồm những thứ như số trang, font chữ dù đó mới chỉ là bước đầu. Bạn
nên làm theo những quy ước đó trừ khi bạn rất giàu và có ý định chi tiền để
sản xuất và đạo diễn bộ phim của mình. Tuy nhiên, kể cả như vậy, những
người bạn sẽ làm việc cùng cũng cần những thứ theo chuẩn mực có sẵn.
Các loại kịch bản


Dưới đây là danh sách một số kiểu kịch bản đang được dùng ngày nay. Tài
liệu này sẽ giới thiệu loại hình kịch bản cho Phim nhựa/Phim truyền hình.

Tài liệu nhắc tới:

Kịch bản/ Phim nhựa
Phim truyền hình

Không nói đến:

Stage Plays và Musicals
Phim hài tình huống
Audio/Visual Scripts/Dual Column
Multimedia

Người viết kịch bản cho bất kỳ loại hình nào trên kia sẽ phải giới thiệu thành
quả của họ theo hai kiểu dưới đây, phụ thuộc vào việc họ đang muốn bán nó
hay kịch bản đã được đem đi dựng thành phim.

Submission Scripts

Còn gọi là Spec Script. Đây là kịch bản được viết mà không được đặt trước

hay mua, với hy vọng rằng nó sẽ được bán. Phần giới thiệu này sẽ thiên về
những triết lý của kịch bản spec, trong đó, để nói rằng “hãy tránh xa quá
trình cộng tác. Những thứ nên hoặc không nên làm bạn sẽ thấy ở đây, sẽ
phản ánh triết lý này.

Shooting Scripts: Kịch bản phân cảnh

Một khi kịch bản của bạn đã được chấp thuận, nó thường sẽ được viết lại
nhiều lần trước khi đem đi dựng thành phim. Khi đã hoàn tất, nó sẽ trở thành
kịch bản sản xuất. Tất cả các cảnh, góc quay trong kịch bản này đều được
đánh số. Mỗi cảnh và các góc quay đều bị cắt thành những phần nhỏ. Giám
đốc sản xuất phim có thể thay đổi thứ tự các cảnh quay để tận dụng hiệu quả
sân khấu, diễn viên và địa điểm.

Chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu kịch bản phim nhựa vì nó là loại phổ biến nhất
hiện nay. Sau đó, ta sẽ nói về các loại hình khác, dựa trên những gì đã biết.

Nhận định chung: Mặc dù một mô hình ngày càng được tiêu chuẩn hoá
nhưng không hề có MỘT CÁCH, MỘT KIỂU căn lề, MỘT phong cách nhất
định. Luôn luôn có MỘT PHẠM VI ĐÚNG. Những điều chỉnh của phần
mềm viết kịch bản nằm trong phạm vi này

×